SKKN Thiết kế môđun hoạt động ngoại khoá giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 THPT
Năm học 2011-2012 khi thực hiện đề tài:“Thiết kế môđun hoạt động ngoại khoá giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 THPT qua Môn Địa lý” bản thân tôi thấy đề tài có hiệu quả nhất định, học sinh lớp chủ nhiệm hình thành được những kĩ năng cơ bản và giúp ích các em rất nhiều khi rời mái trường THPT. Một học sinh sau khi ra trường có nói rằng: “em nhớ nhất lần đầu tiên mình đứng lên trả lời tình huống, lần đầu tiên em dám đứng trước cả lớp để bộc lộ quan điểm cá nhân và từ đó em có nhiều lần dám làm dám khẳng định, bây giờ nhờ lần dám làm đó em đã đang vừa học vừa làm kĩ sư ở thành phố Hồ Chí Minh và sắp tới qua tết em sẽ qua Nhật nâng cao trình độ, em cảm ơn cô ạ”. Và đặc biệt gần đây rộ lên hoạt động lừa bịp của hội thánh đức chúa trời, tôi nhớ lại rằng trước đây HS mình vào thành phố Hồ Chí Minh tìm việc cũng đã từng bị lừa đi bán hàng đa cấp, bị lừa vào các nhóm hội phản động. Với nhưng HS mới rời ghế nhà trường, kĩ năng sống còn thiếu dễ lầm đường, lạc lối. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động. Đặc biệt là bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay. Thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực, tiêu cực, luôn phảỉ luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục KNS, nếu thiếu KNS, các em dễ bị lôi kéo vào các hoạt động tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, dễ bị phát triển lạch lạc nhân cách. Vì vậy, việc giáo dục KNS cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ Quốc; giúp các em ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Năm học 2011-2012 khi thực hiện đề tài:“Thiết kế môđun hoạt động ngoại khoá giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 THPT qua Môn Địa lý” bản thân tôi thấy đề tài có hiệu quả nhất định, học sinh lớp chủ nhiệm hình thành được những kĩ năng cơ bản và giúp ích các em rất nhiều khi rời mái trường THPT. Một học sinh sau khi ra trường có nói rằng: “em nhớ nhất lần đầu tiên mình đứng lên trả lời tình huống, lần đầu tiên em dám đứng trước cả lớp để bộc lộ quan điểm cá nhân và từ đó em có nhiều lần dám làm dám khẳng định, bây giờ nhờ lần dám làm đó em đã đang vừa học vừa làm kĩ sư ở thành phố Hồ Chí Minh và sắp tới qua tết em sẽ qua Nhật nâng cao trình độ, em cảm ơn cô ạ”. Và đặc biệt gần đây rộ lên hoạt động lừa bịp của hội thánh đức chúa trời, tôi nhớ lại rằng trước đây HS mình vào thành phố Hồ Chí Minh tìm việc cũng đã từng bị lừa đi bán hàng đa cấp, bị lừa vào các nhóm hội phản động. Với nhưng HS mới rời ghế nhà trường, kĩ năng sống còn thiếu dễ lầm đường, lạc lối. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động. Đặc biệt là bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay. Thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực, tiêu cực, luôn phảỉ luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục KNS, nếu thiếu KNS, các em dễ bị lôi kéo vào các hoạt động tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, dễ bị phát triển lạch lạc nhân cách. Vì vậy, việc giáo dục KNS cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ Quốc; giúp các em ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh. Hiện nay, ở Việt Nam cùng với việc mở cửa đất nước trên mọi lĩnh vực, cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh Do vậy năm học 2017-2018 nhận lớp chủ nhiệm tôi nghĩ ngay đến làm đề tài “Thiết kế môđun hoạt động ngoại khoá giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 THPT” nhằm nâng cao kĩ năng sống của học sinh, hình thành một số kĩ năng cơ bản là tiền đề để học sinh bước chân vào đời. Ở đề tài trước đã thành công trong hoạt động ngoại khóa câu lạc bộ địa lý và viết báo cáo chuyên đề, lần này tôi mạnh dạn thiết kế môđun ngoại khóa triển lãm địa lý và khảo sát địa phương nhằm hình thành những kĩ năng sống cơ bản đồng thời tạo ra môi trường học tập thật sự thoải mái cho các em học sinh. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Thiết kế các môđun dạy học hoạt động ngoại khoá giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường THPT. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. - Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc thiết kế môđun hoạt động ngoại khoá giáo dục kĩ năng sống trong dạy học Địa lí 10. - Tiến hành điều tra thực trạng thiết kế môđun hoạt động ngoại khoá giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 tại trường THPT Sầm Sơn. - Xác định nội dung và hình thức ngoại khoá để thiết kế môđun một các hợp lý. - Tiến hành kiểm nghiệm để kiểm chứng hiệu quả của việc thiết kế hoạt động ngoại khoá giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 THPT. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 1.4.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu. Tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài, các giáo trình về phương pháp giảng dạy NGLL của nhiều tác giả khác nhau, giáo trình tâm lí học, lí luận dạy học , SGK, SGV Địa lý 10, cùng các tài liệu như luận văn, tạp chí 1.4.2. Phương pháp chọn lọc, phân loại, hệ thống hoá. Từ những tài liệu đã thu thập được, đọc và chọn lọc những tài liệu có liên quan mật thiết tới đề tài, phân loại thành nhiều nhóm tài liệu: tài liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận, tài liệu phục vụ cho việc thiết kế môđunđể thuận lợi cho việc thực hiện đề tài. 1.4.3. Phương pháp lịch sử. Nghiên cứu những đề tài của các tác giả có liên quan tới đề tài mà mình nghiên cứu, học tập theo trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phát huy. 1.4.4. Phương pháp khảo sát điều tra. Sử dụng phương pháp này bằng các phiếu điều tra, phỏng vấn, trao đổi với giáo viên và học sinh để điều tra thực trạng việc thiết kế môđun cho hoạt động ngoại khoá rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 THPT. 1.4.5. Phương pháp toán thống kê. Phương pháp này được sử dụng để tính toán, phân tích các phiếu điều tra hiện trạng, các phiếu đánh giá kết quả thực nghiệm. 1.4.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Sử dụng phương pháp này bằng cách thiết kế các môđun cho các hoạt động ngoại khoá giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 trong môn Địa lý. Tiến hành tổ chức thực nghiệm trên một số lớp khối 10 trường THPT mà mình thực tập sau đó kiểm tra kết quả thực nghiệm, rút ra nhận xét. 1.5. Những điểm mới của SKKN Ở đề tài này ngoài rèn luyện các kĩ năng: kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng suy nghĩ/ tư duy phê phán, kĩ năng giao tiếp hiệu quả, kĩ năng tư duy sáng tạo đồng thời rèn luyện các kĩ năng sống: giao tiếp ứng xử cá nhân, ứng phó với căng thẳng và cảm xúc. Ở đề tài trước tổ chức ngoại khóa: câu lạc bộ địa lý và viết báo cáo địa lý. Ở đề tài này tôi mạnh dạn tổ chức hình thức ngoại khóa: tổ chức triển lãm và khảo sát địa phương. Trong đó: tiết 1 thiết thế môđun ngoại khóa triễn lãm về đối phó với căng thẳng, tiết 2: thiết kế môđun ngoại khóa câu lạc bộ về đối phó với cám dỗ, tiết 3: khảo sát địa phương về môi trường. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về thiết kế môđun hoạt động ngoại khóa giáo dục KNS cho HS lớp 10 2.1.1. Môđun dạy học. 2.1.1.1. Khái niệm môđun dạy học. Môđun dạy học là một đơn vị trong chương trình dạy học mang tính độc lập tương đối. Nó thường có cấu trúc đặc biệt, chứa đựng cả mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học cũng như phương pháp đánh giá kết quả gắn bó với nhau trong một chỉnh thể (Lưu Xuân Mới, 2000; Stăpp.B. and Cox D.A, 1979) [3]. 2.1.1.2. Những đặc trưng của môđun dạy học. - Chứa đựng một tập hợp những tình huống dạy học, cấu trúc xung quanh một chủ đề cụ thể, có tính độc lập tương đối. - Có mục tiêu rõ ràng, dễ dàng đánh giá và giám sát. - Có sự đồng nhất trong các hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá. - Có tính mềm dẻo, thích ứng với nhiều con đường lĩnh hội, theo những cách thức khác nhau nhưng để đi đến mục tiêu chung [3]. 2.1.1.3. Cấu trúc của môđun dạy học. Tên môđun: I. Mục tiêu: Ghi rõ số tiết/ buổi/ ngày học, người học phải có được những gì về kiến thức, kĩ năng, thái độ. II. Giới thiệu chung về môđun: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng), giới thiệu chung về môđun, bao gồm các nội dung chính sau: - Vị trí của môđun trong toàn bộ tài liệu. - Các chủ đề hoặc nội dung chính của môđun. - Thời gian để học môđun. - Những lưu ý khi học môđun III. Tài liệu và thiết bị để thực hiện môđun. - Thiết bị, phương tiện dạy học, tài liệu tham khảo, tài liệu in, băng hình/ băng tiếng, máy chiếu đa năng, máy tính, đầu video và tivi - Tài liệu tham khảo chỉ nên giới thiệu tài liệu chủ yếu nhất, dễ tìm kiếm. Khi giới thiệu cần nêu cụ thể tên tài liệu, tác giả, nhà xuất bản, chương, mục, từ trang bao nhiêu đến trang bao nhiêu cần nghiên cứu. IV. Hoạt động: Hoạt động 1: Tên, thời gian. + Nhiệm vụ: Chỉ ra nhiệm vụ cụ thể để thực hiện hoạt động 1. + Thông tin cho hoạt động. (Xem phụ lục, tài liệu tham khảo số) Hoạt động n: Tên, thời gian. + Nhiệm vụ: Chỉ ra nhiệm vụ cụ thể để thực hiện hoạt động n. + Thông tin cho hoạt động. (Xem phụ lục, tài liệu tham khảo số) V. Đánh giá. - Ghi rõ hình thức, kĩ thuật đánh giá sau tiết, buổi học. - Cần sử dụng đa dạng các câu hỏi và bài tập đánh giá sau: + Dùng câu hỏi tự luận (thường dùng cho đánh giá kiến thức). + Dùng bảng điểm (thường dùng khi đánh giá kĩ năng, nhất là đối với các bài thực hành thí nghiệm). + Câu hỏi trắc nghiệm, chủ yếu sử dụng trắc nghiệm nhiều lựa chọn (thường dùng trong đánh giá kiến thức và kĩ năng) + Thu thập phản hồi của đánh giá môđun: đáp án, gợi ý trả lời bài tập. VI. Phụ lục. - Ghi rõ những thông tin cần phục vụ cho các hoạt động trên. Các phụ lục có tên và đánh số cụ thể để dễ phân biệt[3]. 2.1.2. Hoạt động ngoại khoá. 2.1.2.1. Khái niệm ngoại khoá. Ngoại khoá là hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, không quy định trong chương trình, là hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia của một số hay số đông học sinh có hứng thú, yêu thích bộ môn và ham muốn tìm tòi, sáng tạo các nội dung học tập Địa lí, dưới sự hướng dẫn của giáo viên [4]. 2.1.2.2. Bản chất của hoạt động ngoại khoá. - Là hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Là hoạt động tự nguyện của HS, cá nhân hay nhóm HS có cùng hứng thú, sở thích và mối quan tâm về một vấn đề nào đó của nội dung học tập. - GV không trực tiếp hoạt động cùng HS nhưng phải là người hướng dẫn, tổ chức, tư vấn và trong nhiều trường hợp cần thiết còn là người chỉ đạo, điều khiển các hoạt động của HS. - Nội dung ngoại khoá liên quan với nội dung học tập trong chương trình, phù hợp với hoàn cảnh của địa phương và đặc điểm của HS tham gia. - Không tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động ngoại khoá với các hình thức tương tự như trên lớp học [4] 2.1.3. Kĩ năng sống. 2.1.3.1. Khái niệm kĩ năng sống. Có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống: - Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), Kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. - Theo UNICEF, kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về cách tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng. Từ những quan niệm trên đây, ta thấy kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.[1], [2] 2.1.3.2. Phân loại kĩ năng sống. Có nhiều cách phân loại kĩ năng sống, tuỳ theo quan niệm về kĩ năng sống. Ví dụ: - Theo UNESCO, WHO, UNICEF, có thể xem kĩ năng sống gồm các kĩ năng cốt lõi sau: + Kĩ năng giải quyết vấn đề. + Kĩ năng suy nghĩ/ tư duy phê phán. + Kĩ năng giao tiếp hiệu quả. + Kĩ năng tư duy sáng tạo. + Kĩ năng giao tiếp ứng xử cá nhân. + Kĩ năng tự nhân thức/ tự trọng và tự tin bản thân, xác định giá trị. + Kĩ năng thể hiện sự cảm thông. + Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc. Trong giáo dục chính quy ở nước ta những năm vừa qua, kĩ năng sống thường được phân loại theo các mối quan hệ, bao gồm các nhóm sau: + Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các kĩ năng sống cụ thể như: tự nhận thức, tự xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự tin... + Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với người khác, bao gốm các kĩ năng sống cụ thể như: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác,... + Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, bao gồm các kĩ năng sống cụ thể như: tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề [1], [2]. 2.2. Thực trạng thiết kế môđun hoạt động ngoại khóa giáo dục KNS cho HS lớp 10 THPT. 2.2.1 Đối tượng, phương pháp, địa điểm và thời gian tìm hiểu thực trạng. Địa điểm: Trường THPT Sầm Sơn Thời gian: Từ tháng 09-2017 đến tháng 4-2018. Đối tượng: giáo viên trường THPT Sầm Sơn và học sinh lớp 10 của trường. Phương pháp: điều tra bằng đàm thoại. 2.2.2. Thực trạng thiết kế môđun ngoại khóa GDKNS. 2.2.2.1. Đối với Giáo viên. Trường THPT Sầm Sơn định kì mỗi tuần đều tổ chức hoạt động ngoại khóa cho HS, Mỗi tháng tổ chức một chủ đề tuy nhiên nội dung chủ yếu xoay quanh về hiểu biết nhân vật và sự kiện, ví dụ: tìm hiểu về Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, tìm hiểu về chủ tịch Hồ Chí Minh, Ngày của Mẹ, ngày của Cha, về ngày 20/11, ngày quốc tế phụ nữTuy nhiên nội dung GDKNS chưa được đưa vào các hoạt động. Thông qua buổi họp hội đồng, tôi đã khảo sát ý kiến của GV về thiết kế môđun ngoại khóa giáo dục kĩ năng sống thông qua câu hỏi: 1. Giáo dục kĩ năng sống có thực sự cần thiết cho HS hay không? 2. Vì sao phải giáo dục kĩ năng sống cho HS? 3. Có nên tổ chức ngoại khóa giáo dục kĩ năng sống không? 4. Các biện phápthầy cô rèn luyện kĩ năng sống cho HS là gì? Các ý kiến nhận được đều đồng ý: giáo dục kĩ năng sống thực sự cần thiết cho các em HS không chỉ các em khối 10 mà cả khối 11 và 12. Giáo viện môn Toán đưa ra dẫn chứng cụ thể:” Khi tôi mời 1 em nhút nhát của lớp đứng lên trả lời bài, em lúng túng, ấp úng, mãi mới phát biểu được ý kiến, cả lớp cười” hoặc giáo viên sử cũng nói: “tôi thấy lớp tôi nhiều HS nghiện facebook, suốt ngày chỉ biết chăm chăm chụp hình đăng lên mạng xã hội, cả ngày chỉ thích sống với thế giới ảo,nhưng có em lại học chăm chỉ thái quá suốt ngày chỉ cắm đầu vào sách, giờ ra chơi cũng học, có hôm ốm nặng vẫn đi học, các em chưa biết cân bằng giữa chơi và học.” Đặc biệt các thầy cô cho rằng, xã hội hiện nay vô cùng phức tạp, nhiều cạm bẫy mà các em không lường trước được, do vậy rèn luyện kĩ năng sống là cần thiết. Các thầy cô rèn luyện kĩ năng sống cho HS chủ yếu thông qua tích hợp trong bài giảng và hình thành các kĩ năng cơ bản: giao tiếp, suy nghĩ, làm việc nhóm, tư duy sáng tạoTrong phạm vi một tiết dạy vừa cung cấp kiến thức bài dạy, vừa rèn luyện tất cả các kĩ năng là điều không thể. Qua những dẫn chứng đó tôi thấy rằng các giáo viên đều quan tâm tới giáo dục KNS cho HS. Tuy nhiên, trong các tiết học việc giáo dục kĩ năng sống chỉ một số kĩ năng cơ bản nhất. Muốn đạt hiệu quả cao, rèn luyện kĩ nănng sông phải tiến hành các buổi ngoại khóa. Bí thư Đoàn trường đã thống nhất ý kiến đưa nội dung giáo dục KNS vào hoạt động ngoại khóa và tổ chức cuộc thi nhằm rèn luyện và nâng cao kĩ năng sống cho các em HS. Như vậy, việc giáo dục KNS cho HS vô cùng cần thiết và người giáo viên có vai trò quan trọng. 2.2.2. 1. Đối với HS Ngoại khóa thường rất được HS ủng hộ, tham gia nhiệt tình, không khí vui vẻ, tạo tâm lý thoải mái. Các HS tổ chức ngoại khóa tự tin thể hiện mình. Những giờ ngoại khóa là những giờ HS mong chờ, đây là những tiết học thực sự mang lại hiệu quả dạy học cao. Do vậy khi đưa nội dung kĩ năng sống HS dễ tiếp thu, dễ học tập. Về kĩ năng sống, mỗi một học sinh để có những kinh nghiệm kĩ năng sống của riêng mình là do sự tác động của gia đình hoặc do tính cách của mỗi người. Có nhiều em được bao bọc, che chở bởi cha mẹ, các em chỉ biết nhà và trường học, còn vụng về trong cuộc sống, bỡ ngỡ với những gì diễn ra xung quanh mình. Một số đông học sinh khác đã rèn luyện cho mình những kĩ năng sống cơ bản. Nhìn chung, kĩ năng sống của mỗi học sinh có sự khác biệt nhau và còn thiếu những kĩ năng sống cơ bản. 2.3. Thiết kế môđun ngoại khóa giáo dục KNS choHS lớp 10 2.3.1. Thiết kế môđun tổ chức triển lãm. 2.3.1.1. Khái niệm. Triển lãm là hoạt động ngoại khoá trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày triển lãm các sự vật hiện tượng hay các sản phẩm khác nhau trong hoạt động của học sinh trong nhà trường THPT [4]. 2.3.1.2. Thiết kế môđun tổ chức hoạt động triễn lãm. 1*. Tên bài: Ngoại khoá: Triển lãm về giải tỏa stress căng thẳng. 2*. Dạng bài: Tích hợp toàn phần. Thời gian: 45 phút. 3*. Mục tiêu. Sau khi tham gia buổi triễn lãm này, học sinh sẽ nắm được. 3.1*. Kiến thức. - Học sinh hiểu biết stress, căng thẳng - Giáo dục HS biết vượt qua những căng thẳng học tập và cuộc sống. 3.2*. Kĩ năng. - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý tưởng về tác phẩm trưng bày triển lãm. - Kĩ năng phản hồi/lắng nghe tích cực để hiểu biết về stress. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng của bản thân về stress. - Kĩ năng phân tích, đối chiếu so sánh các thông tin thu được từ các nhóm khác để hiểu hơn về stress. 3.3*. Thái độ. - Học sinh yêu học tập và hoạt động sống. 4*. Tài liệu và phương tiện. - Tranh ảnh về stress. - Các đoạn phim, các câu chuyện liên quan đến stress - Các trò chơi. 5*. Tiến trình hoạt động. 5.1*. Khám phá. Trò chơi hỏi đáp. Người điều khiển yêu cầu: Em đã bao giờ cảm thấy căng thẳng, mỏi mệt chưa? Hãy chia sẻ câu chuyện của mình cho các bạn cùng nghe. HS kể xong, sẽ mời những người bạn của mình kể câu chuyện của bản thân. Cứ thế, bạn kể xong một bạn khác kể câu chuyện tiếp. Lưu ý không mời một học sinh 2 lần. Trò chơi cứ tiếp tục cho đến khi nào người điều khiển muốn dừng lại (5-7 học sinh kể chuyện). Người điều khiển kết luận và dẫn nhập vào vấn đề: đối phó với stress. Dẫn nhập: Ai trong chúng ta cũng từng chịu áp lực căng thẳng về việc học, về một vấn đề của cuộc sống và làm thế nào để giải tỏa căng thẳng, vượt qua những mệt mỏi căng thẳng đó, hôm nay ta sẽ cùng tìm cách vượt qua stress để cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống hơn. 5.2*. Kết nối. Hoạt động 1: Xem phim Người hướng dẫn cho cả lớp xem một bộ phim: Stress nỗi ám ảnh của cuộc sống hiện đại. GV cho cả lớp thảo luận sau khi xem phim: - Bộ phim nói về nội dung gì? - Nội dung phim hướng tới mục đích gì? - Các em có cảm nhận gì sau khi xem bộ phim? - Người dẫn: Căng thẳng (stress) là một vấn đề báo động trong xã hội hiện đại. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Tình trạng căng thẳng, lo âu là cảm giác thường trực ở mỗi người. Thời gian gần đây, nó có xu hướng phát triển và kéo dài ở mức độ nặng hơn với nhiều đối tượng. Ở Việt Nam tình trạng stress hay bắt gặp ở những người thường xuyên lao động trí óc và giới học sinh, sinh viên. Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có cuộc khảo sát mới nào về tỉ lệ mắc bệnh stress ở nước ta. Nhưng dựa vào số liệu năm 2002 của Hoffmann-La Roche thì có đến... 52% người dân bị stress và mức độ bệnh tăng lên đối với người dân ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM. Stress dễ gây nên nhưng hành động tiêu cực gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tự sát Hoạt động 2: Thảo luận? Làm gì để vượt qua căng thẳng mỏi mệt. Mỗi tổ là 1 nhóm thảo luận câu hỏi: làm gì để vượt qua căng thẳng. Báo cáo kết quả làm việc của các nhóm. - Các nhóm trình bày kết quả trên giấy Ao theo hình thức bào tường: trang trí, bố cục trình bày theo ý tưởng sáng tạo của các tổ. - Người điều khiển yêu cầu các nhóm treo kết quả lên bảng để cả lớp cùng quan sát từng tác phẩm. - Lần lượt đại diện các nhóm lên thuyết trình về tác phẩm của nhóm mình. - Sau khi đại diện của các nhóm lên trình bày, các thành viên khác trong lớp nếu có ý kiến thắc mắc hỏi nhóm đó, nhóm phải giải đáp cho người vừa hỏi. Người hướng dẫn nhận xét về nội dung và hình thức các tác phẩm trình bày của các nhóm, chấm điểm cho từng nhóm. Người điều khiển kết luận: Có rất nhiều cách vượt qua những căng thẳng, trầm cảm: Nói chuyện với bạn bè người thân, nghe nhạc, ngắm cảnh, đi ăn món ăn yêu thích, đi chơi thể thao hoặc làm việc mình thích, đi ngủ, hoặc xem phim, đọc sách, ngắm tranh ảnh, thiên nhiên. 5.3*. Thực hành/luyện tập. Giáo viên đặt câu hỏi để cả lớp suy nghĩ: Đang là thanh niên học sinh ngồi trên ghế nhà trường, việc học tập là quan trọng, nhiều bạn thường học quên ăn quên ngủ, học quá mức, suốt ngày lao vào học. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này. HS trình bày suy nghĩ. 5.4*. Vận dụng. Sau khi cùng nhau hội ý cả lớp quyết định mua chậu hoa đặt lớp học, để mỗi khi căng thẳng nhìn chậu hoa t
Tài liệu đính kèm:
- skkn_thiet_ke_modun_hoat_dong_ngoai_khoa_giao_duc_ki_nang_so.doc
- bìa.doc
- phụ lục.doc
- TÀI LIỆU THAM KHẢO.doc