SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy một số bài Địa lí 11, 12 THPT

SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy một số bài Địa lí 11, 12 THPT

Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia.

Các nhà khoa học và quản lí đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.

Vì vậy giáo dục môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững nhất trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục môi trường, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường.

 Giáo dục bảo vệ môi trường góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước, người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường và bảo vệ môi trường là tự bảo vệ mình. Đây chính là bức thông điệp không chỉ riêng cho một cá nhân mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu. Bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững của đất nước.

 Công tác bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Ô nhiễm môi trường vẫn đang là vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, đặc biệt tại các lưu vực sông, khu công nghiệp, đô thị và làng nghề; vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn đang ngày càng tinh vi và phức tạp. ( Trích kết luận tại hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ III của Bộ trưởng Bộ TN&MT Phạm Khôi Nguyên). Điều đó cho thấy nhiệm vụ của mọi công dân Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường giai đoạn tới là hết sức nặng nề. Đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục có sự chung sức, chung lòng, cùng nhau nỗ lực hơn nữa để bảo vệ môi trường, phải thực sự coi bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Trước những thực trạng nêu trên bản thân tôi phải xác định rằng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học nói chung và môn học địa lí nói riêng là vô cùng cần thiết nhằm chung tay cùng với cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường sống của nhân loại, trong đó có cá nhân mình.

 

doc 32 trang thuychi01 7811
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy một số bài Địa lí 11, 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia.
Các nhà khoa học và quản lí đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.
Vì vậy giáo dục môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững nhất trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục môi trường, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường.
 Giáo dục bảo vệ môi trường góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước, người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường và bảo vệ môi trường là tự bảo vệ mình. Đây chính là bức thông điệp không chỉ riêng cho một cá nhân mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu. Bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững của đất nước.
 Công tác bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Ô nhiễm môi trường vẫn đang là vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, đặc biệt tại các lưu vực sông, khu công nghiệp, đô thị và làng nghề; vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn đang ngày càng tinh vi và phức tạp. ( Trích kết luận tại hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ III của Bộ trưởng Bộ TN&MT Phạm Khôi Nguyên). Điều đó cho thấy nhiệm vụ của mọi công dân Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường giai đoạn tới là hết sức nặng nề. Đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục có sự chung sức, chung lòng, cùng nhau nỗ lực hơn nữa để bảo vệ môi trường, phải thực sự coi bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Trước những thực trạng nêu trên bản thân tôi phải xác định rằng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học nói chung và môn học địa lí nói riêng là vô cùng cần thiết nhằm chung tay cùng với cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường sống của nhân loại, trong đó có cá nhân mình.
 Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường cũng như những thực trạng của vấn đề bảo vệ môi trường diễn ra trên thế giới, trên cả nước cũng như tại địa phương. Cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế- xã hội trong những năm qua đã làm mới đổi xã hội Việt Nam. Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng được nâng cao. Tuy vậy, sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, môi trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đảng và nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu thu được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, việc bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung, môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có lúc, có nơi đã đến mức báo động. Trước những yêu cầu nêu trên, bản thân tôi thấy rằng chủ trương của Đảng và nhà nước, cũng như chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai xây dựng bộ tài liệu tích hợp giáo dục môi trường trong các môn học ở các cấp học là cần thiết nhất, hữu hiệu nhất. Vì ở nước ta hiện nay có khoảng hàng chục triệu học sinh, sinh viên các cấp và hàng triệu GV - cán bộ quản lí và cán bộ giảng dạy. Đây là một lực lượng khá hùng hậu. Vì vậy việc trang bị kiến thức về môi trường, kĩ năng bảo vệ môi trường cho tầng lớp học sinh - sinh viên, các nhà làm công tác giáo dục là cách nhanh nhất làm cho gần một phần ba dân số hiểu biết về môi trường. Đây cũng chính là lực lượng xung kích, hùng hậu nhất trong công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường cho gia đình và cộng đồng dân cư của khắp các địa phương cả nước. Hơn nữa hệ thống các trường học cùng các cơ sở giáo dục và đào tạo cũng là những trung tâm văn hóa của địa phương, là nơi có điều kiện để thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước.
Là nền tảng của nền giáo dục quốc dân, lực lượng học sinh trong hệ thống giáo dục phổ thông, giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách người lao động mới. Tác động đến lực lượng học sinh phổ thông là tác động đến lực lượng dân số trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước - Nếu đội ngũ này có sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng và hành vi, tất yếu sẽ có sự thay đổi lớn trong công tác bảo vệ môi trường. 
Chính vì lí do trên, trong năm học 2018- 2019 tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm để áp dụng giảng dạy trong trường THPT Như Xuân là " Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy một số bài Địa lí 11,12 THPT".
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Tôi đã đưa ra đề tài nghiên cứu này nhằm nhắc nhở bản thân mình phải sử dụng phương pháp sư phạm, các kĩ năng sống để giáo dục học sinh thấy rõ trách nhiệm của cá nhân mình trong việc góp phần chung tay bảo vệ môi trường sống khi chưa quá muộn. Đồng thời gây hứng thú cho học sinh trong những giờ học Địa lí vốn bản chất rất khô khan này. Hơn nữa bản thân tôi mong muốn sáng kiến kinh nghiệm này là một tài liệu tham khảo hữu ích cho người dạy và người học, góp phần vào phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Giới hạn lĩnh vực nghiên cứu của đề tài:
 Môi trường Nguồn nước, tài nguyên rừng và chất thải trong sản xuất, sinh hoạt ở trên cả nước và tại địa phương nơi các em học sinh đang sinh hoạt, học tập, trong chương trình địa lí THPT.
1.4. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh THPT lớp 11,12 Trường THPT Như Xuân – Thanh Hóa.
1.5. Phương pháp nghiên cứu: 
 	Nhằm đạt kết quả cao trong công tác nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, cụ thể đó là các phương pháp:
 	- Phương pháp quan sát: qua dự giờ thao giảng và hội giảng của trường
 	- Phương pháp nghiên cứu lí luận
 	- Thu thập, phân tích và xử lí tài liệu.
 	- Phương pháp tổng hợp, phương pháp đối chiếu so sánh.
 	- Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh
 	- Phương pháp thực hành, rút kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
 	Bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/NQ- TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; 
Quyết định số 1363/ QĐ- TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước.
Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31 tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm đến 2010 và các năm tiếp theo cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa, xây dựng mô hình nhà trường xanh- sạch- đẹp phù hợp với các vùng, miền.
2.2 Thực trạng của vấn đề.
2.2.1 Thực trạng của vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học địa lí ở trường THPT nói chung và Trường THPT Như Xuân nói riêng:
 	Qua việc trao đổi với một số GV trong nhà trường cũng như với các GV của trường khác( qua các lớp tập huấn chuyên đề) cho thấy việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các giờ dạy học địa lí là rất cần thiết, thiết thực giúp cho HS có sự nhìn nhận cúng như có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.
 	Thông qua việc dự giờ một số GV, cho thấy khả năng vận dụng kiến vào thực tiễn còn hạn chế, việc lồng ghép, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các tiết học chưa thực sự nổi bật, chưa hiệu quả. Nguyên nhân là do nhiều HS ngại tư duy, chưa có nhiều hiểu biết thực tế.
 	Trong các bài học Địa lí ở trường THPT có nhiều nội dung kiến thức có thể tích hợp, lồng ghép vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường. Tuy nhiên,qua các tiết dạy trên lớp( Lớp 12A4, 12A5,12A8,11B5,11B6) tôi đã tiến hành thống kê thấy rằng có khoảng 30% tổng số HS của lớp( HS khá giỏi) có khả năng tư duy, vận dụng kiến thức địa lí trong việc bảo vệ môi trường. Khi hỏi các HS khác đều có câu trả lời "các em không biết". Do các em ngại suy nghĩ, tiếp nhận kiến thức một cách thụ động.
 	Từ những lí do trên chính là thực trạng cần giải quyết, tháo gỡ nhằm năng cao chất lượng dạy và học bộ môn địa lí, nhằm tạo thêm hứng thú cho HS trong những giờ học địa lí để các em có ý thức hơn với bản thân, gia đình và cộng đồng, để HS có cái nhìn thực tế hơn về vấn đề môi trường hiện nay.
2.2.2. Thực trạng về nguồn tài nguyên nước, rừng, chất thải trong sản xuất và sinh hoạt.
*Tài nguyên nước:
 Dân số tăng, các hoạt động kinh tế gia tăng và công tác quản lí chưa tốt khiến tài nguyên nước ở Việt Nam đang bị sử dụng quá mức và ô nhiễm. Chỉ số lượng nước theo đầu người năm 1943 là 16.641m3/người, nếu số dân tăng lên 150 triệu thì chỉ số chỉ còn 2.467m3/ người/ năm, xấp xỉ với các quốc gia hiếm nước.
Theo báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2001: Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam đã xẩy ra tình trạng khan hiếm nước. Nhiều nơi thuộc Trung Bộ đã có biểu hiện tình trạng hoang mạc hóa, vùng ven biển có quá trình mặn hóa và muối hóa. Ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số vùng khác đã xẩy ra tình trạng căng thẳng về nước. Các thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Việt trì , Biên Hòanước đã bị ô nhiễm tới mức nghiêm trọng. Môi trường nước ở một số dòng sông như sông Cầu ( ở Bắc Bộ), sông Thị Vải, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông (ở Đông Nam Bộ) đã bị ô nhiễm nặng. Nguồn nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt của con người ngày càng cạn dần. Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới tình trạng thiếu ngọt cũng xẩy ra nghiêm trọng. Vì thế năm 2003 Liên Hợp Quốc chọn là năm quốc tế về nước ngọt bởi: Nước- Hai tỉ người đang khát. Tất cả mọi người hãy hành động để bảo vệ Nước, nguồn sống trên trái đất.
* Tài nguyên rừng:
 	Rừng là nguồn tài nguyên quí giá của nước ta. Rừng có vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ đất, giữ nước ngầm và là nơi lưu giữ các nguồn gen quí giá. Tuy nhiên, độ che phủ rừng của nước ta trong thời gian dài có xu hướng giảm, nhiều khu rừng bị tàn phá nghiêm trọng, làm cho môi trường sinh thái bị đảo lộn, môi trường sống của các loại động vật bị thu hẹp, nguy cơ tuyệt chủng các loại động vật quí hiếm
Tuy vậy trong những năm gần đây, các hoạt động trồng rừng được coi trọng, diện tích rừng có được tăng lên nhưng chất lượng rừng vẫn tiếp tục giảm sút. Cụ thể diễn biến diện tích rừng qua các năm theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tính đến tháng 12 năm 2005).
1945
1976
1980
1985
1990
1995
2002
2005
Tổng DT tr ha
14.300
11.169
10608
9.892
9.175
9.302
11.785
12.617
Rừng trồng
0
0.092
0.422
0584
0.745
1.050
1.9195
2.334
Rừng tự nhiên
14.300
11.076
10.186
9.3083
8.4307
8.2525
9.865
10.283
Độ che phủ %
43.0
33.8
32.1
30.0
27.8
28.2
35.8
37.0
BQ rừng/ ng
( ha/ người
0.57
0.31
0.19
0.14
0.12
0.12
0.14
0.15
 	* Về chất thải: 
 Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và đời sống ngày càng đi lên, lượng chất thải cũng ngày càng nhiều hơn. Sự gia tăng dân số, tình hình đô thị hóa nhanh chóng đã làm tăng lượng rác thải. Cụ thể lượng phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam lên đến hơn 15 triệu tấn mỗi năm, tăng trung bình hằng năm là 15%. Trong đó chất thải sinh hoạt hơn 6 triệu tấn ( ở các khu đô thị). Chất thải công nghiệp phát sinh chiếm khoảng 20% tổng lượng chất thải. chất thải công nghiệp phát sinh từ các làng nghề ở vùng nông thôn chủ yếu tập trung ở miền Bắc. Khoảng 1.450 làng nghề phân bố ở các vùng nông thôn trên toàn quốc, mỗi năm thải ra khoảng 774.000 tấn chất thải công nghiệp
Theo ước tính, lượng chất thải sẽ tăng lên đáng kể. Trong đó lượng chất thải sinh hoạt sẽ tăng 60%, chất thải công nghiệp tăng 50%, chất thải nguy hại tăng 3 lần, các số liệu thống kê trên tính đến năm 2010. ( Nguồn: báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004. Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Bên cạnh những thực trạng về môi trường mang tầm cỡ quốc gia, thì ở tại địa phương nơi các em đang sinh sống vấn đề môi trường cũng đang đến hồi báo động. Đặc biệt là ở những nơi đông dân cư qua lại như nơi họp chợ, rãnh, cống thoát nước Mặc dù đã có đội vệ sinh môi trường thường xuyên dọn dẹp song do ý thức của người dân chưa tự giác đối với cộng đồng, chỉ biết sạch trong nhà mình còn ở ngoài đường phố thì không được quan tâm. Ngoài ra cơ sở hạ tầng cũng chưa đáp ứng yêu cầu, như nơi đổ rác cũng như nơi xử lí rác thải chưa đảm bảo kĩ thuật gây nên hiện tượng ô nhiễm. Ngay trong trường học, mặc dù được quán triệt, nhắc nhở thường xuyên của BGH nhà trường cũng như tổng phụ trách đội và hàng ngày ban lao động đều phân công luân phiên lớp, trực tiếp lao động dọn vệ sinh. Thế nhưng do ý thức chưa tự giác của một số học sinh nên ở trong sân trường, hành lang các dãy phòng học cũng như trong lớp học vẫn thấy sự xuất hiện của rác thải. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Nguyên tắc, phương thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THPT.
Nguyên tắc.
 	- Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn và các hoạt động. Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. Giáo dục môi trường là cách tiếp cận xuyên bộ môn. Vì thế cần xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng cấp học, lớp học và từng độ tuổi.
 	- Giáo dục bảo vệ môi trường phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường, phù hợp với tâm lí lửa tuổi.
- Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của từng địa phương và từng mục tiêu về kiến thức- kĩ năng của từng bài học.
 	- Nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải chú trọng thực hành, hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để học sinh có thể tham gia có hiệu quả vào các hoạt động bảo vệ môi trường của địa phương, của đất nước, phù hợp với độ tuổi.
 	- Cách tiếp cận cơ bản của giáo dục bảo vệ môi trường là: Giáo dục về môi trường, trong môi trường và vì môi trường, đặc biệt là giáo dục vì môi trường. Coi đó là thước đo cơ bản hiệu quả của giáo dục bảo vệ môi trường.
 	- Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường nhằm tạo cho người học chủ động tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh phát hiện các vấn đề môi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên.
 	- Tận dụng các cơ hội để giáo dục bảo vệ môi trường nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học, có nghĩa là: không biến một bài dạy địa lí thành một bài dạy môi trường. 
* Phương thức giáo dục.
 	- Giáo dục bảo vệ môi trường là lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy được triển khai theo phương thức tích hợp. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong môn học thông các chương, bài cụ thể. Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ. Cụ thể là ở mức độ toàn phần thì mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục bảo vệ môi trường.
Ví dụ như khi dạy về vấn đề ô nhiễm không khí và nguồn nước ở bài 3- Địa lí 11.
Còn đối với mức độ bộ phận thì chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. 
 	Học sinh phải biết được rằng việc chặt phá rừng quá mức để làm nương rẫy, nạn săn bắt động vật hoang dã làm ảnh hưởng xấu tới môi trườngCòn đối với mức độ liên hệ thì có điều kiện liên hệ một cách logic. Ví dụ khi dạy về suy giảm nguồn nước, biển và đại dương thì học sinh phải biết được vai trò của nước đối với đời sống và sản xuất của con người trên trái đất. Phải có óc quan sát và nhận định về tình trạng nguồn nước có bị ô nhiễm hay không. Để từ đó các em cần tìm ra nguyên nhân, hậu quả cũng như tìm ra các giải pháp khắc phục. Thông qua việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường sẽ tạo điều kiện cho các em có thái độ, hành vi đúng trong việc không làm cho nguồn nước bị ô nhiễm và phản đối các hành vi làm ô nhiễm nguồn nước sông, hồ, biển khi các em có dịp đi tắm biển cùng gia đình.
 Ngoài các hoạt động trong lớp học, thì các hoạt giáo dục bảo vệ môi trường còn được tích ngoài lớp học như câu lạc bộ về môi trường theo từng chủ đề cụ thể, hoặc nói chuyện chuyên đề về tác động của sự nóng lên toàn cầu, sản xuất sạch
* Các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
 Phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong môn địa lí về cơ bản là những phương pháp thường được sử dụng để dạy môn học. Tuy nhiên, trong các phương pháp đó có một số phương pháp có nhiều khả năng giáo dục môi trường một cách hiệu quả cần quan tâm, đó là những phương pháp đòi hỏi học sinh phải bộc lộ được nhận thức, quan điểm, ý thức, thái độ, đưa ra được những giải pháp trước các vấn đề của môi trường. Ví dụ như phương pháp đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan ( tranh ảnh, băng, đĩa hình có nội dung về môi trường). phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát thực tế.
2.3.2 Các biện pháp, giải pháp và cách tiến hành thông qua các bài học cụ thể ở chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
 	a. các biện pháp, giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
 	- Khi tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo viên phải dựa vào các nguyên tắc, phương thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THPT như đã nêu ở phần 1.
 	- Giáo dục cho học sinh kĩ năng sống bảo vệ môi trường là khả năng ứng xử một cách tích cực đối với các vấn đề môi trường. Cụ thể là kĩ năng nhận biết và pháp hiện các vấn đề môi trường, xây dựng kế hoạch hành động vì môi trường, kiên định thực hiện kế hoạch hành động vì môi trường trong lớp học, trường học, khu dân cư và ngay trong gia đình của các em. - Hành vi của người lớn là tấm gương có ý nghĩa giáo dục trực tiếp đối với học sinh. Vì thế muốn giáo dục học sinh có nếp sống văn minh, lịch sự đối với môi trường, trước hết các thầy, cô giáo và các bậc phụ huynh cần phải thực hiện đúng các qui định bảo vệ môi trường. Ví dụ chỉ là hành động nhỏ thôi cũng tác động rất lớn đến các em, như khi ta kê một tờ giấy xuống ghế ngồi thì khi ta đứng dậy phải cất ngay tờ giấy đó hoặc bỏ vào sọt rác thì bản thân ta đã góp phần làm cho môi trường sạch hơn. Có thể nhắc các em tắt hệ thống điện trong phòng học khi không cần thiết. Đó cũng chính là những hành động để giáo dục các em sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng, vì đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, làm cho trái đất nóng lên và khí hậu trên toàn cầu bị biến đổi. Một trong những quốc gia bị ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu lớn nhất là Việt Nam.( Cụ thể trong năm 2010 Việt Nam đã phải hứng chịu những đợt hạn hán lớn diễn ra trên phạm vi cả nước. Trong tháng 10 và tháng 11 vừa qua ở các tỉnh duyên hải Miền Trung, từ Nghệ An trở vào cho tới Ninh thuận phải đương đầu với nhiều trận lũ lụt lớn, gây thiệt hại lớn về tài sản cũng như tính mạng của người dân). Sự mất mát đó không thể khắc phục 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_trong_giang_day_mot.doc