SKKN Thiết kế và sử dụng Rubric đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh thông qua dạy học dự án trong môn Giáo dục kinh tế và pháp luật Lớp 10 THPT

SKKN Thiết kế và sử dụng Rubric đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh thông qua dạy học dự án trong môn Giáo dục kinh tế và pháp luật Lớp 10 THPT

Đổi mới giáo dục từ lâu đã là một yêu cầu thiết yếu của xã hội. Điều này đã được nêu ra trong Nghị quyết số 29-NQ/TW (ngày 4.11.2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế và được quy định cụ thể trong Chương trình GDPT chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT-BGDDT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo), Luật giáo dục (ban hành 6/2019). Theo các văn bản này, việc đổi mới giáo dục phải được tiến hành đồng bộ từ nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá (KTĐG)... Trong đó việc đổi mới kiểm tra KTĐG là vấn đề cốt lõi vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả dạy học.

Nghị quyết Hội nghị Trungương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo khẳng định: “Đổi mới căn bản hình thức và phươngpháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”.

Để đánh giá (ĐG) phẩm chất, năng lực (NL) của học sinh (HS) yêu cầu thiết yếu là phải xây dựng được bộ công cụ ĐG phù hợp, có giá trị, có độ tin cậy cao và phù hợp với thực tiễn dạy học ở Việt Nam. Có rất nhiều phương pháp và công cụ để KTĐG NL của học sinh như: Bài kiểm tra, sản phẩm học tập, bảng kiểm, thang đo, phiếu đánh giá (rubric),… Trong đó, rubric là một công cụ hiệu quả, có độ tin cậy cao, đáp ứng các yêu cầu nêu trên, bởi vì rubric giúp giáo viên (GV) trình bày rõ những gì họ mong muốn từ HS và thông báo cho HS cần phải làm gì và cần đạt được gì trong quá trình học tập. Ngay cả khi GV thiết kế rubric nhưng không thông báo đến HS thì quá trình thiết kế, sử dụng rubric cũng có tác động tích cực, giúp GV có thể lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học phù hợp. Rubric còn giúp GV nhận biết đặc điểm của một sản phẩm học tập đạt yêu cầu, giúp HS tự học và tự ĐG kết quả học tập của mình. Rubic còn có thể minh chứng kết quả học tập ở các mức độ khác nhau, từ đó hạn chế sự chênh lệch quá lớn ở các HS vớinhau.

docx 73 trang Thu Kiều 14/10/2024 7965
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế và sử dụng Rubric đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh thông qua dạy học dự án trong môn Giáo dục kinh tế và pháp luật Lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG RUBRIC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 
 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH 
THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG MÔN GIÁO DỤC 
 KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT LỚP 10 THPT
 Lĩnh vực: Giáo dục công dân
 Tác giả:
 Nguyễn Thị Thanh Bình - GV Trường THPT Diễn Châu 4 
 Số điện thoại: 0973102970
 Nghệ An, tháng 4 năm 2023
 0 MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Tính mới của đề tài 2
6. Những đóng góp chính của đề tài 3
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1. Cơ sở lí luận. 4
1.1.1. Cơ sở lí luận về rubric. 4
1.1.2. Cơ sở lý luận về năng lực và đánh giá theo năng lực. 6
1.1.3. Khái niệm dạy học dự án 9
1.2. Cơ sở thực tiễn. 9
1.2.1. Thực trạng kiểm tra đánh giá môn GDCD và Giáo dục 9
kinh tế và pháp luật ở trường THPT hiện nay
1.2.2. Thực trạng về vấn đề sử dụng rubric trong kiểm tra đánh 10
giá năng lực của giáo viên GDCD và Giáo dục kinh tế và pháp 
luật ở trường THPT Diễn Châu 4 và một số trường THPT trên
địa bàn Diễn Châu.
CHƯƠNG II. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG RUBRIC ĐÁNH GIÁ 14
NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA 
HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN MÔN GIÁO
DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT THPT
2.1. Cơ sở thiết kế rubric đánh giá năng lực giảiquyết vấn đề và 14
sáng tạo của học sinh thông qua dạyhọc dự án
2.2. Thiết kế rubric để đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và 16
sáng tạo của học sinh thông qua dạy học dự án trong dạy học
Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10 THPT.
2.2.1. Nguyên tắc và quy trình xây dựng rubric. 16
2.2.2. Xác định cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 
của học sinh.
2.2.3. Xác định tiêu chí và mức độ đánh giá năng lực giải quyết 17
vấn đề và sáng tạo của học sinh thông qua dạy học dự án trong
môn Giáo dục kinh tế và pháp luật.
2.2.4. Thiết kế phiếu quan sát đánh giá năng lực giải quyết vấn 22
đề và sáng tạo của học sinh thông qua dạy học dự án trong môn 
Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10 THPT.
2.2.5. Thiết kế rubric tự đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và 24
sáng tạo trong thực hiện dự án của học sinh.
 2 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
 Đổi mới giáo dục từ lâu đã là một yêu cầu thiết yếu của xã hội. Điều này đã 
được nêu ra trong Nghị quyết số 29-NQ/TW (ngày 4.11.2013) về đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế 
thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế và được quy định cụ thể trong 
Chương trình GDPT chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo thông tư số 
32/2018/TT-BGDDT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào 
tạo), Luật giáo dục (ban hành 6/2019). Theo các văn bản này, việc đổi mới giáo dục 
phải được tiến hành đồng bộ từ nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp 
giảng dạy, kiểm tra đánh giá (KTĐG)... Trong đó việc đổi mới kiểm tra KTĐG là 
vấn đề cốt lõi vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả dạy học.
 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo 
dục và đào tạo khẳng định: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra 
và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, 
kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên 
tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử 
dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh 
giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh 
giá của gia đình và của xã hội”.
 Để đánh giá (ĐG) phẩm chất, năng lực (NL) của học sinh (HS) yêu cầu thiết 
yếu là phải xây dựng được bộ công cụ ĐG phù hợp, có giá trị, có độ tin cậy cao và 
phù hợp với thực tiễn dạy học ở Việt Nam. Có rất nhiều phương pháp và công cụ để 
KTĐG NL của học sinh như: Bài kiểm tra, sản phẩm học tập, bảng kiểm, thang đo, 
phiếu đánh giá (rubric), Trong đó, rubric là một công cụ hiệu quả, có độ tin cậy 
cao, đáp ứng các yêu cầu nêu trên, bởi vì rubric giúp giáo viên (GV) trình bày rõ 
những gì họ mong muốn từ HS và thông báo cho HS cần phải làm gì và cần đạt 
được gì trong quá trình học tập. Ngay cả khi GV thiết kế rubric nhưng không thông 
báo đến HS thì quá trình thiết kế, sử dụng rubric cũng có tác động tích cực, giúp GV 
có thể lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học phù hợp. Rubric còn giúp GV 
nhận biết đặc điểm của một sản phẩm học tập đạt yêu cầu, giúp HS tự học và tự ĐG 
kết quả học tập của mình. Rubic còn có thể minh chứng kết quả học tập ở các mức 
độ khác nhau, từ đó hạn chế sự chênh lệch quá lớn ở các HS với nhau.
 Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Thiết kế 
và sử dựng Rubric đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh 
thông qua dạy học dự án trong môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10 THPT.”
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
 4 6. Những đóng góp chính của đề tài
 - Đề tài là tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn vận dụng rubric trong quá trình 
dạy học;
 - Đề xuất được quy trình thiết kế và sử dụng rubric đánh giá năng lực giải 
quyết vấn đề và sáng tạo của HS thông qua dạy học dự án trong môn Giáo dục kinh 
tế và pháp luật THPT phù hợp với mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018.
 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 6 - Mô hình rubric trong ĐG giáo dục góp phần phát triển NL người học một cách 
toàn diện. Ngoài việc lĩnh hội kiến thức bài học, HS còn được phát triển, hoàn thiện 
các kỹ năng khác như: hợp tác làm việc nhóm, giao tiếp, chia sẻ, giải quyết vấn đề 
và sáng tạo...
 Có thể nói, việc sử dụng rubric trong đánh NL rất phù hợp, góp phần nâng 
cao chất lượng dạy và học, phù hợp với xu thế đổi mới GD nhằm phát triển NL 
người học hiện nay. Rubric cũng là công cụ phát huy tính hiệu quả đối với GV, HS 
và phụ huynh.
+ Phân loại rubric.
Rubric có 2 loại chính:
 - Rubric định lượng/phân tích (Analytical rubric): cung cấp các mô tả chi tiết 
của mỗi tiêu chí ở mỗi mức trên thang ĐG. Đối với đánh giá định lượng để lượng 
hóa điểm số của các tiêu chí trong bản rubric thành một điểm số cụ thể, GV cần tính 
tổng điểm các mức độ đạt được của từng tiêu chí sau đó chia cho điểm số kì vọng để 
qui ra điểm phần trăm rồi đưa về hệ điểm 10. Tùy thuộc vào việc rubric được xây 
dựng có bao nhiêu mức độ (3, 4, hay 5 mức độ) mà việc tính điểm cho từng tiêu chí 
có thể khác nhau.
Bảng1.1. Rubric định lượng/phân tích
 Ưu điểm của loại rubric này là nó cung cấp thông tin phản hồi chi tiết ứng với 
mỗi tiêu chí và mức ĐG giúp HS tự hoàn thiện tốt hơn. Mặt khác, đảm bảo độ tin cậy 
tốt khi ĐG bởi điểm được chia nhỏ theo các mức đạt tiêu chí, độ lệch điểm sẽ thấp. 
Tuy nhiên, việc thiết kế sẽ mất nhiều thời gian.
 - Rubric định tính/ tổng hợp (Holistic rubric) là bảng cung cấp mô tả tổng hợp 
ứng với mỗi mức trên thang ĐG, là công cụ dùng để đánh giá một cách tổng thể 
toàn bộ quá trình thực hiện nhiệm vụ hoặc sản phẩm cụ thể mà không mô tả chi tiết 
về các tiêu chí (chỉ số) thực hiện của từng công đoạn hay kết quả trung gian.
 8 Cũng theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, năng lực cốt lõi gồm 
năng lực chung và năng lực chuyên môn.
 - Năng lực chung: là năng lực được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục 
góp phần hình thành, phát triển như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và 
hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực chuyên môn: là năng lực được hình thành, phát triển chủ yếu thông 
qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định như: năng lực ngôn ngữ, năng 
lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin 
học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.
1.1.2.2. Các loại năng lực cần đạt thông qua dạy học môn Giáo dục kinh tế và 
pháp luật.
 Thông qua chương trình môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, học sinh cần hình 
thành và phát triển được thế giới quan khoa học; có ý thức sống và làm việc theo 
Hiến pháp và pháp luật; có nhận thức đúng và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách 
nhiệm công dân; rèn luyện được sự tự tin, trung thực, khách quan... Đồng thời môn 
Giáo dục kinh tế và pháp luật còn hình thành và phát triển được các năng lực chung 
như:
 - Năng lực tự chủ và tự học: Trong dạy học Giáo dục kinh tế và pháp luật, 
năng lực tự chủ được hình thành thông qua các hoạt động thực hành, làm dự án, 
thiết kế các hoạt động, đặc biệt trong tổ chức tìm tòi khám phá. Định hướng tự chủ, 
tích cực, chủ động trong phương pháp dạy học mà môn Giáo dục Kinh tế và Pháp 
luật chú trọng là cơ hội thường xuyên giúp học sinh hình thành và phát triển năng 
lực tự chủ và tự học.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Năng lực này được hình thành và phát triển 
thông qua các hoạt động như quan sát, xây dựng giả thuyết khoa học, lập và thực 
hiện kế hoạch kiểm chứng giả thuyết, thu thập và xử lý dữ liệu, tổng hợp kết quả và 
trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu. Đó là những kỹ năng thường xuyên được rèn 
luyện trong dạy học các chủ đề môn Giáo dục kinh tế và pháp luật. Khi thực hiện 
các hoạt động học tập nói trên cần làm việc theo nhóm, trong đó mỗi thành viên 
thực hiện các phần khác nhau của cùng một nhiệm vụ, người học được trao đổi, 
trình bày, chia sẽ ý tưởng, nội dung học tập. Đây là những cơ hội thuận lợi để người 
học có thể hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề và sáng tạo là 
hoạt động đặc thù trong quá trình tìm hiểu và khám phá tri thức, giải quyết các tình 
huống thực tiễn. Vì vậy, phát triển năng lực này là một trong những nội dung giáo 
dục cốt lõi của môn Giáo dục kinh tế và pháp luật. Năng lực chung này được thể 
hiện trong việc tổ chức học sinh đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, thực 
hiện kế hoạch tìm tòi, khám phá các tri thức, giải quyết các tình huống gần gũi với 
cuộc sống hàng ngày.
 10

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_thiet_ke_va_su_dung_rubric_danh_gia_nang_luc_giai_quyet.docx
  • pdfNguyễn Thị Thanh Bình - Trường THPT Diễn Châu 4 - Lv GDCD.pdf