SKKN Tích cực hóa hoạt động học sinh trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực vào công nghệ 11 bài vật liệu cơ khí

SKKN Tích cực hóa hoạt động học sinh trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực vào công nghệ 11 bài vật liệu cơ khí

Trong thời đại ngày nay khoa học và công nghệ đang phát triển như vũ bão, do vậy nó đòi hỏi nội dung chương trình môn học và phương pháp giảng dạy các môn học nói chung, môn công nghệ (KTCN) nói riêng cần thiết phải đổi mới cho phù hợp.

Vấn đề đặt ra với nhà trường là làm thế nào để học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức, tích cực, chủ động, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Đó thực sự là những thách thức lớn đối với ngành giáo dục nói chung, nhà trường và giáo viên nói riêng. Giáo viên không chỉ là người mang kiến thức đến cho học sinh mà cần dạy cho học sinh cách tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức để đảm bảo cho việc tự học suốt đời.

Công nghệ (KTCN) là một môn học tương đối khó, trìu tượng, khô khan - Công nghệ 11 bài vật liệu cơ khí là một nội dung học cơ bản, liên quan tới một số môn học( như vật lý, hóa học), cấp học( học nghề, phân môn trong một số trường Đại học như Bách khoa, Xây dựng, Công nghiệp) việc làm thế nào để học sinh tích cực chủ động, sáng tạo biết vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập môn công nghệ ở trường phổ thông.

Trước vấn đề đặt ra nêu trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Tích cực hóa hoạt động học sinh trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực vào công nghệ 11 bài vật liệu cơ khí ”. Dạy học theo định hướng năng lực giúp các em phát huy tốt khả năng tự học, chủ động, sáng tạo trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu cũng như từ thực tế các em sẽ học được rất nhiều kiến thức, kỹ năng và giá trị mới; hơn nữa các em còn có thể khám phá các ý tưởng theo sở thích, nguyện vọng của cá nhân cũng như các thành viên trong một nhóm.

 

doc 24 trang thuychi01 8674
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích cực hóa hoạt động học sinh trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực vào công nghệ 11 bài vật liệu cơ khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC SINH TRONG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀO CÔNG NGHỆ 11 BÀI VẬT LIỆU CƠ KHÍ
 Người thực hiện: Kiều Thị Hương
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Công Nghệ(KTCN) 
THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU
1
1. Lí do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
1
3. Đối tượng nghiên cứu
1
4. Phương pháp nghiên cứu
1
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
1.Cơ sở lý luận của vấn đề 
3
2.Thực trạng của vấn đề 
3
3.Giải pháp và tổ chức thực hiện
3
Bước 1: Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học 
3
Bước 2: Xác định yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ
3
Bước 3: Lập bảng mô tả các yêu cầu cần đạt
4
Bước 4: Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả
5
Bước 5. Tiến trình dạy học theo chủ đề
7
4. Hiệu quả của sáng kiến
15
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
1. Kết luận
19
2. Kiến nghị 
19
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
HS:	Học sinh
GV:	Giáo viên
CTGDPT: 	Chương trình giáo dục phổ thông	
GD&ĐT:	Giáo dục và đào tạo
KTCN:	Kĩ thuật công nghiệp
THPT:	Trung học phổ thông 
SGK:	Sách giáo khoa
VD:	Ví dụ
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay khoa học và công nghệ đang phát triển như vũ bão, do vậy nó đòi hỏi nội dung chương trình môn học và phương pháp giảng dạy các môn học nói chung, môn công nghệ (KTCN) nói riêng cần thiết phải đổi mới cho phù hợp. 
Vấn đề đặt ra với nhà trường là làm thế nào để học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức, tích cực, chủ động, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Đó thực sự là những thách thức lớn đối với ngành giáo dục nói chung, nhà trường và giáo viên nói riêng. Giáo viên không chỉ là người mang kiến thức đến cho học sinh mà cần dạy cho học sinh cách tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức để đảm bảo cho việc tự học suốt đời. 
Công nghệ (KTCN) là một môn học tương đối khó, trìu tượng, khô khan - Công nghệ 11 bài vật liệu cơ khí là một nội dung học cơ bản, liên quan tới một số môn học( như vật lý, hóa học), cấp học( học nghề, phân môn trong một số trường Đại học như Bách khoa, Xây dựng, Công nghiệp) việc làm thế nào để học sinh tích cực chủ động, sáng tạo biết vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập môn công nghệ ở trường phổ thông.
Trước vấn đề đặt ra nêu trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Tích cực hóa hoạt động học sinh trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực vào công nghệ 11 bài vật liệu cơ khí ”. Dạy học theo định hướng năng lực giúp các em phát huy tốt khả năng tự học, chủ động, sáng tạo trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu cũng như từ thực tế các em sẽ học được rất nhiều kiến thức, kỹ năng và giá trị mới; hơn nữa các em còn có thể khám phá các ý tưởng theo sở thích, nguyện vọng của cá nhân cũng như các thành viên trong một nhóm.
2. Mục đích nghiên cứu
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học phát triển năng lực giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức.
- Giúp cho giờ học sinh động hơn, quá trình học tập có ý nghĩa hơn, nâng cao chất lượng dạy học.
- Phát triển, hình thành các năng lực phát hiện giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực diễn đạt trình bày, năng lực hợp tác.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Chương trình công nghệ 11 bài vật liệu cơ khí.
- Học sinh khối 11 năm học 2015-2016 trường THPT Yên Định 1.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Tham khảo các tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên công nghệ, các bài viêt và thông tin trên mạng có liên quan đến nội dung bài vật liệu cơ khí.
- Tham khảo các tài liệu, các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên về đổi mới phương pháp dạy học môn công nghệ.
- Sử dụng để hỗ trợ việc học bắng dụng cụ dạy học hiện đại, một số vật thật làm từ vật liệu cơ khí thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
- Tiến hành thực nghiệm giảng dạy vận dụng sáng kiến và đối chứng với giảng dạy bình thường theo truyền thống, sau đó đánh giá các tiêu chí theo chuẩn đã được xác định.
- Vận dụng sáng kiến vào giảng dạy trên lớp, có đồng nghiệp dự giờ góp ý. Rút kinh nghiệm và chỉnh sửa để hoàn thiện hơn.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của vấn đề 
- Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập. Điều 24.2 của Luật giáo dục đã nêu rõ : “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Như vậy, chúng ta có thể thấy định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được khẳng định, không còn là vấn đề tranh luận. Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. 
- Đào tạo theo hướng phát triển năng lực của người học đã và đang trở thành một xu thế tất yếu trong giáo dục trên thế giới. Xu hướng chung của dạy học hiện đại là chuyển từ “ tập trung vào kiến thức” sang “tập trung vào năng lực” việc chú trọng đến sự phát triển năng lực, kĩ năng sống cho học sinh trong khi thời lượng học tập ở nhà trường không tăng, đòi hỏi nhà trường phải giảm thời lượng dành cho truyền thụ kiến thức, tăng thời gian để người học hoạt động tự lực, tích cực, sáng tạo, nhờ vậy giúp các em phát triển được các năng lực học tập và làm việc. 
- Hơn nữa, tích cực hóa hoạt động, tăng cường sự tham gia của học sinh tạo điều kiện cho người học phát triển tối đa khả năng học tập, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
2. Thực trạng của vấn đề 
- Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT các năm, tôi nhận thấy khi học đến chương trình công nghệ 11 bài vật liệu cơ khí đa số học sinh đều nhận xét khô khan không hấp dẫn nên các em thường ngại tìm hiểu, chưa tích cực xây dựng bài.
- Quan điểm thi gì học đấy tạo cho học sinh có cái nhìn khác về những môn học không thi gì nhất là môn công nghệ( từ thi học sinh giỏi, tốt nghiệp, đại học) nên không tạo cho các em cái nhìn tích cực về môn học mang tính ứng dụng này. 
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Dưới đây là đề xuất về các bước tiến hành xác định năng lực công nghệ dựa trên CTGDPT môn công nghệ:
Bước 1: Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học 
	Chủ đề: Vật liệu cơ khí
Bước 2: Xác định yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ
Kiến thức
+ Biết được một số tính chất cơ học của vật liệu dùng trong ngành cơ khí.
+ Biết được thành phần, tính chất và ứng dụng của một số loại vật liệu thông dụng dùng trong ngành cơ khí. 
- Kĩ năng:
+ Nhận biết được một số loại vật liệu cơ khí thông dụng.
+ Biết sử dụng các loại vật liệu theo yêu cầu công việc.
+ Từ tính chất của vật liệu suy ra được ứng dụng của chúng trong sản xuất cơ khí.
- Thái độ:
+ Học sinh có ý thức tìm hiểu các loại vật liệu cơ khí trong đời sống.
Bước 3: Lập bảng mô tả các yêu cầu cần đạt
Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1
Tại sao phải tìm hiểu tính chất đặc trưng của vật liệu
Trình bày được các tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí.
Câu I.1.1; 
Câu I.1.2.
Giải thích được tại sao phải tìm hiểu tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí.
Nêu được ứng dụng của vật liệu cơ khí trong một số lĩnh vực của đời sống sản xuất.
Câu I.3.1
Nêu được vai trò của sản xuất cơ khí đối với sự phát triển của xã hội.
Câu I.4.1
Chủ đề 2
Độ bền
Trình bày được thế nào là độ bền, đại lượng đặc trưng của độ bền, kí hiệu.
Câu I.1.1; Câu I.1.2
Nêu được một số loại vật liệu cơ khí có độ bền và ứng dụng của nó trong chế tạo cơ khí.
Câu II.3.1
Chủ đề 3
độ dẻo
Trình bày được thế nào là độ dẻo, đại lượng đặc trưng cho độ dẻo.
Câu III.1.1; Câu III.1.2;
Nêu được một số loại vật liệu có độ dẻo và ứng dụng của nó trong chế tạo cơ khí.
Câu III.2.1;
Chủ đề 4
Độ cứng
Trình bày được thế nào là độ cứng, các loại độ cứng.
Câu IV.1.1;
Câu IV.1.2;
Nêu được một số vật liệu có độ cứng tương ứng với từng loại.
Câu IV.2.1;
Giải thích được Gang cứng hơn đồng.
Câu IV.3.1;
Chủ đề 5
Vật liệu vô cơ
Trình bày được vật liệu vô cơ có thành phần tính chất, ứng dụng như thế nào?
Câu V.1.1; Câu V.1.2;
Nêu được một số loại vật liệu vô cơ và ứng dụng của nó trong sản xuất cơ khí(ngoài VD SGK).
Câu V.3.1;
Chủ đề 6
Vật liệu hữu cơ.
Trình bày được nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt cứng có thành phần, tính chất, ứng dụng trong cơ khí.
Câu VI.1.1; Câu VI.1.2; Câu VI.1.3;
Chỉ ra được đặc điểm cơ bản khác nhau của nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt cứng.
Câu VI.2.1;
Chỉ ra được các sản phẩm làm từ nhựa nhiệt dẻo, nhựa nhiệt cứng trong đời sống sản xuất(ngoài VD SGK).
Câu VI.3.1;
Chủ đề 7
Vật liệu compôzit
Trình bày được thế nào là vật liệu compôzit? Nêu thành phần, tính chất, ứng dụng của các loại vật liệu compôzit ?
Câu VII.1.1;
Câu VII.1.2; 
Hiểu được trong vật liệu compôzit nền, cốt là như thế nào?
Câu VII.2.1;
Bước 4: Hệ thống câu hỏi/ bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả
Một số tính chất đặc trưng của vật liệu
Câu I.1.1: Vật liệu cơ khí có những tính chất đặc trưng nào 
A. Tính chất cơ học, hóa học.
B. Tính chất lý học, hóa học
C. tính chất Cơ học, lý học, hóa học.
D. Tính chất sinh học, lý học, hóa học.
Đáp án: C
Câu I.1.2: Tính chất đặc trưng vế cơ học của vật liệu cơ khí là gì?
Đáp án : SGK.
Câu I.2.1: Tại sao phải tìm hiểu tính chất của vật liệu cơ khí?
Đáp án: SGK
Câu I.3.1: Nêu ứng dụng của vật liệu cơ khí trong đời sống xã hội?
Câu I.4.1: Nêu vai trò của sản xuất cơ khí đối với sự phát triển kinh tế xã hội?
2.Độ bền
Câu II.1.1: độ bền biểu thị.
A. Khả năng biến dạng dẻo của vật dưới tác dụng của ngoại lực
B. Khả năng chống lại biến dạng dẻo của vật liệu
C. Khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực
D. Khả năng phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của vật liệu
Đáp án: C
Câu II.1.2: Đại lượng đặc trưng cho độ bền là gì? Nêu kí hiệu đơn vị.
Đáp án: SGK
Câu II.3.1: nêu một số loại vật liệu có độ bền và ứng dụng của nó trong chế tạo cơ khí.
3.Độ dẻo
Câu III.1.1: Trình bày về độ dẻo?
Đáp án: SGK
Câu III.3.1: Nêu một số loại vật liệu có độ dẻo và ứng dụng của nó trong sản xuất cơ khí.
4. Độ cứng
Câu IV.1.1: Độ cứng là
A. Khả năng chống lại biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực được coi là không biến dạng
B. Khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực
C. Khả năng chống lại phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực
D. Khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực thông qua đầu thử ( Có độ cứng cao được coi không biến dạng)
Đáp án: D
Câu IV.1.2: Có những loại độ cứng nào?
Đáp án: SGK
Câu IV.2.1: nêu một số VD về các loại vật liệu có độ cứng khác nhau mà em biết?
Câu IV.3.1: tại sao nói gang cứng hơn đồng?
5. vật liệu vô cơ
Câu V.1.1: Vật liệu vô cơ có thành phần như thế nào? Ví dụ
Đáp án: SGK
Câu V.1.2: Nêu tính chất, ứng dụng của vật liệu vô cơ?
Đáp án: SGK
Câu V.3.1: Nêu một số loại vật liệu vô cơ và ứng dụng của nó trong sản xuất cơ khí.
6. Vật liệu hữu cơ
Câu VI.1.1: Hợp chất hữu cơ tổng hợp là thành phần của
A. Vật liệu vô cơ
B. Vật liệu hữu cơ
C. Vật liệu compôzit
D. Cả B và C
Đáp án: B
Câu VI.1.2: Nêu thành phần, tính chất, ứng dụng của nhựa nhiệt dẻo?
Đáp án: SGK
Câu VI.1.3: Nêu thành phần, tính chất, ứng dụng của nhựa nhiệt cứng?
Đáp án: SGK
Câu VI.2.1: Chỉ ra sự khác biệt của nhựa nhiệt dẻo, nhựa nhiệt cứng trong tính chất?
Đáp án: SGK
Câu VI.3.1: Lấy ví dụ về ứng dụng của nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt cứng trong dời sống sản xuất.
7. Vật liệu compôzit
Câu VII.1.1: Vật liệu compôzit nền là kim loại có thành phần, tính chất, ứng dụng như thế nào?
Đáp án: SGK
Câu VII.1.2: Vật liệu compôzit nền là vật liệu hữu cơ có thành phần, tính chất, ứng dụng như thế nào?
Đáp án: SGK
Câu VII.2.1: theo em hiểu trong vật liệu compôzit, nền, cốt là như thế nào?
Đáp án: SGK.
Bước 5. Tiến trình dạy học theo chủ đề
Tên bài: VẬT LIỆU CƠ KHÍ
Nội dung
Hoạt động của giáo viên(GV)
Hoạt động của học sinh(HS)
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số tính chất đặc trưng của vật liệu
I.Tínhchất
GV cho HS xem một số hình ảnh
về sản xuất cơ khí và ứng dụng của nó trong đời sống.Trên cơ sở đó yêu cầu HS lấy VD về ứng dụng của sản phẩm cơ khí gặp trong đời sống.
Sản xuất cơ khí và sản phẩm
Hỏi: Hãy nêu một số ứng dụng của vật liệu cơ khí trong đời sống mà em biết? Vai trò của sản xuất cơ khí đối với đời sống xã hội?
Học sinh vận dụng kiến thức đã được học trong công nghệ 8 và hiểu biết thực tế trả lời.
Hỏi: Theo các em vì sao phải biết tính chất đặc trưng của vật liệu?
Để chọn vật liệu đúng theo yêu cầu sử dụng
Hỏi: Em hãy cho biết các tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí?
HS vận dụng kiến thức đã được học trả lời( đã được đề cập đến trong SGK công nghệ 8).
HS: Vật liệu cơ khí có các tính chất cơ học, lí học, hóa học, công nghệ.
Hỏi: Tính chất cơ học là gì? Tính cơ học có tính chất đặc trưng nào?
HS: Khả năng của vật liệu chịu tác dụng của lực bên ngoài. Độ bền, độ dẻo, độ cứng.
1. Độ bền
Hỏi: dùng ngoại lực tác dụng vào
vật A, A không biến dạng hoặc biến dạng không đáng kể ta có thể nhận xét về vật A thế nào?
HS: ta có thể nói A bền.
Hỏi: độ bền là như thế nào?
HS nhận xét và trả lời về độ bền(đọc nội dung SGK).
HS: Biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
GV giải thích thuật ngữ
Chống lại biến dạng
Phá hủy của vật liệu
GV: Lực liên kết giữa các phân tử, nguyên tử kim loại của mạng tinh thể khi còn lớn hơn ngoại lực tác dụng thì mạng tinh thể không bị biến dạng hoặc phá vỡ.
HS ghi giải thích của GV
Ý nghĩa
Hỏi: Độ bền có ý nghĩa gì đối với
vật liệu cơ khí?
HS đọc SGK và trả lời
HS: Chỉ tiêu cơ bản của vật liệu
Giới hạn bền
Kí hiệu: σb
Bền kéo: σbk
Bền nén: σbn
Hỏi: Mỗi loại vật liệu đều có độ bền nhất định. Trình bày hiểu biết của em về giới hạn bền và hai loại bền kéo và bền nén?
HS đọc SGK, suy nghĩ trả lời
HS: - Đại lượng đặc trưng cho độ bền là giới hạn bền
- Giới hạn bền kéo là đại lượng đặc trưng cho độ bền kéo của vật liệu.
- Giới hạn bền nén là đại lượng đặc trưng cho độ bền nén của vật liệu.
2. Độ dẻo
Hỏi: Theo em những loại vật liệu cơ khí nào có tính dẻo?
HS suy nghĩ, vận dụng kiến thức hiểu biết để trả lời.
HS: Vật liệu cơ khí có độ dẻo như đồng, nhômKhi ngoại lực tác dụng đủ lớn nó bị biến dạng dẻo ( dãn dài ra) 
Hỏi: định nghĩa độ dẻo
HS: Biểu thị khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
Độ dãn dài tương đối 
Kí hiệu: δ(%)
Hỏi: Đại lượng đặc trưng cho độ dẻo?
HS đọc SGK trả lời.Đọc thêm thông tin bổ sung.
HS: Độ dãn dài tương đối
3. Độ cứng
Hỏi: Các em hãy cho biết tại sao nói gang cứng hơn đồng? 
HS vận dụng kiến thức đã học suy nghĩ và trả lời.
HS: Dùng một lực tác dụng lên hai thanh làm nó uốn cong là thanh đồng lực đủ lớn nó biến dạng, còn gang hoặc không biến dạng hoặc gãy.
Định nghĩa
Hỏi: Độ cứng là gì?
HS đọc SGK trả lời
HS: Khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực thông qua đầu thử.
Đơn vị đo 
độ cứng
Hỏi: Có những loại đơn vị đo độ
cứng nào?
GV giới thiệu về một số hình ảnh về máy đo độ cứng và giải thích về cách đo độ cứng.
HS: Brinen(HB) đo các loại có độ cứng thấp. 
VD: gang xám(180-240HB) Rocven(HRC) đo vật liệu có độ cứng trung bình.
VD: Thép45(40-45HRC) Vicker(HV) đo vật liệu có độ cứng cao.
VD: Hợp kim(13500-16500HV).
Hỏi: Ngoài những vật liệu nêu ở VD trên em còn biết những loại vật liệu có độ cứng nào khác?
HS có thể lấy VD về một số loại vật liệu có độ cứng khác nhau. Vận dụng kiến thức hiểu biết đọc thêm thông tin bổ sung
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số loại vật liệu thông dụng
4. Vật liệu vô cơ
Hỏi: Em hãy cho biết tên các vật liệu kim loại đã học trong công nghệ lớp 8, ngoài các vật liệu trên còn dùng những loại vật liệu nào khác?
HS vận dụng kiến thức đã 
học trả lời.HS đọc nội dung SGK, bảng 5.1 để tìm hiểu các loại vật liệu khác dùng trong cơ khí.
Thành phần
Hỏi: Vật liệu vô cơ có thành phần, như thế nào?
HS vận dụng kiến thức đã được học trong môn hóa học để trả lời về thành phần, tính chất của vật liệu vô cơ.
HS: Hợp chất hóa học của các nguyên tố kim loại với các nguyên tố không phải kim loại hoặc các nguyên tố không phải kim loại kết hợp với nhau.
VD: Gốm coranhđông.
Tính chất
Hỏi: Nêu tính chất của vật
liệu vô cơ trong cơ khí?
Độ cứng, độ bền nhiệt cao làm việc được ở nhiệt độ 2000°C - 3000°C
Ứng dụng
Hỏi: Nêu một số ứng dụng của vật
liệu vô cơ trong cơ khí?
Một số hình ảnh về ứng dụng của vật liệu vô cơ( đá mài, bánh răng trong công nghiệp dệt).
Đá mài
Các chi tiết máy
HS: Dùng chế tạo đá mài, các mảnh dao cắt, các chi tiết máy trong thiết bị sảnxuất sợi dùng cho công nghiệp dệt.
5. Vật liệu
hữu cơ
(pôlime)
GV cho HS quan sát một số hình 
ảnh( hoặc vật thật) về vật liệu pôlime và ứng dụng của nó.
Tấm lắp cầu dao
Các đồ dùng làm bằng nhựa
Hỏi: Trình bày hiểu biết của em
 về vật liệu pôlime?
HS quan sát vận dụng kiến thức hóa học để trình bày.
Nhựa nhiệt 
dẻo
Thành phần
Hỏi: Nhựa nhiệt dẻo có thành phần như thế nào?
HS vận dụng kién thức hiểu biết về hóa học, đọc nội dung SGK để trình bày.
HS: Hợp chất hữu cơ tổng hợp.
VD: pôliamit(PA).
Tính chất
Hỏi: Nhựa nhiệt dẻo có tính chất như thế nào?
Ở nhiệt độ nhất định - trạng thái dẻo không dẫn điện. Gia công nhiệt được nhiều lần. Có độ bền và chống mài mòn tốt.
Ứng dụng
Hỏi: Nhựa nhiệt dẻo có ứng dụng như thế nào?(Có thể kể một số sản phẩm từ nhựa trong cuộc sống mà em gặp)
Chế tạo các chi tiết chịu mài mòn: Bánh răng cho các thiết bị kéo sợi
Nhựa nhiệt 
cứng
Thành phần
Hỏi: Nhựa nhiệt cứng có thành 
phần như thế nào?
HS vận dụng kiến thức hiểu biết về hóa học, đọc nội dung SGK để trình bày.
HS: Hợp chất hữu cơ tổng hợp.
VD: Epôxi, pôlieste không no.
Tính chất
Hỏi: Nhựa nhiệt cứng có tính chất như thế nào?
HS: Sau khi gia công nhiệt lần đầu không chảy hoặc mềm ở nhiệt độ cao. Không tan trong dung môi, không dẫn điện, có độ cứng, độ bền tốt.
Ứng dụng
Hỏi: Nhựa nhiệt cứng có ứng dụng như thế nào?
HS: Suy nghĩ vận dụng kiến thức vừa học và thực tế trả lời.
HS: Dùng chế tạo các tấm lắp cầu dao điện kết hợp với sợi thủy tinh để chế tạo vật liệu compôzit
Hỏi: Theo em hai loại nhựa trên Có tính chất cơ bản nào khác biệt?
HS: Nhựa nhiệt dẻo có thể tái chế nhiều lần, nhựa nhiệt cứng không thể tái chế.
6. Vật liệu 
compôzit
Gv cho HS quan sát một số hình
 ảnh về vật liệu compôzit.
Các ống từ vật liệu compôzit được lắp đặt dẫn dầu thay cho ống kim loại.
Người máy
HS quan sát, đọc SGK suy nghĩ trả lời.
Hỏi: Trình bày hiểu biết của em
 về vật liệu compôzit.
HS: vật liệu compôzit được tạo
 thành từ vật liệu cốt(có tác dụng tăng độ bền) và vật liệu nền( có tác dụng liên kết vật liệu cốt lại với nhau).
Compôzit 
nền là kim
 loại
Thành phần
Hỏi: Hãy cho biết Thành phần của vật liệu compôzit nền là kim loại ?
HS đọc SGK vận dụng kiến thức hiểu biết để trả lời.
- Vật liệu nền là côban.
- Vật liệu cốt là các loại cácbít như: Cácbít vônfram, cácbít tantan
VD: Hợp kim cứng
Tính chất
Hỏi: Hãy cho biết tính chất cơ họccủa vật liệu compôzit này?
HS: Có độ cứng, độ bền nhiệt cao( làm việc ở nhiệt độ 800°C – 1000°C).
Ứng dụng
Hỏi: Hãy cho biết ứng dụng của vật liệu compôzit này?
Dụng cụ cắt trong gia công cắt gọt
Chế tạo bộ phận cắt của dụng cụ cắt trong gia công cắt gọt.
Compôzit 
nền là vật
liệu hữu cơ
Thành phần
Hỏi: Em hãy cho biết vật liệu hữu 
cơ có thành phần như thế nào?
HS đọc SGK, vận dụng kiến thức hiểu biết trả lời.
HS: Vật liệu compôzit nền là vật liệu hữu cơ có hai loại.
- Nền là êpôxi cốt là cát vàng, sỏi.
- Nền là êpôxi cốt là nhôm ôxit dạng hình cầu có thêm sợi các bon.
Tính chất
Hỏi: Hãy cho biết tính chất cơ học của vật liệu compôzit mà em biết?
HS suy nghĩ, vận dụng kiến thức hiểu biết trả lời.
 - Độ cứng, độ bền cao, độ giãn nở vì nhiệt thấp.
- Có độ bền rất cao đối với loại cốt là nhôm ôxit.
Ứng 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_cuc_hoa_hoat_dong_hoc_sinh_trong_day_hoc_theo_dinh.doc