SKKN Hướng dẫn học sinh ôn tập lý thuyết THPT quốc gia chương cacbohiđrat qua câu hỏi đúng sai

SKKN Hướng dẫn học sinh ôn tập lý thuyết THPT quốc gia chương cacbohiđrat qua câu hỏi đúng sai

 Hiện nay bộ môn Hóa học trong chương trình trung học phổ thông là môn học được học sinh đánh giá là khó so với môn học khác. Nguyên nhân một phần do đặc trưng bộ môn có sự liên quan gắn kết với kiến thức trung học cơ sở nên khi học sinh bị thiếu hụt kiến thức từ cấp 2 sẽ khó có thể học tốt được chương trình trung học phổ thông. Ngoài ra chương trình đào tạo đại học, cao đẳng gần đây có rất nhiều ngành nghề đa dạng nhiều khối học mới để học sinh lựa chọn nên bộ môn Hóa học vốn đã khó với học sinh sẽ bị bỏ qua khi chọn ôn khối. Tuy nhiên bộ môn Hóa học nếu có kiến thức vững từ trung học cơ sở thì học sinh học trung học phổ thông sẽ khá nhẹ nhàng, dễ dàng đạt điểm 7,8 với học sinh học lực khá trong kỳ thi quốc gia (đánh giá theo đề thi quốc gia năm học 2017-2018). Theo hướng ra đề mới thì yêu cầu học sinh học kiến thức rộng, hiểu biết tổng hợp phủ đều cả chương trình trung học phổ thông nên khi làm bài tập lý thuyết tổng hợp dù đơn giản nhưng học sinh vẫn nhiều khi bị sai sót rất đáng tiếc. Qua trao đổi với đồng nghiệp và tìm hiểu qua internet tôi nhận thấy học sinh rất ngại ôn tập lý thuyết vì thấy không mấy hứng thú, học không vào, kiến thức lại liên quan nhiều đến nhau đặc biệt là phần cacbohiđrat liên quan đến cả phần kiến thức ancol, anđehit, xeton, ete lớp 11. Đặc biệt hiện nay hướng đề thi bài tập lý thuyết chiếm phần nhiều, trong đó phần kiến thức liên quan đến chương cacbohiđrat luôn có một vài câu. Kiến thức về chương cacbohiđrat tương đối nhiều chất với tính chất tương tự nhau khiến học sinh rất dễ nhầm lẫn, khó ôn tập. Vì vậy tôi lựa chọn viết sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn học sinh ôn tập lý thuyết THPT quốc gia chương cacbohiđrat qua câu hỏi đúng sai” nhằm góp phần nhỏ kinh nghiệm của mình giúp học sinh thấy hứng thú, dễ dàng ôn tập lý thuyết và làm tốt hơn bài tập lý thuyết liên quan đến chương cacbohiđrat, giúp đồng nghiệp có thêm một tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy.

docx 22 trang thuychi01 5740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh ôn tập lý thuyết THPT quốc gia chương cacbohiđrat qua câu hỏi đúng sai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
NỘI DUNG
TRANG
I. Mở đầu
2
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.3.1. Tổng hợp kiến thức chương cacbohi đrat
4
2.3.1.1. Khái niệm, phân loại
4
2.3.1.2. Gluco zơ, fructo zơ
4
2.3.1.3. Saccaro zơ, manto zơ
5
2.3.1.4. Tinh bột, xenlulo zơ
6
2.3.1.5. Bảng tổng hợp tính chất hóa học
6
2.3.2. Tổng hợp các phát biểu hay gặp trong câu đúng sai liên quan đến chương cacbohidrat
7
2.3.2.1. Các phát biểu đúng thường gặp
7
2.3.2.2. Các phát biểu sai và bẫy sai
11
2.3.2.3. Tổng hợp câu hỏi
15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
15
III. Kết luận, kiến nghị
16
3.1. Kết luận
16
3.2. Kiến nghị
17
Phụ lục
19
I. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
	Hiện nay bộ môn Hóa học trong chương trình trung học phổ thông là môn học được học sinh đánh giá là khó so với môn học khác. Nguyên nhân một phần do đặc trưng bộ môn có sự liên quan gắn kết với kiến thức trung học cơ sở nên khi học sinh bị thiếu hụt kiến thức từ cấp 2 sẽ khó có thể học tốt được chương trình trung học phổ thông. Ngoài ra chương trình đào tạo đại học, cao đẳng gần đây có rất nhiều ngành nghề đa dạng nhiều khối học mới để học sinh lựa chọn nên bộ môn Hóa học vốn đã khó với học sinh sẽ bị bỏ qua khi chọn ôn khối. Tuy nhiên bộ môn Hóa học nếu có kiến thức vững từ trung học cơ sở thì học sinh học trung học phổ thông sẽ khá nhẹ nhàng, dễ dàng đạt điểm 7,8 với học sinh học lực khá trong kỳ thi quốc gia (đánh giá theo đề thi quốc gia năm học 2017-2018). Theo hướng ra đề mới thì yêu cầu học sinh học kiến thức rộng, hiểu biết tổng hợp phủ đều cả chương trình trung học phổ thông nên khi làm bài tập lý thuyết tổng hợp dù đơn giản nhưng học sinh vẫn nhiều khi bị sai sót rất đáng tiếc. Qua trao đổi với đồng nghiệp và tìm hiểu qua internet tôi nhận thấy học sinh rất ngại ôn tập lý thuyết vì thấy không mấy hứng thú, học không vào, kiến thức lại liên quan nhiều đến nhau đặc biệt là phần cacbohiđrat liên quan đến cả phần kiến thức ancol, anđehit, xeton, ete lớp 11. Đặc biệt hiện nay hướng đề thi bài tập lý thuyết chiếm phần nhiều, trong đó phần kiến thức liên quan đến chương cacbohiđrat luôn có một vài câu. Kiến thức về chương cacbohiđrat tương đối nhiều chất với tính chất tương tự nhau khiến học sinh rất dễ nhầm lẫn, khó ôn tập. Vì vậy tôi lựa chọn viết sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn học sinh ôn tập lý thuyết THPT quốc gia chương cacbohiđrat qua câu hỏi đúng sai” nhằm góp phần nhỏ kinh nghiệm của mình giúp học sinh thấy hứng thú, dễ dàng ôn tập lý thuyết và làm tốt hơn bài tập lý thuyết liên quan đến chương cacbohiđrat, giúp đồng nghiệp có thêm một tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy.
1.2. Mục đích nghiên cứu
. Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm giúp các em học sinh ôn tập nhanh chóng, hứng thú và tự tin khi làm bài tập lý thuyết liên quan đến chương cacbohiđrat, học sinh sẽ làm nhanh hơn đúng hơn bài tập lý thuyết.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài là các câu phát biểu đúng sai của chương cacbohidrat.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: tổng hợp kiến thức chương cacbohiđrat; hệ thống các phát biểu đúng sai chương cacbohiđrat, với các phát biểu sai sẽ lưu ý bẫy sai của câu phát biểu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: quan sát học sinh làm bài tập lựa chọn xem phát biểu đúng hay sai và bài tập đối chứng, trao đổi với đồng nghiệp.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: thống kê kết quả làm bài tập của học sinh. 
	II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Ôn tập lý thuyết chương cacbohiđrat là vấn đề tương đối khó với học sinh vì phần kiến thức này khá tổng hợp, các tính chất gần giống nhau học sinh rất dễ nhầm lẫn. Bài tập lý thuyết chương cacbohiđrat lại rất hay có lựa chọn phát biểu đúng, sai, mỗi bài tập có từ 4-8 phát biểu sau đó yêu cầu học sinh lựa chọn số lượng phát biểu đúng hoặc sai hoặc cho 4 đáp án tìm đáp án đúng hoặc sai. Do đó để làm bài tập đúng sai chương cacbohidrat học sinh cần phải có kiến thức tổng hợp từ trạng thái tự nhiên, cấu trúc mạch, tính chất vật lý, tính chất hóa học. Để làm được bài tập lý thuyết này học sinh cần đọc kỹ sách giáo khoa, chú ý các điểm đặc biệt của các chất như trạng thái tự nhiên, tính tan, cấu trúc mạch, tính chất hóa học đặc trưng của mỗi chất...
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Hiện nay nhiều học sinh thấy quá tải trong việc tiếp thu, vận dụng linh hoạt nhiều mảng kiến thức trong một bài tập lý thuyết hóa học. Về phía học sinh, kiến thức môn hóa học trung học cơ sở bị hổng nhiều, các em chưa tìm thấy mối quan hệ giữa các phần kiến thức, do đó càng học về phần kiến thức sau càng khó khăn từ đó thấy chán nản, ngại làm bài tập lý thuyết, thích làm bài tập tính toán hơn. Riêng về kiến thức hữu cơ chương cacbohiđrat thì lại càng khó khăn hơn vì liên quan đến các phần kiến thức hữu cơ lớp 11 như ancol, anđehit, xeton và có tới 6 chất có tính chất tương tự nhau, cấu trúc liên quan đến nhau nên học sinh dễ bị nhầm lẫn... Về phía giáo viên, trong chương cacbohiđrat bài tập tính toán tương đối nhẹ, bài tập lý thuyết lại đơn giản nên hay bị xem nhẹ hơn so với các chương khác, dạy lướt qua dành ít thời gian làm bài tập lý thuyết. Vấn đề ôn tập lý thuyết hiện nay vẫn bị xem nhẹ, chỉ lướt qua, học sinh nửa biết nửa chưa biết dễ chán, ngại làm. Vì vậy để học sinh ôn tập mà vẫn hứng thú chương cacbohiđrat tôi đưa ra hệ thống phát biểu đúng sai, chỉ cần nắm vững kiến thức sách giáo khoa là có thể lựa chọn được, tuy nhiên 6 chất tương tự nhau sẽ khiến học sinh nhầm lẫn do phát biểu chỉ thay đổi một chút so với câu đúng hoặc dựa vào câu đúng nhưng giải thích sai hoặc câu sai nhưng phần giải thích đúng học sinh chỉ đọc kỹ cả câu sẽ bị nhầm.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Tổng hợp kiến thức chương cacbohiđrat: 
2.3.1.1. Khái niệm, phân loại:
- Khái niệm: Cacbohiđrat (gluxit, saccarit) là hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có công thức chung Cn(H2O)m. Tuy nhiên năm 1917 hội nghị quốc tế về danh pháp hóa học đã đề nghị thay thế từ cacbohiđrat thành từ gluxit cho đúng bản chất của hợp chất này.
- Phân loại: chia thành 3 nhóm dựa vào phản ứng thủy phân
+ Monosaccarit: không thể thủy phân. Ví dụ: glucozơ, fructozơ.
+ Đisaccarit: khi thủy phân mỗi phân tử sinh ra hai phân tử monosaccarit. Ví dụ: saccarozơ, mantozơ.
+ Polisaccarit: khi thủy phân đến cùng, mỗi phân tử sinh ra nhiều phân tử monosaccarit. Ví dụ: tinh bột, xenlulozơ.
2.3.1.2. Glucozơ – fructozơ: 
- Công thức phân tử: C6H12O6
- Công thức cấu tạo:
Glucozơ
Fructozơ
CH2OH[CHOH]4CHO 
CH2OH[CHOH]3COCH2OH
Chú ý: 5 thí nghiệm tìm ra công thức cấu tạo của glucozơ:
+ Thí nghiệm (1): Khi cho glucozơ tác dụng với HI và P đỏ thu được hexan chứng tỏ glucozơ có 6 nguyên tử cacbon, mạch hở và không phân nhánh.
+ Thí nghiệm (2): Khi cho glucozơ tác dụng với hiđroxyl amin cho oxim và tác dụng với phenylhiđrazin cho hidrazon chứng tỏ gluco zơ co chứa nhóm chức cacbonyl.
+ Thí nghiệm (3): Khi cho glucozơ tác dụng với dung dịch brom thu được axit gluconic và glucozơ có phản ứng tráng bạc chứng tỏ glucozơ có nhóm anđehit –CH=O.
+ Thí nghiệm (4): Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam chứng tỏ glucozơ có nhiều nhóm –OH liền kề.
+ Thí nghiệm (5): Glucozơ tác dụng với anhiđrit axetic thu được este penta-O-axetylglucozơ chứng tỏ glucozơ chứa 5 nhóm –OH.
Tuy nhiên thực tế glucozơ và fructozơ tồn tại chủ yếu dạng mạch vòng.
- Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên:
Glucozơ là chất rắn, không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía. Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ... và nhất là trong quả chín. Glucozơ còn gọi là đường nho. Trong máu người glucozơ chiếm khoảng 0,1%.
Fructozơ là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt hơn đường mía. Fructozơ có nhiều trong quả ngọt, chiếm khoảng 40% mật ong.
2.3.1.3. Saccarozơ, mantozơ:
- Công thức phân tử: C12H22O11
- Công thức cấu tạo: 
Saccarozơ tạo thành từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ liên kết qua nguyên tử oxi.
Mantozơ tạo thành từ hai gốc glucozơ liên kết qua nguyên tử oxi, mantozơ có khả năng mở vòng giống glucozơ.
- Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên:
Saccarozơ là chất rắn kết tinh, không màu, không mùi, có vị ngọt, tan tốt trong nước. Saccarozơ là loại đường phổ biến trong nhiều loại thực vật, nhiều nhất trong đường mía, đường củ cải...
Mantozơ là chất rắn kết tính, không màu, vị ngọt, tan tốt trong nước. Mantozơ còn gọi là đường mạch nha.
2.3.1.4. Tinh bột, xenlulozơ:
- Công thức phân tử: (C6H10O5)n
- Công thức cấu tạo: 
	Tinh bột gồm nhiều mắt xích gluco zơ liên kết với nhau. Tinh bột có hai dạng mạch: amilozơ mạch không phân nhánh và amilopectin mạch phân nhánh (không tan trong nước) xoắn lại với nhau tạo thành hạt có lỗ rỗng.
Xenlulozơ gồm các gốc gluco zơ liên kết với nhau thành mạch kéo dài không phân nhánh. Xenlulozơ còn có cách viết [C6H7O2(OH)3].
- Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên:
Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh, trong nước nóng bị trương phồng lên thành hồ tinh bột dạng keo. Tinh bột thường có trong các hạt ngũ cốc, các loại củ.
Xenlulozơ là chất rắn, hình sợi, màu trắng, không mùi vị. Xenlulozơ chỉ tan trong nước Svayde (hỗn hợp Cu(OH)2 trong NH3). Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, bộ khung của cây cối. Trong bông nõn có gần 98% xenlulozơ.
2.3.1.5. Bảng tổng hợp tính chất hóa học:
 Cacbohiđrat
Tính chất
Glucozơ
Fructozơ
Saccarozơ
Mantozơ
Tinh bột
Xenlulozơ
T/c của anđehit
+ [Ag(NH3)2]OH
+ Cu(OH)2/OH-,to
Ag↓
+
-
+
-
-
Cu2O↓đỏ gạch
+
-
+
-
-
T/c của poliancol
+ Cu(OH)2, to thường
dd màu xanh lam
dd màu xanh lam
dd màu xanh lam
dd màu xanh lam
-
-
T/c của ancol
(P/ư este hoá)
+ (CH3CO)2O
+ HNO3/H2SO4
+
+
+
+
+
Xenlulozơ triaxetat
+
+
+
+
+
Xenlulozơ trinitrat
P/ư thuỷ phân
+ H2O/H+
-
-
Glucozơ Fructozơ
Glucozơ
Glucozơ
Glucozơ
P/ư màu
+ I2
-
-
-
-
màu xanh
đặc trưng
-
Ghi chú: dấu “+” là phản ứng, dấu “-” là không phản ứng.
2.3.2. Tổng hợp các phát biểu hay gặp trong câu đúng sai liên quan đến chương cacbohiđrat:
2.3.2.1. Các phát biểu đúng thường gặp:
- Glucozơ được dùng để tráng gương, tráng ruột phích.
- Ở người, nồng độ glucozơ trong máu giữ ở mức 0,1%.
- Glucozơ tác dụng được với dung dịch Br2.
- Trong dung dịch glucozơ tồn tại chủ yếu dưới dạng mạch vòng và một phần nhỏ ở dạng mạch hở.
- Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực.
- Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
- Monosaccarit là cacbohiđrat không thủy phân được.
- Trong phân tử glucozơ mà fructozơ đều có 5 nhóm –OH.
- Glucozơ tác dụng được với dung dịch thuốc tím.
- Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
- Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
- Glucozơ và fructozơ có thể tác dụng với H2 sinh ra cùng một sản phẩm tạo thành sản phẩm là poliancol.
- Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.
- Glucozơ và fructozơ có công thức phân tử giống nhau.
- Dung dịch glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam.
- Dung dịch glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng tạo kết tủa Cu2O.
- Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo phức màu xanh lam.
- Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc. 
- Mantozơ bị oxi hóa bởi AgNO3/NH3.
- Glucozơ và mantozơ đều có phản ứng tráng bạc.
- Saccarozơ có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
- Mantozơ và saccarozơ có thể bị thủy phân trong môi trường axit.
- Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.
- Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc.
- Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
- Dung dịch mantozơ phản ứng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.
- Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để chế tạo thuốc súng không khói.
- Tinh bột, mantozơ và glucozơ lần lượt là polisaccarit, đisaccarit và monosaccarit.
- Phân tử xenlulozơ được cấu tạo từ các gốc glucozơ.
- Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột thì không thu được fructozơ.
- Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
- Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột không thu được fructozơ.
- Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
- Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
- Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng nước brom.
- Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.
- Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói.
- Ở nhiệt độ thường, glucozơ, fructozơ, saccarozơ và mantozơ đều hoà tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam
- Một mắt xích Xenlulozơ luôn có 3 nhóm OH.
- Glucozơ, fructozơ, mantozơ bị oxi hoá bởi Cu(OH)2 cho kết tủa đỏ khi đun nóng.
- Dung dịch mantozơ phản ứng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.
- Sản phẩm thuỷ phân xenlulozơ (xúc tác axit, đun nóng) có thể tham gia phản ứng tráng gương.
- Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2
- Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
- Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thuỷ phân.
- Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit nhưng xenlulozơ có thể kéo sợi, còn tinh bột thì không.
- Tinh bột và xenlulozo đều là polisaccarit, chỉ khác nhau về cấu tạo gốc glucozơ.
- Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozo đều thu được glucozơ.
- Tinh bột là polime có cấu trúc dạng mạch phân nhánh và không phân nhánh.
- Tinh bột không tan trong nước lạnh. Trong nước nóng từ 650C trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo nhớt.
- Xenlulozơ và tinh bột đều có phân tử khối rất lớn, nhưng phân tử khối của xenlulozơ lớn hơn nhiều so với tinh bột.
- Saccarozơ không bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.
- Saccarozơ chỉ có cấu tạo dạng mạch vòng.
- Hợp chất saccarozơ thuộc loại đisaccarit, phân tử này được cấu tạo bởi 2 gốc glucozơ.
- Phân tử saccarozơ có nhiều nhóm hydroxyl nhưng không có nhóm chức anđehit.
- Xenlulozơ là hợp chất cao phân tử thiên nhiên, mạch không phân nhánh do các mắt xích glucozơ tạo nên.
- Hồ tinh bột là hỗn hợp của tinh bột và nước khi đun nóng.
- Thành phần chính của tinh bột là amilozơ. 
- Tinh bột và xenlulozơ đều là polime có cấu trúc mạch không phân nhánh.
- Xenlulozơ được dùng để điều chế thuốc súng không khói, sản xuất tơ visco và tơ axetat.
- Sự tạo thành tinh bột trong cây xanh là nhờ CO2, H2O và ánh sáng mặt trời.
- Có thể dùng nước brom để phân biệt saccarozơ và mantozơ.
- Có thể phân biệt saccarozơ và mantozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
- Trong dung dịch, saccarozơ và mantozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.
- Glucozơ tác dụng được với dung dịch thuốc tím. 
- Đa số các cacbohidrat có công thức chung là Cn(H2O) m 
- Saccarozơ và mantozơ là đồng phân của nhau.
- Cho các chất: Glucozơ; Saccarozơ; Tinh bột; Glixerol: Có 2 chất có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit
- Cho các chất: Glucozơ; Saccarozơ; Tinh bột; Glixerol: Có 3 chất hoà tan được Cu(OH)2 
- Cho các chất: Glucozơ; Saccarozơ; Tinh bột; Glixerol: Cả 4 chất đều có nhóm –OH trong phân tử.
2.3.2.2. Các phát biểu sai và bẫy sai:
- Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. Sai vì amilozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh, amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
- Saccarozơ làm mất màu dung dịch Br2. Sai vì saccarozơ không phản ứng với dung dịch brom.
- Có thể phân biệt được glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc. Sai vì trong môi trường bazơ glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa cho nhau nên cả glucozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc.
- Thủy phân đisaccarit sinh ra hai loại monosaccarit. Sai vì chỉ có saccarozơ thủy phân tạo hai loại monosaccarit là glucozơ và fructozơ, mantozơ thủy phân tạo thành một loại monosaccarit là glucozơ.
- Thủy phân hoàn toàn polisaccarit sinh ra nhiều loại monosaccarit. Sai vì polisaccarit thủy phân hoàn toàn chỉ sinh ra glucozơ.
- Có thể phân biệt 3 dung dịch: Glucozơ, saccarozo, fructozo bằng nước brom. Sai vì chỉ có glucozơ phản ứng với dung dịch brom còn saccarozơ và fructozơ không phản ứng do đó không phân biệt được.
- Mantozơ bị khử hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3. Sai vì mantozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
- Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. Sai vì thủy phân tinh bột tạo thành glucozơ còn thủy phân saccarozơ tạo ra hỗn hợp glucozơ và fructozơ.
- Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. Sai vì chỉ glucozơ tác dụng được với H2 tạo sobitol.
- Amilozơ và amilopectin đều có cấu trúc mạch phân nhánh. Sai vì amilozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh.
- Glucozơ có thể lên men tạo ra ancol etylic nên có thể bị thủy phân. Sai vì glucozơ có thể lên men tạo ra ancol etylic nhưng glucozơ không thể bị thủy phân.
- Xenlulozơ tan tốt trong nước và etanol. Sai vì xenlulozơ không tan trong nước và các dung môi thông thường chỉ tan trong dung dịch nước Svayde.
- Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch H2SO4, đun nóng, tạo ra fructozơ. Sai vì thủy phân tinh bột chỉ thu được glucozơ.
- Glucozơ, fructozơ, saccarozơ và mantozơ tham gia phản ứng tráng gương. Sai vì saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.
- Thuỷ phân (xúc tác axit, đun nóng) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosacarit. Sai vì thủy phân saccarơ thu được glucozơ và fructozơ, còn thủy phân manto zơ chỉ thu được glucozơ.
- Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3. Sai vì glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
- Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. Sai vì xenlulozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh.
- Saccarozơ làm mất màu nước brom. Sai vì saccarozơ không tác dụng với nước brom.
- Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau. Sai vì fructozơ có thể chuyển hóa thành glucozơ trong môi trường bazơ.
- Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. Sai vì trong môi trường NH3 fructozơ có thể chuyển hóa thành glucozơ nên cả hai chất đều tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
- Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. Sai vì fructo zơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng, chỉ một phần nhỏ ở dạng mạch hở.
- Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 và tham gia phản ứng tráng bạc. Sai vì cả ba chất tác dụng được với Cu(OH)2, glucozơ và fructozơ tham gia phản ứng tráng bạc còn saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.
- Dung dịch AgNO3 trong NH3 khử glucozơ thành amoni gluconat. Sai vì dung dịch AgNO3 trong NH3 oxi hóa glucozơ thành amoni gluconat.
- Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột. Sai vì saccarozơ được tạo thành từ glucozơ và fructozơ còn tinh bột chỉ tạo thành từ glucozơ.
- Fructozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fructozơ có nhóm – CHO. Sai vì trong môi trường NH3 fructozơ có thể chuyển hóa thành glucozơ nên fructozơ mới tham gia tráng bạc, fructozơ chỉ có nhóm –CO- không có nhóm –CHO.
- Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ đơn chức. Sai vì cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức.
- Xenlulozơ và tinh bột có cấu trúc mạch cacbon giống nhau. Sai vì xenlulozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh, còn tinh bột có cấu trúc mạch phân nhánh.
- Glucozơ là đồng phân của saccarozơ. Sai vì glucozơ là đồng phân của fructozơ.
- Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau. Sai vì công thức phân tử (C6H10O5)n tương tự nhau nhưng giá trị n khác nhau nên phân

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_huong_dan_hoc_sinh_on_tap_ly_thuyet_thpt_quoc_gia_chuon.docx