SKKN Tạo hứng thú học tập môn Giáo dục công dân lớp 10 phần công dân với đạo đức ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi

SKKN Tạo hứng thú học tập môn Giáo dục công dân lớp 10 phần công dân với đạo đức ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi

Mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho thế hệ trẻ. Đó là những người lao động mới phát triển hài hòa trên tất cả các mặt đức, trí, thể, mĩ, lao động. Do đó, nhà trường phổ thông phải thực hiện đồng thời nhiều nhóm giải pháp trong đó trọng tâm là dạy học dựa vào hoạt động tích cực của HS với sự tổ chức, định hướng của GV nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành năng lực và phương pháp tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh.

Điều này nói lên vị trí đặc biệt quan trọng của GDCD trong nhà trường THPT. Cùng với các môn học khác, môn GDCD trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về thế giới quan, phương pháp luận khoa học, các giá trị và chuẩn mực đạo đức, các quy định của pháp luật, truyền thống của con người Việt Nam, trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng, Tổ quốc. Kỹ năng Lựa chọn các hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Góp phần đào tạo những con người mới vừa có tri thức khoa học vừa có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất chính trị sống có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và xã hội và chính bản thân mình.

Tuy nhiên, một thực tế mà chúng ta không thể phủ nhận là một bộ phận HS vẫn còn thờ ơ với môn học, các em chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của môn GDCD. Các vấn đề bạo lực học đường, các tện nạn xã hội, trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật. có xu hướng gia tăng.

Trước thực trạng đó, việc khơi dậy hứng thú học tập môn giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả học tập môn GDCD của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Lợi tôi quyết định chọn đề tài: “Tạo hứng thú học tập môn GDCD lớp 10 phần công dân với đạo đức ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi”

 

doc 26 trang thuychi01 8582
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tạo hứng thú học tập môn Giáo dục công dân lớp 10 phần công dân với đạo đức ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho thế hệ trẻ. Đó là những người lao động mới phát triển hài hòa trên tất cả các mặt đức, trí, thể, mĩ, lao động. Do đó, nhà trường phổ thông phải thực hiện đồng thời nhiều nhóm giải pháp trong đó trọng tâm là dạy học dựa vào hoạt động tích cực của HS với sự tổ chức, định hướng của GV nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành năng lực và phương pháp tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh.
Điều này nói lên vị trí đặc biệt quan trọng của GDCD trong nhà trường THPT. Cùng với các môn học khác, môn GDCD trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về thế giới quan, phương pháp luận khoa học, các giá trị và chuẩn mực đạo đức, các quy định của pháp luật, truyền thống của con người Việt Nam, trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng, Tổ quốc. Kỹ năng Lựa chọn các hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Góp phần đào tạo những con người mới vừa có tri thức khoa học vừa có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất chính trị sống có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và xã hội và chính bản thân mình. 
Tuy nhiên, một thực tế mà chúng ta không thể phủ nhận là một bộ phận HS vẫn còn thờ ơ với môn học, các em chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của môn GDCD. Các vấn đề bạo lực học đường, các tện nạn xã hội, trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật... có xu hướng gia tăng.
Trước thực trạng đó, việc khơi dậy hứng thú học tập môn giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả học tập môn GDCD của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Lợi tôi quyết định chọn đề tài: “Tạo hứng thú học tập môn GDCD lớp 10 phần công dân với đạo đức ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi”
1. 2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập môn GDCD của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Lợi trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập môn GDCD cho học sinh trường THPT Nguyễn Thị Lợi. 
1. 3. Đối tượng nghiên cứu	
	Hứng thú học môn GDCD lớp 10 - phần công dân với đạo đức ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi thành phố Sầm Sơn.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu 
Để thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành hai nhóm phương pháp nghiên cứu:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết bao gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá.
	Nhóm phương pháp thực nghiệm: Gồm chuẩn bị thực nghiệm, tiến hành thực nghiệm, xử lí kết quả điều tra thực nghiệm và đưa ra kết luận khoa học.
1. 5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn GDCD ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập môn GDCD tại trường THPT Nguyễn Thị Lợi.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong xã hội ngày nay yêu cầu đặt ra cho mỗi cá nhân không chỉ cần kiến thức, kinh nghiệm mà còn phải có rất nhiều kỹ năng, một trong những kỹ năng quan trọng nhất là kỹ năng tự học. Chính vì vậy, người GV không chỉ đơn thuần là người truyền đạt tri thức cho HS mà quan trọng hơn là phải dạy cho các em cách học, phải làm thế nào để khơi dậy những điểm mạnh vốn có của HS đó là sự ham học hỏi, muốn khám phá bản thân và thế giới, tính độc lập, sáng tạo....trong quá trình đó người GV cần khéo léo, linh hoạt tổ chức các hoạt động dạy học để thu hút các em tham gia. Do đó, khơi dậy hứng thú học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD ở trường THPT là vô cùng cần thiết. 
Hứng thú có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người, nếu không có hứng thú đa dạng thì sẽ không thể có được sự phát triển nhân cách một cách toàn diện. Do đó, một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là phải thức tỉnh và hình thành hứng thú phong phú cho người học. 
Tạo hứng thú trong học tập là tập hợp nhiều phương pháp nhằm tạo ra sự hưng phấn trong tư duy,trong nhận thức nhằm phát huy tính tích cực. Tạo hứng thú học tập sẽ giúp người học tham gia vào các hoạt động học tập ở mức độ cao, người học chủ động, tích cực tham gia bằng chính các hoạt động của mình.
Đã có rất nhiều bài báo, cuốn sách, tạp chí trong thời gian qua nghiên cứu về tạo hứng thú học tập cho học sinh. Tuy nhiên, tại trường THPT Nguyễn Thị Lợi chưa có một đề tài nào nghiên cứu về việc tạo hứng thú học tập môn GDCD cho học sinh trong nhà trường. Vì vậy, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo nhà trường nói riêng và chất lương giáo dục trong giai đoạn hiện nay nói chung tôi đã lựa chọn đề tài « Tạo hứng thú học tập môn GDCD lớp 10- phần công dân với đạo đức ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi ».
2.2. Thực trạng dạy học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi.
2.2.1.Thực trạng chung: 
Môn GDCD có nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc giáo dục cho HS những tri thức về thế giới quan một cách tương đối có hệ thống, toàn diện, giúp cho HS hiểu đúng quy luật phát triển tất yếu của tự nhiên, của xã hội và của tư duy, nhận thức đúng đắn cuộc sống của cá nhân và cộng đồng; biết sống trong điều kiện cụ thể của bản thân, gia đình và xã hội, luôn luôn có ý thức vươn tới cái đẹp. Chính trên cơ sở những tri thức đó, HS sẽ dần hình thành những quan điểm mới, có động cơ, hoài bão, lòng tin và hành vi tốt đẹp của con người. Đồng thời, thông qua tri thức của môn GDCD sẽ hình thành từng bước phương pháp nhận thức tư duy khoa học và phương pháp hành động đúng quy luật khách quan.
	Trong những năm gần đây, vị trí môn GDCD ở trường THPT ngày càng được nâng cao, điều này thể hiện trong công tác thi cử và kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh chưa quan tâm một cách đầy đủ và nghiêm túc tới môn học, điều này đang đặt ra nhiều vấn đề đối với người dạy, người học và các cấp quản lý.
2.2.2.Về phía học sinh:
Nhiều học sinh có hứng thú đối với kiến thức môn học, được thể hiện thông qua việc chọn ban thi THPT quốc gia, chất lượng kiểm tra, đánh giá môn học. Song một bộ phận học sinh tỏ ra không thích học môn GDCD vì nhiều phần có kiến thức cơ bản của các khoa học triết học, kinh tế chính trị, pháp luật rất khó, được cụ thể hóa trong chương trình. Hơn nữa nhiều học sinh và phụ huynh vẫn còn có những nhận thức, quan niệm cho rằng môn GDCD chỉ là môn học bổ trợ hoặc đồng nhất môn GDCD với môn chính trị hoặc đạo đức thuần túy. 
Do đầu vào của HS ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi có điểm tuyển sinh rất thấp nên các em chưa có ý thức cao trong học tập và rèn luyện, các em chưa xác định được mục đích và động cơ học tập đúng đắn ngay từ đầu. 
Thêm nữa, nhiều học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá bài học, chưa có thái độ học tập nghiêm túc, chưa tích cực trong quá trình học tập môn GDCD, HS chưa thấy được tầm quan trọng của môn học. Những sai lầm trong nhận thức đã kéo theo những hạn chế trong hoạt động thực tiễn dạy học bộ môn. Hiện trạng của sự nhận thức và quan niệm sai lầm về vị trí của môn học đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cũng như vị thế của môn này trong nhà trường phổ thông hiện nay.	
2.2.3.Về phía giáo viên:
Từ thực trạng học tập môn GDCD ở Trường THPT Nguyễn Thị Lợi cho thấy một trong những nguyên nhân khiến HS còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức môn học đó chính là phương pháp dạy và cách đánh giá của GV chưa có nhiều sự đổi mới. Giáo viên chưa khơi dậy được hứng thú học tập bộ môn cho các em. Đối với mỗi bài dạy GV gần như chỉ truyền thụ kiến thức cho HS chứ chưa tổ chức được môi trường cho HS chủ động suy nghĩ, tích cực khám phá, chiếm lĩnh tri thức. 
Về phương pháp đánh giá HS còn nặng về yêu cầu tái hiện kiến thức, việc vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề, tình huống thực tế còn hạn chế.
Các thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học bộ môn ít được sử dụng. GV chủ yếu dùng phương pháp truyền thụ tri thức một chiều, còn HS tiếp thu bài học một cách thụ động. Trong khi đặc điểm tri thức của môn GDCD lại mang tính khái quát cao và trừu tượng, để tăng tính hấp dẫn của môn học và đẩy nhanh quá trình tiếp thu nắm bắt kiến thức của HS thì rất cần đến sự hỗ trợ của thiết bị và phương tiện dạy học hiện đại cùng phương pháp tổ chức học tập tích cực.
2.3. Các giải pháp nhằm tạo hứng thú học tập môn GDCD lớp 10 ở trường THPT.
Việc khơi dậy hứng thú học tập môn GDCD phải được xác lập trên những cơ sở nhất định, phải căn cứ vào nội dung, mục tiêu của bài học, đặc điểm đối tượng học sinhTrong quá trình dạy học. Việc sử dụng các biện pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho HS là rất phong phú và đa dạng. Tuỳ theo sự sáng của mỗi GV. Song để tạo được hứng thú học tập cho HS, GV cần phải thực hiện nhiều giải pháp, khéo léo vận dụng và tổ chức linh hoạt, kết hợp nhuẫn nhuyễn các phương pháp dạy học tích cực cùng với việc sử dụng công nghệ thông tin, tổ chức những trò chơi sáng tạo, đơn giản sẽ góp phần làm cho giờ học hấp dẫn, sinh động, từ đó bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh.
2.3.1.Đối với khâu chuẩn bị
-Về phía giáo viên: Tìm hiểu kỹ lưỡng, nhuần nhuyễn nội dung bài học nhằm nắm vững các đơn vị kiến thức, xác định kiến thức trọng tâm của bài học, mục tiêu của từng đơn vị kiến thức để từ đó xác định phương pháp dạy học, cách thức tổ chức các hoạt động học tập phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Việc soạn bài, thiết kế bài dạy phải phù hợp với từng đối tượng HS, lựa chọn và sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học cho đến việc tiến hành dạy học và kiểm tra đánh giá HS.	
Thường xuyên cập nhật các thông tin của đời sống xã hội, các vấn đề về lý luận và thực tiễn,phân tích, chọn lọc thông tin để phục vụ cho bài dạy của mình. Tích cực siêu tầm tài liệu như: tranh, ảnh, video, số liệu, truyện liên quan đến nội dung của bài học.
Hướng dẫn học sinh đọc bài kĩ ở nhà, tìm kiếm các thông tin liên quan đến nội dung của bài học.
-Về phía học sinh: Ngay từ đầu HS phải có thái độ đúng đắn đối với môn học, phải biết vận dụng các tri thức của môn học vào giải quyết các vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra, chủ động tìm kiếm các nguồn tri thức mới, liên quan đến nội dung bài học và có phương pháp để giải quyết tốt các vấn đề mà GV đưa ra.
Cần chuẩn bị bài chu đáo trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên được thực hiện trong các phần hướng dẫn hoạt động nối tiếp trong mỗi tiết học. Cần đọc kĩ bài để có thể hiểu ở mức độ cao nhất có thể chứ không nên đọc qua loa cho có. 
Dưới sự chỉ đạo của GV, HS phải dần dần có được những phẩm chất và năng lực thích ứng với phương pháp dạy học tích cực như: giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình
	Tham gia tích cực trong suốt quá trình học, phải tự thực hiện nhiệm vụ học tập bằng tất cả khả năng, tri thức và kinh nghiệm sống mà mình đã có. 
2.3.2. Đối với hoạt động dạy học trên lớp
2.3.2.1.Tạo hứng thú học tập thông qua hoạt động khởi động
 	 Phần mở bài là một khâu rất quan trọng. Nếu mở bài thuyết phục là bước đầu thành công của bài giảng. Để làm được điều đó giáo viên phải tạo được tâm thế cho học sinh trước khi bước vào tìm hiểu kiến thức mới. Cần tạo ra được tâm lý thoải mái ngay từ những phút đầu của bài học. Phải tạo không khí sáng tạo, cởi mở trong giờ học, khuyến khích các em làm việc, động viên, khích lệ các em giải quyết các vấn đề mà GV đưa ra.
 	Để thu hút được sự chú ý của học sinh giáo viên có thể bắt đầu bài học bằng một bài hát, một câu chuyện, một tình huống, một bức tranh, ảnh hoặc một đoạn phim tư liệumang nội dung tư tưởng liên quan đến nội dung của bài học. Từ đó tổ chức hướng dẫn các em tiếp nhận và xử lý thông tin.
	Ví dụ1: Giúp HS tự tìm hiểu xem đạo đức là gì? Các em đã thực hiện đạo đức như thế nào GV sử dụng máy chiếu để chiếu các tình huống sau:
	Tình huống 1: Trên đường đi học về, Mai đã bị một nhóm nữ sinh đón đường đánh và xé quần áo.
	Tình huống 2: HS trường Nguyễn Thị Lợi tham gia chương trình “tết vì bạn nghèo”.
Tình huống 3: Công ty H sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng.
Tình huống 4: Bạn A nhường chỗ cho người già khi đi trên xe bus.
 GV nêu câu hỏi:
	+ Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn trong hai tình huống trên?
	+Từ những việc làm mà các em quan sát trong cuộc sống hằng ngày, em hãy cho biết thế nào là đạo đức?
	+ Nếu vi phạm các chuẩn mực đạo đức sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
 HS suy nghĩ trả lời cả lớp nhận xét bổ sung sau đó giáo viên nhận xét và kết luận:
+Tình huống1: hành vi của nhóm nữ sinh thể hiện hành động thiếu đạo đức, bạo lực học đường, vi phạm chuẩn mực đạo đức và vi phạm pháp luật.
+Tình huống 2 và 4 được xem là những hành vi có đạo đức vì nó phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng.
+Tình huống 3 là hành vi thiếu đạo đức vì nó bất chấp lợi ích của cộng đồng, xã hội, chạy theo lợi ích cá nhân.
Trong thực tế không phải ai cũng có thể điều chỉnh hành vi đạo đức của mình và thực hiện nó để hiểu roc hơn về đạo đức và vai trò của đạo đức chúng ta sẽ tìm hiểu bài 10: quan niệm về đạo đức.
Ví dụ 2: Kích thích HS có hứng thú tìm hiểu khái niệm tình yêu, tình yêu chân chính, hôn nhân, gia đình và các chức năng của gia đình giáo viên tổ chức cho học sinh xemvideo: video hay nhất về tình yêu - ý nghĩa hay nhất về tình yêu https://www.youtube.com/watch?v=OdhO9Rrw1Hw
Và đưa ra các câu hỏi: nội dung của video nói về điều gì? Tin nhắn dành cho những ai? Mục đích của những tin nhắn đó là gì? Học sinh theo dõi video chia sẻ thông tin theo cặp và trả lời câu hỏi sau đó giáo viên nhận xét và kết luận: Nội dung của video nói về thông điệp tình yêu. Những tin nhắn được gửi cho rất nhiều đối tượng (người đang cô đơn, người không còn cô đơn, dân chơi, người đã lập gia đình, người đã đính hôn...)sau một đối tượng là một thông điệp về cách yêu, cách để được sống trong tình yêu...tình yêu là một dạng tình cảm đặc biệt của con người khi đến tuổi trưởng thành, nó không chỉ góp phần điều chỉnh hành vi của con người mà còn làm bộc lộ nhiều phẩm chất đạo đức của cá nhân, tình yêu chân chính sẽ dẫn đến hôn nhân và đời sống hôn nhân sẽ tạo nên gia đình.
Ví dụ 3: Kích thích HS có hứng thú tìm hiểu khái niệm lòng yêu và biểu hiện của lòng yêu nước,trách nhiệm của công dân, học sinh đối với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
GV cho học sinh nghe bài hát : “Giai điệu tổ quốc” và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Nội dung của bài hát nói lên điều gì? Em suy nghĩ như thế nào về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam? Là học sinh em sẽ làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
 	GV kết luận: Nội dung của bài hát nói lên tình yêu tổ quốc. Việt nam là tổ quốc của chúng ta. Đó là tên gọi của đất nước ta một cách thiêng liêng, trìu mến. Là công dân của nước Việt Nam chúng ta không chỉ yêu nước mà còn phải thực hiện trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vậy lòng yêu nước là gì? Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam được thể hiện như thế nào? Chúng ta cần phải làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? Để trả lời những câu hỏi này chúng ta sẽ tìm hiểu bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2.3.2.2. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong hoạt động hình thành kiến thức.
Phương pháp dạy học tích cực là cách thức dạy học theo lối phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Ở đó, GV là người giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới. GV có vai trò là trọng tài , cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy. GV là người nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của HS; từ đó hệ thống hoá các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững.
Với ưu điểm là chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học sẽ làm giảm bớt việc thuyết trình, diễn giải; Tăng cường dẫn dắt, điều khiển, tổ chức, xử lý tình huống do đó, có thể khơi gợi và duy trì hứng thú học tập cho học sinh.GV có thể sử dụng đồng thời nhiều phương pháp và cách thức cụ thể trong việc làm “mềm” hóa môn học bằng những ví dụ, tấm gương, câu chuyện, trò chơi sinh động trong đời sống thực tế. Có thể thay cách thuyết giảng một chiều bằng việc nêu những câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề thảo luận để tạo sự hào hứng và cuốn hút HS vào bài học.
Mặt khác, cần đầu tư hơn trong việc sưu tầm tư liệu, tranh ảnh minh họa, cùng các dụng cụ trực quan tạo ra sự sinh động cho mỗi giờ lên lớp.
a. Phương pháp kể chuyện và vấn đáp.
Là hình thức GV dùng câu chuyện để làm sáng tỏ tri thức của bài 
học, qua nội dung câu chuyện học sinh sẽ nắm được tri thức bài học hay nói 
cách khác là thay cho việc dùng lý luận để phân tích, lý giải tri thức bài học 
cho học sinh. 
Ví dụ: Ở phần: Lương tâm của bài 11 giáo viên có thể sử dụng câu chuyện: “Sự ngỗ nghịch đáng ân hận suốt đời (trích trong dế mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài) để giúp học sinh hiểu được lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ giữa người khác và xã hội. Chuyện về sự ngông cuồng và dại dột của Dế Mèn đã dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nhưng sau hành động của mình Dế mèn rất ân hận, “nào tôi có biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi ân hận lắm. Anh mà chết là chỉ do cái tội ngông cuồng, dại dột của tôi, tôi biết làm thế nào bây giờ? Sau khi Dế Choắt tắt thở, Dế Mèn đã kiểm điểm hành vi sai lầm của mình: tôi đứng lặng giờ lâu nghĩ về bài học đường đời đầu tiên. Còn về phần Dế Choắt lại rất rộng lượng, tha thứ cho lỗi lầm của Dế Mèn và không quên khuyên nhũ Dế Mèn: “thôi tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được, nhưng trước khi nhắm mắt tôi khuyên anh: ở đời mà có cái thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, thì sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy”.
Giáo viên hỏi: qua câu chuyện trên em có nhận xét gì về hành động của Dế Mèn? Hành vi kiểm điểm sai lầm của Dế Mèn đã thể hiện điều gì? 
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi, cả lớp nhận xét, bổ sung sau đó GV nhận xét và kết luận: Hành động của Dế Mèn thể hiện sự ngông cuồng và rất dại dột, hậu quả của hành vi đó là cái chết của Dế Choắt. Điều này đã khiến Dế mèn vô cùng ân hận. Sự ân hận đã khiến Dế Mèn kiểm điểm sai lầm của mình đây chính là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi của Dế Mèn mà cụ thể là sự cắn rứt của lương tâm.
Vậy theo em lương tâm là gì? Lương tâm tồn tại ở những trạng thái nào? Các trạng thái của lương tâm có ý nghĩa như thế ào đối với cá nhân? Để trở thành người có lương tâm trong sáng chúng ta cần phải làm gì?
b. Phương pháp trực quan
Sử dụng phương pháp này giúp tri thức của bài học trở nên sinh động, kích thích được tính tích cực trong quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh. Giúp học sinh huy động sự tham gia của nhiều giác quan, phát triển năng lực chú ý, quan sát, hình thành và bồi dưỡng trí tò mò khoa học của học sinh. Tuy nhiên phương pháp này có thể làm HS bị phân tán chú ý, thiếu tập trung vào các dấu hiệu cơ bản nhất của sự tiếp nhận tri thức, thậm chí còn hạn chế sự phát triển năng lực tư duy trừu tượng của học sinh. Vì vậy, để sử dụng phương pháp này GV phải sử dụng phương tiện phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của tiết học, các tài liệu đưa ra cần đảm bảo tính chính xác, chân thực, rõ ràng. Phải xác định được thời điểm sử dụng sao cho thích hợp và hiệu quả nhất.
Ví dụ: Để tìm hiểu khái niệm Tình yêu GV dẫn dắt và đặt câu hỏi: Những cung bậc, những cảm xúc mãnh liệt của tình yêu là nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca.
 +Em hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ, đoạn thơ hoặc bài hát nói về tình yêu?
 +Tình yêu có những biểu hiện gì?
HS trả lời sau đó GV kết luận trình chiếu cho học sinh xem một số câu ca dao, tục ngữ, đoạn thơ hoặc bài hát về tình yêu sau đó kết luận: Có những biểu hiện nhung nhớ, quyến luyến, mãnh liệt, dạt dào, niềm vui sướng, hạnh phúc và sẵn sàng hi sinh cho nhau. Nhưng tình yêu cũng chứ đựng nỗi buồn, sự ghen tuông và đau khổ. Trong thực tế thì biểu hiện của tình yêu rất đa dạng và phong phú, không bao giờ có một tình yêu chung cho tất cả mọi người. Mỗi một tình yêu có một biểu hiện, một sắc thái riêng tùy thuộc vào hoàn cảnh, vào quan niệm của từng người, đúng như Đại danh hào Léptôn-xtôi từng nói: “Có bao nhiêu đầu óc thì có bao nhiêu ý kiến, cũng như vậy có bao nhiêu trái tim

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tao_hung_thu_hoc_tap_mon_giao_duc_cong_dan_lop_10_phan.doc