SKKN Tích hợp giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo cho học sinh thông qua giảng dạy phần Công dân với các vấn đề chính trị - Xã hội
Từ năm 2008 đến nay, biển Đông bắt đầu dậy sóng từ những tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Với sự bành trướng, ngang ngược và hung hăng, Trung Quốc ngang nhiên vẽ “đường lưỡi bò” thể hiện rõ ý đồ độc chiếm biển Đông, hòng độc quyền khai thác tài nguyên, xây dựng căn cứ tàu ngầm, đầu cơ tài nguyên thiên nhiên . Để thực hiện ý đồ của mình Trung Quốc sử dụng quyền lực mềm, sử dụng lực lượng lớn người gốc Hoa ở nước ngoài, củng cố các lực lượng trên biển, vận động quốc tế ủng hộ đường lưỡi bò, hăm dọa các nước láng giềng nhỏ Những điều đó đã gây ra những căng thẳng trong mối quan hệ giữa các nước có lợi ích ở biển Đông với Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Căng thẳng ngày một gia tăng khi Trung Quốc đe dọa và chủ động, sẵn sàng dùng vũ lực để giải quyết vấn đề Biển Đông với Việt Nam. Trước tình hình đó Việt Nam cần hành động ra sao?
Trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, Đảng, chính phủ và nhân dân ta luôn nhận thấy biển đảo có một vai trò vô cùng quan trọng, đó không chỉ là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú thuận lợi cho phát triển kinh tế, không chỉ là làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước hướng ra biển, mà còn là phần thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được đánh đổi bằng cả máu xương của bao lớp cha anh. Để bảo vệ chủ quyền biển đảo trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc trong tình hình hiện tại, Đảng và Nhà nước ta đã có những bước đi linh hoạt, mềm dẻo. Bên cạnh tiếp tục các hoạt động khai thác biển là tăng cường các hoạt động an ninh, quốc phòng trên biển, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao nhằm giải quyết các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, hạn chế tối đa việc giải quyết tranh chấp bằng cuộc chiến vũ trang không đem lại lợi ích cho nhân dân cả hai nước.
MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Từ năm 2008 đến nay, biển Đông bắt đầu dậy sóng từ những tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Với sự bành trướng, ngang ngược và hung hăng, Trung Quốc ngang nhiên vẽ “đường lưỡi bò” thể hiện rõ ý đồ độc chiếm biển Đông, hòng độc quyền khai thác tài nguyên, xây dựng căn cứ tàu ngầm, đầu cơ tài nguyên thiên nhiên. Để thực hiện ý đồ của mình Trung Quốc sử dụng quyền lực mềm, sử dụng lực lượng lớn người gốc Hoa ở nước ngoài, củng cố các lực lượng trên biển, vận động quốc tế ủng hộ đường lưỡi bò, hăm dọa các nước láng giềng nhỏNhững điều đó đã gây ra những căng thẳng trong mối quan hệ giữa các nước có lợi ích ở biển Đông với Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Căng thẳng ngày một gia tăng khi Trung Quốc đe dọa và chủ động, sẵn sàng dùng vũ lực để giải quyết vấn đề Biển Đông với Việt Nam. Trước tình hình đó Việt Nam cần hành động ra sao? Trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, Đảng, chính phủ và nhân dân ta luôn nhận thấy biển đảo có một vai trò vô cùng quan trọng, đó không chỉ là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú thuận lợi cho phát triển kinh tế, không chỉ là làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước hướng ra biển, mà còn là phần thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được đánh đổi bằng cả máu xương của bao lớp cha anh. Để bảo vệ chủ quyền biển đảo trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc trong tình hình hiện tại, Đảng và Nhà nước ta đã có những bước đi linh hoạt, mềm dẻo. Bên cạnh tiếp tục các hoạt động khai thác biển là tăng cường các hoạt động an ninh, quốc phòng trên biển, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao nhằm giải quyết các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, hạn chế tối đa việc giải quyết tranh chấp bằng cuộc chiến vũ trang không đem lại lợi ích cho nhân dân cả hai nước. Thế nhưng thực tế không phải người dân nào cũng có được nhận định thấu đáo về vấn đề trên, đặc biệt là học sinh Trung học phổ thông. Với sự năng động, thích tìm tòi khám phá, được sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, các em nhanh chóng tiếp nhận những thông tin về vấn đề biển Đông. Tuy nhiên, bởi luồng thông tin này rất đa dạng: đúng có, sai có, cố tình xuyên tặc để hướng người đọc tới những nhận định sai lệch, phá hoại cũng có. Trong khi đó, sự hiểu biết vấn đề xã hội, lập trường chính trị của các em còn nhiều hạn chế do độ tuổi còn trẻ. Điều đó dẫn tới, bên cạnh những học sinh có cái nhìn đúng về vấn đề biển Đông hiện nay thì vẫn tồn tại những nhận thức sai lầm. Qua quá trình quan sát, tìm hiểu, chúng tôi thấy hiện có 2 khuynh hướng nhận định sai lầm về vấn đề biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam tồn tại trong lớp học sinh Trung học phổ thông hiện nay. Một là miệt thị, coi thường, bài bác, ghét bỏ Trung Quốc; hai là lo sợ Trung Quốc vì thấy họ đông, mạnh, có tiềm lực quân sự vượt trội so với chúng ta. Cả hai cách nhìn nhận trên nếu không có sự uốn nắn, dẫn dắt kịp thời nó sẽ đưa đến hệ quả bất lợi cho đất nước. Khuynh hướng miệt thị, ghét bỏ dẫn đến hành động bài trừ tất cả gì liên quan đến Trung Quốc, bạo động, phá hoại; khuynh hướng lo sợ dẫn đến chấp nhận, buông xuôi. Và đặc biệt cả hai khuynh trên đều dẫn đến tâm lí hoài nghi, thiếu tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết vấn đề biển Đông với Trung Quốc. Từ thiếu tin tưởng dẫn đến nói xấu, phá hoại một cách vô thức. Do vậy, giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo để cho học sinh Trung học phổ thông có nhận thức đúng đắn về vấn đề này, cũng như hiểu thấu đáo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình giải quyết vấn đề biển Đông hiện nay là một việc làm cần thiết vì thanh niên học sinh chính là người chủ của đất nước sau này, những người phải trực tiếp đối phó với cường quốc láng giềng, trong khi đó bài toán tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc không thể giải trong ngày một ngày hai, nên các em đương nhiên phải tiếp nối thế hệ đi trước gánh vác trách nhiệm này. Từ những lí do trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Tích hợp giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo cho học sinh thông qua giảng dạy phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” làm đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm góp phần nâng cao ý thức chủ quyền biển đảo cho học sinh Trung học phổ thông đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” nói riêng và môn Giáo dục công dân nói chung. Đối tượng nghiên cứu Để phục vụ cho việc nghiên cứu chúng tôi xin giới hạn đối tượng nghiên cứu ở học sinh khối 11, trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Phương pháp nghiên cứu Tác giả lấy quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin làm cơ sở phương pháp luận chung cho việc nghiên cứu. Và sử dụng một hệ thống các phương pháp nghiên cứu nhằm đảm bảo tính khoa học, tính sáng tạo, tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp lịch sử và logic nhằm tìm hiểu sâu hơn về vấn đề biển Đông, cái nhìn của học sinh Trung học phổ thông về vấn đề biển đảo, phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”, giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo cho học sinh thông qua giảng dạy phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, khảo sát, thực nghiệm sư phạm, trao đổi kinh nghiệm nhằm thu thập thông tin về việc giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo cho học sinh thông qua giảng dạy phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”. Phương pháp toán học nhằm xử lý và phân tích số liệu thống kê. Trên cơ sở đó, bằng con đường phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để rút ra kết luận cần thiết, hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1 Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và bộ môn Giáo dục công dân nói riêng Không muốn tụt hậu và nhanh chóng vươn lên trên trường quốc tế đất nước ta hiện nay không có con đường nào khác ngoài con đường tiến hành thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhưng muốn thực hiện được điều đó cần có con người – những con ngươi có trình độ tri thức, nhạy bén, năng động và đặc biệt biết vận dụng linh hoạt các kiến thức được học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Trách nhiệm đào tạo những con người đó thuộc về ngành giáo dục – đào tạo. Xác định rõ nhiệm vụ của mình, trong những năm gần đây ngành Giáo dục – Đào tạo đã triển khai chương trình đổi mới nội dung và phương pháp dạy học cho tất cả các cấp, các môn học trong đó có nội dung dạy học tích hợp. Dạy học tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn nên ít phải ghi nhớ một cách máy móc, hơn cả dạy học tích hợp giúp học sinh có cái nhìn tổng quát về một vấn đề từ đó có khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn. Điều này lại càng có ý nghĩa hơn đối với bộ môn Giáo dục công dân, bộ môn trang bị cho học sinh những kiến thức triết học, đạo đức, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước để từ đó biết lựa chọn và thực hiện hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có trách nhiệm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trước những nhận thức hạn chế của học sinh về chủ quyền biển, đảo có nhiều ý kiến đã tỏ rõ sự quan ngại. Nhà sử học, giáo sư Phan Huy Lê đã nói: “Tôi kiến nghị với Bộ GD&ĐT phải bổ sung ngay lập tức, càng sớm càng tốt đưa những kiến thức về biển Đông và chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa chứ không thể chậm trễ hơn được nữa. Nếu chậm trễ, để cho các em lớn lên mù tịt về biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa là cái tội của chúng ta, là cái tội của người lớn và của nền giáo dục đối với thế hệ trẻ". Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng đã phát biểu: “...chúng ta quá đơn giản, không thấy ý thức trách nhiệm trong việc đào tạo cho thế hệ trẻ ý thức về chủ quyền lãnh thổ dân tộc của mình”. Điều đó cho thấy việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh là nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục nói chung và của giáo viên bộ môn Giáo dục công dân nói riêng hiện nay. 2.1.2 Mục tiêu, nội dung phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” Phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” được xây dựng với mục tiêu học sinh đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ sau: Về kiến thức: Hiểu được tính chất và đặc điểm của thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, hiểu được bản chất của Nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nắm được nội dung cơ bản một số chính sách lớn của Đảng và nhà nước. Về kĩ năng: Biết vận dụng kiến thức để phân tích sự khác nhau về bản chất giữa Nhà nước xã hội chủ nghĩa với các nhà nước trước đó ở nước ta, biết thực hiện các quyền dân chủ Xã hội chủ nghĩa và tham gia tuyên truyền các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Biết tìm hiểu, phân tích, đánh giá một số vấn đề gần gũi trong đời sống chính trị - xã hội hiện nay. Về thái độ: Có ý thức đúng đắn về trách nhiệm công dân đối với việc xây dựng, bảo vệ Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Tin tưởng và tự giác thực hiện tốt đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước. Để thực hiện mục tiêu trên, nội dung phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” được phân làm 2 nhóm vấn đề (một số vấn đề về Chủ nghĩa xã hội và một số chính sách của nhà nước ta), gồm 8 bài với thời lượng như sau: Bài 8: Chủ nghĩa xã hội (2 tiết) Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa (2 tiết) Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (2 tiết) Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm (2 tiết) Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (1 tiết) Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa (3 tiết) Bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh (1 tiết) Bài 15: Chính sách ngoại giao (2 tiết) 2.1.3 Nhận thức của học sinh Trung học phổ thông về vấn đề biển đảo Học sinh Trung học phổ thông rơi vào khoảng thời gian tuổi đầu thanh niên. Lứa tuổi năng động, thích tìm tòi khám phá, muốn được khẳng định mình, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. Tuy nhiên do còn hạn chế trong kinh nghiệm sống nên nhận thức về những vấn đề tự nhiên và xã hội (đặc biệt các vấn đề chính trị - xã hội) đôi khi còn sơ sài và phiến diện, thậm chí sai lầm. Do đó, trong vấn đề biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay, các em học sinh Trung học phổ thông khá quan tâm nhưng do hạn chế về nhận thức và lí luận nên dẫn đến hai xu hướng tâm lí sai lầm như ta đã đề cập trên. Đó là miệt thị, coi thường, bài bác, ghét bỏ Trung Quốc; hai là lo sợ Trung Quốc mà cả hai xu hướng này đều gây hại cho sự phát triển của đất nước. Bởi miệt thị coi thường không chỉ dẫn tới làm mất đi cơ hội nhìn thấy những điểm tích cực đáng học hỏi, trân trọng của họ mà còn dẫn đến nguy cơ tham gia các hoạt động bạo động ảnh hưởng xấu tới an ninh, chính trị, đến sự phát triển kinh tế của đất nước cũng như mối quan hệ tốt đẹp của nhân dân 2 quốc gia, tạo hình ảnh xấu về con người Việt Nam trước bạn bè quốc tế Còn tâm lí lo sợ lại đánh mất đi niềm tự tôn dân tộc, buông xuôi, chấp nhận mọi hành động ngang ngược vi phạm lợi ích quốc gia của chính quyền Trung Quốc, coi đó là một tất yếu phải chấp nhận. Cả hai xu hướng tâm lí trên đều dẫn đến một tâm lí hoài nghi về chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước; hoài nghi về bộ máy tổ chức của nhà nước; hoài nghi về con đường đi lên của đất nước Từ sự hoài nghi đó dễ dẫn đến nói xấu vô thức hoặc xuyên tạc về Nhà nước, về chế độ; dễ bị các thế lực thù địch lôi kéo vào các hoạt động chống phá Nhà nước một cách vô thức. Điều này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế cũng như toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Từ những nhận định trên cho thấy việc tích hợp giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo cho học sinh Trung học phổ thông qua phần “Công dân với vấn đề chính trị - xã hội” là có cơ sở khoa học. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1 Nhận thức và vận dụng tích hợp giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo cho học sinh thông qua giảng dạy phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” Phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” nhằm cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa xã hội, nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, một số chính sách của nhà nước ta. Để từ đó có ý thức và hành động đúng đắn về trách nhiệm xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc. Nhận thấy tầm quan trọng của phần kiến thức này đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân trường THPT Lương Đắc Bằng luôn cố gắng đổi mới phương pháp dạy học, để hoạt động dạy và học được thực hiện có hiệu quả như: kế thừa những giá trị tích cực của phương pháp dạy học truyền thống, ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy, tích hợp các vấn đề mang tính thời sự vào trong bài dạy (trong đó có tích hợp giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo) Do đó, chất lượng giảng dạy phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” được đánh giá tốt. Tuy nhiên, việc tích hợp này còn có những tồn tại cần giải quyết. Qua khảo sát cho thấy: Về nhận thức: Tất cả giáo viên trong nhóm Giáo dục công dân đề nhận thấy sự cần thiết tích hợp giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo trong quá trình giảng dạy phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”. Đa số cho rằng việc tích hợp là lấy thông tin về chủ quyền biển đảo để minh họa cho bài học. Thiểu số giáo viên nhận thấy cần tích hợp giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo theo chủ đề để đem lại cho học sinh cái nhìn đa chiều, sâu sắc về vấn đề biển đảo. Điều đó cho thấy việc giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo cho học sinh Trung học phổ thông qua giảng dạy phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” là cần thiết và đem lại kết quả cao, vấn đề quan trọng là tiến hành thế nào để đem lại hiệu quả cao. Về vận dụng: Từ những nhận thức trên dẫn đến nhóm Giáo dục công dân trường Trung học phổ thông Lương Đắc Bằng đã có những thảo luận về nội dung, phương pháp tích hợp giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo trong chương trình Giáo dục công dân nói chung và phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” nói riêng; đội ngũ giáo viên dạy Giáo dục công dân đã tiến hành tích hợp giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo trong các bài nhưng quá trình tích hợp chỉ dừng lại ở việc dùng thông tin về biển đảo để minh họa cho nội dung bài học. Như vậy, việc vận dụng giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo trong quá trình giảng dạy phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” đã được quan tâm và thực hiện nhưng còn những khó khăn cần vượt qua. 2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong việc tích hợp giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo cho học sinh thông qua giảng dạy phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” Thông qua các số liệu thống kê và dự giờ đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy việc tích hợp giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo qua phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” còn tồn tại những hạn chế sau: Tài liệu tích hợp đơn giản, thiếu sinh động, nhiều giờ dạy nội dung tích hợp chỉ dùng thuyết trình; Kiến thức tích hợp chỉ mang tính minh họa cho các nội dung của bài học; Các kiến thức về chủ quyền biển đảo nằm lẻ tẻ ở các bài học khác nhau nên nhận thức của các em về chủ quyền biển đảo còn rời rạc, thiếu sâu sắc. Có những hạn chế trên do những nguyên nhân sau: Trình độ tin học của giáo viên đang còn những bất cập. Với sự phát triển các thiết bị kỹ thuật, internet đem lại nhiều thông tin kịp thời để giáo viên có thể vận dụng linh hoạt trong hoạt động dạy của mình, và thiết kế các bài dạy một cách sinh động hơn nhưng do trình độ tin học còn hạn chế cho nên việc khai thác thông tin, hình ảnh, video làm tư liệu cho bài học, thiết kế các bài giảng còn đơn điệu cũng như vận dụng những tính năng vượt trội của công nghệ thông tin phục vụ cho quá trình tích hợp giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo còn hạn chế. Từ tâm lí của giáo viên, có những giáo viên vẫn cho rằng môn Giáo dục công dân không có quyết định gì đến kết quả thi Tốt nghiệp cũng như thi Đại học. Từ đó dẫn đến thái độ dễ dãi trong quá trình giảng dạy, ngại tìm tòi, thử nghiệm những phương pháp mới, ngại đầu tư cho giờ dạy... Từ suy nghĩ của phụ huynh, của học sinh cho rằng môn Giáo dục công dân không có quyết định gì đến kết quả thi Tốt nghiệp cũng như thi Đại học. Từ đó học sinh có thái độ thiếu tích cực trong chuẩn bị bài học và trong giờ học. Giải pháp để giải quyết vấn đề Lựa chọn hướng tích hợp Nội dung của giải pháp Qua quá trình tìm hiểu sâu về vấn đề những tranh chấp, xung đột ở Biển Đông hiện nay; cơ sở lịch sử, pháp lí về chủ quyền biển đảo của Việt Nam; các bước đi nhằm giải quyết vấn đề chủ quyền biển đảo của Đảng và nhà nước ta hiện nay cũng như nghiên cứu sâu về hệ thống kiến thức phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” tôi nhận thấy việc tích hợp giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo cho học sinh Trung học phổ thông qua giảng dạy phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” có thể tiến hành theo 2 hướng sau: Một là: Tiến hành tích hợp trong quá trình giảng dạy các bài cụ thể Hai là: Tiến hành tích hợp theo chủ đề. Nếu tiến hành theo hướng thứ nhất có những ưu và nhược điểm sau: Ưu điểm: Dễ tích hợp, giáo viên có thể tích hợp lượng kiến thức về chủ quyền biển đảo vào các bài học, phần học cụ thể phù hợp với nội dung của kiến thức, có thể dùng để minh họa cho một nội dung kiến thức nào đó của bài học. Nhược điểm: Những kiến thức về chủ quyền biển đảo được cung cấp một cách rời rạc khó đem đến cho học sinh được cái nhìn toàn diện, sâu sắc về vấn đề chủ quyền biển đảo. Nếu tiến hành theo hướng thứ hai có những ưu và nhược điểm sau: Ưu điểm: Kiến thức về chủ quyền biển đảo được cung cấp một cách có hệ thống nên cho học sinh cái nhìn toàn diện, sâu sắc về vấn đề chủ quyền biển đảo. Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian và công sức chuẩn bị, nghiên cứu. Vì để thực hiện tích hợp theo chủ để buộc giáo viên phải nghiên cứu khái quát phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” để tìm kiếm nội dung kiến thức có mối quan hệ với nhau có thể cùng làm sáng tỏ được vấn đề chủ quyền biển đảo. Sau khi tìm kiếm được mối liên hệ đó giáo viên cần nghiên cứu sâu bài học đã lựa chọn dùng để tích hợp và vấn đề chủ quyền biển đảo để lựa chọn được phương án tích hợp hiệu quả nhất. Bên cạnh đó đòi hỏi bản thân học sinh phải có tính tự giác, nỗ lực cao trong quá trình chuẩn bị bài học và lên lớp. Một số lưu ý khi thực hiện Tùy theo đối tượng học sinh, cơ sở vật chất của nhà trường cũng như thế mạnh của bản thân mà giáo viên lựa chọn cho mình hướng kết hợp phù hợp nhằm đem lại hiệu quả giáo dục cao. Địa chỉ kiến thức tích hợp Nghiên cứu nội dung kiến thức “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”, nhận thấy giáo viên có thể tích hợp giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo cho học sinh trong đại đa số các bài thuộc phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”. Cụ thể: TÊN BÀI HỌC KIẾN THỨC DÙNG ĐỂ TÍCH HỢP NỘI DUNG ĐƯỢC TÍCH HỢP Bài 8: Chủ nghĩa xã hội Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đặc trưng: Các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Sự đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau như anh em một nhà giữa các dân tộc Việt Nam từ vùng núi cao đến miền hải đảo xa xôi. (Với truyền thuyết “con rồng cháu tiên”). Chính sách xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác của Việt Nam với nhân dân Trung Quốc (cả khi chính quyền Trung Quốc tiến hành các hành động ngang ngược tại biển Đông) nhằm giải quyết vấn đề tranh chấp trên cơ sở hòa bình và tôn trọng luật pháp quốc tế. Bài 9: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trách nhiệm của công dân học sinh trong việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa trước các hành động gây hấn của Trung Quốc, trước các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề này để kích động, xuyên tạc phá hoại nhà nước. Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Những hình thức cơ bản của dân chủ Quyền công dân trực tiếp hoặc thông qua
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tich_hop_giao_duc_y_thuc_chu_quyen_bien_dao_cho_hoc_sin.doc