SKKN Thiết kế một giờ dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh nắm vững kiến thức bài học và vận dụng có hiệu quả trong giải bài tập Vật lí
Làm thế nào để có một giờ học tốt? Đánh giá một giờ học tốt như thế nào cho chính xác, khách quan, công bằng? luôn có tính chất thời sự và thu hút sự quan tâm của tất cả các GV và cán bộ quản lí giáo dục.
Căn cứ trên giáo án, có thể vừa đánh giá được trình độ chuyên môn và tay nghề sư phạm của GV vừa thấy rõ quan niệm, nhận thức của họ về các vấn đề giáo dục như: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, cách sử dụng PPDH, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách đánh giá kết quả học tập của HS trong mối quan hệ với các yếu tố có tính chất tương đối ổn định như: kế hoạch, thời gian, cơ sở vật chất và đối tượng HS. Chính vì thế, hoạt động chuẩn bị cho một giờ học có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, quyết định nhiều tới chất lượng và hiệu quả giờ dạy học.
Như bản thân tôi được biết, hiện tại chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về vấn đề này; đồng nghiệp, nhà trường cũng chưa có kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục.
Xuất phát từ thực tế đó, trong năm học 2017-2018 tôi đã nghiên cứu, tổng kết về việc: “Thiết kế một giờ dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, giúp HS nắm vững kiến thức bài học và vận dụng có hiệu quả trong giải bài tập Vật lí ” để vận dụng cho bản thân và đồng nghiệp trong quá trình dạy học đạt nhiều kết quả tốt.
MỤC LỤC Trang I. MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4 2.3.1. Giải pháp tìm hiểu quy trình chuẩn bị một giờ học 4 2.3.2. Giải pháp tìm hiểu quy trình thực hiện giờ dạy học 6 2.4. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 7 2.4.1. Biện pháp hướng dẫn HS chuẩn bị bài học 7 2.4.2. Biện pháp xây dựng giáo án của GV 7 2.4.3. Biện pháp tổ chức dạy và học bài mới 11 2.4.4. Biện pháp tổ chức luyện tập, củng cố và đánh giá việc HS vận dụng kiến thức bài học để giải bài tập đạt hiệu quả 12 2.5. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 18 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19 3.1. Kết luận 19 3.2. Những kiến nghị, đề xuất 19 “THIẾT KẾ MỘT GIỜ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, GIÚP HỌC SINH NẮM VỮNG KIẾN THỨC BÀI HỌC VÀ VẬN DỤNG CÓ HIỆU QUẢ TRONG GIẢI BÀI TẬP VẬT LÍ” I- MỞ ĐẦU Làm thế nào để có một giờ học tốt? Đánh giá một giờ học tốt như thế nào cho chính xác, khách quan, công bằng? luôn có tính chất thời sự và thu hút sự quan tâm của tất cả các GV và cán bộ quản lí giáo dục. Căn cứ trên giáo án, có thể vừa đánh giá được trình độ chuyên môn và tay nghề sư phạm của GV vừa thấy rõ quan niệm, nhận thức của họ về các vấn đề giáo dục như: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, cách sử dụng PPDH, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách đánh giá kết quả học tập của HS trong mối quan hệ với các yếu tố có tính chất tương đối ổn định như: kế hoạch, thời gian, cơ sở vật chất và đối tượng HS. Chính vì thế, hoạt động chuẩn bị cho một giờ học có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, quyết định nhiều tới chất lượng và hiệu quả giờ dạy học. Như bản thân tôi được biết, hiện tại chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về vấn đề này; đồng nghiệp, nhà trường cũng chưa có kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục. Xuất phát từ thực tế đó, trong năm học 2017-2018 tôi đã nghiên cứu, tổng kết về việc: “Thiết kế một giờ dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, giúp HS nắm vững kiến thức bài học và vận dụng có hiệu quả trong giải bài tập Vật lí ” để vận dụng cho bản thân và đồng nghiệp trong quá trình dạy học đạt nhiều kết quả tốt. 1. Lý do chọn đề tài Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới PPDH và đổi mới đánh giá là những phương diện thể hiện sự quyết tâm cách tân, đem lại những thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Và ở khía cạnh hoạt động, tất cả những đổi mới này đều được biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của người dạy và người học. Chính vì thế, các câu hỏi như: làm thế nào để có một giờ học tốt? làm thế nào để xây dựng được nhiều giờ học tốt luôn là nỗi trăn trở của nhiều GV và cũng là mục tiêu giáo dục xã hội đang đặt ra với những yêu cầu cấp thiết cần phải giải quyết. Với bản thân tôi trực tiếp dạy học hàng ngày thì vấn đề mình lựa chọn để đúc kết thành SKKN này là cấp thiết. Đề tài SKKN của bản thân tôi trong năm học 2017-2018 xin đề cập sâu sắc đến việc xây dựng một giờ học tốt theo định hướng đổi mới PPDH nhằm giúp HS nắm vững kiến thức bài học mới và áp dụng được những kiến thức đó để giải bài tập vận dụng đạt hiệu quả nhất. 2. Mục đích nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu, đề xuất, thử nghiệm và đúc kết các giải pháp xây dựng một giờ dạy học theo định hướng đổi mới PPDH nhằm giúp HS nắm vững kiến thức bài học mới và áp dụng kiến thức vừa học để giải bài tập vận dụng đạt hiệu quả. - Nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn của HS nhà trường trong năm học 2017-2018 và những năm học tiếp theo. 3. Đối tượng nghiên cứu - HS của các lớp học (11A6, 11A7, 11A8) trong nhà trường mà bản thân tôi được phân công giảng dạy trong năm học 2017-2018. 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các giải pháp thiết kế một giờ dạy học theo định hướng đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng học tập bộ môn Vật lí của HS nhà trường. II- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS; giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học). 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Trong thực tế, với các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan mang lại có nhiều khi GV chúng ta khi soạn bài thường chỉ đọc SGK, sách GV và bắt tay ngay vào hoạt động thiết kế giáo án; thậm chí, có GV chỉ căn cứ vào những gợi ý của sách GV để thiết kế giáo án, bỏ qua các khâu: xác định mục tiêu bài học, xác định khả năng đáp ứng nhiệm vụ học tập của HS, nghiên cứu nội dung dạy học, lựa chọn các PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Đó là các hiện tượng và mâu thuẫn đang tồn tại trong thực tiễn giáo dục của chúng ta hàng ngày. Chính điều đó đã gây cản trở đến chất lượng giáo dục chung và đã ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục HS. Có thể lấy một vài ví dụ để minh họa cho nhận định trên như sau: Ví dụ 1: Khi dạy học bài 13 - Dòng điện trong kim loại - Chương trình Vật lí 11 (cơ bản). Nếu GV không thực hiện đầu tư giờ dạy theo định hướng đổi mới PPDH thì nhiều HS không thể nắm vững các kiến thức của bài học (lý do là nội dung của bài học dài và có nhiều kiến thức khó) đó là các kiến thức nói về: - Thuyết êlectron về tính dẫn điện của kim loại. - Bản chất của dòng điện trong kim loại. - Sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ. - Bản chất của hiện tượng siêu dẫn và hiện tượng nhiệt điện. - Một số bài tập liên quan đến các kiến thức, kĩ năng của bài học. Ví dụ 2: Một bài tập ví dụ có liên quan đến kiến thức mở rộng, nâng cao của Bài “Dòng điện trong kim loại” có đề bài như sau: Một dây dẫn bằng đồng, đường kính tiết diện là d = 2mm, có dòng điện cường độ I = 5A chạy qua. Cho biết mật độ êlectrôn tự do là n0 = 8,45.1028 m-3. Hãy tính vận tốc trung bình của các êlectrôn trong chuyển động có hướng của chúng? - Nếu GV không đầu tư cho HS các kiến thức mở rộng, nâng cao phù hợp với bài học lí thuyết thì nhiều HS sẽ gặp khó khăn khi giải bài tập ví dụ này (vấn đề này sẽ được nêu ở mục các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề trong SKKN). Ví dụ 3: Một dòng điện có cường độ đo được 1,2.10-4 (A) tồn tại trong một dây đồng có đường kính 2,5(mm). Cho nguyên tử lượng của đồng là M = 63.10-3 (kg/mol), khối lượng riêng là D = 9000 (kg/m3). Hãy tính: a) Mật độ dòng ? b) Vận tốc trôi của êlectron ? - Cũng tương tự như ví dụ 2, HS sẽ gặp khó khăn khi giải bài tập này (cụ thể vấn đề sẽ được nêu ở mục các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề trong SKKN). * Nhận xét: Thông qua các ví dụ trên có thể khẳng định: Các GV trong quá trình dạy học, nếu thiên về PPDH truyền thống nhiều hơn mà không chú trọng đầu tư theo PPDH mới thì sẽ gặp phải những bất cập, hạn chế sau trong quá trình dạy và học: + Kiến thức bộ môn của GV không được trau dồi và tích lũy thường xuyên, ngày càng mai một và sẽ không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi về học tập ngày càng cao từ phía HS. + Làm hạn chế khả năng phát triển tư duy, hạn chế tính tích cực và đặc biệt là chất lượng tự học của nhiều HS không được nâng lên. Để khắc phục những thực trạng trên, đề tài SKKN năm học 2017-2018 của tôi đã sử dụng một số giải pháp có tính khả thi sau đây: 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Giải pháp tìm hiểu quy trình chuẩn bị một giờ học: (Tham khảo theo Tài liệu của TS. Nguyễn Thúy Hồng - Viện CL và CTGD) Từ thực tế dạy học, có thể tổng kết thành quy trình chuẩn bị một giờ học với các bước thiết kế một giáo án và khung cấu trúc của một giáo án cụ thể như sau: a. Các bước thiết kế một giáo án: - Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Mục tiêu của bài học vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học; hay nói khác đi đó là thước đo kết quả quá trình dạy học. Nó giúp GV xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm (dẫn dắt HS tìm hiểu, vận dụng những kiến thức, kĩ năng nào; phạm vi, mức độ đến đâu; qua đó giáo dục cho HS những bài học gì). - Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để: hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở HS; xác định trình tự logic của bài học. - Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS, gồm: xác định những kiến thức, kĩ năng mà HS đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh trong HS và các phương án giải quyết. Do vậy, dù mất công nhưng mỗi GV nên dành thời gian để xem qua bài soạn của HS trước giờ học kết hợp với kiểm tra đánh giá thường xuyên để có thể dự kiến trước khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức cũng như phát huy tích cực vốn kiến thức, kĩ năng đã có của HS. - Bước 4: Lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. - Bước 5: Thiết kế giáo án. Đây là bước người GV bắt tay vào soạn giáo án - thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của GV và hoạt động học tập của HS. b. Cấu trúc của một giáo án được thể hiện ở các nội dung sau: - Mục tiêu bài học: + Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ. + Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được. - Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học: + GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật,...), các phương tiện dạy học (máy chiếu, TV, đầu video, máy tính, máy projector...) và tài liệu dạy học cần thiết. + Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết). - Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy- học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ: + Tên hoạt động. + Mục tiêu của hoạt động. + Cách tiến hành hoạt động. + Thời lượng để thực hiện hoạt động. + Kết luận của GV về: Những kiến thức, kĩ năng, thái độ HS cần có sau hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp;... - Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: Xác định những việc HS cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới. 2.3.2. Giải pháp tìm hiểu quy trình thực hiện giờ dạy học: (Tham khảo theo Tài liệu của TS. Nguyễn Thúy Hồng - Viện CL và CTGD) Quy trình thực hiện một giờ dạy học nên được thực hiện theo các bước cơ bản sau: a. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Kiểm tra tình hình nắm vững bài học cũ và những kiến thức, kĩ năng đã học có liên quan đến bài mới. - Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết). Lưu ý: Việc kiểm tra sự chuẩn bị của HS có thể thực hiện đầu giờ học hoặc có thể đan xen trong quá trình dạy bài mới. b. Tổ chức dạy và học bài mới - GV giới thiệu bài mới: Nêu nhiệm vụ học tập và cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu bài học; tạo động cơ học tập cho HS. - GV tổ chức, hướng dẫn HS suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội nội dung bài học, nhằm đạt được mục tiêu bài học với sự vận dụng PPDH phù hợp. c. Luyện tập, củng cố - GV hướng dẫn HS củng cố, khắc sâu những kiến thức, kĩ năng, thái độ đã có thông qua hoạt động thực hành luyện tập có tính tổng hợp, nâng cao theo những hình thức khác nhau. d. Đánh giá - Trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu bài học, GV dự kiến một số câu hỏi, bài tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn. - GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học. e. Hướng dẫn HS học bài, làm việc ở nhà - GV hướng dẫn HS luyện tập, củng cố bài cũ (thông qua làm bài tập, thực hành, thí nghiệm,). - GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài học mới. Lưu ý: Dựa vào đặc trưng môn học, nội dung dạy học, đặc điểm và trình độ HS, điều kiện cơ sở vật chất GV có thể vận dụng các bước thực hiện một giờ dạy học như trên một cách linh hoạt và sáng tạo, tránh đơn điệu, cứng nhắc. Sự thành công của một giờ dạy học theo định hướng đổi mới PPDH phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo của cả người dạy và cả người học. 2.4. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Trong năm học 2017-2018: Bản thân tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng trong đề tài, xây dựng được nhiều giờ dạy học tốt theo định hướng đổi mới PPDH và thực hiện có hiệu quả. Sau đây xin trình bày các phương pháp nghiên cứu của SKKN với một giờ học cụ thể ở chương trình môn Vật lí - lớp 11, đó là giờ học ở Tiết 25 - Bài 13 - Dòng điện trong kim loại - (Theo PPCT). 2.4.1. Biện pháp hướng dẫn HS chuẩn bị bài học a. Khâu soạn bài: - HS ôn lại về tính dẫn điện của kim loại trong SGK lớp 9; dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm. Nghiên cứu trước ở nhà nội dung bài 13 SGK Vật lí lớp 11 và các tài liệu có liên quan khác để soạn bài học mới theo hướng trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Tại sao gọi các êlectron hóa trị tách khỏi nguyên tử trong kim loại là các êlectron tự do? Câu hỏi 2: Khí electron tự do trong kim loại là gì? Câu hỏi 3: Trình bày cấu tạo của mạng tinh thể kim loại? Câu hỏi 4: Electron trong kim loại chuyển động như thế nào khi chưa có điện trường ngoài và khi có điện trường ngoài? Câu hỏi 5: Nguyên nhân nào gây ra điện trở trong kim loại? Câu hỏi 6: Có thể rút ra kết luận gì về sự phụ thuộc của điện trở của kim loại vào nhiệt độ? Câu hỏi 7: Hiện tượng siêu dẫn và biểu thức của suất điện động nhiệt điện? b. Khâu hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà: Đây là bài học đầu của chương III; HS vừa được làm bài kiểm tra 1 tiết về các kiến thức của chương I, II; mặt khác nội dung của bài mới dài và có nhiều kiến thức khó nên GV bỏ qua khâu hướng dẫn HS làm bài tập để phục vụ việc tiếp thu kiến thức của bài mới mà GV chỉ cần yêu cầu HS thực hiện tốt khâu soạn bài phục vụ cho việc tiếp thu kiến thức bài mới. c. Khâu hướng dẫn HS chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết: HS cần chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập sau: - SGK Vật lí 11 (chương trình cơ bản). - Sách bài tập Vật lí 11 (cơ bản). - Vở ghi bài, vở giải bài tập ở nhà, bút, thước kẻ 2.4.2. Biện pháp xây dựng giáo án của GV Căn cứ vào giải pháp tìm hiểu quy trình chuẩn bị một giờ học, tôi đã thể hiện cấu trúc Giáo án Bài “Dòng điện trong kim loại” với các nội dung sau: Tiết 25 - Bài 13: DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: HS cần nắm được các kiến thức sau: - Nêu và giải thích được các tính chất điện của kim loại. - Nêu được bản chất của dòng điện trong kim loại. - Nêu được điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ. - Nêu được hiện tượng nhiệt điện là gì. - Nêu được hiện tượng siêu dẫn là gì. 2. Kỹ năng: - Nhận biết và giải thích được những biểu hiện và ứng dụng kỹ thuật của dòng điện trong kim loại. - Nhận biết được các ứng dụng thực tế của hiện tượng nhiệt điện, siêu dẫn. - Có kĩ năng xử lý các thông tin vật lí liên quan đến nội dung bài học. - Vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng và giải các bài tập vật lý phổ thông. 3. Thái độ: - Tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập. - Tác phong khoa học, nghiêm túc, trung thực; đề cao ý thức tự học. II. Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học 1. Chuẩn bị thiết bị, phương tiện và tài liệu dạy học a) Phương tiện, thiết bị sử dụng: - Bộ dụng cụ thí nghiệm dòng điện trong các môi trường. - Máy chiếu đa chức năng (Projector), máy vi tính. b) Phương pháp: - Lập luận và phân tích. - Phương pháp dạy học theo nhóm, hợp tác. - Học sinh thuyết trình, đàm thoại,... - Phương pháp sử dụng câu hỏi, bài tập. Mỗi hoạt động dạy học phải có các bước: Chuyển giao nhiệm vụ, Thực hiện nhiệm vụ, Báo cáo thảo luận, Chuẩn hóa kiến thức. c) Tài liệu dạy học cần thiết: - SGK Vật lí 11 (cơ bản). - SGV Vật lí 11 (cơ bản). - Các tài liệu khác có liên quan về mặt kiến thức với bài học. 2. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (Đã nêu ở mục 2.4.1. Biện pháp hướng dẫn HS chuẩn bị bài học). III. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1 (15 phút): Tìm hiểu bản chất của dòng điện trong kim loại: * Mục tiêu của hoạt động: HS cần hiểu được bản chất của dòng điện trong kim loại. a) Hoạt động 1a (8 phút): Tìm hiểu Thuyết electron về tính dẫn điện của kim loại: * Cách tiến hành hoạt động: GV sử dụng máy chiếu đa chức năng (Projector), máy vi tính cho xuất hiện trên màn ảnh một số hình ảnh giới thiệu các nội dung kiến thức trong mục I của bài học, kết hợp thuyết trình và phân tích (trên cơ sở trả lời câu hỏi do GV nêu của các nhóm HS) để HS nắm được kiến thức của hoạt động này. * Kết luận của GV về kiến thức: + Trong kim loại các ion dương liên kết với nhau một cách trật tự và dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng. Nhiệt độ càng cao thì dao động càng mạnh. + Các êlectron hóa trị tách khỏi nguyên tử. Chúng chuyển động hỗn loạn tạo thành khí êlectron tự do choán toàn bộ thể tích của khối kim loại và không sinh ra dòng điện nào. + Sự mất trật tự của mạng tinh thể cản trở chuyển động của êlectron tự do, là nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại. b) Hoạt động 1b (7 phút): Tìm hiểu bản chất của dòng điện trong kim loại: * Cách tiến hành hoạt động: GV tiếp tục sử dụng máy chiếu đa chức năng (Projector), máy vi tính và cho HS tiếp tục nghiên cứu nội dung kiến thức mục I của bài để HS nắm được kiến thức của hoạt động. * Kết luận của GV: - Kiến thức: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do dưới tác dụng của điện trường. - Kĩ năng: HS cần nhận biết và giải thích được một số biểu hiện và ứng dụng kỹ thuật của dòng điện trong kim loại và nâng cao khả năng tư duy để hiểu kiến thức đầy đủ và chặt chẽ. 2. Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ * Mục tiêu của hoạt động: HS cần hiểu được: Điện trở suất của kim loại tăng theo theo hàm số bậc nhất đối với nhiệt độ. * Cách tiến hành hoạt động: GV làm 1 thí nghiệm đơn giản: Mắc một mạch điện gồm một bộ Pin, một dây dẫn kim loại và một ampe kế. Yêu cầu HS quan sát số chỉ Ampe kế khi chưa đốt nóng sợi dây và sau khi đốt nóng. - Trả lời các câu hỏi của GV: + Cường độ dòng điện trong mạch giảm, điều đó chứng tỏ gì ? + Có thể rút ra kết luận gì về sự phụ thuộc của điện trở của dây dẫn vào nhiệt độ ? * Kết luận của GV: - Kiến thức: + Điện trở suất r của kim loại tăng theo nhiệt độ gần đúng theo hàm bậc nhất: r = r0 [1 + a(t - t0)] (1) + a: Hệ số nhiệt điện trở (K-1). + r0: Điện trở suất của kim loại ở nhiệt độ t00C (thường lấy là 200C). + Hệ số nhiệt điện trở không những phụ thuộc vào nhiệt độ, mà vào cả độ sạch và chế độ gia công của vật liệu đó. - GV yêu cầu HS tìm hiểu r0, a của một số chất theo Bảng 13.1 SGK và đường biểu diễn sự biến thiên điện trở suất của kim loại đồng theo nhiệt độ (Hình 13.2). - Thái độ: HS ghi nhận nội dung tích hợp: Chúng ta cần sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đó là ph
Tài liệu đính kèm:
- skkn_thiet_ke_mot_gio_day_hoc_theo_dinh_huong_doi_moi_phuong.doc