SKKN Tích hợp giáo dục môi trường khi dạy chương I Cá thể và quần thể sinh vật - Sinh thái học, Sinh học 12 tại Trung tâm GDTX Thường Xuân
Trong những năm gần đây, nhiều hiểm họa như: hạn hán, cháy rừng, lũ lụt, sạt lở đất, bệnh dịch xảy ra, gây thiệt hại nặng nề về người và của cho nhiều địa phương. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do người dân chưa có được những hiểu biết cơ bản về bảo vệ môi trường.
Trước thực trạng đó, Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề môi trường.Riêng trong lĩnh vực giáo dục, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống Giáo dục quốc dân” và nhiều chỉ thị, quyết định khác nhằm tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học.
Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và nhà nước về giáo dục bảo vệ môi trường, Bộ GD&ĐT đã có công văn số 6327/BGD ĐT-KHCNMT ngày 17/7/2008 về việc xây dựng kế hoạch tập huấn giáo viên về phương pháp tích hợp nội dung bảo vệ môi trường vào các môn học.
Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học là một đề tài đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Nội dung giáo dục môi trường các tác giả đề cập mang tính chất tổng quát, chung nhất. Nhưng đối với học viên trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) Thường Xuân, ngoài các biện pháp bảo vệ môi trường ở tầm vĩ mô, tôi muốn hướng học viên tới những vấn đề môi trường tại địa phương họ sinh sống, việc bảo vệ môi trường bắt đầu từ những hành vi nhỏ nhất của mỗi người.
Huyện Thường Xuân là một huyện miền núi của tỉnh. Học viên trung tâm GDTX Thường Xuân phần lớn là giáo viên các trường mầm non, tiểu học và cán bộ chủ chốt ở các thôn, xã – là những người có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường để đảm bảo sự phát triển bền vững của địa phương. Vì vậy, việc trang bị cho họ những kiến thức về môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề về môi trường là hết sức cần thiết.
Sinh học là môn học đề cập đến nhiều kiến thức gần gũi với con người và thiên nhiên. Trong Chương I Cá thể và quần thể sinh vật -Sinh thái học, Sinh học 12, học viên được tìm hiểu về môi trường, các nhân tố sinh thái, mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường. Khi nghiên cứu mối quan hệ này, có thể tích hợp những biện pháp bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần làm tăng hiệu quả dạy học.
MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU.......3 Lí do chọn đề tài......3 Mục đích nghiên cứu.......3 Đối tượng nghiên cứu..........4 Phương pháp nghiên cứu.........4 PHẦN II.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.....4 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm..4 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...... 5 3.Các giải pháp và kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề....6 3.1. Nghiên cứu nội dung kiến thức chương I Cá thể và quần thể sinh vật- Sinh thái học, Sinh học 12 để làm cơ sở tích hợp.........6 3.2.Thiết kế bài giảng tích hợp giáo dục môi trường..8 3.3. Khảo sát, đánh giá kết quả.....14 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ....15 PHẦN III.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ......16 1.Kết luận........16 2.Kiến nghị ........16 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây, nhiều hiểm họa như: hạn hán, cháy rừng, lũ lụt, sạt lở đất, bệnh dịchxảy ra, gây thiệt hại nặng nề về người và của cho nhiều địa phương. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do người dân chưa có được những hiểu biết cơ bản về bảo vệ môi trường. Trước thực trạng đó, Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề môi trường.Riêng trong lĩnh vực giáo dục, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống Giáo dục quốc dân” và nhiều chỉ thị, quyết định khác nhằm tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học. Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và nhà nước về giáo dục bảo vệ môi trường, Bộ GD&ĐT đã có công văn số 6327/BGD ĐT-KHCNMT ngày 17/7/2008 về việc xây dựng kế hoạch tập huấn giáo viên về phương pháp tích hợp nội dung bảo vệ môi trường vào các môn học. Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học là một đề tài đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Nội dung giáo dục môi trường các tác giả đề cập mang tính chất tổng quát, chung nhất. Nhưng đối với học viên trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) Thường Xuân, ngoài các biện pháp bảo vệ môi trường ở tầm vĩ mô, tôi muốn hướng học viên tới những vấn đề môi trường tại địa phương họ sinh sống, việc bảo vệ môi trường bắt đầu từ những hành vi nhỏ nhất của mỗi người. Huyện Thường Xuân là một huyện miền núi của tỉnh. Học viên trung tâm GDTX Thường Xuân phần lớn là giáo viên các trường mầm non, tiểu học và cán bộ chủ chốt ở các thôn, xã – là những người có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường để đảm bảo sự phát triển bền vững của địa phương. Vì vậy, việc trang bị cho họ những kiến thức về môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề về môi trường là hết sức cần thiết. Sinh học là môn học đề cập đến nhiều kiến thức gần gũi với con người và thiên nhiên. Trong Chương I Cá thể và quần thể sinh vật -Sinh thái học, Sinh học 12, học viên được tìm hiểu về môi trường, các nhân tố sinh thái, mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường. Khi nghiên cứu mối quan hệ này, có thể tích hợp những biện pháp bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần làm tăng hiệu quả dạy học. Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài “Tích hợp giáo dục môi trường khi dạy chương I Cá thể và quần thể sinh vật- Sinh thái học, Sinh học 12 tại Trung tâm GDTX Thường Xuân” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong dạy học chương I Cá thể và quần thể sinh vật- Sinh thái học, Sinh học 12 nhằm giúp học viên nâng cao được giá trị về mặt ứng dụng kiến thức, rèn luyện một số kỹ năng và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. 3.Đối tượng nghiên cứu Đánh giá hiệu quả của việc dạy học tích hợp giáo dục môi trường khi dạy chương I Cá thể và quần thể sinh vật-Sinh thái học, Sinh học 12 đối với học viên trung tâm GDTX Thường Xuân về kiến thức, kĩ năng cũng như thái độ của người học trước các vấn đề về môi trường. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu cơ sở lý luận về quan điểm dạy học tích hợp, nghiên cứu nội dung kiến thức chương I Cá thể và quần thể sinh vật- Sinh thái học, Sinh học 12 để làm cơ sở tích hợp. 4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Trao đổi với đồng nghiệp, gửi phiếu thăm dò để đánh giá thực trạng của việc giáo dục môi trường trong dạy học nói chung và dạy học chương I Cá thể và quần thể sinh vật -Sinh học 12 ở trung tâm GDTX Thường Xuân và một số cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh . 4.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu qua kết quả các bài kiểm tra và các kênh thông tin khác để đánh giá tính hiệu quả của đề tài. PHẦN II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 1.1.Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. Thông qua dạy học tích hợp, học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền móng cho quá trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày. Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục giới tính, giáo dục môi trường trong các môn Giáo dục công dân, địa lý, sinh học, hóa học... 1.2.Tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào dạy học là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức giáo dục môi trường và kiến thức môn học thành nội dung thống nhất có quan hệ chặt chẽ với nhau dựa trên những mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong bài học. Nội dung giáo dục môi trường có thể được tích hợp vào nội dung các bài học của các môn học theo 3 mức độ: +Mức độ 1: Tích hợp toàn phần: Nội dung giáo dục môi trường trùng hoàn toàn hay phần lớn nội dung của bài học. + Mức độ 2: Tích hợp bộ phận: Một số đơn vị kiến thức của nội dung giáo dục môi trường được đưa vào nội dung bài học và trở thành một bộ phận của bài học. + Mức độ 3: Tích hợp liên hệ: Nội dung bài học có thể liên hệ với các vấn đề môi trường. Khi tích hợp giáo dục môi trường cần chú ý: + Đảm bảo nội dung kiến thức cơ bản của môn học, tiết học . + Tận dụng các cơ hội để tích hợp các nội dung của giáo dục môi trường một cách phù hợp, không làm quá tải nội dung và làm tăng thời lượng của bài học. + Tiến hành một cách tự nhiên, không gò bó, không khiên cưỡng.Vì vậy, việc tích hợp có thể được tiến hành theo các mức độ khác nhau. + Cần liên hệ các vấn đề về thực trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường ở địa phương. 1.3.Giáo dục môi trường trong dạy học cần quán triệt 3 cách tiếp cận, đó là: + Giáo dục về môi trường: Cần cung cấp cho người học có những hiểu biết cơ bản về môi trường, về mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và môi trường. + Giáo dục trong môi trường: Giáo dục môi trường cần được tiến hành trong môi trường, cần được thực hành trong thực tế môi trường, cần xây dựng những kĩ năng thu thập, đánh giá và phân tích dữ liệu từ thực tế. + Giáo dục vì môi trường: Giáo dục môi trường phải hướng người học có thái độ thân thiện với môi trường, có ý thức bảo vệ môi trường, có trách nhiệm cải tạo môi trường, có phong cách sống thích hợp, hài hòa với môi trường và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. 2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Dựa trên quan điểm chỉ đạo của ngành, trong quá trình dạy học sinh học, bản thân tôi cũng như nhiều giáo viên đã chú ý đến tích hợp giáo dục môi trường. Tuy nhiên qua thực tế cho thấy việc làm này còn chưa thường xuyên, đôi khi còn mang tính sách vở, thiếu sự gần gũi với đời sống thực tế. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như sau: + Cơ sở trang thiết bị còn thiếu, tài liệu cho giáo viên và học sinh tham khảo chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập. + Kĩ năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại của giáo viên còn hạn chế như việc sưu tầm các tư liệu điện tử, tranh ảnh, phim liên quan đến môi trường... +Thời lượng của một tiết học hạn chế do đó giáo viên giảng dạy không đủ thời gian đi sâu vào việc tích hợp nội dung bảo vệ môi trường. + Phần mở rộng liên hệ bảo vệ môi trường thường được coi là phần phụ nên dễ bị bỏ qua. Trong khi đó, Sinh thái học là phần học mang tính thực tiễn cao, chúng ta có thể đưa ra các biện pháp giáo dục môi trường liên quan đến từng nội dung trong các bài học, đó là những kiến thức gần gũi với sự hiểu biết của học viên . Điều này sẽ có tác dụng kích thích hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của học viên, đặc biệt là sự quan tâm tới môi trường để từ đó biết cách bảo vệ môi trường. 3.Các giải pháp và kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề 3.1. Nghiên cứu nội dung kiến thức chương I Cá thể và quần thể sinh vật-Sinh thái học, Sinh học 12 để làm cơ sở tích hợp Chương I Cá thể và quần thể sinh vật là chương đầu tiên của phần Sinh thái học, gồm 5 bài, từ bài 35 đến bài 39. Nội dung của chương đề cập đến nhiều khái niệm và quy luật sinh thái: Khái niệm môi trường và cách phân loại môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái và ổ sinh thái; quần thể và các đặc trưng về sinh thái học của quần thể; mối tác động qua lại giữa các cá thể trong quần thể; quy luật tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường; những yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và biến động kích thước của quần thểĐây là những kiến thức khá gần gũi với học viên và thuận lợi để tích hợp giáo dục môi trường. Trên cơ sở lý luận về dạy học tích hợp và nội dung từng bài, tôi đã xác định những đơn vị kiến thức sử dụng để dạy học tích hợp và biện pháp tích hợp như sau: Bài Địa chỉ tích hợp Nội dung giáo dục môi trường Biện pháp Bài 35 I. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái. II.1. Giới hạn sinh thái. + Các yếu tố môi trường: Đất, nước, không khí, các yếu tố khí hậu, đa dạng sinh học và tài nguyên rừng (nhân tố hữu sinh) . + Con người cũng là một nhân tố sinh thái, mọi hoạt động của con người đều ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường . + Có ý thức và thực hiện bảo vệ các yếu tố môi trường. Bài tập về nhà: Khảo sát môi trường nước tại địa phương qua chủ đề “Bảo vệ nguồn tài nguyên nước”. Bài 36 I. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể . + Giải thích được sự phát triển quá mức của một số quần thể sinh vật có nguồn gốc nhập ngoại (Ốc bươu vàng, lục bình...) uy hiếp các loài bản địa gây mất cân bằng sinh thái. + Không được tự ý, tùy tiện đưa một sinh vật ngoại lai vào chăn nuôi hoặc môi trường tự nhiên ở địa phương. Học viên liên hệ với thực trạng một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở nước ta. Bài 37 I .Tỷ lệ giới tính II. Nhóm tuổi IV. Mật độ cá thể của quần thể. + Biết cách khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên để đảm bảo duy trì ổn định quần thể. + Sự phân bố dân cư ở nước ta không hợp lý: người dân dồn về các thành phố lớn để sinh sống làm chất lượng môi trường bị giảm sút. Liên hệ: thực tế ở địa phương -Liên hệ sự phân bố dân cư của nước ta Bài 38 V. Kích thước quần thể sinh vật VII. Tăng trưởng của quần thể người . + Nhiều loài động vật quý hiếm bị săn bắt quá mức, kích thước quần thể dưới mức tối thiểu nên quần thể khó có khả năng phục hồi . + Con người cần phải bảo vệ các loài động vật hoang dã . +Hiện tượng di dân tự do tới các vùng núi, cao nguyên thường xảy ra, hậu quả là tài nguyên đất, rừng bị xâm phạm và suy thoái . +Thực hiện di dân có kế hoạch đảm bảo cân đối về dân số giữa thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi và các vùng kinh tế. +Dân số tăng quá nhanh dẫn đến thiếu nơi ở, thiếu trường học, bệnh viện, thiếu đất sản xuất, khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên ...là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm sút . + Cần có biện pháp kiểm soát dân số: Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, giải quyết vấn đề việc làm để khắc phục tình trạng phân bố dân cư bất hợp lý. -Liên hệ tìm hiểu một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng do số lượng cá thể còn lại quá ít. Liên hệ thực tế tình trạng di dân ở nước ta. Học viên liên hệ vấn đề tăng dân số ở Việt Nam. Bài 39 I.Biến động số lượng cá thể. II. Nguyên nhân gây biến động. + Con người có thể chủ động trong việc hạn chế sự phát triển quá mức của các loài sinh vật gây hại, gây mất cân bằng sinh thái. Liên hệ sự biến động số lượng cá thể của một số loài tại địa phương. 3.2. Thiết kế bài giảng tích hợp giáo dục môi trường Với nội dung và biện pháp tích hợp đã xác định được ở trên, tôi soạn giáo án cho từng bài sao cho vẫn đảm bảo nội dung kiến thức của bài học mà vẫn thực hiện được mục tiêu tích hợp đặt ra. Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm, tôi không trình bày đầy đủ, chi tiết giáo án của từng bài. Ở đây tôi chỉ trình bày những kinh nghiệm tích hợp ở những đơn vị kiến thức đã chọn. 3.2.1.Bài 35. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI Sau khi học viên đã có những khái niệm cơ bản về môi trường, các yếu tố môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh tháitôi hướng dẫn học viên khảo sát các yếu tố môi trường tại địa phương qua một chủ đề cụ thể (dưới dạng bài tập về nhà). Trên cơ sở đó, học viên tự xây dựng phương án để khảo sát các yếu tố khác của môi trường tại địa phương như đất, không khí, rừng CHỦ ĐỀ: “ BẢO VỆ NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC” Nước là một nhân tố sinh thái vô sinh. Nước quyết định sự tồn tại của sự sống trên trái đất, không có nước thì không có sự sống. Nước là tài nguyên của mỗi quốc gia, nó là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia. Ở địa phương anh /chị, việc sử dụng nguồn nước như thế nào? Hãy khảo sát nguồn nước tại địa phương với chủ đề “ Bảo vệ nguồn tài nguyên nước”. Nội dung1.Nước chúng ta dùng có từ đâu? a/Nguồn nước anh /chị sử dụng hàng ngày từ đâu? Có Không Nước bề mặt Nước mưa. Nước sông, suối,hồ, ao. Nước ngầm Nước giếng. Nước máy hút từ lòng đất . b/ Nguồn nước có phải là vô tận không? c/ Anh chị có bao giờ lo lắng nguồn nước ở địa phương mình sẽ hết không? Nội dung 2.Nguồn nước ở địa phương anh/chị có bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm không? Các chất ô nhiễm xâm nhập vào nguồn nước và những hành vi làm suy thoái nguồn nước ở địa phương Có Không Nhà vệ sinh, chuồng gia súc gần giếng nước Người và động vật phóng uế bừa bãi, đổ rác thải gần sông, suối Dùng điện, chất nổ đánh cá Nước thải từ gia đình đổ thẳng ra sông, suối Nước thải từ bệnh viện, nước thải sinh hoạt chưa được xử lý Dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc kích thích quá nhiều; Rửa dụng cụ, đổ hóa chất độc hại vào nguồn nước Các làng nghề, cơ sở sản xuất, giết mổ gia súcđổ nước thải và chất thải rắn vào môi trường mà không qua xử lý Chôn lấp gia súc, gia cầm bị dịch bệnh không đúng quy cách Chặt phá rừng lấy đất làm nương, rẫy, lấy gỗ, củi. Khai thác nước ngầm, sử dụng nước cho sản xuất và sinh hoạt quá mức ... Qua khảo sát trên, anh/chị hãy kết luận nguồn nước tại địa phương mình có bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm không? ................................................................... Nội dung 3. Khi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm sẽ dẫn đến những hậu quả gì? Hậu quả Đúng Sai Nước ô nhiễm chứa các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể tích tụ lâu dài sẽ gây khối ung thư. Dùng nước bẩn dễ bị hắc lào, tổ đỉa, eczema, ghẻ lở Vi khuẩn đường ruột có trong nước gây rối loạn tiêu hóa, bệnh đường ruột, giun sán. Các thuốc trừ sâu có trong nước có thể gây ung thư, trẻ em thiếu ôxy trong máu, suy dinh dưỡng, giảm thông minh.. Nước bị ô nhiễm là con đường lây truyền HIV, viêm gan B Nước bị ô nhiếm sẽ không ảnh hưởng đến sinh hoạt của con người vì hiện nay có nhiều loại máy lọc nước dùng cho gia đình. Nước bị cạn kiệt sẽ không thể đủ cho sản xuất và tiêu dùng. Nước bị ô nhiễm làm cho tôm, cua, cá và các sinh vật khác bị biến dạng hoặc bị chết gây tổn thất cho ngành nuôi trồng thủy sản và ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Nước bị cạn kiệt không ảnh hưởng nhiều đến nông nghiệp vì con người có thể gây mưa nhân tạo. Nội dung4.Mỗi người cần phải làm gì để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước? Những hành động tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước Đồng ý Không đồng ý Không nên để vòi nước chảy tràn, liên tục khi đang giặt quần áo hoặc rửa rau, rửa bát. Khóa vòi hoặc nút đường ống lại khi không dùng nước. Không đục ống nước trái phép để lấy cắp nước. Dọn sạch dòng sông và xung quanh bờ. Nơi đổ rác và nhà vệ sinh, chuồng nuôi gia súc phải xa nguồn nước. Trồng nhiều cây trên bờ sông để bảo vệ và chống xói mòn, lở đất. Dùng phân hóa học thay thế cho phân hữu cơ. Trồng cây, gây rừng, phủ xanh đồi trọc. .. 3.2.2.Bài 36. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ Khi dạy phần “ Quá trình hình thành quần thể”, tôi phân tích 1 ví dụ cụ thể từ đó rút ra 3 giai đoạn trong quá trình hình thành quần thể. Để thuận tiện cho tích hợp giáo dục môi trường, tôi chọn ví dụ là một loài sinh vật ngoại lai- Bọ cánh cứng hại dừa. Loài bọ này được phát hiện vào tháng 4/1999 ở tỉnh Bến Tre. Bọ xâm nhập qua con đường nhập khẩu cây cảnh thuộc họ cau dừa dùng làm cảnh và cây cọ dầu từ các nước châu Á. Chỉ sau hơn một năm (tháng 7/2000) đã lan tràn gây hại cho hơn 30 tỉnh thành thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ và Nam Trung bộ. Sau khi học viên đã hiểu được 3 giai đoạn hình thành quần thể, giáo viên cho học viên lấy thêm các ví dụ khác (Chú ý những loài mới xuất hiện tại địa phương). Giáo viên cung cấp thêm thông tin về một số loài sinh vật ngoại lai: +Cây mai dương, hay còn gọi là cây trinh nữ đầm lầy, hiện là sinh vật ngoại lai gây hại lớn nhất ở Việt Nam. Cây mai dương có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ và được du nhập vào châu Á từ cuối thế kỷ XIX. +Ốc bươu vàng, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sống trong các vùng đầm lầy. Ốc bươu vàng du nhập vào nước ta từ trước năm 1975. +Ốc sên, có nguồn gốc từ lục địa châu Phi, trở thành loài ốc cạn ngoại lai xâm nhập vào Việt Nam từ những năm 1960. + Lục bình (bèo Nhật Bản hoặc bèo tây) du nhập vào Việt Nam từ Nhật Bản vào năm 1902. +Cây bông ổi (cây ngũ sắc) được đưa vào nước ta từ đầu thế kỷ 20, mục đích làm cảnh và đang có mặt rộng rãi khắp nơi trong cả nước. +Sâu róm hại thông thuộc họ bướm, có vùng phân bố tự nhiên ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Sâu róm thông xâm nhập vào Việt Nam từ những năm 1950. Sự lan rộng của sinh vật ngoại lai hiện nay được ghi nhận như một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sinh thái và nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Đặc biệt, nó càng trở nên nghiêm trọng hơn do sự biến đổi khí hậu và những xáo động về vật lý, hóa học đối với các loài và hệ sinh thái. Tuy nhiên, không phải sinh vật ngoại lai nào cũng gây hại. Có nhiều loài khi du nhập vào nước ta đã trở thành loài có giá trị: Cà phê, cao su Cuối cùng, giáo viên cho học viên thảo luận: Mỗi người cần có thái độ như thế nào khi đưa sinh vật ngoại lai vào địa phương, và đi đến kết luận: Không được tự ý, tùy tiện đưa một sinh vật ngoại lai vào chăn nuôi hoặc môi trường tự nhiên ở địa phương. 3.2.3.Bài 37.CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT Sau khi dạy xong mục IV Mật độ cá thể của quần thể, giáo viên cho học viên liên hệ sự phân bố dân cư ở nước ta qua các câu hỏi gợi ý sau: + Sự phân bố dân cư ở nước ta đã thực sự hợp lí chưa? (Phân bố dân cư ở nước ta chưa hợp lí giữa các vùng, các tỉnh, giữa đồng bằng và trung du miền núi, giữa thành thị và nông thôn). +Sự phân bố dân cư chưa hợp lí có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? (Dân số tập trung ở đồng bằng, đô thị làm ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường. Mật độ dân số tăng, rác thải nhiều, làm tăng dịch bệnh, gây ảnh hưởng đến con người và môi trường). + Mỗi người cần có thái độ và hàn
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tich_hop_giao_duc_moi_truong_khi_day_chuong_i_ca_the_va.doc