SKKN Thiết kế đồ chơi cài cúc và lồng hộp nhằm phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non

SKKN Thiết kế đồ chơi cài cúc và lồng hộp nhằm phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non

Trong nội dung chơi đòi hỏi trẻ phải dựa vào vốn hiểu biết hoặc dựa vào kết quả quan sát trực tiếp để đưa ra được những nhận xét và những dự báo (hoặc những ước lượng ) hợp lý về những sự việc xảy ra (hoặc sắp xảy ra) và những điều mà trẻ chưa nhìn thấy hoặc không được quan sát trực tiếp.

 Nội dung chơi đòi hỏi trẻ phải nhận ra “mẫu” hay quy luật và biết vận dụng chúng để giải quyết những tình huống tương tự. chúng cũng đòi hỏi trẻ phải phân tích và đưa ra các cách sắp xếp hợp lí ,logic cho sự việc. Nội dung chơi phải giúp trẻ suy luận hợp lý theo quy luật tự nhiên chứ không theo suy luận chủ quan riêng của cá nhân trẻ.

 Đồ chơi đòi hỏi trẻ dựa trên kết quả quan sát ,kinh nghiệm các kiến thức đã có để nhận ra mối quan hệ nhân - quả của các sự vật hiện tượng .

 Bên cạnh yêu cầu thực hiện kỹ năng suy luận và dự đoán , đồ chơi học tập phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ còn cần kích thích trẻ nói lên cách làm của mình hoặc giải thích tại sao trẻ lại có sự lựa chọn như vậy bằng ngôn ngữ mạch lạc .

 Để TKĐC cho trẻ 5 -6 tuổi đòi hỏi GV phải biết các nguyên tắc TKĐC và một số kĩ thuật sử dụng khi TKĐC cho trẻ MN. Ngoài ra GV cần hiểu rõ các đặc điểm tính chất của một số NGVL mở .Có như vậy, GV có thể sáng tạo ra nhiều loại ĐC phong phú, đa dạng về NGVL, hình thức, mẫu mã hấp dẫn đủ kích thích sự hứng thú, sáng tạo của trẻ trong khi chơi

 Việc nghiên cứu và nắm vững cơ sở lí luận là điều kiện không thể thiếu để chúng tôi tiếp tục tiến hành khảo sát nhận thức của giáo viên mầm non về việc thiết kế đồ chơi học tập nhằm phát triễn yếu tố tư duy logic cho trẻ 5 -6 tuổi

 Tóm lại, Những công trình nghiên cứu trên đã khẳng định được vai trò to lớn của hoạt động vui chơi của trẻ. Vì từ việc tận dụng nguồn NVL mở phong phú, đa dạng xung quanh sẽ giúp GV sáng tạo ra những loại ĐC hấp dẫn, phù hợp với trẻ

GVMN hiện nay đã biết tận dụng NVL mở để TKĐC cho trẻ, tuy nhiên việc TKĐC cho trẻ từ NVL mở của GVMN chưa thật sự được đầu tư và quan tâm đúng mức .Nguồn nguyên vật liệu mà GV tận dụng chưa thực sự phong phú và GV rất ít khi sáng tạo ra các loại ĐC mới có màu sắc hấp dẫn, phong phú về chủng loại cho trẻ chơi nên chưa phát huy được tính tích cực nhận thức, sáng tạo của trẻ trong các hoạt động giáo dục. Vì vậy, vấn đề tìm hiểu “ thiết kế đồ chơi cài cúc và lồng hộp cho trẻ 5-6 tuổi từ nguyên vật liệu mở của giáo viên ở trường mầm mầm non Sơn Ca cần được quan tâm nghiên cứu một cách có hệ thống

 

doc 30 trang hoathepmc36 28/02/2022 10415
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế đồ chơi cài cúc và lồng hộp nhằm phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dù cho tóc có ngả màu.
 Yêu nghề mến trẻ khắc sâu trong lòng.
 Trồng người với cả chữ  Tâm.
 Ươm bao thế hệ xanh mầm lớn lên.
Đối với cô giáo mầm non lòng yêu nghề mến trẻ chính là điều kiện, tiêu chuẩn đầu tiên trong hệ thống những tiêu chuẩn và chuẩn mực của một người giáo viên mầm non. Bản thân tôi vẫn luôn tâm đắc những câu thơ trên để rồi mang trong mình tình yêu trẻ thơ, để cố gắng vượt qua mọi khó khăn vất vả trong quá trình học tập để trở thành cô giáo mầm non và trải qua những năm công tác đầu tiên của sự nghiệp trồng người. Trải qua quá trình học tập và công tác tôi hiểu được rằng giáo dục Mầm non không chỉ là một khoa học mà còn là cả một nghệ thuật. Chính vì lý do đó mà cô giáo mầm non phải có năng lực toàn diện, có những phẩm chất cần thiết mới hoàn thành được nhiệm vụ cao cả mà xã hội giao phó, đó là đào tạo cho thế hệ trẻ 5-6 tuổi phát triển một cách toàn diện.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế - xã hội của đất nước ta có sự phát triển không ngừng làm cho ngành Giáo dục nói chung và ngành học mầm non nói riêng từng bước được củng cố và phát triển.
 Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thời đại của nền văn minh trí tuệ, thời đại của công nghiệp hoá - hiện đại hoá; Mục đích chung của của Giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, một mặt đáp ứng các nhu cầu phát triển tổng thể hài hoà của trẻ về các mặt: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm - xã hội. Mặt khác chuẩn bị nền móng vững chắc cho trẻ bước vào những cấp học tiếp theo. Nhưng để làm được những việc như trên không phải là việc làm đơn giản nó đòi hỏi người giáo viên mầm non phải người có phẩm chất năng lực toàn diên để nắm bắt được khả năng, tâm tư, nguyện vọng sở thích của trẻ để từ đó luôn suy nghĩ tìm tòi ra những phương pháp mới để hấp dẫn trẻ. Đối với trẻ, trường mầm non chính là gia đình là chỗ dựa tinh thần bền vững nhất, tin cậy nhất và có sức hấp dẫn nhất 
Đồ chơi học tập giữ một vai trò rất quan trọng các hoạt động vui chơi của trẻ nhỏ. Đồ chơi (ĐC) học tập không chỉ là phương tiện giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi. Nhu cầu khám phá thế giới xung quanh mà còn là phương tiện giáo dục cho trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ mẫu giáo rất là hiệu quả. Ở lứa tuổi Mầm non(MN), trẻ luôn có nhu cầu chơi với những đồ chơi có nhiều màu xắc đẹp, đa dạng về chủng loại, nguyên vật liệu phong phú và hấp dẫn trẻ khám phá, tìm hiểu. Mở rộng vốn tư duy về thế giới xung quanh và phát triển được tư duy nó là vốn tư duy suy luận, phán đoán của trẻ, vố tư duy logic của trẻ từ 5-6 tuổi. Muốn thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi giáo viên Mầm non (GVMN) phải biết lựa chọn và thiết kế nhiều đồ chơi mới lạ, hấp dẫn phù hợp với nội dung học, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt vui chơi, hoạt động học có chủ đích trong trường mầm non, kích thích sự phát triển tư duy logic của trẻ
Đồ chơi học tập rất quan trọng trong việc dạy học của cô và trẻ trong trường Mầm non, vì đồ chơi học tập kích thích sự ham khám phá tìm tòi, tìm hiểu các hiện tượng về vốn tư duy suy luận, phán đoán về thế giới xung quanh trẻ thông qua trò chơi học tập kích thích sự phát triển tư duy logic của trẻ trong giờ học chính và trong hoạt động của các góc. Qua tiết dạy của cô và qua các trò chơi học tập của trẻ có thể thỏa mãn nhu cầu khám phá cái mới, tư đó trẻ thích suy luận phán đoán sự chuyển biến của thế giới sự vật, sự việc sảy ra xunh quanh trẻ. Qua trò chơi học tập giúp trẻ nhận thức đúng đắn về sự vật, sự việc phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi rất quan trọng để từ đây trẻ có thể lĩnh hội được cái mới, khám phá cái mới, để phù hợp với lưới tuổi của trẻ .
Đồ chơi học tập có ý nghĩa rất quan trọng vì thông qua những đồ chơi học tập trẻ sẽ lĩnh hội hội kiến thức có logic của những đồ chơi rất có ích cho việc học của trẻ. Đồ chơi học tập là chơi ở các góc chơi lúc đó trẻ sẽ tự mình chơi, khám phá ra bản chất của đồ chơi, công dụng của đồ chơi vào trong tiết học có chủ đích qua phần dạy của giáo viên sử dụng đồ chơi học tập để dạy và qua các tiết học trẻ sẽ lĩnh hội tư duy logic của trẻ được phát triển nhiều hơn. Giáo viên các trường mầm non mà tôi đang công tác hiện nay có sử dụng và áp dụng vào các tiết học và các góc chơi một số đồ chơi học tâp. Nhưng riêng bộ đồ chơi cài cúc và lồng hộp để phát triển yếu tố tư duy logic của trẻ 5-6 tuổi thì chưa sử dụng vì các giáo viên chưa có mẫu để làm và thiết kế. Chính vì thế chưa phát huy được sự phán đoán suy luận. Tại sao các giáo viên của đơn vị đang công tác trên địa bàn Huyện krông ANa chưa thật sự sáng tạo trong việc thiết kế bộ đồ chơi cài cúc và lồng hộp nhằm phát triển tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi, thực hiện thiết kế bộ đồ chơi này học gặp những khó khăn và thuận lợi gì ?Từ các lý do trên tôi chọn nghiên cứu đề tài “Thiết kế đồ chơi cài cúc và lồng hộp nhằm phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”
2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài :
 Đề tài được thực hiên mục đích tìm hiểu về vấn đề “ Thiết kế bộ đồ chơi cài cúc và lồng hộp nhằm phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non” Nghiên cứu cơ sỡ lý luận của việc thết kế bộ đồ chơi cài cúc và lồng hộp nhằm phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non 
Khảo sát thực trạng : Thiết kế bộ đồ chơi cài cúc và lồng hộp nhằm phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non tại và đề xuất giải pháp
3. Đối tượng nghiên cứu 
Thiết kế bộ đồ chơi cài cúc và đồ chơi lồng hộp nhằm phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
4. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này có thể áp dụng được tại trường, lớp, và tại huyện chúng ta.
 Tôi nghiên cứu đề tài này tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Trường Mầm non Sơn Ca – Xã Dray sáp – Huyện Krông Ana.
 5. Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Thu nhập được phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm làm rõ các vấn đề sau, cơ sở lí luận về đồ chơi đặc điểm tính chất vài vai trò, nguyên vật liệu trong việc thiết kế bộ đồ chơi cài cúc và lồng hộp để phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ, ý nghĩa của việc thiết kế bộ đồ chơi cài cúc và lồng hộp cho trẻ 5 – 6 tuổi
b.Phương pháp nghiên cứu phiếu điều tra: 
Tìm hiểu thực hiện đồ chơi học tập nói chung, cài cúc và lồng hộp nói riêng nhằm phát huy yếu tố tư duy logic cho trẻ 5 – 6 tuổi của giáo viên mầm non hiện nay
c. Phương pháp quan sát:
Tôi sử dụng phương pháp này nhằm quan sát việc thực hiện. Đồ chơi học tập nói chung và thiết kế bộ đồ chơi cài cúc và lồng hộp nói riêng tại 5 lớp trường mầm non Sơn Ca hiện nay tại xã Dray sap - Huyện Krông A Na 
d. Phương pháp đàm thoại :
 Tôi sử dụng phương pháp này để: phỏng vấn, trao đổi với các giáo ở trường mầm non Sơn Ca tại Huyện Krông ANa nhằm thu nhập ý kiến giáo viên về việc thực hiện thiết kế đồ chơi học tập nói chung và đồ chơi cài cúc và lồng hộp nói riêng.
e. Phương pháp thống kê toán học:
Tôi sử dụng phương pháp này để sử lí các kết quả khảo sát thực trạng thiết kế đồ chơi học tập nói chung và bộ đồ chơi cài cúc và lồng hộp nói riêng
1. cơ sở lí luận
 Lịch sử nghiên cứu trên thế giới :
 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 
 Vui chơi học tập, lao động là ba hoạt động đặc trưng của con người. Đối với trẻ em, hoạt động vui chơi giữ vai trò cực kỳ quan trọng “ chơi là cuộc sống của trẻ, tổ chức trò chơi chính là tổ chức cuộc sống của trẻ “[10] 
Từ giữa thế kỷ XIX, cùng với sự ra đời của vườn trẻ đầu tiên trên thế giới do F.Froebel ( 1782-1852), nhà giáo dục người đức sáng lập.Trò chơi mới chính thức được đưa vào như một phần của chương trình giáo dục trẻ trong nhà trường. Từ đó đến nay trò chơi luôn có mặt trong chương trình giáo dục trẻ nhỏ ở hầu hết các nước trên thế giới và cũng từ đó việc nghiên cứu sâu về trò chơi của trẻ nhỏ đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm, tìm hiểu.Tiêu biểu có các nghiên cứu sau:
ö Hướng thứ nhất : nghiên cứu vai trò của trò chơi đối với cuộc sống con người nói chung và trẻ em nói riêng.Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lí học nổi tiếng như : J.Piaget, L.X.Vuwgotsky, Đ.B.Enconin,các tác giả theo hướng nghien cứu nàu đã đi sâu phân tích và khẳng định được sự ảnh hưởng tích cực của trò chơi đối với sự phát triển nhận thức và nhân cách của trẻ nhỏ, chẳng hạn như :
 J.Piaget – nhà tâm lí học Thụy Sĩ “ coi trò chơi là một trong những hoạt động trí tuệ, là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ , tạo ra sự thích nghi của trẻ với môi trường :[10]
 L.Vuwgotsky(1896-1934) người Nga cho rằng “ trò chơi giúp trẻ hiểu và thích nghi với những gì trẻ đã học, vì chúng được tự do chơi và khám phá ý tưởng một cách đầy đủ :[3]
ö Hướng thứ hai : nghiên cứu bản chất trò chơi của trẻ nhỏ. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là các tác giả : S.Freud, G.V.Plekhanôp, Đ.B.Enconhin.
 Theo S.Freud – bác sỹ người Áo (1856-1933) “ trò chơi của trẻ em là hành vi bản năng tình dục.Ông cho rằng niềm say mê, mong ước những biểu tượng bí ẩn của trẻ đều liên quan đến bản băng tình dục, nhưng chúng không được thể hiện trực tiếp trong cuộc sống của trẻ , nên chỉ biểu hiện trong những trò chơi. Như vậy Freud đã nhấn mạnh rằng qua trò chơi giải tỏa những dồn nén, đem lại cho con người hứng khởi, thỏa mãn niềm đam mê “[10]
 G.V. Plêkhanôp đã xem “ trò chơi là sợi dây nối liền các thế hệ với nhau và truyền đạt những kinh nghiệm, những thành quả văn hóa từ thế hệ này đến thế hệ khác “[3]
ö Hướng thứ 3 : nghiên cứu của các nhà giáo dục học về trò chơi. Các tác giả : A.X.Macarencô, K.Đ.Usinxkiđã khẳng định : vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo thì việc tổ chức các trò chơi cho trẻ là cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn .
 A.X.Macarencô đã viết “ trò chơi có một ý nghĩa quan trọng đối với trẻ. Ý nghĩa này chẳng khác gì ý nghĩa của sự hoạt động , sự làm việc và sự phục vụ đối với người lớn. Đứa trẻ thể hịên như thế nào trong trò chơi thì sau này trong phần lớn trường hợp nó cũng thể hiện như thế trong công việc “[3]
 Nhà giáo dục người Nga K.Đ.Uinxki ( 1824-1870) cho rằng “ trẻ chơi là vì chơi , chơi để mà chơi , chơi mang lại niềm vui cho trẻ. Khi trẻ phải chơi theo sự áp đặt của người lớn thì lúc ấy trò chơi không còn là trò chơi theo đúng nghĩa của nó nưa “[3]
1.2.Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 
 Kế thừa những thành tựu nghiên cứu về trò chơi của trẻ nhỏ của các nhà tâm lí và giáo dục học trên thế giới. Ở Việt Nam, các tác giả như : Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Như Mai, Nguyễn Thị Oanh, Đào Thanh Âm trong các công trình nghien cứu của mình , một lần nữa đã khẳng định vai trò quan trọng của các trò chơi trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cho trẻ nhỏ.
 Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết thì :’ Không chơi trẻ không phát triển, không chơi đứa trẻ chỉ tồn tại chứ không phải đang sống. Đối với trẻ em thì vui chơi là một hoạt động tích cực nhất, nhiều khi còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành nhân cách hơn cả việc học tập và lao động:[3]
 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà cho rằng “ nhận thức đầy đủ vị trí quan trọng của hoạt động vui chơi trong sinh hoạt của trẻ nhỏ, đặc biệt của trẻ mẫu giáo. Giáo dục học Mg phải coi vui chơi là phương tiện giáo dục quan trong, to lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ “[14]
 Tác giả Đinh Văn Vang đã viết “ thoạt đầu, chơi chỉ mang tính ngẫu nhiên tình cờ, dần dần mang tính chủ tâm hơn, đến tuổi Mg , chơi trở thành hoạt động chủ đạo, ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển mọi mặt đời sống tâm lí nhân cách của trẻ “[10]
 Như vậy, việc nghiên cứ khẳng định : chơi là phương tiện giáo dục, có tác dụng to lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em của các nhà tâm lí học trên thế giới và ở Việt Nam là một bước tiến quan trọng. Điều đó giúp nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu trò chơi trẻ em theo nhiều hướng khác nhau. Trong đó việc nghiên cứu đã được nhiều tác giả ở Việt Nam chú trọng. Tiêu biểu có các hướng nghiên cứu sau :
ö Hướng thứ nhất : nghiên cứ về đặc điểm, ý nghĩa của đồ chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, đồng thời phân loại đồ chơi phù hợp với từng lứa tuổi và xay dựng những nguyên tắc làm ĐCTE. Nhiều tác giả như : Lê Đức Hiền, Đàm Thị Xuyến, Đặng Hồng Nhật , Đinh Văn Vang trong các tài liệu (tạo hình và phương pháp hướng dẫn trẻ MN hoạt động tạo hình, hướng dẫn làm ĐC cho trẻ MN, tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ MN) đã khẳng định vai trò của DDC đối với trẻ em .Từ đó họ cho rằng “ ĐC phải phù hợp đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mới có tác động góp phần phát triển toàn diện ở trẻ” .Vì vậy, để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi GVMN phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ chơi đồ dùng, đồ chơi trong việc tận dụng nguyên vật liệu, phế liệu sẵn có ở địa phương phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động .
ö Hướng thứ hai : Hướng dẫn cách thiết kế một số loại ĐC cho trẻ MN
 Nhiều tác giả như : Đặng Hồng Nhật, Trần Thị Thanh Huyền, Đàm Thị Xuyến , nhóm tác giả Bùi Thị Kim Tuyến – Lê Bích Ngọc, Lương Thị Bình.trong các tài liệu ( làm ĐC, sáng tạo từ nguyên vật liệu tái sử dụng, hướng dẫn làm ĐC cho trẻ MN, sáng tạo từ vật liệu thiên nhiên, hơn 100 ý tưởng chơi và sáng tạo ) đã hướng dẫn cho tiết cách thiết kế một số loại DDC cho trẻ MN từ NVL mở nhằm giúp GV có thêm nguồn tài liệu tham khảo để sáng tạo được những loại ĐC mới vừa đáp ứng được yêu cầu giáo dục, vừa làm cho hoạt động của trẻ thêm phong phú.
Lứa tuổi MN là những năm tháng rất quan trọng trong cuộc đời, đây là giai đoạn nền tảng trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân. Vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non để phát triển toàn diện cho trẻ đang là vấn đề cần quan tâm hàng đầu. Bên cạnh việc đầu tư về cơ cở vật chất, nâng cao chất lượng về nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ thì việc tạo ra nhiều loại ĐC phong phú, đa dạng về chủng loại, nội dung phù hợp với trẻ cũng hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ ở trường mầm non. Việc tự làm ĐC bằng nhiều nguồn nguyên liệu, từ thiên nhiên, phế thải,...tạo được nhiều loại ĐC nhằm đáp ứng tốt cho việc học và chơi của trẻ 
 Việc tận dụng nguyên vật liệu, phế liệu sẵn có ở địa phương để TKĐC mang lại ý nghĩa to lớn trong việc hình thành ý thức tuyên truyền với mọi người xung quanh về việc bảo vệ môi trường, giúp GV giảm bớt thời gian chuẩn bị học cụ một cách cầu kỳ, tốn kém,...
 Đồ chơi, đặc biệt là đồ chơi học tập là loại đồ chơi được sử dụng với mục đích học tập dưới sự hướng dẫn của cô nhằm giúp trẻ phát triển trí tuệ, phát triển các quá trình nhận thức, rèn các năng lực trí tuệ (phân tích ,suy luận, so sánh, phân loại, tổng hợp ..) vì vậy được xem là phương tiện phát triển trí tuệ đặc biệt là yếu tố tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi một cách hiệu quả.
 Song không phải loại đồ chơi học tập nào cũng có thể dùng để phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ mà chỉ những loại đồ chơi học tập có những đặc điểm sau đây thì mới sử dụng để phát triển yếu tố tư duy này cho trẻ. 
 Trong nội dung chơi đòi hỏi trẻ phải dựa vào vốn hiểu biết hoặc dựa vào kết quả quan sát trực tiếp để đưa ra được những nhận xét và những dự báo (hoặc những ước lượng ) hợp lý về những sự việc xảy ra (hoặc sắp xảy ra) và những điều mà trẻ chưa nhìn thấy hoặc không được quan sát trực tiếp. 
 Nội dung chơi đòi hỏi trẻ phải nhận ra “mẫu” hay quy luật và biết vận dụng chúng để giải quyết những tình huống tương tự. chúng cũng đòi hỏi trẻ phải phân tích và đưa ra các cách sắp xếp hợp lí ,logic cho sự việc. Nội dung chơi phải giúp trẻ suy luận hợp lý theo quy luật tự nhiên chứ không theo suy luận chủ quan riêng của cá nhân trẻ. 
 Đồ chơi đòi hỏi trẻ dựa trên kết quả quan sát ,kinh nghiệm các kiến thức đã có để nhận ra mối quan hệ nhân - quả của các sự vật hiện tượng .
 Bên cạnh yêu cầu thực hiện kỹ năng suy luận và dự đoán , đồ chơi học tập phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ còn cần kích thích trẻ nói lên cách làm của mình hoặc giải thích tại sao trẻ lại có sự lựa chọn như vậy bằng ngôn ngữ mạch lạc .
 Để TKĐC cho trẻ 5 -6 tuổi đòi hỏi GV phải biết các nguyên tắc TKĐC và một số kĩ thuật sử dụng khi TKĐC cho trẻ MN. Ngoài ra GV cần hiểu rõ các đặc điểm tính chất của một số NGVL mở .Có như vậy, GV có thể sáng tạo ra nhiều loại ĐC phong phú, đa dạng về NGVL, hình thức, mẫu mã hấp dẫn đủ kích thích sự hứng thú, sáng tạo của trẻ trong khi chơi
 Việc nghiên cứu và nắm vững cơ sở lí luận là điều kiện không thể thiếu để chúng tôi tiếp tục tiến hành khảo sát nhận thức của giáo viên mầm non về việc thiết kế đồ chơi học tập nhằm phát triễn yếu tố tư duy logic cho trẻ 5 -6 tuổi
 Tóm lại, Những công trình nghiên cứu trên đã khẳng định được vai trò to lớn của hoạt động vui chơi của trẻ. Vì từ việc tận dụng nguồn NVL mở phong phú, đa dạng xung quanh sẽ giúp GV sáng tạo ra những loại ĐC hấp dẫn, phù hợp với trẻ 
GVMN hiện nay đã biết tận dụng NVL mở để TKĐC cho trẻ, tuy nhiên việc TKĐC cho trẻ từ NVL mở của GVMN chưa thật sự được đầu tư và quan tâm đúng mức .Nguồn nguyên vật liệu mà GV tận dụng chưa thực sự phong phú và GV rất ít khi sáng tạo ra các loại ĐC mới có màu sắc hấp dẫn, phong phú về chủng loại cho trẻ chơi nên chưa phát huy được tính tích cực nhận thức, sáng tạo của trẻ trong các hoạt động giáo dục. Vì vậy, vấn đề tìm hiểu “ thiết kế đồ chơi cài cúc và lồng hộp cho trẻ 5-6 tuổi từ nguyên vật liệu mở của giáo viên ở trường mầm mầm non Sơn Ca cần được quan tâm nghiên cứu một cách có hệ thống
2. Đối tượng và kháng thể khảo sát thực trạng:
Đối tượng kháo sát : 10 giáo viên đã và đang dạy lớp Lá .
Khách thế kháo sát: Trường mầm non sơn ca trền địa bàn Huyện Krông ANa
3. Thời gian khảo sát thực trạng:
Phát phiếu hỏi : 6/8 /2013 - 1/9 /2014.
4. Nội dung khảo sát thực trạng:
- Nội dung kháo sát thực trạng với giáo viên. 
- Khảo sát nhận thức của giáo viên mầm non về đồ chơi học tập phát triến yếu tố tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi. 
- Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong việc thiết kế đồ chơi học tập phát triến yếu tố tư duy logic cho trẻ 5-6 tuối. 
- Nội dung khảo sát môi trường đồ chơi .
- Tìm hiểu nội dung, hình thức của những loại đồ chơi học tập hiện có tại các lớp mầm non và mục đích phát triển của những loại đồ chơi học tập. 
- Tìm hiểu cách thức giáo viên tố chức hướng dẫn cho trẻ chơi và hứng thú của trẻ khi chơi.
- Nội dung kháo sát của Ban Giám Hiệu. 
- Tìm hiểu quan điểm của các cấp quán lý về đồ chơi học tập nhằm phát triến yếu tố tư
a. Thuận lợi và khó khăn: 
+ Thuận lợi:
Thuận lợi cho tôi vì cũng có một số cô đã rất quan tâm đến việc làm đồ chơi phục vụ cho việc học tập của trẻ như hàng năm tổ chức chuyên đề, tổ chức thi làm đồ dùng, bên cạnh đó cũng có một số giáo viên nhận ra thuận lợi của việc thiết kế ĐCHT LHCC phát triển tư duy logic cho trẻ như sự hỗ trợ của quý phụ huynh, dễ tìm kiếm nguyên vật liệu, song số lượng giáo viên nhận ra điều này là không nhiều.
+ Khó khăn:
- Thông thường công việc của giáo viên là đứng lớp soạn giáo án và giảng dạy cho học sinh nhưng đối với giáo viên mầm non thì không chỉ đơn giản thế mà họ còn kiêm nhiệm luôn cả việc dọn vệ sinh bảo mẫu chăm sóc bữa ăn giấc ngũ cho trẻ qua sử dụng phiếu điều tra và đàm thoại tôi thấy 90% giáo viên mầm non cho rằng khó khăn lớn nhất của họ khi làm đồ chơi cho trẻ là vấn đề về thời gian, không có tư liệu về các loại đồ chơi, không nắm được các lý thuyết về thiết kế đồ chơi học tập nói chung và đồ chơi cài cúc lồng hộp nói riêng .Vì các lí do trên làm ảnh hưởng tới việc thiết kế đồ chơi học tập và đồ chơi cài cúc và lồng hộp cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng. Qũy thời gian của giáo viên rất hạn hẹp làm ảnh hưởng tới việc thiết kế đồ chơi cho trẻ .Trong quá trình khảo sát, một giáo viên đã chia sẻ “Hoạt động chăm sóc trẻ liên tục nên giáo viên không thể làm đồ chơi vì không có thời gian nếu có làm đồ chơi thì làm trong hè, còn trong năm học cô và trẻ chơi song hư là bỏ “.Ngoài vấn đề thời gian thì việc không có tư liệu về về các loại đồ chơi cũng gây khó khăn cho giáo viên vì không có tư liệu phong phú về đồ chơi nên không có mẫu để thiết kế đồ chơi mới cho trẻ và hơn nữa giáo viên không

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thiet_ke_do_choi_cai_cuc_va_long_hop_nham_phat_trien_ye.doc