SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại, giáo dục công dân lớp 10 – Trường trung học phổ thông Lê Lợi

SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại, giáo dục công dân lớp 10 – Trường trung học phổ thông Lê Lợi

Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ Đó là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất; đồng thời là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin về quá khứ, hiện tại và tương lai; lưu giữ và cung cấp thông tin về sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên, các cảnh quan thiên nhiên .

 Bảo vệ môi trường là một trong những mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị định số 41/NQ- TƯ ngày 15 tháng 1 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ; Quyết định số 1363/QĐ- Ttg ngày17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31 tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đẫ ra Chỉ thị về việc tăng cườn công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình nhà trường xanh – sạch – đẹp phù hợp với các vùng, miền.

 

doc 23 trang thuychi01 6592
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại, giáo dục công dân lớp 10 – Trường trung học phổ thông Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN TRANG 
Lí do chọn đề tài........01
Thực trạng khi thực hiện các giải pháp của đề tài03
Nôi dung đề tài...04
Kết quả18
Nguyên nhân thành công....18
Kết luận20
Những kiến nghị đề xuất.20
Tài liệu tham khảo...21
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩĐó là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất; đồng thời là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin về quá khứ, hiện tại và tương lai; lưu giữ và cung cấp thông tin về sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên, các cảnh quan thiên nhiên.
	Bảo vệ môi trường là một trong những mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị định số 41/NQ- TƯ ngày 15 tháng 1 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ; Quyết định số 1363/QĐ- Ttg ngày17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31 tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đẫ ra Chỉ thị về việc tăng cườn công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình nhà trường xanh – sạch – đẹp phù hợp với các vùng, miền.
Từ những năm gần đây, những dấu hiệu cho thấy nạn suy thoái môi trường đã ngày một rõ ràng hơn do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do tác động của con người. Phải gánh chịu nhiều hậu quả thiên tai gây ra, con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống. Chính vì thế, con người quan tâm hơn công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 
Giáo dục bảo vệ môi trường là việc làm hết sức cần thiết, thường xuyên và liên tục. Bởi giáo dục bảo vệ môi trường sẽ hình thành và phát triển kĩ năng hành động trong môi trường của học sinh, từ đó tạo nên một lối sống có trách nhiệm và thân thiện với thiên nhiên.
Để thực hiện nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học, đặc biệt là môn giáo dục công dân có hiệu quả, giáo viên phải có trách nhiệm xây dựng bài giảng có chất lượng giúp học sinh nhận thức tốt vấn đề đặt ra, bài học có tác dụng giáo dục sâu sắc và có sức lan toả. Bởi lẽ, đạo đức được hình thành theo những chuẩn mực sống, tuỳ theo lứa tuổi, văn hoá, gia đình, tôn giáo...Ở tuổi 15- 18, con người trải qua giai đoạn phát triển tâm lý rất lớn. Chúng ta không chỉ giúp các em phát triển khả năng giải thích mà cả khả năng đưa ra và bảo vệ chính kiến của mình về một vấn đề. Trong bất cứ tình huống nào, nếu có đủ thông tin về vấn đề cần tìm hiểu thì chúng ta sẽ có quyết định đúng đắn, chính xác hơn. Qua những bài học có tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, học sinh nhận thức được vai trò của môi trường cũng như hậu quả của sự tác động tiêu cực của con người tới môi trường, chắc chắn các em sẽ quyết định được hành vi của mình đối với môi trường.
Xuất phát từ lý do đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “ Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại, giáo dục công dân lớp 10 – Trường trung học phổ thông Lê Lợi”
NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1.Thực trạng của việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông hiện nay.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề không mới trong dạy học và cũng không xa lạ trong thực tiễn cuộc sống vì nó là lĩnh vực giáo dục liên ngành. Tuy nhiên, đặc trưng của môn giáo dục công dân là không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức của môn học phù hợp với đặc điểm lứa tuổi mà điều quan trọng hơn là hình thành và phát triển những kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống của học sinh; đồng thời hình thành và phát triển cảm xúc, thái độ đúng đắn trước các vấn đề liên quan đến nội dung bài học cho các em.Vì vậy, môn học này có khả năng tích hợp ở nhiều mức độ khác nhau các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Do đó, khi tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cần đảm bảo nguyên tắc: không gượng ép, không làm nặng nội dung, không làm biến dạng môn học .
 Tuy nhiên, qua thực tế dự một số giờ của đồng nghiệp ở trường hiện nay tôi nhận thấy, có nhiều giáo viên bộ môn quan niệm rằng: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường là ghép thêm vào chương trình như một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu, thậm chí quá sa đà vào kiến thức môi trường và vô hình chung làm nặng thêm nội dung kiến thức bài học, biến dạng môn học dưới hình thức đơn điệu, khô cứng, sử dụng rất ít các phương tiện dạy học hỗ trợ¸ thậm chí nhiều giáo viên không sử dụng.
 	2. Kết quả của thực trạng trên:
 Vì không thấy hết tầm quan trọng của vấn đề cho nên nhiều giáo viên không chú ý đến lượng kiến thức cần tích hợp cho từng bài học, không đầu tư, không coi trọng kiến thức thực tế của cuộc sống ở địa phương. Do đó dẫn đến một thực tế là : Các giờ học giáo dục công dân có tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thường kém sôi nổi, không gây được hứng thú học tập của học sinh, bởi vì giáo viên chỉ làm nhiệm vụ truyền đạt thông tin đã có ở sách giáo khoa hoặc những gì giáo viên biết, hay nói lại những kiến thức học sinh đã được học ở các bộ môn khác như môn địa lí một cách cứng nhắc, buồn tẻ, thậm chí bỏ qua vì cho rằng không quan trọng và áp đặt cho học sinh những bài học đạo đức một cách giáo điều, thiếu tính thực tiễn và tính giáo dục không cao. Điều đó, tạo ra tâm lý nhàm chán, học sinh không chú ý trong giờ học, thậm chí không ghi chép bài, làm việc riêng, không có thái độ nhập cuộc.
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Cơ sở lí luận.
Môi trường là một trong những vấn đề toàn cầu bức xúc nhất hiện nay, nó không chỉ liên quan đến sự thay đổi của tự nhiên mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của xã hội loài người, đến chất lượng cuộc sống dân cư.
Năm 1972 Hội nghị quốc tế về môi trường lần đầu tiên được tổ chức tại Stockholm ( Thụy Điển), tuyên bố của hội nghị đã nêu : Việc giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ cũng như cho người lớn làm sao cho họ có được đạo đức, trách nhiệm trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ chương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội – đảm bảo phát triển bền vững quốc gia. Nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hóa công tác bảo vệ môi trường, trong đó có công tác giáo dục môi trường.
Giáo sư – Tiến sĩ Hoàng Đức Nhuận của viện khoa học giáo dục đã chia quá trình giáo dục môi trường ở nước ta thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn nhận thức độc lập và thăm dò ( 1966 – 1979): ngày 5/2/1966, trên báo nhân dân Bác Hồ đã phát động toàn dân thực hiện tết trồng cây, đến nay được coi như lời tuyên ngôn về giáo dục môi trường ở nước ta hiện nay.
- Giai đoạn thể nghiệm và ứng dụng bộ phận ( 1980 – 1990)
- Giai đoạn tìm hiểu và hội nhập ( 1991 – 1998), trong giai đoạn này thực hiện chương trình cấp Nhà nước về bảo vệ môi trường ( KT 02) đồng thời triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học về giáo dục môi trường với các vấn đề sau:
+ Nâng cao nhận thức về môi trường cho đông đảo nhân dân.
+ Giáo dục môi trường trong hệ thống trường phổ thông.
+ .
- Giai đoạn thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường trong toàn quốc ( sau 1998)
Nhìn chung giáo dục môi trường đã và đang thực hiện ở nhiều mức độ khác nhau, ở tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học. 
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững nhất trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường.
Như vậy, giáo dục bảo vệ môi trường phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường phù hợp với tâm lí lứa tuổi.
Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
2.1.Khái niệm
S.V. Kanesnik ( 1970): Môi trường không chỉ là bộ phận của trái đất bao quanh con người, mà ở một thời điểm nhất định, xã hội loài người có quan hệ tương hỗ trực tiếp với nó, nghĩa là môi trường có quan hệ một cách gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất con người.
Theo UNESCO ( 1981) : Môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình, trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình.
R.Sharma ( 1998) : Môi trường là tất cả những gì bao quanh con người.
Như vậy, Môi trường sống không chỉ là nơi sinh trưởng, tồn tại và phát triển của con người cũng như của mọi thực thể sinh vật khác mà còn là khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự vui chơi giải trí của con người.
2.2. Biện pháp 
Ở nước ta việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong một số môn học có khả năng ở trường trung học phổ thông không phải là vấn đề hoàn toàn mới. Cho đến nay nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được lồng ghép, tích hợp trong các môn sinh học, địa lí, hóa học, giáo dục công dân
Căn cứ vào mục đích, nội dung của môn học giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông thì phương thức đưa kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học thuận lợi nhất là tích hợp và lồng ghép như nhiều quốc gia đã làm.
Tích hợp là sự kết hợp một cách có hệ thống kiến thức giáo dục công dân và kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường làm một cho chúng hòa quện vào nhau thành một thể thống nhất. Lồng ghép là sự thể hiện sự lắp ghép nội dung bài học về mặt cấu trúc để có thể đưa vào bài học một mục, một đoạn hay một số câu có nội dung giáo dục môi trường. Như tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong môn giáo dục công dân không phải là ghép thêm vào chương trình môn học một chủ đề nghiên cứu mà “ nó là một đường hướng hội nhập vào trong chương trình đó” như tuyên ngôn Tbilisi ( UNESCO – UNEP – 1977) đã khẳng định.
Nội dung chương trình giáo dục công dân đề cập rất hạn chế những khái niệm, kiến thức cơ bản về môi trường. Do vậy, giáo viên cần phải vận dụng những kiến thức, những thông tin môi trường cần thiết để đưa vào bài giảng một cách thích hợp nhằm:
- Mở rộng và khắc sâu những kiến thức về môi trường đã có trong sách giáo khoa.
- Phân tích, giải thích, chững minh một số phạm trù, khái niệm kết luận đã có trong sách giáo khoa bằng những kiến thức về môi trường và mối quan hệ giữa phát triển và môi trường một cách thích hợp nhất. 
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào bài dạy môn giáo dục công dân là quan trọng nhưng không phải bài nào cũng lồng ghép, tích hợp được. Với những bài cần thiết tích hợp thì phải chọn đơn vị kiến thức phù hợp với nội dung bài dạy, không áp đặt, phải có tác dụng giáo dục cao, tránh sự nhàm chán, lặp đi lặp lại. Đồng thời phải đảm bảo hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường là mang lại cho học sinh những tình cảm thân thiện với môi trường, những thói quen môi trường tốt đẹp, có lối sống hài hòa với môi trường ( Văn hóa sinh thái).
2.3. Biện pháp thực hiện
Hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường trong môn giáo dục công dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có phương pháp tích hợp. lồng ghép nội dung giáo dục môi trường ở môn học này. Phương pháp tích hợp, lồng ghép có thể chia thành các bước như sau:
* Bước 1: Lựa chọn bài
Trong sách giáo khoa có nhiều bài, nhưng không phải bài nào cũng có khả năng tích hợp, lồng ghép. Để tránh sự gượng ép dẫn đến nhàm chán, giáo viên cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa và chon những bài có nội dung giáo dục môi trường hoặc bài có khả năng đưa nội dung giáo dục môi trường vào:
- Loại bài 1: Nội dung của bài hoàn toàn phù hợp với nội dung giáo dục môi trường.
- Loại bài 2: Trong bài có một mục hoặc một đoạn hay một câu có nội dung giáo dục môi trường.
Loại bài 3: Trong bài có một hay nhiều chỗ có khả năng liên hệ, bổ sung kiến thức môi trường mà sách giáo khoa chưa đề cập.
* Bước 2: Xác định mức độ lồng ghép, tích hợp nôi dung giáo dục môi trường vào môn học.
Sau khi chọn và phân loại bài, giáo viên cần xác định mức độ lồng ghép, tích hợp cho phù hợp. Có thể lựa chon một trong những mức độ sau đây:
- Mức độ 1: Nội dung giáo dục môi trường phần lớn là phù hợp với nội dung bài học giáo dục công dân. Với mức độ này, giáo viên căn cứ vào nội dung sẵn có trong bài để mở rộng và khắc sâu nội dung giáo dục môi trường
- Mức độ 2: Lựa chọn nội dung giáo dục môi trường để bổ sung hoặc liên hệ thực tiễn từ những nội dung giáo dục công dân có sẵn trong bài học. Với mức độ này nội dung giáo dục môi trường đưa vào bài rất ít, nhưng lựa chọn kiến thức để tích hợp là không đơn giản.
- Mức độ 3: Chọn lọc những nội dung giáo dục môi trường thích hợp để đưa vào một cách hợp lí thông qua việc phân tích một số khái niệm, phạm trù, kết luận trong sách giáo khoa.
* Bước 3: Xác định kiến thức giáo dục môi trường để tích hợp, lồng ghép vào bài.
Môi trường là khoa học liên ngành, kiến thức về nó rất đa dạng, vì vậy khi lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường giáo viên phải đảm bảo sự phù hợp với trình độ học sinh, phù hợp với nội dung của bài giáo dục công dân. Đây là bước không đơn giản, yêu cầu giáo viên phải nắm chắc những kiến thức về môi trường cũng như các mục tiêu và nội dung của giáo dục môi trường một cách có hiệu quả. Các nhóm kiến thức về giáo dục môi trường có thể khai thác là:
- Vai trò của môi trường tự nhiên đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
- Quan hệ tương hỗ giữa phát triển với môi trường
- Dân số, sự bùng nổ dân số và các sức ép của nó đối với kinh tế - xã hội và môi trường.
- Quyết định môi trường.
Quyết định môi trường là quá trình tổng hợp các kiến thức. kĩ năng để mỗi các nhân hoặc tập thể ra quyết định để giải quyết một vấn đề môi trường cụ thể. Thông thường mỗi quyết định môi trường có liên quan tới các yếu tố sinh thái, kinh tế, chính trị, xã hội, kĩ thuật và công nghệ sản xuất. Vì thế một quyết định sai lầm sẽ gây hậu quả nghiêm trọng và lâu dài, thông thường khi gặp các sự cố môi trường nghiêm trọng thì con người mới nhận ra sai lầm của mình trong các quyết định môi trường và cố tìm ra giải pháp thì đôi khi đã quá muộn.
Đạo đức môi trường.
Đạo đức môi trường là hệ thống các giá trị, hành vi, cách ứng xử, sự tôn trọng của con người đối với nhau và con người đối với tự nhiên. Chỉ khi nào con người tôn trọng sự sống của các sinh vật khác trên trái đất thì lúc đó con người mới thực sự sống hài hòa với thiên nhiên. Đạo đức môi trường phần lớn dựa trên nền tảng của tình yêu thiên nhiên, lòng nhân ái và sự tôn trọng pháp luật.
- Sự quản lý của nhà nước về môi trường bằng nhiều công cụ khác nhau, trong đó chủ yếu là các công cụ tài chính và luật môi trường.
* Bước 4: Lựa chọn phương pháp học thích hợp.
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp thảo luận nhóm, lớp
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp giao bài tập về nhà ( có chấm điểm)
- Phương pháp động não
2.4. Xác đinh nội dung kiến thức cần tích hợp:
Trong chương trình lớp 10 có nhiều bài cần tích hợp như: 
Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
Bài 5: Cách thức vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng
Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội
Bài 10: Quan niệm về đạo đức
Bài 15 : Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại.
Phương pháp tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài được cụ thể hóa trong từng nội dung bài hoc. Tuy nhiên, với thời lượng có hạn tôi lựa chọn bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại. Nội dung trình bày như sau:
Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại.
a. Nôi dung và mức độ tích hợp. 
- Mục 1. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường.
- Mục 2. Sự bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ dân số.
- Mục 3: Những bệnh dịch hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa, đẩy lùi những bệnh dịch hiểm nghèo.
- Mức độ tích hợp phù hợp với loại bài 1.
- Nội dung giáo dục môi trường được tích hợp:
+ Đạo đức môi trường
+ Quyết định môi trường.
b.Gợi ý phương pháp tích hợp.
* Hoạt động 1: Giáo viên cho học sinh thảo luận lớp
- Thảo luận các vấn đề bảo vệ môi trường sống, câu hỏi định hướng là:
+ Từ những kiến thức địa lí đã học và hiểu biết của mình, em có nhận xét gì về môi trường sống của con người?
+ Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm chất lượng môi trường sống?
+ Trách nhiệm của mỗi chúng ta về việc nâng cao chất lượng môi trường sống?
Ngoài câu hỏi định hướng, giáo viên có thể cho học sinh xem một số ảnh, băng hìnhvề tình trạng suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Những thông tin cần thiết có thể cung cấp thêm như:
+ Mỗi năm thế giới mất khoảng 2 – 7 triệu ha đất canh tác ( Đây là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp). Trên thế giới là 0,53ha / người, trong khu vực 0,36ha/ người, Việt Nam là 0,25ha/ người. Riêng Việt Nam diện tích nông nghiệp đang bị thu hẹp dần qua từng năm. Tính đến năm 2010 giảm hơn 170000 ha, diện tích đất Việt nam vào loại thấp nhất thế giới chỉ khoảng 0,12%.
+ Mỗi năm thế giới mất khoảng 17 triêu ha rừng, cứ tốc độ này thì khoảng 160 – 170 năm nữa thế giới sẽ không còn rừng, rừng mất nhanh nhất là ở Châu Phi, Châu Á, Mĩ latinh. Ngày nay 25% dân số không được dùng nước đảm bảo vệ sinh và 50% dân số không được dùng nước sạch theo tiêu chuẩn
* Hoạt động 2: Thời gian thảo luận từ 7 – 10 phút.
* Hoạt động 3: Học sinh trình bày, lớp đóng góp ý kiến theo sự gợi mở của giáo viên, sau cùng giáo viên kết luận.
* Hoạt động 1: Giáo viên cho học sinh thảo luận lớp
- Thảo luận về “ Bùng nổ dân số” thế giới và việc hạn chế của nó, câu hỏi định hướng là:
+ Từ bảng số liệu về dân số thế giới, em hãy nhận xét xu hướng và tốc độ tăng dân số thế giới? So sánh mức tăng dân số giữa các nhóm nước đâng phát triển và nhóm nước phát triển?
+ Từ những kiến thức đã học ở môn địa lý, em hãy cho biết : Bùng nổ dân số ở các nước nghèo là nguyên nhân duy nhất hay chỉ là nguyên nhân làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp, đói nghèo, dịch bệnh, hủy hoại tài nguyên và ô nhiễm môi trường?
+ Trách nhiệm của mỗi chúng ta đối với chính sách giảm tỷ lệ sinh ở nước ta?
Học sinh đã được học môn địa lý, nên giáo viên chỉ cần nhắc lại một số thông tin chính như : Vào các năm 1820, 1930, 1960, 1975, 1987, 1999, 2003, qui mô dân số thế giới tương ứng là: 1 tỷ, 2tỷ, 3 tỷ, 4 tỷ, 5 tỷ, 6 tỷ và hơn 6,3 tỷ. Năm 1950 các nước phát triển chiếm 33,1% dân số thế giới, các nước đang phát triển chiếm 66,9%. Đến năm 2002, các nước phát triển chiếm 19,6% dân số thế giới còn 80,4% dân số thế giới sống ở các nhóm nước nghèo.
* Hoạt động 2: Thời gian thảo luận từ 7 – 10 phút.
* Hoạt động 3: Học sinh trình bày, lớp đóng góp ý kiến theo sự gợi mở của giáo viên, sau cùng giáo viên kết luận.
- Thảo luận về phòng ngừa và đẩy lùi bệnh tật hiểm nghèo.
* Hoạt động 1: Giáo viên cho học sinh thảo luận lớp
+ Cho học sinh biết thông tin sau đây: Lần đầu tiên trên thế giới phát hiện ra bệnh nhân mắc bệnh AIDS là năm 1981, thủ phạm gây ra bệnh là vi rút có tên HIV, kể từ đó đến nay số người nhiễm HIV/ AIDS tăng nhanh chóng. WHO cho biết, đến cuối năm 2003, thế giới có 42 triệu người nhi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_trong_day_hoc_bai_1.doc