SKKN Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong bài 14: Vật liệu polime – Hóa học 12 - (Chương trình chuẩn)

SKKN Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong bài 14: Vật liệu polime – Hóa học 12 - (Chương trình chuẩn)

Thực tế cho thấy, BĐKH đang đe doạ nghiêm trọng đến lợi ích sống còn của con người trên khắp hành tinh và làm cho Trái Đất chúng ta ngày càng trở nên mỏng manh, dễ bị tổn thương và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải ý thức hơn đối với môi trường thông qua từng công việc cụ thể của mỗi cá nhân.

 Việt Nam được cảnh báo sẽ là một trong số những nước trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Hiện nay, ở Việt Nam đã xuất hiện ngày càng nhiều những bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu tác động tiêu cực như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Các hiện tượng như: lượng mưa thất thường và luôn biến đổi; xâm nhập mặn nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu long; cá chết hàng loạt ở dọc bờ biển các tỉnh miền trung; nhiệt độ tăng cao hơn gây hạn hán ở các tỉnh miền trung và Tây nguyên; mưa đá, lốc xoáy, lũ ống, lũ quét ở các tỉnh miền núi phía bắc, tình hình thời tiết khốc liệt hơn, tần suất và cường độ của những đợt bão lũ, triều cường tăng đột biến, các dịch bệnh xuất hiện và lan tràn . trong những năm gần đây đều liên quan nhiều đến việc biến đổi khí hậu.

 Nhận thức sâu sắc vấn đề biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, mọi thành phần dân cư để có các hành động cụ thể góp phần vào việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhà trường phổ thông, với sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, với mạng lưới rộng khắp cả nước, với hệ thống chương trình, nội dung, kế hoạch và phương pháp giáo dục với đội ngũ hùng hậu của những người làm công tác giáo dục đóng một vai trò to lớn và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến việc nâng cao nhận thức về chống và thích nghi với biến đổi khí hậu cho học sinh .

 Là một giáo viên Hóa học tôi mong muốn và ý thức trách nhiệm của mình đối với việc phải giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong bài 14: Vật liệu polime – Hóa học 12 - (Chương trình chuẩn)”.

 

doc 29 trang thuychi01 8334
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong bài 14: Vật liệu polime – Hóa học 12 - (Chương trình chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
Trang
I.
 MỞ ĐẦU
2
1.
 Lí do chọn đề tài
2
2.
 Mục đích nghiên cứu
2
3.
 Đối tượng nghiên cứu
3
4.
 Phương pháp nghiên cứu
3
II. 
 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
1.
 Cơ sở lí luận
4
2.
 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng đề tài
7
3.
Tích hợp GDBĐKH trong “Bài 14. Vật liệu polime” – Hóa học lớp 12 - (chương trình chuẩn).
9
4.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17
III.
 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	
18
1.
 Kết luận
18
2.
 Kiến nghị
18
 Tài liệu tham khảo
21
 Phụ lục 
22
 I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thực tế cho thấy, BĐKH đang đe doạ nghiêm trọng đến lợi ích sống còn của con người trên khắp hành tinh và làm cho Trái Đất chúng ta ngày càng trở nên mỏng manh, dễ bị tổn thương và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải ý thức hơn đối với môi trường thông qua từng công việc cụ thể của mỗi cá nhân. 
 	Việt Nam được cảnh báo sẽ là một trong số những nước trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Hiện nay, ở Việt Nam đã xuất hiện ngày càng nhiều những bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu tác động tiêu cực như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Các hiện tượng như: lượng mưa thất thường và luôn biến đổi; xâm nhập mặn nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu long; cá chết hàng loạt ở dọc bờ biển các tỉnh miền trung; nhiệt độ tăng cao hơn gây hạn hán ở các tỉnh miền trung và Tây nguyên; mưa đá, lốc xoáy, lũ ống, lũ quét ở các tỉnh miền núi phía bắc, tình hình thời tiết khốc liệt hơn, tần suất và cường độ của những đợt bão lũ, triều cường tăng đột biến, các dịch bệnh xuất hiện và lan tràn. trong những năm gần đây đều liên quan nhiều đến việc biến đổi khí hậu.
 Nhận thức sâu sắc vấn đề biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, mọi thành phần dân cư để có các hành động cụ thể góp phần vào việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhà trường phổ thông, với sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, với mạng lưới rộng khắp cả nước, với hệ thống chương trình, nội dung, kế hoạch và phương pháp giáo dục với đội ngũ hùng hậu của những người làm công tác giáo dục đóng một vai trò to lớn và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến việc nâng cao nhận thức về chống và thích nghi với biến đổi khí hậu cho học sinh .
 Là một giáo viên Hóa học tôi mong muốn và ý thức trách nhiệm của mình đối với việc phải giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong bài 14: Vật liệu polime – Hóa học 12 - (Chương trình chuẩn)”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Giáo dục về biến đổi khí hậu phải giúp cho HS có hiểu biết về hiện tượng biến đổi khí hậu, nguyên nhân và những tác động của nó tới đời sống con người và những biện pháp hạn chế các tác nhân dẫn đến BĐKH, có được những kỹ năng cần thiết để ứng phó với những tác động do BĐKH gây ra. Từ đó chuẩn bị cho HS tâm thế sẵn sàng tham gia các hoạt động nhằm chống lại, hạn chế sự BĐKH. Chủ động đối phó với những thách thức do BĐKH gây ra theo phương châm tại chỗ, dựa vào sức mình là chính.
Chương trình Hóa học 12 HS cần nắm được sự tồn tại của các loại hóa chất trong tự nhiên, đặc điểm về tính chất vật lí và tính chất hóa học, ứng dụng và phương pháp điều chế của chúng và một số vấn đề đang được đặt ra nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên, giảm thiểu hậu quả của thiên tai, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo vệ môi trường địa phương nơi học sinh đang sinh sống. 
3. Đối tượng nghiên cứu
- Khái niệm/ thuật ngữ về biến đổi khí hậu.
- Hiện trạng, nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu, đặc biệt là những nguyên nhân do con người tạo ra.
- Hậu quả của biến đổi khí hậu và tác động của nó trên phạm vi toàn cầu, quốc gia và khu vực - địa phương.
- Những biện pháp hạn chế các tác nhân gây nên biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu, quốc gia và địa phương. 
- Ứng phó trước tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam: phòng chống ngập lụt xâm nhập mặn ở đồng bằng châu thổ và vùng ven biển, sạt lở đất vùng ven biển, lũ và sạt lở đất ở vùng núi.
- Cung cấp, rèn luyện những kỹ năng cần thiết để ứng phó với thiên tai do biến đổi khí hậu gây nên ở địa phương (kỹ năng cụ thể phòng chống lũ lụt, sạt lở đất, bão.) cho học sinh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Giáo dục về Biến đổi khí hậu có thể được thực hiện qua nhiều phương thức khác nhau. Tuy nhiên, GDBĐKH qua môn Hóa học lớp 12, thì thực hiện bằng phương thức tích hợp là thích hợp nhất, tích hợp những nội dung liên quan vào môn học. Việc tích hợp GDBĐKH được triển khai ở ba mức độ là: tích hợp toàn phần, tích hợp bộ phận và mức độ liên hệ. 
Để nắm được tình trạng nhận thức của học sinh và giáo viên tôi dùng các phiếu điều tra trước và sau khi thực hiện đề tài sau đó thống kê, xử lí dữ liệu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1. Cơ sở lí luận
1.1. Khái quát về Biến đổi khí hậu.
1.1.1. Khái niệm về Biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là thay đổi của hệ thống khí hậu trái đất gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.[1.2]
1.1.2. Nguyên nhân và biểu hiện của Biến đổi khí hậu. 
a. Nguyên nhân chính làm BĐKH Trái đất : Là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác[1.3]. Nhằm hạn chế sự BĐKH, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, NOx, CFCs, PFCs, SF6...[1.1]
+ CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
+ CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
+ NOx phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
+ CFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ozon (ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
+ PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
+ SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magie.
+ Hoạt động của núi lửa, động đất, sóng thần...
b. Một số biểu hiện của BĐKH: 
+ Mưa axit làm chết các sinh vật hủy hoại hệ sinh thái, phá hủy các công trình xây dựng.
+ Thủng tầng ozon làm cho tia tử ngoại xâm nhập vào trái đất.
+ Cháy rừng, lũ lụt, hạn hán, sa mạc hóa.
+ Sương khói mù quang hóa ở các thành phố công nghiệp.
+ Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất.
+ Hiệu ứng nhà kính làm khí quyển và Trái đất nói chung nóng lên băng tan mực nước biển dâng cao, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
+ Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
+ Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.[1.2]
1.1.3. Hậu quả của Biến đổi khí hậu.
Đối với Việt Nam, một trong năm nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ BĐKH, phải đối mặt với những hậu quả cụ thể sau:
- Xâm nhập mặn nghiêm trọng ở đồng bằng sông cửu long làm cho các loài thủy sinh và lúa chết trên diện rộng, dân không có nước ngọt để sinh hoạt; cá chết hàng loạt ở dọc bờ biển các tỉnh miền trung.
- El Nino ảnh hưởng rõ rệt đến thời tiết của Việt Nam, thể hiện rõ nhất là sự thiếu hụt về lượng mưa dẫn đến hạn hán tại nhiều khu vực. Mực nước các sông khu vực miền Bắc đã xuống thấp nhất trong vòng 100 năm qua. Các tỉnh ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ là những vùng chịu ảnh hưởng nhiều mặt của hiện tượng này.
- BĐKH tác động đến hoạt động kinh tế - xã hội của con người. Mực nước biển dâng cao gây ngập úng, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gây rủi ro đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội. Theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu về BĐKH, đến năm 2100 nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 300C và mực nước biển dâng đến 1m. Theo đó, khoảng 40.000km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập, trong đó 90% diện tích các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long ngập hầu như toàn bộ , và có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu mực nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng[6]
1.1.4. Giải pháp ứng phó và thích ứng với Biến đổi khí hậu.
Thực tế cho thấy, BĐKH đang đe doạ nghiêm trọng đến lợi ích sống còn của con người trên khắp hành tinh và làm cho Trái Đất chúng ta ngày càng trở nên mỏng manh, dễ bị tổn thương và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải ý thức hơn đối với môi trường thông qua từng công việc cụ thể của mỗi cá nhân.[5]
a.Giảm sản xuất nhiệt điện từ nhiên liệu hóa thạch và thủy điện; tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như: Năng lượng Mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sinh khối (biomas), năng lượng khí sinh học (biogas). 
b.Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực bảo vệ rừng và trồng rừng sẽ có tác dụng lớn trong việc giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu.
c.Tiết kiệm năng lượng để giảm lượng khí CO2 thải ra bầu khí quyển.
Thay vì đi lại bằng xe máy, ô tô mọi người chúng ta nên đi bằng những phương tiện công cộng như đi xe buýt, đi xe đạp, đi bộ. Với các loại phương tiện đi lại này sẽ tiết kiệm không chỉ xăng dầu mà còn hạn chế khí thải gây ô nhiễm môi trường.
Tiết kiệm điện, đặc biệt là sử dụng các thiết bị dân dụng tiết kiệm như bóng đèn compact, đèn led, các loại thiết bị sản xuất thân thiện với môi trường. 
d.Cải tạo, nâng cấp hạ tầng.
Theo số liệu thống kê nhà ở chiếm gần 1/3 lượng phát tán khí gây hiệu ứng nhà kính trên qui mô toàn cầu (riêng Mỹ là 43%). Vì vậy, việc cải tiến trong lĩnh vực xây dựng như tăng cường hệ thống bảo ôn, xây dựng các cầu thang điều chỉnh nhiệt độ, làm nhà bằng các vật liệu xanhsẽ tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu và giảm mức phát thải khí thải. Ngoài ra, các công trình giao thông như cầu đường cũng là yếu tố cần đầu tư thỏa đáng. 
e.Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ Trái Đất.
Hiện nay, các nhà khoa học đang tiến hành những thử nghiệm mới như quá trình can thiệp kỹ thuật địa chất, kỹ thuật phong bế mặt trời, nghiên cứu các loại vật liệu mới, công nghệ mới tiết kiệm hơn, xanh hơn.nhằm giảm hiệu ứng nhà kính. Ngoài các giải pháp này, các nhà khoa học còn tính đến kỹ thuật phát tán các hạt Sulphate vào không khí để nó thực hiện quá trình làm lạnh bầu khí quyển.[1.4]
f.Giáo dục tuyên truyền cho học sinh trong nhà trường.
Nhận thức về hiểm họa của BĐKH đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương nhằm thích ứng tốt nhất với BĐKH.
2. Thực trạng vấn đề trước khi thực hiện đề tài
2.1. Về phía giáo viên
Trong quá trình thực hiện đề tài, để tìm hiểu về nhận thức, thái độ và phương pháp tổ chức dạy học GDBĐKH của GV qua môn Hóa học, tôi đã tiến hành phỏng vấn, trao đổi ý kiến với các GV và dự giờ các GV đang giảng dạy ở trường THPT Thường Xuân 2, kết quả điều tra như sau:
Về nhận thức: Đa số GV được điều tra đều có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vấn đề GDBĐKH. 
Về thái độ: 90% GV có thái độ tích cực đối với GDBĐKH. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận GV chưa có thái độ đúng đắn trong việc GDBĐKH cho HS của mình. Nhiều GV cho rằng GDBĐKH qua môn Hóa học chỉ đơn thuần là việc truyền đạt hết kiến thức Hóa học trong bài cho HS nắm được mà không cần quan tâm đến bất cứ một nội dung nào khác. Bên cạnh đó, một số GV lại nghĩ rằng muốn thực hiện được GDBĐKH cho HS cần phải có các trang thiết bị hiện đại và phải có nguồn kinh phí lớn.
Hình thức tổ chức và phương pháp: Các GV đều cho rằng có thể sử dụng cả dạy học chính khóa, phụ khóa và ngoại khóa cho GDBĐKH. Tuy nhiên, các GV thường sử dụng dạy học chính khóa vì rất khó có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho HS một cách thường xuyên do điều kiện thời gian và cơ sở vật chất của các trường phổ thông. Đa số GV cũng cho biết chương trình Hóa học lớp 12 có nhiều bài liên hệ thực tiễn nên có một số cơ hội để tổ chức ngoại khóa cho các em và khi thực hiện các buổi ngoại khóa mang lại hiệu quả khá cao. Thực tế đánh giá về mức độ tích hợp nội dung GDBĐKH qua các tiết dạy của mình, các GV cũng thẳng thắn nói rằng chỉ thỉnh thoảng mới tích hợp được nội dung BĐKH vào bài học. 
2.2. Về phía học sinh
Khi thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra HS bằng các phiếu điều tra, tôi đã thu được những kết quả đáng kể, từ đó kiểm tra được các mặt nhận thức, thái độ và hành vi của HS về vấn đề BĐKH cụ thể như sau:
Về nhận thức: Qua điều tra có thể thấy rằng đa số HS đều cho rằng môn Hóa học là môn khoa học tự nhiên và thiên về việc làm bài tập tính toán nhiều hơn, cho nên khi được hỏi về vấn đề BĐKH hiện nay đều có nhận thức chưa đầy đủ (chiếm tới 48%), số HS biết tới BĐKH toàn cầu như một trong những vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt còn quá ít và là một con số cực kì khiêm tốn (14%). Đặc biệt, còn tới 41% các em HS hiểu biết rất ít, thậm chí là hiểu sai. Đối với những đe dọa của BĐKH với đất nước và ngay địa phương mình các em cũng chưa có được hiểu biết đầy đủ, chỉ khoảng 16% trong số HS được điều tra biết rằng Việt Nam nằm trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng năng nề nhất của BĐKH thông qua những hiện tượng biến đổi của thời tiết xảy ra trong những năm gần đây, chỉ khoảng 50% có hiểu biết về những thiên tai ngay tại nơi các em sinh sống. Qua điều tra cho thấy việc nhận thức về vấn đề BĐKH của học sinh THPT còn rất hạn chế và chưa đầy đủ hoặc có cái nhìn sai lệch, phiến diện. 
Tất cả HS khi được hỏi đều trả lời rằng đã từng được nghe cụm từ BĐKH song nguồn thông tin về vấn đề này còn rất hạn chế, mức độ hiểu biết rất mơ màng,. Chủ yếu các em được cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, Internet,.. (chiếm 60%). Chỉ có khoảng 40% học sinh được thu nhập thông tin về BĐKH qua môn Hóa học nhưng chủ yếu dưới hình thức thông báo thông tin từ giáo viên để mở rộng nội dung bài học. Bởi vậy, ngay lúc này vấn đề quan trọng đặt ra là cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác GDBĐKH trong các nhà trường phổ thông để nâng cao nhận thức cho HS về các vấn đề BĐKH, giúp các em có những kỹ năng sống cần thiết.
Về thái độ: Đa số HS khi được hỏi đều có thái độ tích cực đối với các vấn đề về BĐKH và tỏ ra rất hứng thú với những bài học có tích hợp nội dung GDBĐKH (75%) và cho đó là việc làm rất cần thiết (72%). 
Hành vi: Do nhận thức của HS còn thiếu về các vấn đề BĐKH dẫn tới hành động liên quan đến BĐKH còn hạn chế, bao gồm cả những kỹ năng ứng phó với những hiện tượng BĐKH và hành động để bảo vệ môi trường làm thay đổi hiện tượng BĐKH trong tương lai. 
Như vậy, thông qua phỏng vấn, trao đổi, điều tra các GV và HS về vấn đề giảng dạy nội dung BĐKH qua môn Hóa học, tôi nhận thấy việc GDBĐKH còn gặp không ít khó khăn mặc dù đa số GV đã nhận thức tầm quan trọng của vấn đề. Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa vấn đề đưa nội dung GDBĐKH vào trong dạy học Hóa học, bởi không chỉ truyền thụ cho HS những kiến thức về tính chất vật lí, tính chất hóa học , phương pháp điều chế, ứng dụng ,mà còn phải hướng dẫn cho HS học được những kỹ năng, những giá trị để biết cách sống một cách bền vững, hài hoà với tự nhiên và thân thiện với con người.
Trên đây là một số kết quả nghiên cứu chính về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc GDBĐKH trong chương trình Hóa học lớp 12 – THPT. Đó là căn cứ quan trọng đầu tiên để người GV Hóa học, nhất là GV Hóa học dạy học khối lớp 12 thiết kế và tổ chức dạy học GDBĐKH cho HS của mình nhằm góp phần thực hiện tốt các mục tiêu “Phát triển bền vững”
 3. NỘI DUNG TÍCH HỢP GDBĐKH TRONG “BÀI 14: VẬT LIỆU POLIME” – HÓA HỌC LỚP 12 - (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN).
Bài 14: VẬT LIỆU POLIME
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
HS Biết. 
 - Khái niệm , thành phần, sản xuất, ứng dụng của : chất dẻo và vật liệu compozit, sao su, tơ, keo dán.
- Biết thế nào là biến đổi khí hậu, nguyên nhân, hậu quả của biến đổi khí hậu. 
HS Hiểu.
- Hiểu về tính chất hóa học của chất dẻo, tơ, cao su và về tác hại của phế thải chúng đến biến đổi khí hậu.
-Hiểu vật liệu nào là cao su, chất dẻo, cao su từ đó phân loại rác thải hợp lí.
2. Kĩ năng: 
 - So sánh các loại vật liệu polime với nhau.
 - Viết các PTHH của phản ứng tổng hợp ra một số polime dùng làm chất dẻo, cao su và tơ tổng hợp
- Sử dụng và bảo quản được một số vật liệu polime trong đời sống.
 - Giải các bài tập polime.
 3. Thái độ: 
 Có thái độ tích cực đối với bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
4.Định hướng phát triển năng lực : Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của GV:
Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, máy tính, máy chiếu, một số mẫu vật của polime như túi nilon, ống dẫn nước, bông, tơ tằm, keo dán, lốp cao su.
2. Chuẩn bị của HS: 
- Xem lại bài polime và tìm hiểu trước nội dung bài vật liệu polime và các phế phẩm từ chúng có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường, đến sức khỏe con người, hiệu ứng nhà kính , đến BĐKH?
- Chia học sinh thành 3 nhóm về nhà chuẩn bị trên bảng phụ các nội dung theo câu hỏi cụ thể sau:
Nhóm 1: HS nghiên cứu SGK cho biết: Khái niệm về chất dẻo và vật liệu compozit, tính chất, điều chế, ứng dụng của PE, PVC, Poli(metyl metacrylat), PPF ?
Nhóm 2: HS nghiên cứu SGK cho biết: khái niêm, phân loại tơ và tính chất, điều chế, ứng dụng của nilon-6,6, tơ nitron? 
Nhóm 3: HS nghiên cứu SGK cho biết: Khái niệm, phân loại cao su, tính chất, ưu điểm của cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp? 
Cả 3 nhóm cùng tìm hiểu: Vật liệu polime (đặc biệt là túi nilon) có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường, sức khỏe và BĐKH ? 
III. Tiến trình bài học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
Giáo viên: Gọi học sinh lên trình bày khái niệm polime và có mấy cách điều chế polime?
Học sinh: - Polime là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị cơ sở gọi là mắt xích liên kết với nhau tạo nên. 
- Polime được điều chế bằng 2 phương pháp chính là phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng.
Hoạt động 2: Đại diện 3 nhóm lên trình bày 
1) Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
- Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác
- Kỹ thuật: Kỹ thật đặt câu hỏi, kỹ thuật học hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực
2) Hình thức tổ chức hoạt động: Cả lớp và nhóm
GV: Cho đại diện 3 nhóm lên trình bày bằng bảng phụ phần chuẩn bị của mình theo câu hỏi soạn sẵn, sau đó cho các nhóm thảo luận đưa ra nhận xét chéo nội dung của nhau.
Hoạt động 3: CHẤT DẺO
(GV: Dựa trên bảng phụ của nhóm 1 để nhận xét, bổ sung và kết luận )
1) Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
- Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác
- Kỹ thuật: Kỹ thật đặt câu hỏi, kỹ thuật học hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực
2) Hình thức tổ chức hoạt động: Cả lớp và nhóm
Hoạt động của Giáo viên
 Hoạt động của Học sinh
 GV : Cho học sinh của nhóm 1 lên trình bày phần I chất dẻo bằng bảng phụ đã chuẩn bị trước ở nhà, các nhóm thảo luận đưa ra nhận xét chéo nội dung của nhau sau đó giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận lại.
Nội dung tích hợp:
GV: Bên cạnh những ưu điểm vật liệu polime có những nhược điểm gì? (trình chiếu powepoint hình 1 và hình 2 ở phụ lục)
Vậy theo em cần có biện pháp gì để hạn chế vấn nạn này?
I. CHẤT DẺO
1. Khái niệm về chất dẻo và vật liệu compozit
 - Chất dẻo là vật liệu polime có tính dẻo.
 - Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần phân tán vào nhau và không tan vào nhau.
Thành phần của vật liệu compozit gồm chất nền (polime) và các chất phụ gia khác. Các chất nền có thể là n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_bien_doi_khi_hau_trong_bai_14_vat_lie.doc