SKKN Thiết kế bài dạy: Sóng. Thủy triều. Dòng biển theo hướng tổ chức các hoạt động học nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Địa lí lớp 10 THPT

SKKN Thiết kế bài dạy: Sóng. Thủy triều. Dòng biển theo hướng tổ chức các hoạt động học nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Địa lí lớp 10 THPT

Hiện nay, để thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết số: 29-NQ/TW Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, người thầy giữ một vai trò đặc biệt, thầy cô giáo phải là lực lượng tiên phong trong đổi mới giáo dục. Trong đó, việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học, đổi mới cách thức một giờ lên lớp có vai trò quan trọng. Mục tiêu giáo dục xã hội đã nhấn mạnh tập trung hình thành “năng lực công dân, năng lực thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. Đối với môn Địa lí nói riêng và các môn học khác trong nhà trường phổ thông nói chung, ngoài việc định hướng, hướng dẫn học sinh lĩnh hội tri thức giáo viên còn phải hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng tự học tập, tự nghiên cứu. giúp các em chủ động hoàn thành chương trình giáo dục của bậc học.

 Mặc dù vậy, thực tiễn dạy học ở các trường phổ thông, nhất là các trường phổ thông ở những khu vực còn nhiều khó khăn về các điều kiện dạy và học cho chúng ta thấy rằng, có một bộ phận giáo viên ngại đổi mới, ngại thay đổi về phương pháp, kĩ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá trong đó có khâu thiết kế bài giảng theo hướng tổ chức các hoạt động học cho học sinh, phần lớn giáo viên vẫn thiết kế, soạn giáo án theo kiểu truyền thống nên khi tổ chức dạy học trên lớp, nhìn chung giờ học vẫn một chiều, thầy vẫn là trung tâm. Đây là một trong các nguyên nhân làm cho học sinh học tập thụ động, tiếp nhận kiến thức và kĩ năng hời hợt, chất lượng giáo dục bộ môn thấp và không bền vững.

Vì vậy, trong quá trình giảng dạy môn địa lí tại trường THPT, tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm cách thiết kế bài dạy và tổ chức dạy học theo hướng tổ chức các hoạt động học cho học sinh ở một bài cụ thể , tổ chức giờ học theo giáo án đã thiết kế nhằm so sánh đánh giá chất lượng giờ dạy. Từ kết quả đạt được, trong khả năng của mình và từ thực tiễn dạy học, tôi mạnh dạn viết lại một trong những kinh nghiệm của mình, đó là “Thiết kế bài dạy: Sóng. Thủy triều. Dòng biển theo hướng tổ chức các hoạt động học nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Địa lí lớp 10 THPT”

 

doc 21 trang thuychi01 11272
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế bài dạy: Sóng. Thủy triều. Dòng biển theo hướng tổ chức các hoạt động học nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Địa lí lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT CẨM THUỶ 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THIẾT KẾ BÀI DẠY “ SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN” THEO HƯỚNG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC, NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 THPT
 Người thực hiện: Nguyễn Văn Tiến 
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Địa lí
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. MỞ ĐẦU
1, Lý do chọn đề tài
2, Mục đích nghiên cứu
3, Đối tượng nghiên cứu
4, Phương pháp nghiên cứu
1
1
1
2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận.
1.1. Mục tiêu giáo dục
1.2. Phương pháp và phương tiện dạy học 
1.3. Các công văn hướng dẫn về đổi mới giáo dục của bộ GD & ĐT, sở GD & ĐT Thanh Hóa
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1 Xác định đối tượng nghiên cứu, phạm vi thực hiện, mục tiêu cần đạt
3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện
3.2.1.Thiết kế bài dạy và tổ chức giờ dạy đối chứng
3.2.2.Thiết kế bài dạy và tổ chức giờ dạy thực nghiệm
3.2.3. Kết quả đạt được
3.3.Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2
2
2
2
3
4
4
15
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
I. MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài.
	Hiện nay, để thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết số: 29-NQ/TW Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, người thầy giữ một vai trò đặc biệt, thầy cô giáo phải là lực lượng tiên phong trong đổi mới giáo dục. Trong đó, việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học, đổi mới cách thức một giờ lên lớp có vai trò quan trọng. Mục tiêu giáo dục xã hội đã nhấn mạnh tập trung hình thành “năng lực công dân, năng lực thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. Đối với môn Địa lí nói riêng và các môn học khác trong nhà trường phổ thông nói chung, ngoài việc định hướng, hướng dẫn học sinh lĩnh hội tri thức giáo viên còn phải hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng tự học tập, tự nghiên cứu... giúp các em chủ động hoàn thành chương trình giáo dục của bậc học.
	Mặc dù vậy, thực tiễn dạy học ở các trường phổ thông, nhất là các trường phổ thông ở những khu vực còn nhiều khó khăn về các điều kiện dạy và học cho chúng ta thấy rằng, có một bộ phận giáo viên ngại đổi mới, ngại thay đổi về phương pháp, kĩ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá trong đó có khâu thiết kế bài giảng theo hướng tổ chức các hoạt động học cho học sinh, phần lớn giáo viên vẫn thiết kế, soạn giáo án theo kiểu truyền thống nên khi tổ chức dạy học trên lớp, nhìn chung giờ học vẫn một chiều, thầy vẫn là trung tâm. Đây là một trong các nguyên nhân làm cho học sinh học tập thụ động, tiếp nhận kiến thức và kĩ năng hời hợt, chất lượng giáo dục bộ môn thấp và không bền vững. 
Vì vậy, trong quá trình giảng dạy môn địa lí tại trường THPT, tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm cách thiết kế bài dạy và tổ chức dạy học theo hướng tổ chức các hoạt động học cho học sinh ở một bài cụ thể , tổ chức giờ học theo giáo án đã thiết kế nhằm so sánh đánh giá chất lượng giờ dạy. Từ kết quả đạt được, trong khả năng của mình và từ thực tiễn dạy học, tôi mạnh dạn viết lại một trong những kinh nghiệm của mình, đó là “Thiết kế bài dạy: Sóng. Thủy triều. Dòng biển theo hướng tổ chức các hoạt động học nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Địa lí lớp 10 THPT”
2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí , đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
Tìm ra cách thiết kế bài dạy và phương pháp tổ chức giờ học phù hợp nhất nhằm nâng cao chất lượng bài học: Sóng. Thủy triều. Dòng biển nói riêng và nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lí lớp 10 nói chung, từ đó có thể áp dụng cho tất cả các bài dạy trong chương trình Địa lí THPT
3. Đối tượng nghiên cứu.
	Với mục đích như trên, sáng kiến tập trung nghiên cứu:
- Sách giáo khoa và sách giáo viên Địa lí lớp 10; Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn địa lý lớp 10 THPT
- Công văn số: 5555/BGDĐT năm 2014 và hướng dẫn số: 572 “ hướng dẫn đánh giá xếp loại giờ dạy giáo viên trung học” của sở GD & ĐT Thanh Hóa năm 2017
- Đặc điểm tâm, sinh lý, nhu cầu và khả năng học tập môn Địa lí của học sinh lớp 10, các điều kiện dạy học của Trường THPT Cẩm Thuỷ 1
	Từ đó tổng kết về lý luận, ý nghĩa thực tiễn và cách thức, phương pháp thiết kế bài dạy theo hướng tổ chức các hoạt động học cho học sinh
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết 
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin 
- Phương pháp thực nghiệm, đối chứng
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận.
1.1. Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu chung của môn Địa lí trong toàn cấp học ở THPT là nhằm hoàn thiện học vấn phổ thông cho học sinh, phát triển tư duy lô gic, tạo điều kiện cho học sinh tiếp tục học lên ở các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn 
Mục tiêu cụ thể của chương trình Địa lí lớp 10 THPT là tiếp tục hoàn thiện kiến thức của HS về Địa lí đại cương; tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng địa lí nhằm phát triển hơn nữa tư duy địa lí cho HS, đó là tư duy tổng hợp, gắn với lãnh thổ, có liên hệ thường xuyên với thực tiễn đời sống và sản xuất. Trong đó việc tổ chức các hoạt động học sẽ giúp học sinh chủ động trong hoạc tập, chủ động rèn luyện các kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, đây là những kỹ năng quan trọng giúp các em không chỉ tiếp thu bài học dễ dàng hơn, hiểu sâu hơn mà giúp các em có đạt được kết quả cao hơn trong học tập bộ môn đề hoàn thành yêu cầu chương trình của bậc học.
1.2. Phương pháp và phương tiện dạy học 
Để đạt được các mục tiêu của môn học, trong dạy học địa lí người giáo viên ngoài việc phải xác định và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mà còn
phải lựa chọn được cách thiết kế bài dạy phù hợp với những phương tiện dạy học hiện có của nhà trường, phù hợp với khả năng học tập của học sinh. 
Đối với việc thiết kế bài dạy “ Sóng. Thủy triều. Dòng biển” theo hướng tổ chức các hoạt động học cho học sinh cách thức chủ yếu của giáo viên là soạn giáo án, dạy thực nghiệm để rút kinh nghiệm và vận dụng ở các bài dạy khác trong chương trình. Phương tiện sử dụng dạy học là các loại tranh ảnh, hình vẽ, máy chiếu, phiếu học tập...
1.3. Các công văn, hướng dẫn về đổi mới giáo dục của bộ GD & ĐT; sở GD & ĐT Thanh Hóa
Từ năm 2014 Bộ giáo dục đã có công văn Số: 5555/BGDĐT, trong đó có mục “tổ chức dạy học và dự giờ” đã nêu rõ: phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau: Chuyển giao nhiệm vụ học tập; Thực hiện nhiệm vụ học tập; Báo cáo kết quả và thảo luận; Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
 Năm 2017 sở GD & ĐT Thanh Hóa có hướng dẫn số: 572 “ hướng dẫn đánh giá xếp loại giờ dạy giáo viên trung học” đã nêu rõ, xếp loại một giờ dạy giỏi phải đạt điểm tối đa (2 điểm) ở các tiêu chí 6, 7 trong nội dung tổ chức hoạt động học cho học sinh và tiêu chí 10, 11 trong nội dung hoạt động học của học sinh. 
Qua đây có thể thấy rằng để đảm bảo được các tiêu chí của một giờ dạy theo hướng tổ chức các hoạt động học cho học sinh, khâu đầu tiên rất quan trọng đó là giáo viên phải thiết kế được bài dạy theo hướng tổ chức các hoạt động học. Đây là một vấn đề tưởng chừng đơn giản, nhưng với nhiều giáo viên trong đó có cá nhân tôi thì lại không phải là vấn đề dễ dàng. 
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Với yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng từng bài dạy nói riêng và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn địa lí nói chung. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên đều phải thực hiện các khâu: Thiết kê – soạn giáo án, tổ chức dạy học trên lớp, kiểm tra đánh giá chất lượng giờ dạy thông qua kết quả học sinh đạt được, rút kinh nghiệm để vận dụng giờ dạy...
Tuy nhiên, hiện nay phần lớn giáo viên địa lí, nhất là giáo viên ở các vùng khó khăn, điều kiện dạy học hạn chế, tư tưởng tự mình xem nhẹ bộ môn mình giảng dạy với tâm lí môn địa lí là môn phụ, tâm lí ngại thay đổi, ngại đổi mới...nên giáo viên chủ yếu vẫn thiết kế bài dạy theo kiểu truyền thống, khi tổ chức giờ dạy trên lớp các phương pháp dạy học đòi hỏi phải phù hợp với giáo án đã thiết kế nên phương pháp dạy học giáo thường lạc hậu, một chiều “ thầy giảng, trò nghe, trò ghi bài”. Điều này đã dẫn đến sự kém hiệu quả của giờ học, học sinh học thụ động, kiến thức, kĩ năng học sinh có được rất ít, chất lượng giáo dục bộ môn thấp.
	Hiện nay, trong đánh giá xếp loại giờ dạy, sở GD & ĐT Thanh Hóa vẫn cho phép giáo viên đánh giá xếp loại giờ dạy theo hai hướng dẫn đó là: Hướng dẫn số: 572/ HD – SGDĐT ngày 29/3/2017 của sở GD & ĐT Thanh Hóa, đồng thời vẫn sử dụng đánh giá giờ dạy theo hướng dẫn số: 10227/ THPT ngày 11/9/2001 của bộ GD & ĐT. Thực tế, phần lớn các tổ nhóm chuyên môn ở các trường THPT khu vực miền núi Thanh Hóa chủ yếu sử dụng hướng dẫn 10227 của bộ để đánh giá xếp loại giờ dạy của đồng nghiệp, việc đánh giá xếp loại giờ dạy theo hướng dẫn 572 của sở
GD & ĐT Thanh Hóa chủ yếu được sử dụng đánh giá khi thao giảng giáo viên giỏi các cấp. Vẫn biết việc đánh giá theo hướng dẫn nào tùy vào điều kiện cụ thể của từng trường và các trường phải chủ động từng bước chuyển hẳn sang đánh giá theo hướng dẫn 572. Tuy nhiên điều này vô tình tạo kẻ hở để một bộ phận giáo viên có tâm lí ngại thay đổi có cớ để tiếp tục thiết kế bài giảng theo kiểu truyền thống.
3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1 Xác định đối tượng nghiên cứu, phạm vi thực hiện, mục tiêu cần đạt
Đối tượng nghiên cứu gồm: Nội dung bài 16- Sóng. Thủy triều. Dòng biển chương trình địa lí lớp 10 THPT ban cơ bản; chất lượng học tập môn địa lí của học sinh các lớp 10 do cá nhân trực tiếp giảng ; nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến việc thiết kế bài dạy theo hướng tổ chức các hoạt động học cho học sinh...
Phạm vi thực hiện: Thiết kế và tổ chức bài học - Sóng. Thủy triều. Dòng biển tại bốn lớp 10 ban cơ bản của trường THPT Cẩm Thủy 1 trong năm học 2018 - 2019
	Mục tiêu: Thiết kế được một giáo án cụ thể theo hướng tổ chức các hoạt động học cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy, từ đó đánh giá rút kinh nghiệm và vận dụng được ở các bài dạy khác trong chương trình địa lí bậc THPT tại trường THPT Cẩm Thủy 1
 3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện
Thiết kế bài dạy và tổ chức giờ dạy bài: Sóng . Thủy triều. Dòng biển theo kiểu truyền thống tại hai lớp đối chứng 10 A9; 10 A10 năm học 2018 - 2019
Thiết kế bài dạy và tổ chức giờ dạy bài: Sóng . Thủy triều. Dòng biển hướng tổ chức các hoạt động học cho học sinh tại hai lớp thực nghiệm 10 A11; 10 A12 năm học 2018 - 2019
Các đồng chí giáo viên trong nhóm chuyên môn địa lí dự giờ đánh giá xếp loại giờ dạy thực nghiệm và giờ dạy đối chứng theo hướng dẫn 572 của sở GD & ĐT Thanh Hóa
Thảo luận, rút kinh nghiệm và vận dụng
3.2.1.Thiết kế bài dạy và tổ chức giờ dạy bài: Sóng . Thủy triều. Dòng biển theo kiểu truyền thống tại hai lớp đối chức 10 A9; 10 A10
Tiết: 18 (PPCT)
BÀI 16: SÓNG, THUỶ TRIỀU, DÒNG BIỂN
Ngày soạn: 5/11/2018
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
 - Biết được nguyên nhân hình thành sóng biển, sóng thần.
- Hiểu rõ vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất đã ảnh hưởng tới thủy triều 
- Nhận biết được sự phân bố của các dòng biển lớn trên các đại dương cũng có những quy luật nhất định.
2. Kỹ năng cần đạt và năng lực cần hướng tới
- Rèn luyện các kĩ năng đọc, phân tích biểu đồ, bản đồ, bảng số liệu, sơ đồ
3. Thái độ, hành vi 
 Yêu thích thiên nhiên ,tự giải thích được các hiện tượng tự nhiên. 
4. Mục tiêu hướng đến năng lực
- Năng lực: khai thác hình ảnh, sơ đồ, bản đồ
+ Quan sát, phân tích tranh ảnh, bản đồ các dòng biển thế giới.
+ Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên.
II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phóng to các hình ảnh SGK
2. Bản đồ các dòng biển trên thế giới hoặc bản đồ Tự nhiên thế giới.
3. Ứng dụng CNTT: sử dụng máy chiếu 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
	Câu 1: Trình bày về các vòng tuần hoàn nước?
	Câu 2: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông?
3. Nội dung bài giảng
I- SÓNG BIỂN
Các hoạt động: Tìm hiểu về sóng biển
Mục tiêu: HS phân trình bày được khái niệm, giải thích được nguyên nhân hình thành sóng biển
Hình thức: HĐ cá nhân. 
Thời gian: 10 phút
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
GV hỏi:
- Các em đã từng nhìn thấy sóng biển bao giờ chưa? ở đâu?
- Sóng biển là gì? 
- Nguyên nhân nào sinh ra sóng biển?
- Các em đã từng nhìn hoặc nghe nói tới sóng thần. Ai có thể kể về sóng thần (Đặc điểm, nguyên nhân, tác hại)
I. Sóng biển
- Sóng biển: Là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Nguyên nhân: chủ yếu là do gió; gió càng mạnh, sóng càng to
- Sóng thần:
+ Sóng rất lớn, chiều cao khoảng 20 - 40 m, truyền theo chiều ngang với tốc độ rất lớn từ: 400 - 800km/h
+ Nguyên nhân: Do động đất, núi lửa ngầm dưới đáy biển; bão lớn.
II- THỦY TRIỀU
Các hoạt động: Tìm hiểu về thủy triều. 
Mục tiêu: HS phân trình bày được khái niệm, giải thích được nguyên nhân gây ra thủy triều. Ý nghĩa của thủy triều
Hình thức: HĐ cá nhân. 
Thời gian: 12 phút
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 2: Cặp/nhóm
- Bước 1:HS dựa vào hình 16.1, 16.2, 16.3, kết hợp nội dung SGK, vốn hiểu biết nêu:
+ Khái niệm thủy triều?
+ Nguyên nhân của hiện tượng thuỷ triều?
+ Hiện tượng triều cường- triều kém xảy ra khi nào?
+ Trả lời các câu hỏi của mục II SGK
- Bước 2:HS trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn kiến thức
Khi ba thiên thể thẳng hàng, sức hút tăng.
Khi ba thiên thể có vị trí vuông góc với nhau.
II. Thuỷ triều
1. Khái niệm: Thuỷ triều là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong biển và đại dương
- Nguyên nhân: Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
- Dao động thuỷ triều lớn nhất: Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng (ngày trăng tròn và không trăng) 
- Dao động thuỷ triều nhỏ nhất: Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm ở vị trí vuông góc (ngày trăng khuyết) 
III – DÒNG BIỂN
Các hoạt động: Tìm hiểu về dòng biển
Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm, giải thích được nguyên nhân và ý nghĩa của dòng biển
Hình thức: HĐ cặp. 
Thời gian: 10
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 3: Cặp/nhóm
- Bước 1
HS dựa vào hình 16.4, nội dung SGK kết hợp vốn hiểu biết: 
+ Cho biết: Dòng biển là gì? có mấy loại dòng biển? 
+ Nhận xét về sự chuyển động của các dòng biển
- Bước 2
HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ, GV giúp HS chuẩn kiến thức
1. Khái niệm: Dòng biển là những dòng chảy trên biển
2. Phân loại: Có hai loại dòng biển là dòng biển nóng và dòng biển lạnh
3. Phân bố:
- Ở các vĩ độ thấp, các dòng biển chuyển động thành vòng hoàn lưu
- Hướng chảy của các vòng hoàn lưu lớn ở bán cầu Bắc theo chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam thì ngược lại.
 - Ở nửa cầu Bắc có những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực, men theo bờ Tây các đại dương chảy về phía Xích đạo .
- ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng nước đổi chiều theo mùa.
- Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng qua hai bờ của các đại dương.
4. Củng cố bài (5 phút)
1. Sóng biển là gì? Cho biết Sóng bắt đầu từ đâu? Nguyên nhân sinh ra sóng thần?
3. Thủy triều là gì? Nguyên nhân nào gây ra thủy triều? Dao động của thủy triều lớn nhất và nhỏ nhất khi nào?
IV. HƯỚNG DẪN HỌC (2 phút)
Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
3.2.2.Thiết kế bài dạy và tổ chức giờ dạy bài: Sóng . Thủy triều. Dòng biển hướng tổ chức các hoạt động học cho học sinh tại hai lớp thực nghiệm 10 A11; 10 A12
Tiết: 19 (PPCT)
BÀI 16: SÓNG, THUỶ TRIỀU, DÒNG BIỂN
Ngày soạn: 8/11/2019
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS phải:
1. Kiến thức
- Mô tả và giải thích được nguyên nhân sinh ra hiện tượng sóng biển, thuỷ triều ; phân bố và chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới. 
- Phân tích được vai trò của biển và đại dương trong đời sống. 
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới để trình bày về các dòng biển lớn.
3. Thái độ, hành vi 
 Yêu thích, tôn trọng thiên nhiên, tự giải thích được các hiện tượng tự nhiên. 
4. Định hướng hình thành các năng lực: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng bản đồ, hình ảnh, số liệu thống kê
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV
- Máy vi tính, máy chiếu, phiếu học tập
- Các hình ảnh về sóng biển, thuỷ triều
- Các hình 16.1, 16.2, 16.3 trong SGK 
- Bản đồ các dòng biển trên thế giới
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa địa lí lớp 10 ban cơ bản
- Giấy nháp, tập bản đồ Địa lý tự nhiên đại cương ( nếu có) 
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Tình huống xuất phát 
a. Mục tiêu: Giúp học sinh tái hiện kiến thức cũ đồng thời tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. 
b. Hình thức : Cá nhân/ cả lớp
c. Thời gian: 5 phút
d. Các bước tiến hành 
* B1: giao nhiệm vụ cho HS
- Bằng những kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, các em hãy: 
+ Trả lời các câu hỏi hàng ngang để tìm ra ô chữ chủ đề của hàng dọc
+ Ô chữ chủ đề của hàng dọc “ đây là một bộ phận của Trái Đất”
* B2: HS quan sát, huy động kiến thức, hiểu biết, suy nghĩ trả lời
* B3: HS trả lời câu hỏi hàng ngang, tìm ra ô chữ chủ đề hàng dọc
* B4: GV đánh giá.vào bài. 
“ Biển và đại dương mênh mông có bao giờ tỉnh lặng? Các khối nước trong biển và đại dương luôn vận động không ngừng, điều đó sinh ra nhiều hiện tượng tự nhiên. Vậy! Có những hiện tượng nào đang xảy ra trên biển và đại dương?, nguyên nhân từ đâu sinh ra các hiện tượng đó?...Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu...
2. Hình thành kiến thức 
Hoạt động 1: Tìm hiểu sóng biển
- Mục tiêu: HS mô tả và giải thích được nguyên nhân sinh ra hiện tượng sóng biển, sóng thần. Khai thác hình ảnh nêu tác hại của sóng thần
- Hình thức: Cá nhân/ cả lớp
- Thời gian: 8 phút
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bước 1 : HS đọc nội dung SGK, kết hợp hiểu biết và quan sát hình ảnh trả lời các câu hỏi
- Sóng biển là gì, nêu nguyên nhân sinh ra sóng biển
- Em biết những loại sóng biển nào?
- Mô tả hình ảnh sóng bạc đầu
- Sóng thần là gì?, nguyên nhân gây sóng thần?. Nêu tác hại của sóng thần
Bước 2: HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ, trao đổi.. 
Bước 3: HS trả lời các câu hỏi
Bước 4: GV đánh giá , chốt kiến thức học tập.
 HS quan sát mô hình động về thủy . GV hỏi “ hiện tượng gì đang xảy ra trên Trái Đất?”. Chuyển ý ...
I. Sóng biển
1. Khái niệm: Sóng biển là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
 2. Nguyên nhân: Chủ yếu là do gió; gió càng mạnh, sóng càng to
3. Các loại sóng
* Sóng bạc đầu......................
* Sóng thần
- Là sóng biển, có đặc điểm:
+ Sóng rất lớn, chiều cao khoảng 20 - 40 m, truyền theo chiều ngang với tốc độ rất nhanh từ: 400 - 800km/h
- Nguyên nhân: Do động đất, núi lửa ngầm dưới đáy biển;do bão lớn.
- Ảnh hưởng
+ Tàn phá thiên nhiên, môi trường
+ Gây thiệt hại tài sản, phá huỷ các công trình, chết người, 
Hoạt động 2: Tìm hiểu thủy triều
- Mục tiêu: Mô tả và giải thích được nguyên nhân sinh ra hiện tượng thuỷ triều, trình bày được ý nghĩa của thủy triều đới với đời sống con người 
- Hình thức: Cá nhân / Cả lớp
- Thời gian: 10 phút
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bước 1 : GV giao nhiệm vụ cho HS
- Đọc nội dung SGK kết hợp hiểu biết và xem các hình ảnh, hoàn thành nội dung phiếu học tập:
Bước 2: HS quan sát các hình ảnh, đọc nội dung SGK, kiến thức đã học, trao đổi , thảo luận
Bước 3: HS hoàn thành phiếu học tập
Bước 4: HS báo cáo kết quả. Giáo viên đánh giá , chốt kiến thức học tập 
GV chuyển ý: Khi nhắc đến dòng chảy, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những dòng sông xinh đẹp trên lục địa. Nhưng có những dòng sông không chảy trên lục địa mà chảy trong đại dương mênh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thiet_ke_bai_day_song_thuy_trieu_dong_bien_theo_huong_t.doc