SKKN Tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa và trách nhiệm của công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc qua truyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

SKKN Tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa và trách nhiệm của công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc qua truyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

 Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thế giới (UNESCO) xác định mục tiêu của giáo dục thế kỉ XXI là: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Trong đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông, cũng khẳng định, mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ Quốc [1]. Đây chính là mục tiêu chiến lược mà Bộ Giáo dục đang hướng tới.

 Thực tế cho thấy hiện nay, nhiều học sinh vẫn học một cách thụ động, chưa tích cực trong các hoạt động học. Học sinh vẫn chưa bỏ thói quen chỉ chú trọng đến việc nghe thầy giảng, ghi chép, làm theo sự định hướng của thầy một cách máy móc, thiếu chủ động, sáng tạo. Vì thế nhiều kĩ năng của học sinh không được rèn luyện, dẫn đến học sinh thiếu tự tin, ngại suy nghĩ , ngại làm việc, không thích sự thay đổi, nhầm lẫn trong việc xác định giá trị, lúng túng trong việc xử lí tình huống, thiếu kĩ năng ứng phó với hoàn cảnh

 Trong chương trình THPT, môn Ngữ văn là một môn học có vai trò quan trọng không chỉ giúp học sinh trau dồi kiến thức, rèn luyện tư duy mà còn góp phần vào quá trình hình thành nhân cách cho các em.

 Ngày nay khi việc đổi mới dạy học Ngữ Văn trong nhà trường THPT đang được thực hiện khá đồng bộ và triệt để thì vấn đề tìm tòi sáng tạo những phương thức mới mẻ để học sinh thêm hứng thú, say mê với bộ môn ngày càng được các thầy cô giáo quan tâm.

 

doc 23 trang thuychi01 6261
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa và trách nhiệm của công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc qua truyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU.
Lí do chọn đề tài
 Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thế giới (UNESCO) xác định mục tiêu của giáo dục thế kỉ XXI là: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Trong đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông, cũng khẳng định, mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ Quốc [1]. Đây chính là mục tiêu chiến lược mà Bộ Giáo dục đang hướng tới.
 Thực tế cho thấy hiện nay, nhiều học sinh vẫn học một cách thụ động, chưa tích cực trong các hoạt động học. Học sinh vẫn chưa bỏ thói quen chỉ chú trọng đến việc nghe thầy giảng, ghi chép, làm theo sự định hướng của thầy một cách máy móc, thiếu chủ động, sáng tạo. Vì thế nhiều kĩ năng của học sinh không được rèn luyện, dẫn đến học sinh thiếu tự tin, ngại suy nghĩ , ngại làm việc, không thích sự thay đổi, nhầm lẫn trong việc xác định giá trị, lúng túng trong việc xử lí tình huống, thiếu kĩ năng ứng phó với hoàn cảnh
 Trong chương trình THPT, môn Ngữ văn là một môn học có vai trò quan trọng không chỉ giúp học sinh trau dồi kiến thức, rèn luyện tư duy mà còn góp phần vào quá trình hình thành nhân cách cho các em.
 Ngày nay khi việc đổi mới dạy học Ngữ Văn trong nhà trường THPT đang được thực hiện khá đồng bộ và triệt để thì vấn đề tìm tòi sáng tạo những phương thức mới mẻ để học sinh thêm hứng thú, say mê với bộ môn ngày càng được các thầy cô giáo quan tâm.
Văn học với vai trò giáo dục, nhận thức và thẩm mĩ cung cấp cho các em kho tri thức phong phú về lịch sử phát triển của văn học Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới. Chương trình Ngữ Văn lớp 10 giành phần lớn thời lượng để truyền tải đến các em tri thức về văn học dân gian – nền văn học gắn bó với nhiều truyền thống và những nét văn hóa của dân tộc ta từ ngàn đời xưa. Song việc học những tác phẩm văn học ra đời từ xa xưa, khoảng cách thời gian, lịch sử, văn hóa, thời đại là rào cản lớn khiến học sinh không tha thiết với các bài học này.
Vậy nên việc tìm phương pháp dạy học thích hợp nhằm lôi cuốn học sinh vào các hoạt động học nhằm phát triển các năng lực giúp các em nhận thấy quá trình học bộ môn cũng là quá trình khám phá, đánh thức các năng lực của bản thân, đem tri thức trong sách vở ứng dụng vào thực tiễn phục vụ cho cuộc sống của chính mình là việc làm tối quan trọng, cần thiết của quá trình dạy học. Trong đó có việc rất quan trọng là giáo dục ý thức giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cũng như nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc qua từng bài học.
Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: Tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa và trách nhiệm của công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc qua truyện “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”. Trong đó tôi lựa chọn các giải pháp, phương pháp dạy học nhằm hướng học sinh vào hoạt động học tập, để học sinh thấy được ý nghĩa của các tác phẩm văn học nói chung, văn học dân gian nói riêng trong việc xác định các giá trị sống. Đồng thời làm tư liệu phục vụ thiết thực hơn nữa cho công tác giảng dạy của tôi ở trường THPT trong những năm học tới. Theo tôi, phương pháp này đáp ứng được mục tiêu đổi mới dạy học mà sự nghiệp phát triển giáo dục nước nhà đang đòi hỏi.
Mục đích nghiên cứu.
 Nhằm cung cấp cho học sinh lớp 10 một hướng tiếp cận mới về tác phẩm “truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” trên cơ sở tích hợp nhiều môn học khác nhau. Đồng thời hình thành ở các em những kĩ năng, thái độ và việc xác định những giá trị sống đích thực cần thiết qua bài học, đáp ứng nhu cầu đổi mới của việc học Văn ngày nay.
Đối tượng nghiên cứu.
Với dung lượng của một đề tài nhỏ, để bài viết có sự tập trung, tôi sẽ đi sâu tìm hiểu vấn đề liên quan đến việc giảng dạy bài Đọc văn “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Qua đó giáo dục cho học sinh lớp 10 ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc và nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc.
Cụ thể:  Người viết sẽ xuất phát từ đặc trưng của thể loại truyền thuyết Việt Nam; sử dụng một số phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học, hướng dẫn học sinh các hoạt động học để tìm hiểu nội dung, nghệ thuật và giá trị của tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.
 Đặc biệt là giúp học sinh qua giờ học, tích hợp với kiến thức của một số môn học khác như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân,Giáo dục quốc phòng an ninh, Hoạt động ngoài giờ lên lớp để hiểu được bài học lịch sử mà tác giả dân gian muốn nhắn nhủ cho muôn đời sau về ý thức gìn giữ những nét đẹp truyền thống của dân tộc; đề cao cảnh giác với âm mưu kẻ thù xâm lược trong công cuộc dựng xây và bảo vệ đất nước. Từ đó học sinh áp dụng vào thực tiễn cuộc sống của cá nhân, của cộng đồng, nhận thức được ý thức trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Phương pháp nghiên cứu.
Với bài nghiên cứu này, người viết sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây 
Phương pháp thống kê.
Phương pháp phân tích.
Phương pháp giải thích. 
Phương pháp chứng minh.
Phương pháp tổng hợp.
Phương pháp so sánh đối chiếu.
II. 	NỘI DUNG 
1. Cơ sở lí luận.
Khái niệm Tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó.
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...
Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng trong chương trình giáo dục của nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Qua việc hoạt động tích hợp trong một tiết lên lớp, học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic, đồng thời thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong chương trình.
Nhờ đó sẽ xóa bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt giữa nhà trường và cuộc sống; cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có mối liên hệ, bổ sung cho nhau hay tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này.
Dạy học tích hợp sẽ phát huy được tính tích cực chủ động và sáng tạo của HS; buộc HS chủ động tự đọc, tự làm việc độc lập theo SGK, theo hướng dẫn của giáo viên.
Do đặc thù riêng của môn học, việc tích hợp trong giờ học Ngữ văn là hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung gắn với thực tiễn.
Đó có thể là sự tích hợp tri thức, kĩ năng tiếng Việt và Làm văn để giúp HS thực sự cảm được cái hay, cái đẹp, sự tinh tế, độc đáo của tiếng mẹ đẻ, bồi dưỡng cho HS năng lực sử dụng tiếng Việt đúng và hay; chú trọng rèn luyện cho HS cách diễn đạt giản dị, trong sáng, chính xác, lập luận chặt chẽ, có suy nghĩ độc lập.
Đó cũng có thể là sự tích hợp những hiểu biết về lịch sử, văn hóa, xã hội, đạo đức, lối sống để đánh giá, lý giải một hiện tượng văn học, một chi tiết nghệ thuật hay để đề xuất một thái độ, một quan điểm sống...
Như vậy có thể thấy, phạm vi tích hợp trong giờ dạy Ngữ văn rất phong phú: Có thể tích hợp nội môn (giữa ba phân môn Văn –Tiếng Việt – Làm văn hay giữa những bài học có cùng chủ đề);
Có thể tích hợp liên môn như: tích hợp Văn – Lịch sử (Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng những kiến thức về hoàn cảnh lịch sử của từng thời kỳ, về nhân vật lịch sử. . để lý giải và khai thác giá trị, thành công cũng như hạn chế của tác phẩm);
Tích hợp Văn – Địa lý (Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng kiến thức hiểu biết về các địa danh để lý giải rõ một số chi tiết hình ảnh nghệ thuật ); Tích hợp Văn – Âm nhạc (hát, ngâm thơ, diễn kịch); Tích hợp Văn – Mỹ thuật (Khi dạy học một tác phẩm văn chương GV có thể cho học sinh vẽ tranh minh họa )
Khi thiết kế giáo án giờ học Đọc hiểu tác phẩm theo quan điểm tích hợp, giáo viên cần phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp để HS vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí các tình huống đặt ra, qua đó học sinh chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tích hợp.
Trong quá trình soạn giáo án, GV cần xác định rõ :
Mục tiêu bài dạy .
Những nội dung cần tích hợp.
Phương pháp tích hợp và các phương tiên dạy học cần thiết.
Thiết kế hệ thống câu hỏi theo trình tự hợp lý (định hướng phát triển năng lực HS)
Trong quá trình lên lớp GV có thể dạy học tích hợp theo nhiều cách khác nhau. Việc lưa chọn cách thức nào là tùy thuộc vào nội dung cụ thể của từng phân môn và từng bài học.[2]
2. thực trạng vấn đề trước khi áp dụng đề tài
a. Thực trạng:
Học sinh trong các giờ học bài Đọc văn nói chung và đọc văn phần truyền thuyết dân gian nói riêng còn thờ ơ, chưa thực sự hứng thú với giờ học; chủ yếu các em nghe giáo viên giảng bài và ghi chép.
Kiểm tra phần chuẩn bị bài trước khi đến lớp của học sinh, tôi thấy phần lớn các em trả lời câu hỏi sách giáo khoa một cách chiếu lệ cốt cho đủ bài. Một số học sinh thì không chuẩn bị bài.
Trong giờ học, học sinh ít tham gia vào hoạt động học, giáo viên phát vấn thì có rất ít học sinh giơ tay xung phong phát biểu, chủ yếu là giáo viên phải chủ động gọi học sinh trình bày. Phần trình bày của học sinh thường là thể hiện sự thiếu tự tin, kém sức thuyết phục và mất nhiều thời gian. Học sinh còn lại thì nghe nhưng không có ý kiến phản đối hay bổ sung, chỉ khi giáo viên gọi thì mới trình bày ý kiến của mình, nhưng cũng lúng túng.
Thực tế cuộc sống cũng cho thấy một vấn đề rất đáng lo ngại là ý thức của giới trẻ hiện nay, (trong đó đa phần là học sinh) đối với truyền thống văn hóa dân tộc đang ngày càng sa sút. Trách nhiệm của mỗi học sinh trước cộng đồng, dân tộc không được các em chú trọng. Các em xem đó như là trách nhiệm của ai khác chứ không phải của mình. Với vai trò là môn học giáo dục nhân cách con người, môn Ngữ văn trong nhà trường cần nhận rõ hơn nữa vai trò của bộ môn trong việc lồng ghép những giá trị của đời sống trong giáo dục học sinh.
b. Kết quả khảo sát tình hình thực tế:
b.1.Đối tượng khảo sát:
2 lớp thuộc khối 10. Đó là các lớp: 10G, 10M
Sĩ số lớp 10G: 42 học sinh, 10 M: 42 học sinh
Đặc điểm: Học chương trình chuẩn.
Điều kiện học tập như nhau.
b.2.Hình thức khảo sát:
Kiểm tra vở soạn văn.
Quan sát học sinh trong 1 giờ học bài đọc văn “Chiến thắng Mtao Mxây”
b.3.Kết quả thống kê như sau:
Về việc soạn bài:
Có 14/84 em chưa soạn bài.
Có 70/84 em đã soạn bài theo cách trả lời 4 câu hỏi trong sách giáo khoa. Trong đó có 38/84 em có nội dung trả lời giống nhau ( Giáo viên cho rằng học sinh cùng tham khảo tài liệu Để học tốt Ngữ văn 10, hoặc có em chép của nhau.
Trong giờ học:
Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt đoạn trích: Không có học sinh nào xung phong trình bày. Giáo viên gọi mỗi lớp 3 học sinh thì có 2/ 3 học sinh đó trả lời là không tóm tắt được vì em chưa đọc hết đoạn trích.
Quan sát lớp học, giáo viên thấy nhìn chung nhiều học sinh chỉ nghe giảng và ghi chép mà không muốn trình bày ý kiến của mình. Thậm chí có em không quan tâm đến bài học.
Số học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài là rất ít.
Nếu giáo viên có chia nhóm hoạt động thì chỉ có số ít trong nhóm là làm việc, số còn lại ngồi chờ bạn thực hiện; có nhóm chưa hoàn thành công việc thì hết thời gian. Nhìn chung hiệu quả làm việc nhóm không cao, giờ học vẫn chưa có nhiều thay đổi.
c. Nguyên nhân của thực trạng
Nguyên nhân của tình trạng học sinh chưa say mê với giờ đọc văn, đặc biệt là đối với  thể loại văn học dân gian, cách học chưa đạt hiệu quả cao:
Học sinh nắm  kiến thức chưa chắc chắn, chưa nhớ rõ bản chất của vấn đề.
Học sinh chưa tích cực tham gia vào các hoạt động học tập để khám phá kiến thức, kĩ năng, đánh thức năng lực tiềm ẩn của bản thân.
Do ý thức học bộ môn của học sinh chưa tốt, việc chuẩn bị bài chưa chu đáo.
Trong giờ dạy đọc văn về thể loại văn học dân gian, giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp. Vấn đề giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh trước khi đến lớp và kiểm tra việc thực hiện của học sinh chưa được chú trọng.
Việc giảng dạy còn chưa chú trọng đến việc tích hợp các kiến thức thuộc các bộ môn liên quan nên sức hấp dẫn của bài học đối với học sinh chưa cao.
3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
Trên cơ sở thực tế giảng dạy người viết đã mạnh dạn áp dụng những giải pháp mới cho tiết học. Giáo án bài “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” dựa trên tinh thần thay đổi theo hướng tích hợp là một minh chứng.
a. Xác định mục tiêu bài dạy học:
a.1 Về kiến thức: Giúp học sinh
Hiểu đặc trưng cơ bản của truyền thuyết.
Hiểu được giá trị ý nghĩa của Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ: 
Từ di tích Cổ Loa, lễ hội đền Cổ Loa hàng năm giúp các em hiểu được những giá trị truyền thống, văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Từ bi kịch mất nước của hai cha con An Dương Vương và bi kich tình yêu của Mị Châu – Trọng Thuỷ, nhân dân muốn rút ra bài học lịch sử cho muôn đời về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu kẻ thù xâm lược trong công cuộc dựng xây và bảo vệ đất nước.
a.2. Về kĩ năng : Rèn kĩ năng tóm tắt và đọc hiểu văn bản tự sự dân gian, kĩ năng phân tích truyện dân gian theo đặc trưng thể loại để có thể hiểu đúng ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết và dụng ý sâu xa mà các tác giả dân gian đã giử gắm trong truyện.
a.3. Về thái độ :
Bồi dưỡng cho học sinh niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học các em được học. Từ đó, học sinh có lòng say mê với văn học dân gian nói riêng, văn học Việt Nam nói chung, có ý thức giữ gìn và sáng tạo làm phong phú thêm cho nền văn học của dân tộc
Khắc sâu bài học giữ nước mà tác giả dân gian muốn nhắn nhủ cho đời sau. Điều đáng lưu ý là bài học lịch sử đó cần được đặt trong bối cảnh hiện tại đất nước ta vừa cần mở rộng sự hội nhập cùng các nước trên thế giới, vừa phải giữ vững an ninh, chủ quyền đất nước.
a.4. Về phát triển các năng lực và kĩ năng sống cho học sinh:
Bỗi dưỡng và phát triển các năng lực chung : năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản lí, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
Bồi dưỡng năng lực chuyên biệt : năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực thưởng thức văn học, năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
Bồi dưỡng các kĩ năng sống: kĩ năng tự nhận thức/ tự trọng, tự tin , kĩ năng suy nghĩ/ tư duy phê phán, kĩ năng giao tiếp hiệu quả, kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác, kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề
b. Xác định nội dung tích hợp trong bài dạy học:
Môn
Bài
Nội dung tích hợp
Mục đích
Lịch sử lớp 6
Bài 14, bài 15 Nước Âu Lạc
Sự hình thành và phát triển của nhà nươc Âu Lạc
Giúp học sinh thấy được vai trò của An Dương Vương trong việc xây dựng nhà nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa, chế tạo vũ khí, và cả sự thất bại của An Dương Vương.
Giáo dục công dân lớp 11
Bài 13. Chính sách văn hóa, giáo dục
Một số chính chính sách văn hóa
Coi trọng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
Trách nhiệm giữ gìn nền văn hóa dân tộc
Giúp học sinh thực hiện quyền và trách nhiệm công dân đối với việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc.
Giáo dục công dân – lớp 10
Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình
– Thế nào là tình yêu
– Bản chất của tình yêu chân chính
Giúp học sinh hiểu rõ bi kịch của Mị Châu, biết cắt nghĩa, đánh giá thái độ của nhân dân và bài học nhân dân gửi gắm trong tác phẩm
Giáo dục công dân – lớp 10
Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc
– Nguồn cội của lòng yêu nước
– Biểu hiện của lòng yêu nước.
– Trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc của công dân
– Giúp học sinh thấy được ý nghĩa của tác phẩm
– Bồi dưỡng lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc.
– Giáo dục ý thức trách nhiệm và hành động xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc ( học tập, lao động sáng tạo, đấu tranh vì lợi ích của quốc gia.)
Giáo dục công dân – lớp 12
Bài 2:
Thực hiện pháp luật
Pháp lệnh về bảo vệ bí mật nhà nước
(điều 2, điều 5)
 Học sinh ý thức được các cơ quan, tổ chức và mọi công dân đều có nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ bí mật Nhà nước.
Giáo dục quốc phòng an ninh – lớp 12
Bài 9: Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ Quốc
– Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia
– Bảo vệ an ninh thông tin
Học sinh có ý thức sâu sắc về việc bảo vệ an ninh quốc gia trong đó có an ninh thông tin.
Chống làm lộ, lọt thông tin bí mật của nhà nước
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
– lớp 10
Tiết 14 – Chủ đề tháng 12. Diễn đàn thanh niên
Vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc
Học sinh có ý thức bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ Quốc
c. Xác định phương pháp, phương tiện thực hiện trong giờ dạy học :
*. Phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học sử dụng trong bài [3]
PP nêu và GQVĐ
- PP thuyết trình
 - PP thảo luận nhóm
 - PP DH WebQuest – Khám phá trên mạng
 - KT bản đồ tư duy
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi: câu hỏi biết, câu hỏi hiểu, câu hỏi phân tích, câu hỏi áp dụng,câu hỏi đánh giá, câu hỏi sáng tạo
 - Kĩ thuật động não và kĩ thuật trình bày 1 phút
*. Phương tiện sử dụng trong giờ dạy học:
Phấn, bảng, SGK.
Máy tính, máy chiếu, màn hình
Giấy khổ lớn, bút dạ, nam châm 
d. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án word, giáo án điện tử, phiếu học tập
Phấn, bảng, SGK, giấy khổ A0, bút dạ, nam châm
Máy tính, máy chiếu, màn hình
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước khi học
Học sinh đọc SGK.
Tham khảo tài liệu về truyền thuyết, về di tích Cổ Loa (mạng internet, sánh báo)[4]
Tìm hiểu kiến thức liên quan đến truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.[5]
Tìm hiểu bài học theo phiếu học tập giáo viên đã hướng dẫn (Học sinh chuẩn bị ở nhà )
e. Bài mới.
Tiết 1
Hoạt động thầy – trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1. Tìm hiểu chung
Trước hết giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh tìm hiểu khái quát về truyền thuyết:
– GV kiểm tra  việc sử dụng sơ đồ tư duy nêu nội dung cơ bản của phần tiểu dẫn trong SGK mà học sinh đã chuẩn bị ở nhà. Nhận xét và gọi HS trình chiếu (nếu HS đã chuẩn bị trên máy tính).
? Nhắc lại định nghĩa thế nào là truyền thuyết? Kể tên một số truyền thuyết của Việt Nam? (học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và bổ sung nếu cần)
? Từ khái niệm trên, theo em đặc trưng của truyền thuyết là gì (học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và bổ sung nếu cần, đồng thời chiếu slaide sau lên màn hình để học sinh trực quan)
Giáo viên tổ chức hoạt động giới thiệu cụm di tích Cổ Loa:
Dựa vào phần học sinh đã chuẩn bị ở nhà, giáo viên gọi học sinh trình bày, ưu tiên phần trình bày có hình ảnh, có sơ đồ, có nội dung trình chiếu.
Tích hợp kiến thức bài 13 giáo dục công dân lớp 11 về việc xây dựng và bảo vệ nền văn hóa truyền thống qua các lễ hội.
Giới thiệu Văn bản
I.Tìm hiểu chung
1. Khái niệm truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử (hoặc liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hóa. Qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đát nước, dân tộc hay cộng đồng cư dân một vùng.
 Đặc trưng của truyền thuyết : Có yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng.
Thể hiện quan điểm của nhân dân và gắn liền với các lễ hội và tục thờ cúng
2.Cụm di tích Cổ Loa.
3.Giới thiệu Văn bản: - Xuất xứ của VB Truyện An Dương Vương v

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_y_thuc_giu_gin_truyen_thong_van_hoa_v.doc