SKKN Thúc đẩy sự tích cực và tự giác học tập của học sinh lớp 12A2 trường Trung học Phổ thông số 1 Sa Pa trước nhiệm vụ của giáo viên giao bằng cách thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá đầu giờ
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trước xu thế phát triển và hội nhập trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu đã đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới một cách mạnh mẽ, đồng bộ cả mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học, cũng như phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh để có thể đào tạo ra những lớp người lao động mới mà xã hội đang cần. Trong đó, việc đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học phải được đặc biệt chú ý.
Đối với môn vật lí cũng như các môn học khác đòi hỏi học sinh cần chủ động, tích cực trong các hoạt động học tập trên lớp cũng như các hoạt động tự học ở nhà. Một trong những biện pháp thúc đẩy và kiểm tra kết quả học tập của học sinh một cách tích cực là hoạt động kiểm tra đầu giờ.
Nhiều GV đã chia sẻ lo ngại về thái độ học tập thiếu tích cực của học sinh. Học sinh thường không tự giác mà chỉ thực hiện nhiệm vụ khi có sự giám sát chặt chẽ của GV.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc học sinh hỗ trợ lẫn nhau, cùng tham gia vào các hoạt động học tập là một cách làm hiệu quả giúp học sinh tự giác, tích cực tham gia và thực hiện nhiệm vụ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu tác động của việc thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá đầu giờ đối với hành vi thực hiện nhiệm vụ môn Vật lý.
Nghiên cứu sẽ được thực hiện tại lớp 12A2 trường THPT Số 1 Sa Pa. Học sinh được tham gia vào quá trình đặt các câu hỏi liên quan đền bài học đối với học sinh được kiểm tra . Giáo viên hướng dẫn quá trình đặt câu hỏi và việc nhận xét bổ xung của học sinh đặt ra câu hỏi. Dữ liệu được thu thập từ các bài kiểm tra đánh giá khảo sát, cũng như kết quả quan sát giờ học về hành vi của học sinh do một người quan sát độc lập thực hiện.
Qua phân tích dữ liệu, tôi nhận thấy việc học sinh cùng tham gia vào quá trình đặt câu hỏi và việc trả lời bổ xung giúp thúc đẩy tính tích cực và tự giác đối với hành vi thực hiện nhiệm vụ của học sinh trong các giờ học môn Vật lý, qua đó giúp làm tăng kết quả học tập của học sinh. Tôi hy vọng thông qua kết quả của việc nghiên cứu này có thể khẳng định thêm việc thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá đối với học sinh có ảnh hưởng tích cực đối với hành vi thực hiện nhiệm vụ của học sinh trước những nhiệm vụ giáo viên giao.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI TRƯỜNG THPT SỐ 1 SA PA Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng “ THÚC ĐẨY SỰ TÍCH CỰC VÀ TỰ GIÁC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 12A2 TRƯỜNG THPT SỐ 1 SA PA TRƯỚC NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN GIAO BẰNG CÁCH THAY ĐỔI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐẦU GIỜ” HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN XUÂN HÙNG CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN TỔ CHUYÊN MÔN: TOÁN – LÝ ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG THPT SỐ 1 SA PA Năm học: 2013 – 2014 MỤC LỤC I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI .............................................................................................................. 2 II. GIỚI THIỆU .............................................................................................................................. 3 Hiện trạng ................................................................................................................................. ....... 3 Giải pháp thay thế ...................................................................................................................... 5 III. PHƯƠNG PHÁP ................................................................................................................. 5 1. Khách thể nghiên cứu ............................................................................................................. 5 2. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................................. 6 3. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................................. 6 4. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................................... 8 Đo lường .................................................................................................................. ....................... 8 IV. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN SỐ LIỆU ........................... 9 Phân tích kết quả ......................................................................................................................... 9 Bàn luận số liệu .......................................................................................................................... 11 V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 12 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 15 VII. PHỤ LỤC ............................................................................................................................... .. 16Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng “ THÚC ĐẨY SỰ TÍCH CỰC VÀ TỰ GIÁC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 12A2 TRƯỜNG THPT SỐ 1 SA PA TRƯỚC NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN GIAO BẰNG CÁCH THAY ĐỔI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐẦU GIỜ” I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trước xu thế phát triển và hội nhập trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu đã đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới một cách mạnh mẽ, đồng bộ cả mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học, cũng như phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh để có thể đào tạo ra những lớp người lao động mới mà xã hội đang cần. Trong đó, việc đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học phải được đặc biệt chú ý. Đối với môn vật lí cũng như các môn học khác đòi hỏi học sinh cần chủ động, tích cực trong các hoạt động học tập trên lớp cũng như các hoạt động tự học ở nhà. Một trong những biện pháp thúc đẩy và kiểm tra kết quả học tập của học sinh một cách tích cực là hoạt động kiểm tra đầu giờ. Nhiều GV đã chia sẻ lo ngại về thái độ học tập thiếu tích cực của học sinh. Học sinh thường không tự giác mà chỉ thực hiện nhiệm vụ khi có sự giám sát chặt chẽ của GV. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc học sinh hỗ trợ lẫn nhau, cùng tham gia vào các hoạt động học tập là một cách làm hiệu quả giúp học sinh tự giác, tích cực tham gia và thực hiện nhiệm vụ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu tác động của việc thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá đầu giờ đối với hành vi thực hiện nhiệm vụ môn Vật lý. Nghiên cứu sẽ được thực hiện tại lớp 12A2 trường THPT Số 1 Sa Pa. Học sinh được tham gia vào quá trình đặt các câu hỏi liên quan đền bài học đối với học sinh được kiểm tra . Giáo viên hướng dẫn quá trình đặt câu hỏi và việc nhận xét bổ xung của học sinh đặt ra câu hỏi. Dữ liệu được thu thập từ các bài kiểm tra đánh giá khảo sát, cũng như kết quả quan sát giờ học về hành vi của học sinh do một người quan sát độc lập thực hiện. Qua phân tích dữ liệu, tôi nhận thấy việc học sinh cùng tham gia vào quá trình đặt câu hỏi và việc trả lời bổ xung giúp thúc đẩy tính tích cực và tự giác đối với hành vi thực hiện nhiệm vụ của học sinh trong các giờ học môn Vật lý, qua đó giúp làm tăng kết quả học tập của học sinh. Tôi hy vọng thông qua kết quả của việc nghiên cứu này có thể khẳng định thêm việc thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá đối với học sinh có ảnh hưởng tích cực đối với hành vi thực hiện nhiệm vụ của học sinh trước những nhiệm vụ giáo viên giao. II. GIỚI THIỆU 1. Hiện trạng. Những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá theo chủ chương của Bộ GD&ĐTđã trở thành một đòn bẩy mạnh mẽ làm thay đổi đáng kể chất lượng học tập của học sinh; học sinh tích cực và chủ động hơn trong học tập. Tuy nhiên, trong khi phương pháp dạy học đã và đang được thay đỏi mạnh mẽ thi việc đổi mới kiểm tra đánh giá có hiệu quả hơn vẫn còn nhiều hạn chế Thực tế qua quá trình giảng dạy bản thân tôi nhận thấy việc kiểm tra đánh giá học tập của học sinh đầu giờ vẫn còn nhiều hạn chế; một trong nhưng hạn chế đó là chưa thúc đẩy được tính chủ động, tích cực của học sinh trước những nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao; còn nhiều học sinh chưa được hoặc chưa thực sự tham gia vào hoạt động kiểm tra đầu giờ của giáo viên; lớp học thường bao gồm những học sinh có khả năng học tập khác nhau. Giáo viên không thể hỗ trợ mọi học sinh cùng một lúc. Mặt khác, hầu hết học sinh thường rất phụ thuộc vào giáo viên. Nếu các em không được giáo viên quan tâm, chú ý thì các em thường từ bỏ nhiệm vụ, không cố gắng giải quyết vấn đề. Học sinh thường tỏ ra chán nản mệt mỏi, thiếu tập trung, không tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, thậm chí có em ngủ gật trong lớp. Do đó, các em thường đạt kết quả thấp trong các bài kiểm tra và các kỳ thi, cuối cùng là mất đi hứng thú đối với môn học. Có nhiều học sinh thiếu tích cực và tự giác trong các hoạt động học tập ở lớp cũng như được giao về nhà của giáo viên ở nhiều lớp, đặc biệt là lớp 12A2, lớp có nhiều học sinh dân tộc, ý thức tự giác chưa cao và thiếu sự tích cực. Xảy ra hiện trạng này có nhiều nguyên nhân như: - Học sinh còn sợ sệt khi cho bài tập về nhà, chưa tự giải bài tập ở nhà làm bài tập ở nhà còn mang tính đối phó với việc kiểm tra của giáo viên. - Tài liệu tham khảo bộ môn vật lí ở trường chưa phong phú. - Do tư duy của học sinh còn hạn chế nên khả năng tiếp thu bài còn chậm, lúng túng từ đó không nắm chắc các kiến thức, kĩ năng cơ bản lên không dám tham gia vào các hoạt động học tập - Do chương trình học còn nặng về lí thuyết, còn ít các tiết bài tập để luyện tập. - Do phương pháp dạy học của giáo viên còn mang nặng tính chất giáo viên hướng dẫn, làm mẫu, học sinh làm theo. - Do phương pháp kiểm tra đánh giá của giáo viên chưa thúc đẩy được tính tích cực, tự giác học tập của học sinh. Để khắc phục nguyên nhân đã nêu ở trên, tôi có rất nhiều giải pháp như: Phát huy vai trò thảo luận nhóm trong quá trình học tập. Tăng cường làm các bài tập tại lớp. Giáo viên tiến hành làm mẫu nhiều lần cho học sinh quan sát. Tăng cường một số bài tập ở nhà để học sinh làm. Tạo những câu hỏi có tính vấn đề để học sinh tìm hiểu và trả lời. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách thức điều tra, phân tích. Giáo viên thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá đầu giờ Như vậy có rất nhiều giải pháp để khắc phục được hiện trạng trên, tuy nhiên mỗi giải pháp đều có những ưu điểm cũng như những hạn chế nhất định. Trong tất cả các giải pháp đó tôi chọn giải pháp “Thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá đầu giờ”. để tìm cách khắc phục hiện trạng này 2. Giải pháp thay thế: Để thay đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá của giáo viên bằng cách thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá đầu giờ; dùng hình thức gọi một học sinh lên bảng, các học sinh ở dưới tham gia đặt 3 câu hỏi về các nội dung kiến thức trọng tâm đã học đã được giáo viên giao về nhà và trả lời bổ xung nếu học sinh lên bảng không trả lời được. Đồng thời học sinh lên bảng cũng có quyền đặt câu hỏi cho các học sinh khác nếu không có câu hỏi của các học sinh dưới lớp. Việc đánh giá cho điểm đồng thời với học sinh lên bảng và cả những học sinh đặt vấn đề dưới lớp. 3. Vấn đề nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, tôi tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau đây: - Thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá đầu giờ có làm tăng sự tích cực, tự giác học tập của học sinh trong các giờ học môn Vật lý hay không? - Học sinh có cảm thấy việc thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá đầu giờ có tác động tích cực đối với tính tự giác tích cực của học sinh trong việc học môn Vật lý hay không? 4. Giả thuyết nghiên cứu: - Có, việc thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá có làm tăng sự tích cực và tự giác của học sinh trước những nhiệm vụ giáo viên giao. - Học sinh cảm thấy rõ tác động của việc thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá thúc đẩy sự tích cực và tự giác trước những nhiệm vụ giáo viên giao III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu: * Giáo viên: Nguyễn Xuân Hùng – Giáo viên dạy lớp 12A2 trường THPT Số 1 Sa Pa, giáo viên Vật lý đã giảng dạy ở lớp được 2 năm kể từ năm lớp 11 đến lớp 12 trực tiếp thực hiện việc nghiên cứu * Học sinh: Thực hiện nghiên cứu trên 30 đối tượng HS lớp 12A2 trường THPT Số 1 Sa Pa: là học sinh thuộc trình độ bình thường và yếu. 2. Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp kiểm tra đánh giá đầu giờ 3. Thiết kế nghiên cứu Vào đầu năm học, GV giới thiệu về cách kiểm tra đánh giá đầu giờ, nhấn mạnh về yếu tố cốt lõi đối với thành công của hoạt động là học sinh phải tích cực, tự giác trước những nhiệm vụ của giáo viên giao, đặc biệt là việc làm bài và chuẩn bị bài ở nhà. Tôi sử dụng cách thực hiện: Kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm tương đương Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm O1 Sử dụng phương pháp thay đổi kiểm tra đánh giá đầu giờ O3 Đối chứng O2 Sử dụng phương pháp truyền thống gọi một học sinh lên bảng, giáo viên đặt câu hỏi O4 Ở thiết kế này tôi thực hiện với hai nhóm học sinh. Nhóm thực nghiệm gồm 30 học sinh lớp 12A2; nhóm đối chứng gồm 30 học sinh lớp 12A1. Dùng kết quả khảo sát đầu năm môn vật lí và kết quả học kì I làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá. Hoạt động khảo sát trước tác động được thực hiện trong bài kiểm tra 15 phút lần 1 nhằm thu thập thông tin phản ánh gián tiếp tính tích cực và tự giác học tập của HS qua kết quả học tập. Sau đó GV thực hiện các giờ học có thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá đầu giờ trong 15 tuần. Sau mỗi giờ học, GV ghi lại quan sát của mình và nhìn lại quá trình để tìm cách cải thiện cho bài dạy tiếp theo. Học sinh được khuyến khích nêu những cảm nhận về sự tích cực, tự giác, hứng thú của mình trong quá trình tham gia hoạt động kiểm tra đầu giờ. Sau đó, tiến hành khảo sát sau tác động để tìm hiểu sự thay đổi của học sinh về những hành vi tích cực của bản thân trong các giờ học môn Vật lý. * Bảng 1: Kết quả khảo sát đầu năm môn Vật lí của hai lớp 12A2 và 12A1: Lớp Tổng số HS HK I Điểm trung bình môn học kì I 12A2 30 5,1 12A1 30 5,2 Kết quả: * Bảng 2: Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương ( trước tác động) Thực nghiệm Đối chứng TBC 5,1 5,2 p = 0,24 p = 0,24 > 0,05 từ đó rút ra kết luận sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. 4. Quy trình nghiên cứu - Nghiên cứu kĩ về phương pháp kiểm tra đánh giá - Nghiên cứu các bài dạy và chuẩn bị giáo án, dự kiến các tình huống xảy ra khi kiểm tra đầu giờ. - Tham khảo ý kiến đồng nghiệp cùng chuyên môn về giáo án, các tình huống kiểm tra đầu giờ và dự định triển khai nhóm. Lớp thực nghiệm: Sử dụng phương pháp thay đổi kiểm tra đánh giá đầu giờ. Lớp đối chứng: Sử dụng phương pháp kiểm tra đầu giờ theo cách thông thường. * Tiến hành dạy thực nghiệm. Thời gian tiến hành thực nghiệm tuân theo kế hoạch và thời khóa biểu chính khóa để đảm bảo tính khách quan. 5. Đo lường: - Kiểm tra trước tác động: Tôi tiến hành bài kiểm tra 15 phút trước khi tác động với 10 câu hỏi trắc nghiệm với cung nội dung và cùng thời điểm. - Kiểm tra sau tác động: Lấy kết quả bài kiểm tra học kỳ I để đánh giá, bài kiểm tra gồm 30 câu trắc nghiệm khách quan. * Tiến hành kiểm tra và chấm bài - Ra đề kiểm tra: Ra đề kiểm tra và đáp án sau đó lấy ý kiến đóng góp của giáo viên trong nhóm Vật lí để bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp. - Tổ chức kiểm tra hai lớp cùng một thời điểm, cùng đề. IV. Phân tích kết quả và bàn luận số liệu Bảng 6: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Thực nghiệm Đối chứng Điểm trung bình 5,9 5,0 Độ lệch chuẩn 1,5 1,6 Giá tri p của t-test 0,02 Chênh lệch giá trị TB chuẩn ( SMD) 0,56 Điểm Trước tác động Sau tác động Biểu đồ so sánh điểm trưng bình kiểm tra trước và sau tác động 12A1 12A2 Bảng 7: Thang bậc điểm trước và sau tác động . Lớp Thang bậc điểm Tổng Kém Yếu TB Khá Giỏi 12A2 Trước TĐ 4 7 17 2 30 13,3% 33,3% 50% 3,4 100% Sau TĐ 3 6 18 5 30 10% 23,3% 56,7% 10% 100% 12A1 Trước TĐ 2 11 14 3 30 6,7% 40% 46,6 6,7% 100% Sau TĐ 3 9 16 2 30 16,7% 33,3% 43,3% 67% 100% Số học sinh Biểu đồ so sánh kết quả xếp loại trước và sau tác động Trước tác động ta đã kiểm tra kết quả của 2 nhóm là tương đương. Sau tác động kiểm chứng kiểm chứng độ chênh lệch điểm trung bình bằng t- test kết quả p = 0,02 cho thấy: Sự chênh lệch điểm trung bình giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có ý nghĩa, tức là chênh lệch điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả tác động. Đồng thời qua đồ thị, thấy rõ nhất và ý nghĩa nhất là tỉ lệ học sinh yếu sau tác động của lớp 12A2 giảm nhiều so với trước tác động và giảm nhiều hơn so với lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = So sánh kết quả SMD với bảng tiêu chí Cohen: Giá trị mức độ ảnh hưởng (ES) Ảnh hưởng Trên 1,00 Rất lớn 0,80 đến 1,00 Lớn 0,50 đến 0,79 Trung bình 0,20 đến 0,49 Nhỏ Dưới 0,20 Không đáng kể * Kết luận mức độ ảnh hưởng Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,56 cho thấy sau tác động kết quả học tập môn vật lý của học sinh lớp 12A2 trường THPT số 1 Sa Pa tăng khi thay đổi cách kiểm tra đánh giá đầu giờ là khả quan. Giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng. * Bàn luận Kết quả kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung bình là: 5,9, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng điểm trung bình là: 5,0, độ lẹch điểm số giữa hai nhóm là 0,9. Điều này đã cho thấy có sự khác biệt rất rõ về tác động của phương pháp đến kết quả học tập ; Tỉ lệ học sinh có điểm số từ trung bình trở lên đã tăng rõ rệt ở lớp thực nghiệm, lớp được tác động có tỉ lệ điểm trên trung bình và điểm trung bình cộng cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,56. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là tốt. Phép kiểm chứng t-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là p = 0,02 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm. *Hạn chế: - Thời gian dành cho kiểm tra đầu giờ còn ít vì vậy không thể kiểm tra được nhiều học sinh để thúc đẩy học sinh học tập tốt hơn.. - Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng còn khá mới mẻ, tác giả cũng là người lần đầu tham gia nghiên cứu nên kinh nghiệm chưa nhiều. V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ - Các kết quả trong nghiên cứu cho thấy việc thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá là một hoạt động hữu ích, thúc đẩy học sinh tích cực và tự giác hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trong các giờ học Vật lý. Học sinh được tham gia vào quá trình học tập một cách chủ động, hạn chế nhiều tình trạng ỷ lại, không chú ý khi đã có bạn lên kiểm tra miệng và trước những nhiệm vụ giáo viên giao. Học sinh thực hiện nghiêm túc vai trò của mình cũng cố gắng chú ý hơn trong giờ học để sẵn sàng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi bổ xung các ý kiến. Tôi đã quan sát thấy hầu hết học sinh thích được đặt các câu hỏi cho bạn và sẵn sàng trả lời bổ xung ý kiến khi cần thiết. Hành vi trong lớp học của các em được cải thiện, các em trở thành những người học tập độc lập hơn, chủ động hơn và mạnh dạn hơn trong việc đặt các vấn đề chưa rõ hoặc chưa hiểu đối với giáo viên và đề nghi giải thích mà trước đây HS vẫn còn rất han chế. Việc phân tích kết quả một số bài kiểm tra gần đây chỉ ra rằng một số học sinh trong quá trình tham gia hoạt động kiểm tra đánh giá đầu giờ có kết quả học tập tăng lên, sự cải thiện về điểm số thể hiện rõ rệt hơn ở nhóm học sinh trung bình. Tuy nhiên tôi cảm thấy chưa đầy đủ nếu chỉ đưa ra lý do cho sự cải thiện này là do tác động của việc thay đổi kiểm tra đánh giá đầu giờ. Khi thực hiện hoạt động này, giáo viên cũng nhận thức tốt hơn khả năng học tập của mỗi học sinh, từ đó giúp giáo phân loại đối tượng và có phương pháp dạy phù hợp hơn đối với mỗi đối tượng học sinh. Học sinh cũng thấy được việc tham khảo, giúp đỡ của bạn trong nhiều vấn đề nảy sinh trong học tập chứ không thụ động đợi giáo viên giải thích. Nghiên cứu của tôi là bước đầu trong việc khám phá đổi mới các phương pháp kiểm tra đánh giá và các hoạt động dạy học mang lại sự cải thiện làm tăng sự tích cực và chủ động của học sinh trước những nhiệm vụ được giáo viên giao. Tôi đã áp dụng chu trình nghiên cứu: “Nhìn lại quá trình, lập kế hoạch, thực hiện tác động, quan sát” trong nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào nghiên cứu này. Việc thu thập dữ liệu tập trung chủ yếu phạm vi lớp học trong giờ Vật lý và những thay đổi hành vi, sự tích cực, tự giác của học sinh đối với việc học môn Vật lý. Đổi mới kiểm tra đánh giá đầu giờ (kiểm tra thường xuyên) là một trong những vấn đề đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá được Bộ, Sở GD&ĐT quan tâm hàng đầu hiện nay trong vấn đề từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Những học sinh tham gia tích cực được rèn luyên không chỉ kiến thức mà còn cả kỹ năng trình bày giải thích và đặt câu hỏi mà không sợ bị lúng túng trước lớp. Học sinh được tạo cơ hội để thảo luận về việc học và phối hợp, hợp tác với nhau. Cuối cùng, Tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau đây cho các giáo viên có mong muốn thực hiện hoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá đầu giờ. 1. Để đạt hiệu quả tối đa trong hoạt động kiểm tra đánh giá đầu giờ, Giáo viên nên phổ biến rõ hình thức, yêu cầu, cách đánh giá kết quả, khuyến khích học sinh đưa ra phản hồi nắm bắt tâm tư, thái độ của học sinh trong quá trình thực hiện từ đó thay đổi nội dung, hình thức phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh. 2. Khi giao các nhiệm về nhà cho học sinh cần cụ thể và không quá khó phù hợp với đối tượng học sinh giúp học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú, tích cực hơn ở học sinh. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Hội thảo quản lý hoạt động đổi mới PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh THPT Bộ GD&ĐT 2. Một số vấn đề về đổi mới PPDH...........TS. Nguyễn mạnh Cường(ĐHSPHN I) 3. Đề tài” Thực trạng đánh giá kết quả học tập của HS ở nhà trường THPT hiện nay..................
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_thuc_day_su_tich_cuc_va_tu_giac_hoc_ta.doc