SKKN Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX) lớp 10 - Chương trình lớp cơ bản để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử

SKKN Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX) lớp 10 - Chương trình lớp cơ bản để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử

Trong nhà trường phổ thông bộ môn Lịch sử là một trong những bộ môn có tầm quan trọng và có tính giáo dục rất lớn. Sử học không chỉ cung cấp cho các em học sinh những kiến thức sử học của dân tộc, của thế giới, giúp các em mở rộng tầm hiểu biết của mình và hơn hết còn giúp các em trong việc hình thành nhân cách đạo đức của một công dân có ích cho xã hội.

Tuy nhiên thực tiễn giáo dục ở nước ta hiện nay, chất lượng dạy và học của môn Lịch sử chưa cao. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là chậm đổi mới phương pháp dạy học. Chính vì vậy Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc”.

Từ yêu cầu và thực tiễn trên đòi hỏi mỗi giáo viên dạy lịch sử phải không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, để mỗi giờ học lịch sử sẽ trở nên thú vị và bớt phần khô khan, giúp học sinh yêu thích môn này hơn.

Có rất nhiều phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử như phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy, phương pháp sử dụng tài liệu văn học dân gian, trong đó không thể không kể đến một phương pháp dạy học mang lại hiệu quả rất cao đó là phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn. Đây được coi là một phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.

 

docx 24 trang thuychi01 8106
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX) lớp 10 - Chương trình lớp cơ bản để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
1
2
2
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lí luận của SKKN
2.2.Thực trạng
2.3.Vận dụng
2.4.Hiệu quả của SKKN
3
3
4
5
19
3. KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận
3.2. Kiến nghị
20
20
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
22
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trong nhà trường phổ thông bộ môn Lịch sử là một trong những bộ môn có tầm quan trọng và có tính giáo dục rất lớn. Sử học không chỉ cung cấp cho các em học sinh những kiến thức sử học của dân tộc, của thế giới, giúp các em mở rộng tầm hiểu biết của mình và hơn hết còn giúp các em trong việc hình thành nhân cách đạo đức của một công dân có ích cho xã hội.
Tuy nhiên thực tiễn giáo dục ở nước ta hiện nay, chất lượng dạy và học của môn Lịch sử chưa cao. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là chậm đổi mới phương pháp dạy học. Chính vì vậy Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc”.
Từ yêu cầu và thực tiễn trên đòi hỏi mỗi giáo viên dạy lịch sử phải không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, để mỗi giờ học lịch sử sẽ trở nên thú vị và bớt phần khô khan, giúp học sinh yêu thích môn này hơn.
Có rất nhiều phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử như phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy, phương pháp sử dụng tài liệu văn học dân gian,trong đó không thể không kể đến một phương pháp dạy học mang lại hiệu quả rất cao đó là phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn. Đây được coi là một phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong chương trình Lịch sử THPT ban Cơ bản (ở cả 3 khối lớp) có rất nhiều bài, nhiều phần lịch sử cần được phân tích sâu hơn, kĩ hơn, sinh động hơn, muốn làm được điều đó học sinh không chỉ nắm vững kiến thức thông sử là đủ mà phải biết vận dụng kiến thức của các môn học khác như Địa lý, Ngữ văn, Giáo dục công dân,mới có thể làm được. Qua thực tiễn dạy học, tôi thấy bài 25 Lịch sử lớp 10 chương trình cơ bản nếu chỉ dạy những kiến thức đơn thuần thì dễ sa vào cứng nhắc, khô khan. Do vậy muốn đạt được hiệu quả cao trong dạy và học bài này thì việc tích hợp kiến thức liên môn là hết sức cần thiết. 
 Với tinh thần đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX) lớp10 - Chương trình lớp cơ bản để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử” làm đề tài nghiên cứu với hi vọng giúp học sinh nắm được một cách khái quát tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa của vương triều Nguyễn trong 50 năm đầu thống trị từ đó rút ra được những đánh giá chung bao gồm những hạn chế và những đóng góp của vương triều này đối với lịch sử dân tộc.
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tôi thực hiện đề tài này nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THPT, tạo động cơ và hứng thú học tập cho học sinh, từ đó rèn luyện cho học sinh các kĩ năng vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, giải quyết những tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi của đề tài tôi vận dụng một số kiến thức thuộc các môn Địa lý, Ngữ văn, Văn hóa dân gian để vận dụng vào dạy bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX) – Lịch sử 10 chương trình cơ bản.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử.
Sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên lịch sử lớp 10.
Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp trao đổi rút kinh nghiệm.
Sử dụng phương pháp thực nghiệm nhằm đánh giá kết quả
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là một phương pháp dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục nhất là trong dạy – học lịch sử. Dạy học tích hợp liên môn trong lịch sử làm cho học sinh nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất khắc phục được tính tản mạn, rời rạc trong kiến thức đồng thời thấy được mối quan hệ giữa các khoa học, hình dung một cách chân thực, sinh động về tiến trình lịch sử nhân loại và dân tộc.
Dạy học liên môn trong môn lịch sử là hình thức liên kết những kiến thức giao thoa với môn Lịch sử như Ngữ văn, Địa lí, Tin học, Giáo dục công dân, Âm nhạc,có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc từ đó học sinh tiếp thu kiến thức, biết vận dụng kiến thức Lịch sử vào cuộc sống và ngược lại, từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến lịch sử. Vì thế, trong chương trình phổ thông, giáo viên có thể sử dụng phương pháp liên môn trong hầu hết các bài dạy để tăng sự hứng thú và yêu thích môn học cho học sinh.
Tài liệu văn học có vai trò hết sức to lớn trong quá trình dạy học lịch sử. Tài liệu văn học với ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh, giáo viên sẽ dẫn dắt học sinh “trở về” quá khứ của lịch sử, tạo được biểu tượng cụ thể rõ ràng về một sự kiện, một biến cố lịch sử, giúp học sinh biết suy nghĩ tìm tòi nhằm tìm hiểu bản chất sự kiện, quy luật phát triển lịch sử. Tài liệu văn học còn tác động đến tình cảm, tư tưởng học sinh, góp phần làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh. Vì thế, tích hợp tài liệu văn học trong giảng dạy lịch sử góp phần vào việc giáo dục, giáo dưỡng và phát triển tư duy học sinh.
Sự kiện lịch sử gắn liền với vị trí không gian nhất định. Nhiều sự kiện lịch sử xảy ra bắt nguồn từ đặc điểm địa lí hoặc do điều kiện địa lí tác động chi phối.Vì thế, sử dụng kiến thức địa lí có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong dạy học Lịch sử. Thực tiễn cho thấy bài dạy gắn liền với bản đồ và kiến thức địa lí luôn tạo ra sự hấp dẫn, giúp học sinh nắm chắc sự kiện, biết lí giải bản chất sự kiện qua sự chi phối của yếu tố địa lí. Giáo viên sử dụng bản đồ tích hợp kiến thức địa lí để giúp học sinh luận giải nội dung lịch sử, cụ thể hóa không gian lịch sử. Kiến thức địa lí giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học lịch sử, giải thích sự kiện, hiện tượng lịch sử từ đó giúp các em tiếp thu kiến thức lịch sử dễ dàng hơn.
Cùng với tài liệu văn học, Địa lí, tích hợp kiến thức Giáo dục công dân trong dạy học lịch sử vừa có tác dụng ghi nhớ kiến thức vừa có tác dụng giáo dục đạo đức học sinh. Ưu thế của môn Giáo dục công dân là hình thành ở học sinh phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức tốt đẹp, có thế giới quan khoa học, trách nhiệm cao đối với đất nước. Sử dụng kiến thức tích hợp Giáo dục công dân trong Lịch sử ở những bài học phù hợp sẽ khơi gợi cho các em niềm tự hào về đất nước, về quê hương. Từ đó bồi dưỡng cho học sinh nâng cao ý thức bảo vệ, phát triển di tích lịch sử, biết ngăn chặn những hành vi phá hoại, tạo lối sống có trách nhiệm và thân thiện với thiên nhiên, giúp các em hiểu rằng bảo vệ di sản văn hóa chính là bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Âm nhạc có khả năng truyền cảm, tác động trực tiếp đến cảm xúc của học sinh một cách hiệu quả nhất. Trong dạy học Lịch sử, tùy vào từng bài học, giáo viên sử dụng âm nhạc sẽ làm cho bài dạy sinh động và hào hứng. Đưa âm nhạc vào dạy Lịch sử, học sinh sẽ yêu thích môn học và dễ hiểu, dễ nhớ hơn. Nhiều nhân vật lịch sử, sự kiện, chiến thắng đã trở thành cảm hứng cho âm nhạc, tạo thành những ca khúc bất hủ. Giáo viên chọn những bài hát phù hợp với nội dung, ý nghĩa của bài học sẽ giúp học sinh tự hào về lịch sử dân tộc, thêm yêu đất nước. Sự hứng thú của học sinh đối với giờ học lịch sử khi giáo viên sử dụng âm nhạc đã cho thấy âm nhạc là con đường gần nhất để đến với tâm hồn con người.
Trong bộ môn Lịch sử có rất nhiều nội dung cần có sự phối hợp giảng dạy kiến thức sử học với các môn khoa học khác, đặc biệt là các môn khoa học xã hội như Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân... Ở bài 25, Lịch sử 10 ban cơ bản là nội dung quan trọng trong chương trình, lượng kiến thức rất nhiều vì vậy để tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh nắm vững những vấn đề cốt lõi của bài học thì việc vận dụng kiến thức liên môn là hết sức cần thiết mà cụ thể ở đây tôi sẽ vận dụng kiến thức các môn Địa li, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Âm nhạc và cả Văn hóa dân gian vào giảng dạy bài này.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Đối với giáo viên.
Trên thực tế, qua khảo sát tình hình giảng dạy của giáo viên sở tại và một số trường THPT, tích hợp kiến thức liên môn còn rất hạn chế trong dạy học Lịch sử. Rất nhiều giáo viên ít khi sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy, nếu có sử dụng chỉ mang tính hình thức, nêu qua loa, đại khái làm cho bài giảng thiếu hứng thú, không thu hút được học sinh. Cũng có một số giáo viên tâm huyết, yêu nghề, tích cực áp dụng phương pháp giảng dạy, bước đầu tích hợp kiến thức liên môn trong mỗi bài dạy vì thế tiết học trở nên sinh động, học sinh tiếp nhận kiến thức lịch sử một cách nhẹ nhàng, có hiệu quả và quan trọng hơn đã gieo vào các em tình yêu đối với môn học.
2.2.2. Đối với học sinh.
Các em rất “sợ”và “ngại” học sử vì các em coi lịch sử là môn học thuộc lòng với hàng chuỗi các sự kiện khô khan, là quá khứ không lặp lại. Việc vận dụng kiến thức liên môn giữa môn lịch sử với các môn học khác còn là điều hết sức lạ lẫm với các em. Học sinh học lịch sử thường ghi nhớ một cách máy móc, rời rạc thiếu hệ thống và thường đơn giản, không đặt môn lịch sử với các môn học khác, không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức lịch sử vào thực tiễn, từ đó dẫn đến hiện trạng, môn sử là môn phụ.
2.3. Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX).
1. Mục tiêu bài học:
1.1. Kiến thức:
- Biết được tình hình chung về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa ở nước ta nửa đầu thế kỷ XIX dưới vương triều Nguyễn, trước khi diễn ra cuộc kháng chiến chống cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
- Hiểu được, thống trị nước ta vào lúc chế độ phong kiến đã bước vào giai đoạn suy vong lại là những người kế thừa của giai cấp thống trị cũ, vương triều Nguyễn không tạo được điều kiện đưa đất nước bước sang một giai đoạn phát triển mới phù hợp với hoàn cảnh của thế giới.
1.2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh gắn sự kiện với thực tế cụ thể, kĩ năng sử dung bản đồ, liên hệ thưc tế.
 1.3. Thái độ:
- Bồi dưỡng ý thức vươn lên, đổi mới trong học tập.
- Có ý thức quan tâm đến đời sống của nhân dân đất nước mà trước hết là những người xung quanh.
- Biết trân trọng và giữ gìn những giá trị văn hóa mà triều Nguyễn để lại.
2. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- Máy chiếu.
- Bản đồ Việt Nam (thời Minh Mạng, sau cải cách hành chính).
- Tranh ảnh về kinh thành Huế, tranh dân gian Đông Hồ
3. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
3.1. Kiểm tra bài cũ:
Kể tên các loại hình nghệ thuật tiêu biểu của nước ta trong các thế kỷ XVI – XVIII. Qua đó nhận xét về đời sống tinh thần của nhân dân ta.
3.2. Giới thiệu bài mới: 
Mở đầu tiết học, giáo viên dẫn dắt: Năm 1802, sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua chính thức lập ra vương triều Nguyễn. Triều Nguyễn tồn tại 143 năm (1802-1945) và là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Vậy trong 50 năm đầu thống trị, ở nửa đầu thế kỉ XIX, tình hình chính trị, kinh tế và văn hóa dưới vương triều Nguyễn có gì nổi bật chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
3.3. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu việc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước, chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn.
- GV gợi lại cho HS nhớ sự kiện năm 1892, vua Quang Trung mất, triều đình rơi vào tình trạng lục đục, suy yếu. Nhân cơ hội đó, Nguyễn Ánh đã tổ chức tấn công Vương triều Tây Sơn. Năm 1802, Vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, lập ra triều Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).
 Ở nội dung này GV sẽ sử dụng Lược đồ Việt Nam và yêu cầu HS vận dụng kiến thức Địa lí để xác định vị trí của kinh đô Phú Xuân trên bản đồ.
* Lược đồ Việt Nam 
- GV giảng giải thêm về hoàn cảnh lịch sử đất nước và thế giới khi nhà Nguyễn thành lập: Lần đầu tiên trong lịch sử một triều đại phong kiến cai quản một lãnh thổ rộng lớn thống nhất như ngày nay. Nhà Nguyễn thành lập vào lúc chế độ phong kiến đã bước vào giai đoạn suy vong. Trên thế giới, chủ nghĩa tư bản đang phát triển, đẩy mạnh dòm ngó, xâm lược thuộc địa.
- HS ghi nhớ.
- GV tiếp tục trình bày: Trong bối cảnh lịch sử mới, yêu cầu phải củng cố ngay quyền thống trị của nhà Nguyễn. Vì vậy, sau khi lên ngôi, Gia Long đã bắt tay vào việc tổ chức bộ máy nhà nước. 
Gv nêu câu hỏi: Thời Nguyễn bộ máy Nhà nước được tổ chức như thế nào?
- HS theo dõi SGK trả lời. Sau khi HS trả lời GV sẽ chốt ý: 
+ Chính quyền trung ương thời Nguyễn được tổ chức theo mô hình nhà Lê sơ với việc tăng cường hơn nữa tính chất chuyên chế.
+ Thời Gia Long cả nước được chia thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và vùng Trực doanh (Do triều đình trực tiếp quản lí).
 Đến đây GV tiếp tục sử dụng bản đồ Việt Nam thời Nguyễn Ánh để tích hợp kiến thức Địa lí vào nội dung phần này. 
Bắc thành
Trực doanh
Gia Định thành
Việt Nam thời Nguyễn Ánh
GV chỉ trên lược đồ giới thiệu cho HS các vùng từ Ninh Bình trở ra Bắc gọi là Bắc thành, từ Bình Thuận trở vào Nam gọi là Gia Định thành. Vùng đất còn lại tức là từ Thanh Hóa đến Bình Thuận gọi là vùng Trực doanh. Đây là một giải pháp tình thế của vua Gia Long trong bối cảnh lúc đầu mới lên ngôi, điều này sẽ gây khó khăn cho sự cai trị của nhà Nguyễn. Do đó, một yêu cầu cấp bách là phải có những cải cách để kiện toàn bộ máy hành chính
+ Năm 1831-1832, vua Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính: bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành, chia cả nước thành 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc, Tuần phủ cai quản. Dưới tỉnh là các phủ, huyện, châu, tổng và xã như cũ. 
 Ở nội dung này một lần nữa GV sử dụng lược đồ Việt Nam thời Minh Mạng, yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét về sự phân chia các tỉnh thời Minh Mạng.
Lược đồ Việt Nam thời Minh Mạng
Sau khi HS rút ra nhận xét và đánh giá về ý nghĩa của cuộc cải cách hành chính này, GV sẽ bổ sung chốt ý: Cải cách hành chính của vua Minh Mạng thể hiện sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước, có tác dụng tăng cường quyền lực cho nhà nước phong kiến từ Trung ương đến địa phương. Việc phân chia các tỉnh của Minh Mạng dựa trên cơ sở khoa học, căn cứ vào điều kiện địa lí, đặc điểm dân cư, phong tục tập quán của từng vùng.Lần đầu tiên xuất hiện đơn vị hành chính cấp tỉnh. Đây còn là cơ sở cho sự phân chia đơn vị hành chính ngày nay. Chính vì vậy cải cách hành chính của vua Minh Mạng được đánh giá rất cao.
Hiện nay, ở nước ta đơn vị hành chính cấp tỉnh vẫn được duy trì và cả nước có 63 tỉnh và thành phố trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương là: Hà Nội,Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
(GV dùng lược đồ đơn vị hành chính Việt Nam để giải thích).
- GV trình bày tiếp về tổ chức nhà nước thời Nguyễn.
- GV hỏi: So sánh bộ máy nhà nước thời Nguyễn với thời Lê sơ em có nhận xét gì?
- HS trả lời.
- GV bổ sung, kết luận: Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ, có cải cách chút ít. Song cải cách thời Nguyễn nhằm tập trung quyền hành vào tay vua. Vì vậy nhà nước thời Nguyễn cũng chuyên chế như thời Lê sơ.
- GV trình bày khái quát chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn và hỏi: Em có nhận xét gì về chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn? Nêu mặt tích cực và hạn chế của chính sách này?
- HS trả lời.
- GV bổ sung, kết luận:
+ Tích cực: Giữ được quan hệ thân thiện với các nước láng giềng nhất là Trung Quốc.
+ Hạn chế: Đóng cửa không đặt quan hệ với các nước phương Tây, không tạo điều kiện giao lưu với các nước tiên tiến đương thời. Vì vậy không tiếp cận được với nền công nghiệp cơ khí, dẫn đến tình trạng lạc hậu và bị cô lập.
* Hoạt động 2: Trình bày tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn.
- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được những chính sách của nhà Nguyễn đối với nông nghiệp và tình hình nông nghiệp thời Nguyễn.
- HS theo dõi SGK phát biểu.
- GV bổ sung, kết luận.
- GV so sánh với chính sách quân điền thời kỳ trước để thấy được ở những thời kỳ trước, do ruộng đất công còn nhiều cho nên quân điền có tác dụng rất lớn; còn ở thời Nguyễn, do ruộng đất công còn ít nên tác dụng của chính sách quân điền không lớn.
Một hình thức khẩn hoang phổ biến ở thời Nguyễn đó là hình thức: khẩn hoang doanh điền: Nhà nước cấp vốn ban đầu cho nhân dân ® mua sắm nông cụ, trâu bò để nông dân khai hoang, ba năm sau mới thu thuế theo ruộng tư. Chính sách này đưa lại kết quả lớn. Có những nơi một năm sau đã có những huyện mới ra đời như Kim Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình).
- GV phát vấn: Em có nhận xét gì về tình hình nông nghiệp thời Nguyễn?
 - HS trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
Ở nội dung này để làm cho bài giảng thêm sinh động, tạo được không khí gần gũi với bối cảnh lịch sử đang học, giáo viên sẽ tích hợp tài liệu Văn học dân gian.Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu câu ca dao:
 “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
 Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.”
Hay câu tục ngữ:
“Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng.”
 Qua các câu ca dao, tục ngữ trên dễ nhận thấy sự lạc hậu của nền nông nghiệp nước ta dưới thời Nguyễn, đó là một nền nông nghiệpvới những hình ảnh quen thuộc “con trâu đi trước cái cày theo sau”, một nền nông nghiệp hoàn toàn lệ thuộc vào thiên nhiên.
- GV phát vấn: Em hãy nêu tình hình thủ công nghiệp nước ta dưới thời Nguyễn? 
- HS trả lời.
- GV chốt ý:
+ Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, nhiều ngành nghề như đúc tiền, chế tạo vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức...Đặc biệt đã đóng được tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.
- Thủ công nghiệp nhân dân tiếp tục được duy trì nhưng không phát triển như trước. Xuất hiện nghề mới: in tranh dân gian (Tranh Đông Hồ).
 Đến đây GV dừng lại giới thiệu những nét đặc sắc của dòng tranh dân gian Đông Hồ thông qua việc tích hợp kiến thức Văn học và văn hóa dân gian: Tranh Đông Hồ là một dòng tranh dân gian Việt Nam xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Tranh Đông Hồ thuộc dòng tranh in từ ván khắc gỗ mà nội dung của nó phản ánh một cách chân thực, sinh động cuộc sống bình dị của người lao động cũng như những phong tục, tập quán của người dân Việt Nam. Chúng ta có thể tìm thấy những hình ảnh quen thuộc trong tranh Đông Hồ như Đám cưới chuột, Đàn lợn âm dương, những cô thiếu nữ hứng dừa hay cả cảnh đánh ghen của đôi vợ chồng trẻ.
 Với giá trị nghệ thuật đậm chất dân gian, tranh Đông Hồ đã đi vào sử sách thơ ca, đi vào tâm hồn của người Việt Nam. GV trích dẫn những câu thơ của Tú Xương về tranh Đông Hồ:
 "Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo chuột
 Loẹt lòe trên vách bức tranh gà..."
 Hay trong bài thơ "Bên kia sông Đuống", nhà thơ Hoàng Cầm cũng miêu tả:
 "Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong 
 Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp..."
 Không chỉ đặc sắc về đường nét, bố cục, tranh Đông Hồ còn ấn tượng bởi màu sắc và chất liệu in. Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: vỏ sò, vỏ điệp được nghiền nát trộn với hồ; hồ được nấu từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Màu sắc trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (lá chàm), vàng (h

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_trong_giang_day_bai_25_tinh.docx