SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy bài ’’ Phân Bón Hóa Học’’ – Hóa học 11

SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy bài ’’ Phân Bón Hóa Học’’ – Hóa học 11

Trong xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường vấn đề về môi trường và bảo vệ môi trường đang là vấn đề không phải của riêng ai. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, giáo dục môi trường (GDMT) được xem là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Nhà nước ta và các nước trên thế giới, bởi lẽ đó là nhiệm vụ và việc làm để bảo tồn và phát triển bền vững “cái nôi của nhân loại”.

 Giáo dục môi trường trong nhà trường lại càng có ý nghĩa quan trọng, được xem là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường (BVMT) có hiệu quả. GDMT sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này. Nếu họ có đầy đủ những nhận thức về bảo vệ môi trường, thì từ khi đang học trên ghế nhà trường và cho đến khi ra đời, dù họ làm việc gì, ở bất cứ nơi đâu, bất kì cương vị hoạt động nào, cũng đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả.

 Ở trường THPT, việc truyền thụ kiến thức GDMT đến học sinh thuận lợi và hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp vào các môn học. Bên cạnh những kiến thức từ nội dung bài học, các em còn có thể tích lũy được các kiến thức về môi trường từ đó hình thành ý thức bảo vệ, giữ gìn. Hiện nay, nội dung này đã và đang được triển khai, phổ biến rộng rãi trong giờ học kể cả chính khóa lẫn ngoại khóa, đặc biệt là lồng ghép trong các môn học như : Hóa, lý, sinh, địa, Giáo dục công dân,.

 

doc 23 trang thuychi01 19342
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy bài ’’ Phân Bón Hóa Học’’ – Hóa học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NHƯ THANH II
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy bài ’’ Phân Bón Hóa Học’’ – Hóa học 11.
	 Họ và tên: Nguyễn Thị An
	 Chức vụ: Giáo viên
 THANH HÓA, NĂM 2016
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.
Lí do chọn đề tài
II. Phạm vi đề tài, phương pháp nghiên cứu.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN.
Cơ sở lí luận của việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bài ‘‘ Phân bón hóa học’’ – Hóa học 11.
Tích hợp trong dạy học môn Hóa học.
 Tích hợp giáo dục về bảo vệ môi trường trong giờ dạy học môn Hóa học 11.
Thực trạng của vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trong dạy học bài Phân bón hóa học – Hoá học 11.
Thực trạng của vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trong giờ dạy học bài ‘‘Phân bón hóa học’’ - Hóa học 11.
 Kết quả của thực trạng.
Giải pháp và tổ chức thực hiện
Giải pháp
Thực hiện.
Tổng quan.
Phân đạm.
Phân lân.
Phân kali.
Phân hỗn hợp và phân vi lượng
Những lưu ý khi thực hiện.
Kiểm nghiệm
Đối với học sinh.
Đối với giáo viên.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết luận
Kiến nghị và đề xuất.
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
 Trong xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường vấn đề về môi trường và bảo vệ môi trường đang là vấn đề không phải của riêng ai. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, giáo dục môi trường (GDMT) được xem là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Nhà nước ta và các nước trên thế giới, bởi lẽ đó là nhiệm vụ và việc làm để bảo tồn và phát triển bền vững “cái nôi của nhân loại”.
 Giáo dục môi trường trong nhà trường lại càng có ý nghĩa quan trọng, được xem là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường (BVMT) có hiệu quả. GDMT sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này. Nếu họ có đầy đủ những nhận thức về bảo vệ môi trường, thì từ khi đang học trên ghế nhà trường và cho đến khi ra đời, dù họ làm việc gì, ở bất cứ nơi đâu, bất kì cương vị hoạt động nào, cũng đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả. 
 Ở trường THPT, việc truyền thụ kiến thức GDMT đến học sinh thuận lợi và hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp vào các môn học. Bên cạnh những kiến thức từ nội dung bài học, các em còn có thể tích lũy được các kiến thức về môi trường từ đó hình thành ý thức bảo vệ, giữ gìn. Hiện nay, nội dung này đã và đang được triển khai, phổ biến rộng rãi trong giờ học kể cả chính khóa lẫn ngoại khóa, đặc biệt là lồng ghép trong các môn học như : Hóa, lý, sinh, địa, Giáo dục công dân,... 
 Hóa học là môn khoa học tự nhiên có mối quan hệ mật thiết với các môn khoa học khác như vật lí, sinh học,...đồng thời có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế xã hội. Đặc biệt, bộ môn hóa học giúp các em từ chỗ nghiên cứu tính chất của chất, sự tạo thành chất mới, các quy luật biến đổi chất sẽ rút ra được mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và trong đời sống liên quan đến môi trường. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy việc giảng dạy Hóa học còn mang nặng tính lí thuyết, thụ động, và chưa phù hợp với yêu cầu xã hội. Chính vì vậy việc tích hợp nội dung GDMT vào môn học này vẫn chưa được sâu sát và triệt để. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việc lồng ghép GDMT trong bài giảng ? Đó là vấn đề mà những giáo viên dạy bộ môn Hoá chúng tôi luôn phải đặt ra. Và cũng xuất phát từ lý do trên đã thôi thúc tôi đi vào nghiên cứu đề tài: TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC BÀI ‘‘Phân bón hoa học ”-HÓA HỌC 11.
Phạm vi đề tài, phương pháp nghiên cứu.
Phạm vi đề tài
Tập trung vào đối tượng trung học phổ thông – lớp 11
Chỉ chủ yếu đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường có liên quan đến bài ‘‘ Phân bón hóa học ’’chương trình Hóa học 11.
Phương pháp nghiên cứu
Điều tra.
Thống kê, phân tích, tổng hợp.
Thực nghiệm.
Tích hợp liên môn.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THPT TRONG GIỜ DẠY HỌC BÀI ‘‘ Phân bón hóa học ”-HÓA HỌC 11.
Tích hợp trong dạy học môn Hóa học.
Tích hợp.
Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại, hiện đang được thực hiện ở nhiều trường học trên thế giới. Nội hàm khoa học của khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là ’’sự hợp nhất hay là sự nhất thể hóa đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng chứ không phải phép cộng đơn giản những thuộc tính của các thành phần ấy’’. Như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản là tính liên kết và tính toàn vẹn.
 Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là ‘‘ sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của phân môn thành một nội dung thống nhất’’.
 Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng coi người học là trung tâm, dạy học theo phương pháp tích hợp đang ngày càng trở thành xu thế dạy học đem lại hiệu quả cao.
1.2. Tích hợp trong dạy học môn Hóa học.
Theo xu hướng chung, trong những năm qua, dạy học theo phương pháp tích hợp trong môn Hóa học đang thực hiện khá phong phú với nhiều nội dung và hình thức tích hợp: Giáo dục bảo vệ môi trường, Sinh học, Vật lí, kỹ năng sống
Dạy học theo phương pháp tích hợp đã đem đến cho giờ học không khí sôi nổi và mang tính thực tiễn cao.
Tích hợp giáo dục về bảo vệ môi trường trong giờ dạy học môn Hóa học 11.
2.1. Mục tiêu tích hợp.
Về kiến thức:
Học sinh nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường
Học sinh nắm được
Học sinh biết thêm về chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước về vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay.
Về tư tưởng, hành động:
Nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh đối với vấn đề môi trường.
Từ đó các em tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động tìm hiểu về môi trường.
2.2.Nội dung về vấn đề bảo vệ môi trường tích hợp trong giờ dạy học Hóa học 11.
Tiếp tục thực hiện ‘‘Trường học thân thiện, học sinh tích cực’’ và những văn bản chỉ đạo và các hướng dẫn về nội dung tuyên truyền về bảo vệ môi trường của Đảng và nhà nước trong thời gian gần đây.
Căn cứ vào nội dung cụ thể của chương trình Hóa học 11. Qua thức tế dạy học Hóa học của bản thân, tôi nhận thấy có thể tích hợp nhiều nội dung khác nhau về vấn đề bảo vệ môi trường vào các tiết học. 
2.3. Nguyên tắc tích hợp.
 Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Hóa học 11 là phù hợp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để việc tích hợp phát huy hiệu quả tối đa. Muốn thế việc tích hợp phải tuân theo các nguyên tắc sau:
Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng môn Hóa học 11.
Căn cứ vào từng đơn vị kiến thức cụ thể trong từng bài học mà đưa vào liều lượng và hình thức tích hợp.
Khai thác nội dung chọn lọc, tập trung, không tràn lan, tùy tiện.
Phát huy tích cực nhận thức của học sinh, khai thác kinh nghiệm thực tế của học sinh, để học sinh vận dụng vào thực tế.
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TÍCH HỢP CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRONG GIỜ DẠY HỌC BÀI PHÂN BÓN HÓA HỌC - HÓA HỌC 11.
Thực trạng của vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trong giờ dạy học bài ‘‘Phân bón hóa học’’ - Hóa học 11.
Thực trạng của vấn đề bảo vệ môi trường trong chương trình THPT.
 Có thể khẳng định vấn đề bảo vệ môi trường chưa có vị trí xứng đáng trong chương trình học ở bậc THPT. 
 Ở môn Hóa học: Cuối chương trình Hóa hoc 12 mới có bài về môi trường.
Thực trạng của việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho hoc sinh THPT trong các giờ dạy học Hóa học 11.
 Trong những năm trước đây, do chương trình nhiều kiến thức và khi áy vấn đề môi trường chưa trở thành vấn đề nóng trong đời sống của đất nước thì hầu như nội dung này ít được tích hợp vào giờ dạy học Hóa học 11.
17/10/2001, thủ tướng chính phủ đã ban hành QĐ 1363/QĐ/TTg phê duyệt đề án “Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc gia” của Bộ GD – ĐT.
Về giáo dục bảo vệ môi trường, nhiều giáo viên Hóa học đã tích hợp nội dung này vào bài dạy học.
 Qua khảo sát tình hình cụ thể ở các trường THPT Như Thanh II, tôi nhận thấy thực trạng vấn đề ‘‘Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trong giờ dạy học Hóa học 11’’ nổi lên mấy điểm sau:
Vì những kiến thức về vấn đề môi trường ít liên quan đến nội dung thi Tốt nghiệp, Đại học, Cao đẳng nên nhiều giáo viên đang còn xem nhẹ.
Việc tích hợp đang còn mang tính ngẫu hứng, tự phát chưa có mục tiêu, nội dung mang tính hệ thống liên tục.
Cũng có khi tùy vào kiến thức từng bài, giáo viên lại sa vào kiến thức mở rộng vấn đề bảo vệ môi trường làm ảnh hưởng tới nội dung chính của bài học.
Kết quả của thực trạng.
 Có thể thấy việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT nói chung và trong giờ dạy học Hóa học nói riêng mới đang trong giai đoạn thử nghiệm. Vì vậy, thực trạng ấy dẫn đến kết quả như sau:
Học sinh còn nhận thức lơ mơ về vấn đề môi trường. Cụ thể, khi hỏi nhiều em về vấn đề môi trường hiện nay, em nào cũng có thể trả lời: môi trường đang bị ô nhiễm. Nhưng để lí giải nguyên nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường và biện pháp, thì không phải học sinh nào cũng trả lời được. Thậm chí cá biệt có những học sinh coi đó là vấn đề của người lớn, của nhà nước, không ảnh hưởng tới mình nên thờ ơ không quan tâm.
Thực trạng ấy đặt ra vấn đề cần đẩy mạnh hơn nữa về bảo vệ môi trường cho học sinh THPT nói chung và học sinh lớp 11 nói riêng, lồng ghép các môn học như: Sinh học, Giáo dục công dân, Vật lívào giờ dạy môn Hoá học 11. Vậy làm thế nào để tích hợp có hiệu quả nội dung này vào các giờ dạy học Hóa học 11. Tức là vùa nâng cao được nhận thức, ý thức trách nhiệm của học sinh về bảo vệ môi trường vừa không ảnh hưởng tới chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học. Đó quả là một vấn đề không dễ. Đề tài của tôi là một kinh nghiệm nhỏ để giải quyết câu hỏi trên.
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Giải pháp.
Xây dựng nội dung tích hợp phù hợp với nội dung bài học.
 Để học sinh nhận thức đúng về vai trò của môi trường đối với cuộc sống, từ đó có những hành động cụ thể phù hợp để bảo vệ môi trường thì trước hết cần chọn lựa chủ đề thật gần gũi, thiết thực và sát với nội dung bài học, phù hợp với nhận thức của các em. Đối với bộ môn Hóa học, việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh cần thông qua các nội dung của từng bài học cụ thể trong chương trình học.
1.2. Thu thập tài liệu về môi trường sinh động và có sức thuyết phục
 Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìm kiếm bất cứ tư liệu nào trên mạng internet cũng trở nên dễ dàng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc tích hợp bảo vệ môi trường nói riêng. Sau khi xây dựng được nội dung tích hợp giáo viên tìm và lựa chọn những hình ảnh, clip sinh động, ấn tượng phù hợp với yêu cầu, nội dung kiến thức để đưa vào bài giảng. Khi chọn được hình ảnh thích hợp nên lưu lại trong một tập tin với định dạng cỡ ảnh to nhất (khi đưa vào giáo án điện tử hình ảnh sẽ đạt chất lượng cao hơn) 
1.3.Lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy để tích hợp nôi dung giáo dục bảo vệ môi trường.
 Việc lựa chọn thời điểm và nội dung để tích hợp hết sức quan trọng. Một mặt nó làm cho bài dạy trở nên sinh động và có ý nghĩa, mặt khác nếu lựa chọn không phù hợp sẽ làm cho bài dạy bị đứt quãng và xa rời trọng tâm kiến thức. Ý thức được điều này giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng các phương án tích hợp để vừa đảm bảo dạy đúng, dạy đủ vừa đạt được mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường. Để đảm bảo được các yêu cầu đó thì nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường được đưa vào sau khi các em đã tiếp thu được kiến thức nôi dung học tập của phần đó.
1.4. Sử dụng máy chiếu projecter để dạy nội dung tích hợp.
 Việc sử dụng máy vi tính kết hợp với máy chiếu để dạy học sẽ phát huy cao tính trực quan của bài dạy. Đặc biệt phần tích hợp bảo vệ môi trường đòi hỏi không chỉ cung cấp kiến thức, kĩ năng mà quan trọng là hình thành ở học sinh thái độ tích cực trước các vấn đề về môi trường bị suy thoái, điều này sẽ đạt được hiệu quả cao khi các em được chứng kiến những hình ảnh, clip về thực trạng cũng như những hậu quả của ô nhiễm môi trường đưa lại.
2.Tổ chức thực hiện.
- Trong quá trình giảng dạy bài ‘‘ Phân bón hóa học’’- Hóa học 11. Tôi nhận thấy phần tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, lồng ghép và các phần như: phân đạm , phân lân, phân kali.
2.1. Phần 1: Giới thiệu tổng quan
Như ta đã biết cây trồng được cấu tạo bởi gần 60 nguyên tố.
- Cây lấy C từ CO2 trong không khí thông qua hoạt động quang hợp.
- Cây lấy N , P, K, Mg, Ca, S..và rất ít Fe, Cu, Zn .. nhờ rễ hút nước từ đất.
ð Đất ngày càng nghèo các nguyên tố này ð cần phải bón phân cho đất , vì phân bón quan trọng như thế nên nông dân mới thuộc long câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
ð Khái niệm : Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng , được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
+ Có 5 loại phân hóa học thường dùng là phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp, phức hợp (phổ biến là phân NPK) và phân vi lượng.
2.2. Phần 2: Phân đạm
- Mục tiêu GDMT: Thành phần, phân loại của phân đạm. Vai trò đối với cây trồng và những ảnh hưởng của phân đạm đến môi trường.
 - Thực hiện:
GV đặt câu hỏi: Giáo viên cung cấp hình ảnh và một số thông tin về phân đạm
- Phân đạm cung cấp nitơ cho cây dưới dạng ion nitrat NO3- và ion amoni NH4+.
-Kích thích quá trình sinh trưởng của cây.Giúp cây phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ , quả
- Độ dinh dưỡng % N trong phân : %N = mN. 100/Mphân đạm.
Giáo viên yêu cầu nghiên cứu SGK và liên hệ thực tế cho biết các loại phân đạm thường gặp ,nêu ưu điểm và nhược điểm của các loại phân đạm đó :
- Đạm amoni
- Đạm nitrat
- Đạm ure
Thành phần 
Muối amoni ( NH4+)
Muối nitrat (NO3- )
(NH2)2CO
Độ dinh dưỡng
NH4NO2
35% N
NaNO3
( 16% N)
( 46% N)
PP điều chế
NH3 + Axit
Axit HNO3 + muối cacbonnat
2NH3 +CO2 → (NH2)2CO + 2H2O
Dạng ion cây đồng hóa
NH4+
NO3-
NH4+
Ưu và nhược điểm
- Ưu:dung để bón cho các loại đất kiềm.
- Nhược: làm chua đất %N > 20%
Lưu ý : không được bón với vôi
Ưu : có tính trung tính,thích hợp cho loại đát chua và mặn
- Nhược : dễ bị chảy rữa %N = ( 13-15%)
Ưu : phân ure có môi trường trung tính , phù hợp với nhiều loại đất
%N = 46%
Giáo viên đặt vấn đề : phân đạm tốt cho cây như thế , vậy có nên bón phân càng nhiều càng tốt cho cây mau lớn hay không ?
ð Lưu ý học sinh về tác hại của việc dư phân đạm đối với môi trường , cây trồng và sức khỏe con người .
Đối với cây trồng : dung phân đạm làm tăng tính chua của đất vì dạng HNO3 rất phổ biến.
Đối với môi trường nước : phần lớn nitrat từ phân được giữ lại trong đất và ngấm xuống mạch nước ngầm , làm giảm chất lượng của nước mặt và nước ngầm. Hơn nữa , dư đạm rong tảo phất triển gây hại đến nguồn nước và sinh vật sống trong nước, rong taorbams vào đường ống nước gây tắc nghẽn; ngoài ra rong tảo phất ttrieenr mạnh rồi chết sẽ gây thối nước và giảm lượng oxi hòa tan trong nước.
Đối với thực vật : dư lượng phân đạm làm tích tụ ankaloit, gluxit làm thực vật có vị đắng, hoa quả chuyển mùi,vị; lá màu sẫm, phất triển mạnh trong khi thân, cành ít phát triển ð cây không cân đối, dễ gãy, đổ; tỉ lệ hoa, trái giảm.
Đối với không khí : dư lượng phân đạm gây ô nhiễm không khí do một phần chuyển thành NH3, CO, CH4, NO2, N2O làm ô nhiễm không khí , thủng tầng ozon và làm tác nhân gây hiệu ứng nhà kính.
* Lỗ thủng tầng ozon tại Nam cực đã mở rộng tới 17,6 triêu km2 – mức lớn nhất từ trước tới nay.
Tầng ozon hấp thụ hầu hết các tia tử ngoại UV của mặt trời chiếu vào trái đất, bảo tồn sự sống trên Trái đất.
Đối với con người : lượng nitrat tích tụ trong đất chuyển vài rau, là nguyên nhân của việc tạo dimetyl nitrozamin là nhóm gây ung thư; ngoai ra còn góp phân vào hội chứng .
Hội chứng trẻ xanh biểu hiện ở người lớn và trẻ em
 Ngộ độc cấp tính
.
Ướp cá bằng muối và nước đá giúp bảo quản cá được lâu
Vậy khi sử dụng phân đạm chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:
Bón phân đúng liều lượng.
Đối với rau nên bón phâ ure và amonisunfat.
Tưới ẩm.
Bón phân đúng thời điểm tuyệt đối không bón gân lúc thu hoạch
2.3.. Phần 3: Phân Lân
Giáo viên: phân đạm giúp phất triển thân, lá.Muốn tốt cho củ, quả thì bổ sung phân lân.Tương tự như phân đạm học sinh xây dựng bài học về phân lân.
GV đặt câu hỏi: Giáo viên cung cấp hình ảnh và một số thông tin về phân lân
- Phân lân cung cấp phôtpho cho cây dưới dạng ion photphat
-Thúc đẩy quá trình sinh hóa trao đổi chất và năng lượng
- Làm cho cành lá trắc khỏe , củ ,quả to 
- Độ dinh dưỡng % P2O5 trong phân : %P2O5 =mP2O5 . 100/Mphânlân
Giáo viên yêu cầu nghiên cứu SGK và liên hệ thực tế cho biết các loại phân lân thường gặp ,nêu ưu điểm và nhược điểm của các loại phân đó :
Supe photphat
Phân lân nung chảy
Supe photphat đơn
Supe photphat kép
Thành phần
Ca(H2PO4)2, CaSO4
Ca(H2PO4)2
Hỗn hợp photphat và silic của canxi và magie
Độ dinh dưỡng
14-20% P2O5
40-50% P2O5
12-14% P2O5
Dạng cung cấp cho cây
H2PO4-
H2PO4-
Hỗn hợp photphat và silic của canxi và magie
Sản xuất
Quặng photphorit tác dụng với H2SO4đ
Ca3(PO4)2+2 H2SO4 ®
Ca(H2PO4)2+2CaSO4
Giai đoạn 1
Ca3(PO4)2+3 H2SO4 ® 2H3PO4 + 3 CaSO4
Giai đoạn 2 Ca3(PO4)2
+4H3PO4 ® 
3 Ca(H2PO4)2
Nung chảy hôn hợp quặng apatit (hay photphorit: Ca3(PO4)2 ) với đá xà vân (MgSiO3), than cốc ®làm nguôi bằng nước ® sấy khô ® nghiền bột
Ưu , nhược điểm
Supe photphat đơn : nhiều CaSO4 %P2O5 = ( 12-14%)
Supu photphat kép : chứa %P2O5 = ( 40-45%)
Khi dạy đến phân lân giáo viên vẫn phaair lưu ý cho học sinh khi thừa phân lân:
- trong phân lân có 5% axit tự do làm chua đất dẫn đến tích tụ ion Mn+ gây ngộ độc cho cây, giảm hàm lượng Co dễ hấp thụ của cây, gây bệnh cho động vật; giảm hàm lượng Mo hòa tan.
Bên cạnh hàm lượng khoáng giảm do đất chua thì lượng dư H2PO4- làm kết tủa các ion khoáng tạo thành hợp chất khó tiêu từ đó dẫn đến cây khó hấp thụ cả khoáng lẫn lân.
- Lượng dư photphat gây ra hậu quả là kim loại nặng tích tụ di chuyển vào cây rồi gây bệnh cho con người.
2.4.. Phần 4: Phân kali
- Phân kali Cung cấp cho cây nguyên tố kali dưới dạng ion K+
- Giúp cho cây hấp thụ được nhiều đạm hơn
- Tăng cường sức chống bệnh , chống rét và chịu hạn của cây.
- Độ dinh dưỡng tính % K2O trong phân : %K2O = mK2O . 100/Mphânkali
ð Giúp cho cây hấp thụ đạm tốt hơn.
Bên cạnh đó nếu như chúng ta bón thừa phân kali thì cũng có những tác hại đến cây trồng : nếu dư thừa với mức độ thấp thì sẽ gây đối kháng ion, làm cây không hút được đầy đủ các chất dinh dwowngxkhacs như magie, natri. , ở mức cao có thể làm tăng áp suất thẩm thấu của môi trường đất, ngă cản sự hút nước và dinh dưỡng nói chung, ảnh hưởng xấu đến năng suất mùa màng. 
2.5.. Phần 5: Phân hỗn hợp và phân vi lượng
Mục tiêu : HS biết được thành phần và vai trò của phân bón hỗn hợp, phân bón vi lượng.
 phân bón hỗn hợp
- Phân bón kép là phân có chứa hai hoặc ba nguyên tố dinh dưỡng N, P, K.
 Phân bón vi lượng:
Phân vi lượng có chứa một lượng nhỏ các nguyên tố hóa học như: B , Zn , Mn ,dưới dạng hợp chất.
Chúng kích thích cây trồng phát triển mạnh. 
GV : Từ thực tiễn sản xuất ở các nước này cũng cho thấy: Không có phân hoá học thì không có năng suất cao. Ở các nước có hệ thống nông nghiệp phát triển trong hơn 100 năm trở lại đây (từ khi bắt đầu sử dụng phân bón hoá học), việc sử dụng phân khoáng làm tăng hơn 60% năng suất cây trồng. 
năm 1997, kết quả điều tra ở Việt Nam tính trung bình phân bón làm tăng 38-40% tổng sản lượng, dự báo sẽ lớn hơn có thể tới 75% năng suất lúa và bón 1 tấn dinh dưỡng nguyên chất thu được 13 tấn ngũ cốc.
 Vậy chúng ta cần bón phân hóa học như thế nào cho hợp lý và hiệu quả? 
+ Phân Đạm : Cần nhiều cho cây ăn lá và các loại rau, thường được bón sớm lúc cây còn non.
+ Phân Lân: Cần nhiều cho cây lấy thân, củ, hoa: cây họ đậu, mía, dùng khi bón lót.
+ Phân Kali: Bón cho cây ăn quả, lấy 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_trong_giang_day_bai.doc