SKKN Thu thập mẫu vật, xây dựng tư liệu lưỡng cư sử dụng trong dạy học Sinh học 7 ở trường THCS Kiên Thọ

SKKN Thu thập mẫu vật, xây dựng tư liệu lưỡng cư sử dụng trong dạy học Sinh học 7 ở trường THCS Kiên Thọ

Sinh học là khoa học thực nghiệm, có vai trò rất quan trọng trong hệ

thống giáo dục quốc dân, nó góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách học

sinh, giúp thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện Đức, Trí, Thể, Mĩ. Vì, vẻ đẹp

của thiên nhiên hữu cơ là nguồn giáo dục thẩm mĩ sống động; sự phong phú,

giàu có về tài nguyên sinh vật làm nảy nở tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc.

Đồng thời, nó có quan hệ mật thiết với các ngành khoa học khác.

Môn Sinh học ở THCS cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản,

phổ thông, thiết thực về đời sống, tập tính, hình thái, cấu tạo, một số hoạt động

sinh lí, sự đa dạng và vai trò của sinh vật cũng như những hiện tượng, cơ chế và

ứng dụng của Di truyền – Biến dị, mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường

sống. Đó là cơ sở, nền tảng ban đầu để các em khám phá thế giới sinh vật.

Thế giới sinh vật rất gần gũi, nên để thu được kết quả học tập tốt nhất đối

với môn sinh học nói chung, phần động vật nói riêng cần có sự kết hợp giữa lí

thuyết với thực hành, kèm theo các hình ảnh trực quan sinh động, dễ hiểu. Với

việc sử dụng phương pháp thực hành và phương pháp trực quan kết hợp với các

phương pháp dạy học khác sẽ giúp học sinh có niềm vui, sự say mê và sự hứng

thú cao trong học tập và nghiên cứu sinh học. Đặc biệt cấp THCS, các em rất

ham hiểu biết, khám phá những điều mới lạ, thích quan sát các sự vật hiện tượng

cụ thể, thích đặt ra các câu hỏi cũng như được trả lời các câu hỏi thực tế đặt ra.

Đồng thời, các em đã có khả năng quan sát, tìm tòi, sáng tạo và nghiên cứu tốt.

Nhưng thực tế trong nhà trường hiện nay môn Sinh học chưa được quan tâm

đúng mức. Số học sinh khá, giỏi còn thấp, phần lớn ở mức độ trung bình, học

sinh ít hứng thú,. Tại sao? Do trình độ nhận thức của học sinh hay do các em

chưa có sự đam mê học tập? . Điều đó chưa hoàn toàn đúng cũng như chưa

phải là nguyên nhân chủ yếu mà quan trọng là đội ngũ giáo viên chưa biết khơi

dậy và phát triển tiềm năng vốn có ở học sinh, cũng như lợi thế trong dạy học

môn Sinh học nói chung, phần động vật nói riêng trong sinh học lớp 7. Đó là,

giáo viên đã bỏ qua hoặc ít sử dụng các đồ dùng trực quan sinh động, những

mẫu vật thật, những hình ảnhvà âm thanh sống động thông qua các video clip

trong quá trình dạy học, để hình thành các biểu tượng, các khái niệm sinh học,.

Xuất phát từ thực tế đó, là một giáo viên dạy học sinh học, tôi luôn trăn

trở suy nghĩ tìm hướng giải quyết. Một trong những hướng giải quyết đó làthu

thập mẫu vật, tư liệu sinh học và sử dụng chúng trong quá trình dạy học.Do vậy

tôi mạnh dạn chọn đề tài "Thu thập mẫu vật, xây dựng tư liệu lưỡng cư sử

dụng trong dạy học sinh học 7 ở trường THCS Kiên Thọ

pdf 19 trang thuychi01 6751
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Thu thập mẫu vật, xây dựng tư liệu lưỡng cư sử dụng trong dạy học Sinh học 7 ở trường THCS Kiên Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
MỤC LỤC 
 Trang 
I. MỞ ĐẦU 2 
1. Lí do chọn đề tài 2 
2. Mục đích nghiên cứu 2 
3. Đối tượng nghiên cứu 2 
4. Phương pháp nghiên cứu 3 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 3 
1. Cơ sở lí luận 3 
1.1. Khái quát Lớp Lưỡng cư 3 
1.2. Phương pháp quan sát và thu thập mẫu vật: 4 
1.3. Phương pháp xây dựng tư liệu: 4 
1.4. Phương pháp trực quan và phương pháp thực hành 5 
1.5. Vị trí, nhiệm vụ cấu trúc chương VI - Lớp lưỡng cư - Sinh học 7 7 
1.6. Đặc điểm hoạt động học tập ở nhà trường THCS và sự phát triển 
trí tuệ của học sinh THCS 
8 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 9 
3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải 
quyết vấn đề. 
10 
3.1. Thu thập mẫu vật và sử dụng trong dạy học. 10 
3.2. Xây dựng tư liệu và sử dụng trong dạy học chương VI động vật có 
xương sống - Lớp lưỡng cư 
12 
3.3. Tổ chức dạy học và xác định chất lượng lĩnh hội tri thức, phát 
triển kĩ năng. 
13 
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 16 
1. Kết luận 16 
2. Đề xuất 17 
2 
I. MỞ ĐẦU 
1. Lí do chọn đề tài: 
 Sinh học là khoa học thực nghiệm, có vai trò rất quan trọng trong hệ 
thống giáo dục quốc dân, nó góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách học 
sinh, giúp thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện Đức, Trí, Thể, Mĩ. Vì, vẻ đẹp 
của thiên nhiên hữu cơ là nguồn giáo dục thẩm mĩ sống động; sự phong phú, 
giàu có về tài nguyên sinh vật làm nảy nở tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc. 
Đồng thời, nó có quan hệ mật thiết với các ngành khoa học khác. 
 Môn Sinh học ở THCS cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, 
phổ thông, thiết thực về đời sống, tập tính, hình thái, cấu tạo, một số hoạt động 
sinh lí, sự đa dạng và vai trò của sinh vật cũng như những hiện tượng, cơ chế và 
ứng dụng của Di truyền – Biến dị, mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường 
sống. Đó là cơ sở, nền tảng ban đầu để các em khám phá thế giới sinh vật. 
 Thế giới sinh vật rất gần gũi, nên để thu được kết quả học tập tốt nhất đối 
với môn sinh học nói chung, phần động vật nói riêng cần có sự kết hợp giữa lí 
thuyết với thực hành, kèm theo các hình ảnh trực quan sinh động, dễ hiểu. Với 
việc sử dụng phương pháp thực hành và phương pháp trực quan kết hợp với các 
phương pháp dạy học khác sẽ giúp học sinh có niềm vui, sự say mê và sự hứng 
thú cao trong học tập và nghiên cứu sinh học. Đặc biệt cấp THCS, các em rất 
ham hiểu biết, khám phá những điều mới lạ, thích quan sát các sự vật hiện tượng 
cụ thể, thích đặt ra các câu hỏi cũng như được trả lời các câu hỏi thực tế đặt ra. 
Đồng thời, các em đã có khả năng quan sát, tìm tòi, sáng tạo và nghiên cứu tốt. 
Nhưng thực tế trong nhà trường hiện nay môn Sinh học chưa được quan tâm 
đúng mức. Số học sinh khá, giỏi còn thấp, phần lớn ở mức độ trung bình, học 
sinh ít hứng thú,... Tại sao? Do trình độ nhận thức của học sinh hay do các em 
chưa có sự đam mê học tập? ... Điều đó chưa hoàn toàn đúng cũng như chưa 
phải là nguyên nhân chủ yếu mà quan trọng là đội ngũ giáo viên chưa biết khơi 
dậy và phát triển tiềm năng vốn có ở học sinh, cũng như lợi thế trong dạy học 
môn Sinh học nói chung, phần động vật nói riêng trong sinh học lớp 7. Đó là, 
giáo viên đã bỏ qua hoặc ít sử dụng các đồ dùng trực quan sinh động, những 
mẫu vật thật, những hình ảnhvà âm thanh sống động thông qua các video clip 
trong quá trình dạy học, để hình thành các biểu tượng, các khái niệm sinh học,... 
 Xuất phát từ thực tế đó, là một giáo viên dạy học sinh học, tôi luôn trăn 
trở suy nghĩ tìm hướng giải quyết. Một trong những hướng giải quyết đó làthu 
thập mẫu vật, tư liệu sinh học và sử dụng chúng trong quá trình dạy học.Do vậy 
tôi mạnh dạn chọn đề tài "Thu thập mẫu vật, xây dựng tư liệu lưỡng cư sử 
dụng trong dạy học sinh học 7 ở trường THCS Kiên Thọ" 
 2. Mục đích nghiên cứu: 
 Thu thập được một số mẫu vật lưỡng cư, xây dựng tư liệu lưỡng cư và sử 
dụng chúng trong dạy học sinh học 7 ở trường THCS Kiên Thọ huyện Ngọc 
Lặc, Thanh Hóa nhằm nâng cao chất lượng dạy học. 
 3. Đối tượng nghiên cứu: 
Đối tượng nghiên cứu:Đại diện của lớp lưỡng cư và chương trình dạy 
học chương VI - Lớp lưỡng cư, của phần động vật có xương sống môn Sinh học 
lớp 7. 
3 
 Khách thể nghiên cứu:Học sinh lớp 7A1, 7A2 Trường THCS Kiên 
ThọNgọc Lặc, Thanh Hóa. 
4. Phương pháp nghiên cứu: 
* Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 
- Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về thu thập, xây dựng, sử dụng mẫu vật, 
tư liệu làm cơ sở đểthu thập mẫu vật, xây dựng tư liệu lưỡng cư và sử dụng 
chúng trong dạy học chương VI - Ngành Động vật có xương sống, Lớp Lưỡng 
cưmôn Sinh học 7. 
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung kiến thức, logic phát triển nội dung 
chương VI - Lớp Lưỡng cư, môn Sinh học 7, làm cơ sở thiết kế giáo án dạy học 
theo hướng phát triển năng lực, đáp ứng yêu cầu dạy học hiện nay. 
*Phương pháp thực địa, thực tế 
Thu thập mẫu vật lưỡng cư ở địa phương. 
Phỏng vấn trao đổi (chuyên gia, cán bộ quản lý, giáo viên); Nghiên cứu 
sản phẩm (bài làm, bài nghiên cứu,... của học sinh) để xác định được thực trạng 
thu thập, xây dựng, sử dụng mẫu vật, tư liệu trong dạy học. 
* Phương pháp thực nghiệm sư phạm 
Tổ chức dạy thực nghiệm sư phạm nhằm xác định chất lượng dạy học. 
*Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin 
- Sử dụng trang tìm kiếm Google để thu thập các video liên quan tới đời 
sống tập tính, cấu tạo và sự đa dạng của lưỡng cư. 
- Lựa chọn các video thu thập được sao cho phù hợp với đối tượng, nội 
dung Sinh học 7 và đảm bảo về mặt sư phạm. 
- Sử dụngphần mềm Free Video Cutter Joiner xây dựng tư liệu dạy học. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về thu thập mẫu, xây dựng tư liệu 
và sử dụng mẫu, tư liệu trong dạy học động vật nói chung và lớp lưỡng cư nói 
riêng; 
 - Thu thập một số đại diện lưỡng cưếch đồng, cóc nhà, ễnh ương,... có ở 
địa phương và tư liệu mô tả sự đa dạng, đời sống, tập tính, cấu tạo bộ xương, 
cấu tạo trong, sự đa dạng loài,... 
- Sử dụng mẫu thu được và tư liệu xây dựng được vào dạy học Sinh học 7 
chương VI Ngành Động vật có xương sống, Lớp Lưỡng cư... ở Trường THCS 
Kiên Thọ và đánh giá hiệu quả sử dụng chúng trong dạy học. 
1.Cơ sở lí luận 
1.1. Khái quát Lớp Lưỡng cư 
a) Sự đa dạng: 
 Trên thế giới có khoảng 4 nghìn loài lưỡng cư. Ở Việt Nam đã phát hiện 
147 loài. Chúng đều có da trần (thiểu vảy), luôn luôn ẩm ướt và dễ thấm nước. 
Sự sinh sản thường lệ thuộc vào môi trường nước ngọt. Lưỡng cư được phân 
làm ba bộ: 
1. Bộ Lưỡng cư có đuôi. Đại diện là Cá cóc Tam Đảo 
2. Bộ Lưỡng cư không đuôi. Có số lượng loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư. Đại 
diện là ếch đồng 
3. Bộ Lưỡng cư không chân. Đại diện là Ếch giun 
4 
Phân biệt 3 bộ Lưỡng cư bằng những đặc điếm đặc trưng nhất. Thể hiện: 
Tên đại diện Đặc điểm nơi sống Hoạt động Tập tính tự vệ 
Cá cóc tam đảo Sống chủ yếu trong 
nước 
Chủ yếu hoạt 
động về ban đêm 
Trốn chạy, ẩn nấp 
Ểnh ương lớn Ưa sống ở nước hơn Ban đêm Dọa nạt 
Cóc nhà Ưa sống ở nước hơn Chiều và đêm Tiết nhựa độc 
Ếch cây Chủ yếu sống trên 
cây, bụi cây 
Chủ yếu về ban 
đêm 
Trốn chạy, ẩn nấp 
Ếch giun Sống chui luồn trong 
hang xốp 
Cả ngày và đêm Trốn chạy và ẩn 
nấp 
b) Đặc điểm chung của lưỡng cư: 
 - Lưỡng cư là động vật có xương sống; 
 - Thích nghi với môi trường vừa ở nước, vừa ở cạn; 
 - Da trần, ẩm ướt; 
 - Hô hấp bằng phổi và da; 
 - Di chuyển bằng 4 chi; 
 - Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn máu đi nuôi cơ thể là máu pha; 
 - Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái; 
 - Là động vật biến nhiệt; 
c)Vai trò của lưỡng cư: 
 - Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa 
màng về ban đêm, bổ sung cho hoạt động này của chim về ban ngày. Lưỡng cư 
còn tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi, 
 - Lưỡng cư có giá trị thực phẩm, thịt ếch đổng là thực phầm đặc sàn. Bột 
cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục 
thần hoàn chữa kinh giật. Ếch đồng là vật thí nghiệm trong sinh lí học. 
 - Hiện nay số lượng lưỡng cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn 
bắt đế làm thực phầm, sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường. Vì 
thế lưỡng cư cần được bào vệ và tổ chức gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế. 
1.2. Phương pháp quan sát và thu thập mẫu vật: 
 - Nhận dạng và phân biệt được lưỡng cư và các đại diện phổ biến của 
lưỡng cư. Xây dựng danh sách lưỡng cư có hình ảnh để quan sát và thu thập 
mẫu. 
 - Quan sát, chụp ảnh, phân tích đặc điểm hình thái và các đặc điểm khác 
của các đại diện trong tự nhiên. 
 - Thu mẫu: Tự thu, bắt mẫu vật trực tiếp bằng tay, bằng vợt  trên mặt 
đất, trên cây, trong hang, dưới nước, vào ban ngày, ban đêm trong các tháng 
mùa mưa và mùa khô hoặc mua lại một số mẫu vật do người dân bắt được trong 
vùng nghiên cứu. 
 - Xử lí mẫu thu được: Mẫu vật thu được có thể được làm chết ngay để bảo 
quản trong cồn tuyệt đối hoặc được định hình bằng dung dịch formol 10% trong 
24 giờ, sau đó bảo quản bằng dung dịch formol 5%); hoặc nuôi sống trong hộp, 
lọ thủy tinh, 
1.3. Phương pháp xây dựng tư liệu: 
 (1) Thu thập lựa chọn video: 
5 
 Sử dụng phần mềm tìm kiếm Google để tìm kiếm các video chứa đựng 
các thông tin bằng hình ảnh thực, sống động, rõ nét, dễ hiểu, về đời sống, tập 
tính sinh sản, bắt mồi, lẩn chốn kẻ thù,; đặc điểm cấu tạo ngoài, cấu tạo trong 
của ếch đồng; sự đa dạng của lưỡng cư. 
 Lựa chọn các video phù hợp. 
 (2) Cắt và chỉnh lí video, tạo tư liệu phù hợp 
 Đối với những video dài, chứa đựng thông tin không cần thiết sử dụng 
phần mềm Free Video Cutter Joiner để cắt và chỉnh lí video, tạo tư liệu dạy học 
phù hợp theo từng bài cụ thể. 
1.4. Phương pháp trực quan và phương pháp thực hành 
a)Nhóm phương pháp trực quan 
* Định nghĩa: 
Là nhóm phương pháp mà việc tri giác các phương tiện trực quan là nguồn 
thông tin chủ yếu dẫn tới tri thức mới 
Phương tiện trực quan (PTTQ): Là tất cả các đối tượng nghiên cứu, được 
tri giác trực tiếp nhờ các giác quan (nghe, nhìn, sờ,). Theo sơ đồ sau: 
Trong chương VI - Lớp lưỡng cư, Sinh học 7, sử dụng các hình ảnh trực 
quan (có thể tĩnh hoặc động thông qua các video) về đời sống, tập tính sinh sản, 
di chuyển, bắt mồi, của Lưỡng cư cùng với hệ thống các nhiệm vụ, để học 
sinh tri giác, tìm tòi, thu nhận tri thức mới, cũng như ôn tập củng cố kiến thức. 
* Một số quy tắc khi sử dụng Phương tiện trực quan: 
 - Biểu diễn Phương tiện trực quan đúng lúc, dùng đến đâu đưa ra đến đó. 
 - Đối tượng quan sát phải đủ lớn, đủ rõ. 
 - Biểu diễn theo một thứ tự nhất định để cho học sinh dễ theo dõi, quan 
sát. 
 - Có thể sử dung phối hợp nhiều loại Phương tiện trực quan khác nhau. 
 - Trước khi biểu diễn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát, lưu ý 
ở các điểm cần thiết để khai thác triệt để giá trị củaPhương tiện trực quan. 
 - Biện pháp định hướng tốt nhất là giáo viên cần nghiên cứu kĩ Phương 
tiện trực quan để nêu ra hệ thống câu hỏi mà câu trả lời học sinh chỉ có thể tìm 
được qua việc quan sát từ Phương tiện trực quan. 
* Tác dụng của phương pháp trực quan: 
 - Sử dụng tốt phương pháp trực quan trong dạy học nói chung và dạy 
học sinh học nói riêng, sẽ có tác dụng rất lớn. Thể hiện: 
PTTQ 
Vật tự nhiên 
Vật tượng hình 
Thí nghiệm 
TRI 
GIÁC 
KIẾN THỨC MỚI 
PTTQ HS 
GV 
Tri giác 
TC HD 
Tri thức mới 
6 
 - Giúp HS hiểu sâu sắc bản chất của các sự vật, hiện tượng, quá trình 
sinh học, như: ếch sống ở đâu, di chuyển như thế nào?... từ đó hình thành khái 
niệm, quy luật sinh học ... 
 - Giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức sinh 
học, điều này đã được U-sin-xki(nhà giáo dục học Xô viết trước đây) khẳng 
định: “Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình 
ảnh mà chúng ta thu nhận được bằng trực quan”. 
 - Phương pháp này còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư 
duy và ngôn ngữ của học sinh. Thông qua các hình ảnh trực quan có tác dụng 
hình thành và hoàn thiện những phẩm chất đạo đức, cảm xúc thẩm mĩ, tình cảm 
của học sinh. 
Tuy nhiên: 
 - Phương pháp dạy học trực quan này đòi hỏi nhiều thời gian, giáo viên 
cần tính toán kĩ để phù hợp với thời lượng đã quy định. 
- Nếu sử dụng phương pháp dạy học trực quan không khéo sẽ làm phân tán 
chú ý của học sinh, dẫn đến học sinh không lĩnh hội được những nội dung chính 
của bài học. 
- Nếu giáo viên định hướng không tốt hoặc không định hướng cho học sinh 
quan sát sẽ dễ dẫn đến tình trạng học sinh sa đà vào những chi tiết nhỏ lẻ, không 
quan trọng 
b)Nhóm phương pháp thực hành 
* Định nghĩa: 
 Là nhóm phương pháp mà công tác độc lập của học sinh hoặc làm việc 
theo nhóm trên đối tượng thực hành là nguồn thông tin dẫn tới tri thức mới. Học 
sinh trực tiếp thực hiện các thao tác thực hành trên đối tượng dưới sự hướng 
dẫn, chỉ đạo của giáo viên để từ đó tự lực rút ra các kiến thức mới, kĩ năng mới. 
Bằng cách này, học sinh nắm vững kiến thức chắc chắn hơn, đặc biệt là biết rõ 
con đường dẫn tới tri thức mới, đồng thời phát triển tư duy, kĩ năng và chuẩn bị 
khả năng vận dụng kiến thức đã học vào hoạt động thực tiễn. 
Trong phần Lớp lưỡng cư – Sinh học 7, sử dụng 2 phương pháp thực hành 
sau: 
- Phương pháo thực hành xác định mẫu vật: 
Phương pháp này thường được dùng để học các kiến thức hình thái, phân 
sinh vật. 
Ví dụ:Nhận dạng một số đại diện của lưỡng cư để xác định vị trí phân loại 
của chúng,... 
Để hoàn thành bài tập xác đinh mẫu vật, HS phải có những kĩ năng cố định 
mẫu vật, mổ khi cần thiết. 
- Phương phápthực hành quan sát: 
Học sinh dùng mắt thường hoặc sử dụng kính hiển vi, kính lúp để tri giác 
trực tiếp và có mục đích đối tượng nghiên cứu, theo dõi, ghi chép các sự vật hiện 
tượng trong tự nhiên mà không can thiệp vào chúng. 
Ví dụ: quan sát tập tính bắt mồi, di chuyển, của ếch đồng. 
*Các bước tiến hành: 
 + Làm rõ mục tiêu 
7 
 + Kiểm tra chuẩn bị: là cơ sở chia nhóm, chia tổ 
 + Hướng dẫn thực hiện các bước. 
 + Đưa ra các câu hỏi 
 + Tiến hành, thảo luận trả lời câu hỏi 
 + Báo cáo, chỉnh sửa, tổng kết, đánh giá: Kiến thức, kĩ năng, thái độ 
 + Viết thu hoạch, trả lời được các câu hỏi 
* Tác dụng: 
 - Giúp học sinh dễ hiểu bài, phát huy được tư duy sáng tạo, rèn kĩ năng 
thực hành thí nghiệm. 
 - Giúp học sinh khắc sâu kiến thức và thiết lập được lòng tin vào khoa 
học, hình thành các kĩ năng cơ bản và nâng cao hứng thú học tập bộ môn; 
 - học sinh phát huy tối đa các hoạt động của mọi giác quan và hoạt động 
tư duy 
 - Hình thành phương pháp nghiên cứu, rèn được đức tính nghiên cứu, 
như: kiên trì, nghiêm túc, khoa học, chính xác,... 
 - Hình thành và phát triển năng lực hành động, năng lực NCKH, phát triển 
tư duy tích cực sáng tạo cho học sinh. 
1.5. Vị trí, nhiệm vụ cấu trúc chương VI - Lớp lưỡng cư- Sinh học 7 
 * Vị trí:Chương VI Lớp lưỡng cư- Sinh học 7 là phần bắt đầu học kì 2, 
lớp 7, sau khi học sinh đã kết thúc học kì 1, đã học toàn bộ phần động vật không 
xương sống và lớp cá trong ngành Động vật có xương sống. 
 Lớp lưỡng cư- Sinh học 7 gồm 3 bài:Bài 35. Ếch đổng,Bài 36. Thực 
hành: Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ, Bài 37. Đa dạng và 
đặc điểm chung của lớp lưỡng cư, có cấu trúc và nhiệm vụ tương tự như các 
phần khác. Đó là: 
 * Về cấu trúc:Bắt đầu nghiên cứu đặc điểm về đời sống, tập tính; đặc 
điểm cấu tạo ngoài, cấu tạo trong thích nghi với môi trường sống; sự đa dạng 
của lớp lưỡng cư. Từ đó khái quát thành đặc điểm chung cua lớp lưỡng cư. 
 * Về nhiệm vụ: 
+ Kiến thức: Tìm tòi khám phá rút ra đặc điểm về đời sống, tập tính; đặc 
điểm cấu tạo ngoài, cấu tạo trong thích nghi với môi trường sống; sự khác biệt 
về các đặc điểm so với các lớp đã học và thấy được chiều hướng tiến hóa; sự đa 
dạng của lớp lưỡng cư và vai trò của nó đối với đời sống sinh vật cũng như đối 
với con người. 
+ Kĩ năng: 
Rèn luyện và phát triển được các kĩ năng nhận diện và thu thập mẫu vật, 
xem video, quan sát các nội quan, quan sát đặc điểm về đời sống tập tính của 
lưỡng cư trong điều kiện tự nhiên cũng như trong điều kiện nuôi; kĩ năng phát 
hiện và giải quyết vấn đề; kĩ năng giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ khoa học, phản 
biện trong quá trình thảo luận; các kĩ năng tự học, nghiên cứu, tư duy logic; kĩ 
năng thu thập thông tin và xử lí thông tin; kĩ năng sử dụng công nghệ thông 
tin;... 
Có khả năng bảo vệ đa dạng sinh học của lưỡng cư và có thể có định 
hướng nghề nghiệp tương lai. 
+ Thái độ: 
8 
Nhận thức đúng vai trò của chương VI Ngành động vật có xương sống 
lưỡng cư- Sinh học 7 để có thái độ học tập nghiêm túc, hứng thú, cầu tiến,...; 
Có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học của lưỡng cư. 
1.6. Đặc điểm hoạt động học tập ở nhà trường THCS và sự phát triển trí 
tuệ của học sinh THCS 
a) Đặc điểm hoạt động học tập ở nhà trường THCS 
- Động cơ học tập của học sinh THCS rất phong phú đa dạng, nhưng chưa 
bền vững, nhiều khi còn thể hiện sự mâu thuẩn của nó. 
 - Thái độ đối với học tập của học sinh THCS cũng rất khác nhau. Tất cả 
các em đều ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của học tập, nhưng thái 
độ và sự biểu hiện rất khác nhau, được thể hiện như sau: 
 - Trong thái độ học tập: từ thái độ rất tích cực, có trách nhiệm, đến thái độ 
lười biếng, thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong học tập. 
 - Trong sự hiểu biết chung: từ mức độ phát triển cao và sự ham hiểu biết 
nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau ở một số em, nhưng ở một số em khác thì mức 
độ phát triển rất yếu, tầm hiểu biết rất hạn chế. 
 - Trong phương thức lĩnh hội tài liệu học tập: từ chỗ có kỹ năng học tập 
độc lập, có nhiều cách học đến mức hoàn toàn chưa có kỹ năng học tập độc lập, 
chỉ biết học thuộc lòng từng bài, từng câu, từng chữ. 
 - Trong hứng thú học tập: từ hứng thú biểu hiện rõ rệt đối với một lĩnh 
vực tri thức nào đó và có những việc làm có nội dung cho đến mức độ hoàn toàn 
không có hứng thú nhận thức, cho việc học hoàn toàn gò ép, bắt buộc. 
 Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra, để giúp các em có thái độ đúng 
đắn với việc học tập thì phải: 
 - Tài liệu học tập phải súc tích về nội dung khoa học. 
 - Tài liệu học tập phải gắn với cuộc sống của các em, làm cho các em 
hiểu rõ ý nghĩa của tài liệu học. 
 - Trình bày tài liệu, phải gợi cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu tài liệu đó. 
 - Phải giúp đỡ các em biết cách học, có phương pháp học tập phù hợp. 
b) Sự phát triển trí tuệ của học sinh THCS 
 - Học sinh THCS có khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơn khi tri 
giác các sự vật, hiện tượng. Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế 
hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn. 
 - Ở lứa tuổi này trí nhớ thay đổi về chất. Trí nhớ dần dần mang tính chất 
của những quá trình được điều khiển, điều chỉnh và có tổ chức. Học sinh THCS 
có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ, các em bắt đầu 
biết sử dụng những phương pháp đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại. Khi ghi nhớ các 
em đã biết tiến hành các thao tác như so sánh, hệ thống hoá, phân loại. Tốc độ 
ghi nhớ và khối lượng tài liệu được ghi nhớ tăng lên. Ghi nhớ máy móc ngày 
càng nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa. Hiệu quả của trí nhớ trở 
nên tốt hơn, các em không muốn thuộc lòng mà muốn tái hiện bằng lời nói của 
mình. Vì thế giáo viên cần phải: 
 + Dạy cho học sinh phương pháp đúng đắn của việc ghi nhớ logic. 
 + Cần giải thích cho các em rõ sự cần thiết của ghi nhớ chính xác các định 
nghĩa, những quy luật không được thiếu hoặc sai một từ nào. 
9 
 + Rèn luyện cho các em có kỹ năng trình bày chính xác nội dung bài học 
theo cách diễn đạt của mình. 
 + Khi tổ chức quá trình ghi nhớ, giáo viên cần làm rõ cho học sinh biết là 
hiệu quả của ghi nhớ không phải đo bằng sự nhận lại, mà bằng sự tái hiện, giải 
thích, chứng minh, tổng hợp, hệ thống hóa,. 
 - Sự phát triển chú ý của học sinh THCS diễn ra rất phức tạp, vừa có chú 
ý chủ định bền vững, vừa có sự chú ý không bền vững. Ở lứa tuổi này tính lựa 
chọn chú ý phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của đối tượng học tập và mức độ 
hứng thú của các

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_thu_thap_mau_vat_xay_dung_tu_lieu_luong_cu_su_dung_tron.pdf