SKKN Tích hợp các câu ca dao, tục ngữ vào trong phần vận dụng của một số bài học địa lý tự nhiên lớp 10, nhằm khắc sâu kiến thức bài học, tạo hứng thú và nâng cao chất lượng môn địa lý
Tục ngữ ca dao, tục ngữ là một loại hình văn hóa độc đáo của người dân Việt Nam, là những sáng tác dân gian được truyền miệng, phổ biến rộng rãi từ đời này qua đời khác, từ vùng này qua vùng khác, được chỉnh sửa cho phù hợp với từng địa phương. Nó thể hiện mọi mặt của cuộc sống. Trong quá trình lao động lý trí của con người, cảm quan thẩm mỹ được tôi luyện, thể hiện những quan sát những kinh nghiệm về sản xuất, về thời tiết, về trồng trọt, chăn nuôi, về mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên với nhau, giữa con người với thiên nhiên Mặc dù cho đến nay với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật công nghệ hiện đại, sự hiểu biết của loài người về thế giới đã có nhiều tiến bộ, song những câu tục ngữ, ca dao vẫn còn nguyên giá trị.
Từ xa xưa: Địa lý đã có trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca. Ở đó các mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên, giữa thiên nhiên với con người, với sản xuất, giữa con người với con người.được thể hiện rất tinh tế. Nó rất gần gũi với đời sống hằng ngày của học sinh, các em đã từng nghe, từng biết nhưng để hiểu rõ một cách khoa học và vận dụng kiến thức địa lý để giải thích thì nhiều học sinh vẫn chưa giải thích được. Đã có nhiều giáo viên tích hợp những câu ca dao, tục ngữ vào nội dung của bài học trong quá trình giảng dạy môn địa lý rất tinh tế nhưng lồng ghép tích hợp như thế nào hiệu quả nhất. Theo kinh nghiệm của tôi tích hợp hiệu quả và thích hợp nhất là đưa những câu ca dao, tục ngữ vào phần vận dụng và mở rộng trong các bài dạy.
PHỤ LỤC Nội dung Trang 1. Phần mở đầu.................................................................................. 2 2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ................................................. 4 2.1. Cơ sở lý luận....................................................................... 4 2. 2. Thực Trạng của vấn đề..................................................... 4 2.3. Các sáng kiến .................................................................. 5 2. 4. Kết quả kiểm nghiệm....................................................... 11 3. Kết quả và đề nghị.......................................................................... 12 Kết quả nghiên cứu.................................................................... 12 Kiến nghị..................................................................................... 13 1. Phần mở đầu - Lý do chọn đề tài: Tục ngữ ca dao, tục ngữ là một loại hình văn hóa độc đáo của người dân Việt Nam, là những sáng tác dân gian được truyền miệng, phổ biến rộng rãi từ đời này qua đời khác, từ vùng này qua vùng khác, được chỉnh sửa cho phù hợp với từng địa phương. Nó thể hiện mọi mặt của cuộc sống. Trong quá trình lao động lý trí của con người, cảm quan thẩm mỹ được tôi luyện, thể hiện những quan sát những kinh nghiệm về sản xuất, về thời tiết, về trồng trọt, chăn nuôi, về mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên với nhau, giữa con người với thiên nhiênMặc dù cho đến nay với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật công nghệ hiện đại, sự hiểu biết của loài người về thế giới đã có nhiều tiến bộ, song những câu tục ngữ, ca dao vẫn còn nguyên giá trị. Từ xa xưa: Địa lý đã có trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca. Ở đó các mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên, giữa thiên nhiên với con người, với sản xuất, giữa con người với con người...được thể hiện rất tinh tế. Nó rất gần gũi với đời sống hằng ngày của học sinh, các em đã từng nghe, từng biết nhưng để hiểu rõ một cách khoa học và vận dụng kiến thức địa lý để giải thích thì nhiều học sinh vẫn chưa giải thích được. Đã có nhiều giáo viên tích hợp những câu ca dao, tục ngữ vào nội dung của bài học trong quá trình giảng dạy môn địa lý rất tinh tế nhưng lồng ghép tích hợp như thế nào hiệu quả nhất. Theo kinh nghiệm của tôi tích hợp hiệu quả và thích hợp nhất là đưa những câu ca dao, tục ngữ vào phần vận dụng và mở rộng trong các bài dạy. Trong một bài học, giáo viên ngoài việc xây dựng một tình huống xuất phát để tạo hứng thú cho học sinh, chau chuốt cho nội dung bài giảng đúng trọng tâm, đúng kiến thức thì phải có hoạt động vận dụng và mở rộng một cách khoa học, thực tế để vừa kiểm chứng lại sự hiểu biết của học sinh về nội dung bài học, yêu cầu học sinh bằng những hiểu biết đó giải thích các vấn đề, hiên tượng tự nhiên qua những câu ca dao, tục ngữ một cách khoa học. Hoạt động đó vừa lôi cuốn học sinh, tạo cho học sinh hứng thú trong học tập và ghi nhớ, khắc sâu kiến thức. Phần địa lý tự nhiên lớp 10, đây là chương trình đại cương chung của thế giới về các thành phần tự nhiên, quy luật và hiện tượng tự nhiên do đó học sinh cần biết cách liên hệ, mở rộng đến Việt Nam, đến đời sống thường ngày của mình để hiểu và nhớ kiến thức. Vì những lý do trên mà tôi quyết định chọn đề tài “Tích hợp các câu ca dao, tục ngữ vào trong phần vận dụng của một số bài học địa lý tự nhiên lớp 10, nhằm khắc sâu kiến thức bài học, tạo hứng thú và nâng cao chất lượng môn địa lý” - Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề trên nhằm mục đích giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng tự nhiên một cách khoa học, đúng bản chất vấn đề từ đó giúp các em nắm vững kiến thức và tạo hứng thú trong học tập. Từ những vấn đề nghiên cứu có hiệu quả sẽ giúp giáo viên quan tâm hơn nữa công tác giảng dạy một cách nghiêm túc từ khâu chuẩn bị giáo án, đến tiến trình bài dạy phải đảm bảo những yêu cầu đặt ra. Tích hợp giáo dục là một phương pháp mới, có hiệu quả rất cao để giáo dục học sinh một các toàn diện, giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Ca dao tục ngữ là những câu vần, dễ nhớ và gần gũi với cuộc sống hằng ngày được ông cha đúc kết. do đó việc vận dụng ca dao, tục ngữ vào trong giảng dạy sẽ góp phần giữ gìn những giá trị nhân văn mà ông cha để lại. - Đối tượng nghiên cứu. Những kinh nghiệm trong việc vận dụng những câu ca dao tục ngữ Việt Nam vào phần liên hệ và mở rộng của một số bài học địa lý trong chương trình địa lý tự nhiên của lớp 10. - Phương pháp nghiên cứu. Trong đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp + PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. + PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. + PP thống kê, xử lý số liệu. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. - Theo tinh thần nghị quyết 40/2000/QH 10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội khoá X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định “Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu nội dung, phương pháp giáo dục của các cấp học, bậc học qui định trong luật giáo dục, khắc phục những mặt hạn chế của chương trình SGK tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học của học sinh...”(Trích theo những vấn đề chung về đổi mới giáo dục phổ thông) Nhằm thực hiện nguyên lí “Học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội” trong việc giảng dạy địa lý, việc gắn lí thuyết ở nhà trường với thực tế cuộc sống là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy địa lí của giáo viên và việc học địa lí của học sinh nơi tôi đang công tạc thì vấn đề vận dụng kiến thức địa lý, quan sát những sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh mình để giải thích chúng đã góp phần tích cực cho việc dạy - học bộ môn địa lý hiện nay. - Ca dao, tục ngữ Việt Nam là kho tàng văn học phong phú nó phản ánh chân thực cuộc sống, mối quan hệ các thành phần tự nhiên, đến môi trường sống được ông cha đúc rút trong quá trình lao động, sản xuất và trong sinh hoạt đời sống. Con người đã rất gắn bó với thiên nhiên. Chính vì vậy nó rất gần gũi với học sinh nên việc tích hợp những câu ca dao tục ngữ nói về thiên nhiên, những quy luật tự nhiên vào trong quá trình giảng dạy môn địa lý sẽ lôi cuốn và tạo hứng thú cho học sinh. 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Có lẽ từ trước tới nay nhiều giáo viên ít quan tâm đến mục vận dụng của một bài học hoặc có có vận dụng đó thì cũng giảng một cách sơ sài, chưa có những câu hỏi hay cũng như các phương pháp tốt trong nội dung của phần vận dụng và mở rộng để có thể giúp cho học sinh sử dụng những kiến thức vừa học để giải thích và liên hệ thực tế, vì thế không những học sinh không khắc sâu lại kiến thức mà còn không biết liên hệ thực tế từ đó chưa thu hút được sự đam mê học tập môn địa lý của học sinh và làm cho chất lượng bộ môn địa lý chưa cao. Trong kho tàng văn học Việt Nam thì ca dao, dân ca đứng ở một vị trí cao, nó mang nhiều giá trị nhân văn, truyền thống tốt đẹp của con người, những câu ca dao dân ca nói về thiên nhiên là những kinh nghiệm thực tế mà ông cha đúc rút trong cuộc sống và lao động sản xuất. Tuy nhiên lâu nay ít giáo viên quan tâm tích hợp, hoặc tích hợp theo quá nhiều, hoặc tích hợp theo ngẫu hứng không đúng trọng tâm, nên làm loãng, mờ đi kiến thức bài học, làm học sinh không chủ động lĩnh hội kiến thức, không phát huy tính cực, sáng tạo của học sinh. (một số giáo viên dạy môn địa lí cũng đã tích hợp vào các phần tình huống xuất phát bài dạy hoặc vừa dạy vừa lồng ghép vào nội dung chính của bài học do đó hiệu quả chưa cao, thậm chí học sinh sẽ không hiểu rõ bản chất vấn đề và sự đúng đắn theo kiến thức khoa học địa lí.) 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Sáng kiến thể hiện kinh nghiệm tích hợp một số câu ca dao tục ngữ vào phần vận dụng của một số bài học phần địa lý tự nhiên đại cương lớp 10. 2.3.1. Trong bài “Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất”. 1. Mục tiêu : khắc sâu kiến thức về hiện tượng “Ngày đêm, dài ngắn theo mùa”. 2. Hình thức: cá nhân/ Lớp (Câu tự luận ) 3. Tiến trình hoạt động Bước 1: GV đọc câu ca dao: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Câu ca dao nói về hiện tượng tự nhiên nào? Diễn ra ở đâu? Hãy vận dụng kiến thức mới học để giải thích. (yêu cầu Học sinh vẽ hình sau đó giải thích) Hoặc Giúp học sinh khắc sâu kiến thức về các mùa trong năm thì giáo viên đọc câu ca dao sau và yêu cầu học sinh hiểu như thế nào và vận dụng kiến thức đã học để giải thích? “Tháng riêng rét đài, tháng 2 rét lộc, tháng 3 rét nàng bân” “ Tháng ba mưa đám, tháng 8 mưa cơn Tháng mười sấm rạp, tháng chạp sấm động” Bước 2; Học sinh thực hiện nhiệm vụ trao đổi với các bạn bên cạnh hoàn thành nội dung câu hỏi Bước 3: cá nhân báo cáo kết quả làm việc trước lớp Bước 4: Gv đánh giá nhận xét kết quả làm việc của HS và chuẩn hóa kiến thức. * Gợi ý trả lời: - Giáo viên sử dụng hình vẽ về hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa. - Câu ca dao nói về hiện tượng tự nhiên là: hiện tượng “Ngày, đêm dài ngắn theo mùa”. - Diễn ra ở bán cầu bắc và cụ thể là Việt Nam + Mùa hè ở nửa cầu Bắc (Tháng 5 Việt Nam) Cụ thể 22/6 hàng năm, tia bức xạ Mặt Trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt Trái Đất tại chí tuyến bắc (23027B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc (Việt Nam) dài. Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, Vì thế có hiện tượng ngày dài đêm ngắn “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” Vào ngày 22/12, Mặt Trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam và vuông góc voi bề mặt đất tại tiếp tuyến 23027N (Chí tuyến Nam) thì ở Việt Nam (bán cầu bắc mùa đông) thời gian chiếu sáng ban ngày ít hơn trong bóng tối nên có hiện tượng đêm dài, ngày ngắn do đó có câu “Ngày tháng Mười chưa cười đã tối”. “Tháng riêng rét đài, tháng 2 rét lộc, tháng 3 rét nàng bân” “ Tháng ba mưa đám, tháng 8 mưa cơn Tháng mười sấm rạp, tháng chạp sấm động”. Mùa trong năm với những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. Nguyên nhân sâu xa là sự thay đổi của bức xạ Mặt trời, do “chuyển động biểu kiến” từ nửa cầu này sang nửa cầu kia của Mặt trời: Khi Mặt trời chuyển động về phía cầu nào thì các yếu tố: nhiệt độ, khí áp, hướng gió, mưa, sự phát triển của sinh vật sẽ thay đổi tạo ra cảnh quan địa lý đặc trưng theo mùa. Tháng riêng, tháng hai, tháng 3 là các tháng mùa đông ở bán cầu bắc nên rét. Tháng 3 cuối mùa xuân bắt đầu xuất hiện những cơn mưa con đầu mùa do nhiệt độ ở bán cầu Bắc tăng lên. Tháng 8 là mùa hè ở Việt Nam có hoạt động mạnh của Gió mùa Tây Nam nên có mưa lớn. Tháng 10 cuối mùa thu và bắt đầu chuyển sang mùa đông nên mưa rông ít dần. Tháng chạp vào khoảng mùa đông ít mưa và ít sấm. 2.3.2. Trong bài “Tác động ngoại lực lên địa hình bề mặt Trái đất”. 1. Mục tiêu : khắc sâu kiến thức về “Tác động ngoại lực lên địa hình bề mặt Trái đất”. Thông qua các quá trình Phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. 2. Hình thức: cá nhân/ Lớp (Câu tự luận ) 3. Tiến trình hoạt động Bước 1: GV đọc câu Tục ngữ: “Nước chảy đá mòn” “ Trăm năm bia đá phải mòn Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” Câu Tục ngữ nói về hiện tượng tự nhiên nào? Hãy vận dụng kiến thức mới học để giải thích. (yêu cầu Học sinh vẽ hình sau đó giải thích) Bước 2; Học sinh thực hiện nhiệm vụ trao đổi với các bạn bên cạnh hoàn thành nội dung câu hỏi Bước 3: cá nhân báo cáo kết quả làm việc trước lớp Bước 4: Gv đánh giá nhận xét kết quả làm việc của HS và chuẩn hóa kiến thức. * Gợi ý trả lời: Các câu tục ngữ trên nói về sự bào mòn của đá do các tác động như Khí hậu, thời tiết ( Nắng, mưa, gió), dạng nước như nước (Nước chảy tràn, nước ngầm. sóng biển..) 2.3.3. Trong bài “Khí áp và một số loại gió chính”. 1. Mục tiêu : khắc sâu về một số loại gió trên Trái Đất đặc biệt là những loại gió đang hoạt động ở Việt Nam, chi phối thời tiết và khí hậu Việt Nam. 2. Hình thức: cá nhân/ Lớp (Câu tự luận ) 3. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV đọc câu ca dao: 1. “Tháng bảy kiến đàn Đại hàn hồng thủy” 2. “Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang Mây kéo lên ngàn, thì mưa như trút” 3. “Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy” “Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi” “Cơn đàng Bắc đổ thóc ra phơi”. 4.“ Đông chết se, hè chết lụt" Em hiểu như thế nào về các câu ca dao trên? Vận dụng kiến đã học hãy giải thích các câu ca dao trên?. Vào tháng 7, mùa hè của nửa Cầu Bắc (Việt Nam), nhiệt độ không khí ở trên lục địa cao trở thành khu áp thấp hút gió (khối khí ẩm) từ Thái Bình dương vào gây nên những trận mưa lớn cùng với sự xuât hiện của các khí áp thấp gây nên mưa bão ở Bắc bộ và Bắc trung Bộ. Cũng là khối khí ẩm từ cao áp Thái Bình Dương gây nên kiểu thời tiết mưa lớn bằng thực tế trong dân gian có các câu ca dao: - “Tháng bảy kiến đàn Đại hàn hồng thủy” - Mây kéo lên ngàn, thì mưa như trút” - “Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy” Vào thời điểm đầu mùa hè của bán cầu bắc, ở lục địa á âu đã hình thành áp thấp ( Iran). ở bắc Ấn độ dương hình thành áp cao tại vịnh Bengan. Áp thấp Iran hút gió, gió thổi vào Viêt Nam theo hướng tây nam với độ ẩm khá cao. Tuy nhiên Do ảnh hường của địa hình: dãy Hoàng Liên Sơn ở Bắc Bộ, dãy Trường Sơn Bắc (Bắc Trung Bộ) nên khi có gió Tây Nam (gió Nam) chỉ gây mưa ở Nam bộ và Tây Nguyên. Còn ở vùng đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và ven biển Nam Trung Bộ không có mưa nên có câu “ Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang” hay “Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi” Tương tự “cơn đàng Bắc...” là ảnh hưởng của khối khí ôn đới xuất phát từ cao áp lục địa (cao nguyên Xibia) tính chất lạnh và khô nên không gây mưa. Hay “Đông chết se” - Giáo viên giải thích thêm là hiện tượng mưa, nắng trên là do sự chênh lệch khí áp theo độ cao, độ ẩm và nhiệt độ. 2.3.4. Trong bài “Mưa, các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa trên Trái đất”. 1. Mục tiêu : khắc sâu kiến thức về mưa, các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa 2. Hình thức: cá nhân/ Lớp (Câu tự luận ) 3. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV đọc câu ca dao: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” GV đặt câu hỏi cho học sinh: Tại sao lại khi quan sát chuồn chuồn bay với độ cao khác nhau ta có thể biết được sự thay đổi về thời tiết? - Bước 2; Học sinh thực hiện nhiệm vụ trao đổi với các bạn bên cạnh hoàn thành nội dung câu hỏi - Bước 3: cá nhân báo cáo kết quả làm việc trước lớp - Bước 4: Gv đánh giá nhận xét kết quả làm việc của HS và chuẩn hóa kiến thức. * Gợi ý trả lời: Người nông dân chỉ đúc kết kinh nghiệm về thay đổi thời tiết theo độ bay cao, thấp của con chuồn chuồn. Nhưng để giải thích hiện tượng trên một cách có cơ sở khoa học thì học sinh cần vận dụng đến các kiến thức đã học trong các bài trước, bài này về phần khí hậu (khí quyển, khí áp, gió, mưa...) sẽ giải thích độ cao, thấp của chuồn chuồn khi bay với hiện tượng “mưa, nắng” là do yếu tố áp suất không khí và độ ẩm...Chuồn chuồn có đôi cánh rất mỏng và yếu nên rất nhạy cảm với độ ẩm không khí. Nếu độ ẩm không khí cao, sắp bão hòa tạo ra mưa thì cánh chuồn chuốn sẽ không bay cao được. Độ ẩm giảm thì bay vừa vừa và khi độ ẩm thấp, không khí khô và nhẹ thì chuồn chuồn thể bay cao và dĩ nhiên là với độ ẩm thấp thì trời sẽ nắng và không có mưa. 2. 3.5. Trong bài “ Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển của sinh vật ”. 1. Mục tiêu : khắc sâu kiến thức về mối quan hệ của thành phần địa lý tự nhiên. Đặc biệt là nhân tố khí hậu, đất ảnh hưởng đến sinh vật. 2. Hình thức: cá nhân/ Lớp (Câu tự luận ) 3. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV đọc câu ca dao, tục ngữ như: “ Kiến đen tha trứng lên cao, thế nào cũng có mưa rào rất to.” “ Đất tốt trồng cây rườm rà” “ Muốn cho lúa nẩy bông to, cày sâu quốc bẫm, phân tro cho nhiều” “ Khoai đất lạ, mạ đất quen” GV đặt câu hỏi cho học sinh: Tại sao lại khi quan sát các hiện tượng của sinh vật ta có thể biết được sự thay đổi về thời tiết? - Bước 2; Học sinh thực hiện nhiệm vụ trao đổi với các bạn bên cạnh hoàn thành nội dung câu hỏi - Bước 3: cá nhân báo cáo kết quả làm việc trước lớp - Bước 4: Gv đánh giá nhận xét kết quả làm việc của HS và chuẩn hóa kiến thức. Mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên rất khăng khít, mỗi lòai sinh vật thích hợp với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm, các loại đất khác nhau. Khi trong không khí có hiện tượng thay đổi về thời tiết, khí hậu thì trong cơ thể sinh vật, cũng như hoạt sinh vật cũng có sự thay đổi. “ Kiến đen tha trứng lên cao, Thế nào cũng có mưa rào rất to.” Kiến có khả năng cảm nhận sự thay đổi của thời tiết. Kiến là loài động vật sống dưới đất với độ ẩm không khí tích hợp, vào những ngày trước khi có mưa to thì độ ẩm không khí sẽ tăng cao, mặt đất trở nên ẩm ướt vì vậy với bản năng sinh tồn kiến sẽ tha trứng khỏi tổ, vì vậy dân gian có câu ca dao trên. Đất tốt là đất có độ phì cao: Đó là khẳ năng cung cấp nhiệt, ẩm, nước, chất dinh dưỡng nuôi cây. Đất tốt sẽ giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển xanh tốt, rậm rạp, rườm rà hay lúa nẩy, bông to. Mỗi loại đất với những đặc tính lý hóa khác nhau sẽ phù hợp với các loại câu khác nhau. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. Các năm học về trước khi tôi chưa vận dụng được nhiều ca dao tục ngữ vào giảng dạy môn địa lý hoặc có tích hợp cũng sơ sơ trong phần triển khai nội dung bài dạy nên học sinh không khắc sâu kiến thức, không tạo nhiều hứng thú và chất lượng học tập của môn địa lý chưa cao. Đặc biệt là chương trình địa lý đại cương phần tự nhiên lớp 10 mang tính khoa học rất cao, nếu hứng thú trong học tập, học sinh không hiểu và nắm chắc về kiến thức đại cương thì lên đến các lớp trên với những nội dung cụ thể về các quốc gia , châu lục thì các em chẳng hiểu gì và dẫn tới buông suôi. Tôi đã khảo sát ở các lớp tôi dạy 10A8, 10A9, Lớp 10A8 tôi tích hợp và mục vận dụng cuối bài, còn 10A9 TT Nội dung dược hỏi Khả năng hiểu và nhớ kiến thức (%) Lớp 10A8 Lớp 10A9 1 Bài 6: Hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất 70% 50% 2 Bài 9: tác động ngoại lực... 90% 55% 3 Bài 11: Khí quyển... 88% 60 4 Bài 12: Khí áp và một số lại gió chính. 85% 35% 5 Bài 18: Sinh quyển .. 87% 60% - Kết quả bài thi kiểm tra học kỳ 1 của 2 lớp như sau: Lớp Sĩ số Giỏi (>8 điểm) Khá ( 7-8 điểm) Trung bình ( 5-6 điểm) Yếu (< 5 điểm) 10 A9 44 6 ( 13,6 %) 10 ( 23%) 20 (45%) 8( 18%) 10 A8 45 15 ( 31%) 17 (37%) 10 (22%) 3 ( 6%) 3. Kết luận và đề nghị 3.1. Kết quả nghiên cứu. Có thể khẳng định rằng qua việc việc tích hợp các câu ca dao và tục ngữ vào phần vận dụng của tiết dạy một số bài học môn địa lý tự nhiên đại cương lớp 10 đã đem lại nhiều kết quả cao cho cả Người dạy và học. Đối với người học: Với việc tích hợp các câu ca dao và tục ngữ vào phần vận dụng của tiết dạy môn địa lý đã đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, đáp, giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, vận dụng vào thực tiễn trong cuộc sông. Học đi đôi với làm là một hướng phát triển con người, nhân lực toàn diện cho đất nước. Từ đó mà học sinh sẽ hiểu bài, nhớ bài rất lâu. Đặc biệt là những kiến thức đại cương ở lớp 10 các em học tốt sẽ là nền tảng để lên lớp 11 và 12 học về tự nhiên, kinh tế các khu vực, châu lục và quốc gia tốt hơn. Qua đó chất lượng dạy và học môn địa lý sẽ được nâng cao. Mặt khác, qua đó sẽ giúp học sinh có sự hiểu biết hơn và chân trọng những giá trị văn hóa dược ông cha đúc rút qua nhiều thế hệ. Thấy được mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên một cách sâu sắc. Từ đó có ý thức giữa gìn văn hóa cũng như bảo vệ môi trường sống. Về phía giáo viên: Hỗ trợ và định hướng cho giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực gây hứng thú cho học sinh trong các tiết dạy địa lý. 3. 2. Kiến nghị Đối với giáo viên. Cần thực hiện tốt các yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, đáp, giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, vận dụng vào thực tiễn trong cuộc sông. Đối với sở giáo dục và đào tạo Lâu nay b
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tich_hop_cac_cau_ca_dao_tuc_ngu_vao_trong_phan_van_dung.docx