SKKN Tạo hứng thú học tập khi vận dụng cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp để giải một số bài tập cơ bản về toán - Tin
Sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại đã đặt giáo dục vào thử thách mới, đó là nhằm đào tạo ra thế hệ tương lai vừa có phẩm chất, vừa phải có năng lực tiếp cận khoa học hiện đại để hội nhập với xu thế chung của xã hội. Do vậy giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP KHI VẬN DỤNG CẤU TRÚC RẼ NHÁNH, CẤU TRÚC LẶP ĐỂ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ BẢN VỀ TOÁN-TIN Người thực hiện: Nguyễn Thị Thoan Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực môn: Tin Học THANH HOÁ NĂM 2018 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG 1. Mở đầu............................................................................................. 1 1.1 Lí do chọn đề tài...................................................................... 1 1.2 Mục đích nghiên cứu............................................................... 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu............................................................. 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................ 2 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.......................................... 2 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm................................. 3 Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu..................................................... Câu lệnh ghép............................................................................. 3 3 Cấu trúc lặp với số lần biết trước............................................... 3 Cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước...................................... 4 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.... 4 2.3 Các giải pháp giải quyết vấn đề................................................ 4 Một số bài tập vận dụng cấu trúc rẽ nhánh ............................. 5 Một số bài tập vận dụng cấu trúc lặp ........................................ 11 2.4 Kết quả thu được........................................................................ 16 3 .Kết luận, kiến nghị......................................................................... 17 3.1 Kết luận..................................................................................... 17 3.2 Kiến nghị................................................................................... 17 1.Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài. Sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại đã đặt giáo dục vào thử thách mới, đó là nhằm đào tạo ra thế hệ tương lai vừa có phẩm chất, vừa phải có năng lực tiếp cận khoa học hiện đại để hội nhập với xu thế chung của xã hội. Do vậy giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. Bộ môn tin học THPT thường ít được quan tâm, yêu thích vì nó không thuộc tổ hợp môn thi đại học nào. Tin học đối với học sinh là môn khó đặc biệt là chương trình tin 11 vì kiến thức lập trình đối với đa số học sinh là khó tiếp cận. Trong nhiều năm giảng dạy tôi thấy việc tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn lập trình Pascal trong chương trình tin học 11 là một việc làm rất cần thiết và cần đầu tư. Thực tế các em thường yêu thích môn toán vì môn toán nằm trong nhiều tổ hợp thi đại học do vậy tôi đưa ra sang kiến vận dụng ngôn ngữ lập trình Pascal giải các bài toán mà các em yêu thích. Sáng kiến kinh nghiệm “Tạo hứng thú học tập khi vận dụng cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp để giải một số bài tập cơ bản về Toán-Tin” minh chứng cho ứng dụng của ngôn ngữ lập trình Pascal mà học sinh có thể nhìn thấy và nhận ra ngay đồng thời tôi muốn gửi tới các bạn đồng nghiệp một chút kinh nghiệm của bản thân để học sinh thật sự yêu thích môn tin học mà cụ thể là ngôn ngữ lập trình Pascal. 1.2. Mục đích nghiên cứu. - Tạo hứng thú học tập khi vận dụng cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp giải một số bài tập cơ bản về Toán-Tin. Khơi dậy các em đam mê yêu thích môn tin, thấy được ứng dụng đơn giản, cụ thể, thiết thực của lập trình Pascal với toán học. - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông nói chung và môn Tin học nói riêng. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. - Nghiên cứu cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp và một số bài tập cơ bản về Toán-Tin - Học sinh khối 11 trường THPT Nga Sơn các năm học 2017-2018 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Dựa trên cơ sở lý thuyết môn toán môn học cơ sở cho sự phát triển tư duy lập trình trong tin học - Dựa trên cơ sở lý thuyết của ngôn ngữ lập trình Pascal - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế 2. Nội dung của sang kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho người học luôn là vấn đề quan trọng trong hoạt động dạy-học bởi đây là một hoạt động phức tạp trong đó chất lượng hiệu quả cơ bản phụ thuộc vào người học. Các nhà nghiên cứu tâm lý cho rằng, hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm cá nhân trong quá trình hoạt động. Sự hứng thú biểu hiện trước hết ở sự tập trung cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động. Trong bất kì công việc gì nếu có hứng thú làm việc, con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động làm nảy sinh khát vọng hành động một cách sáng tạo. Khi có hứng thú say mê trong nghiên cứu, học tập thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn. Trên thực tế những người không thích, không hứng thú khi học môn học nào đó thường là những người không học tốt môn học đó, chính vì vậy việc tạo hứng thú cho người học được xem là yêu cầu bắt buộc đối với bất cứ ai làm công tác giảng dạy, đối với bất cứ môn học nào 2.1 .Cơ sở lí luận Theo định lí Bohn Jacopini (Bon Ja_co_pi_ni)1: Mọi quá trình tính toán đều có thể mô tả và thực hiện dựa trên ba cấu trúc cơ bản là cấu trúc tuần tự, cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp. Do vậy học sinh cần nắm được các cấu trúc sau: a1. Cấu trúc rẽ nhánh. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu: if then ; Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ: if then else ; Trong đó: - Điều kiện là biểu thức logic, nhận giá trị TRUE hoặc FALSE - Câu lệnh, câu lệnh1, câu lệnh 2 là một câu lệnh của Pascal . b1. Câu lệnh ghép Begin ; End; Câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 trong các câu lệnh if then ở trên có thể là câu lệnh ghép. c1. Cấu trúc lặp với số lần biết trước và câu lệnh for-do Dạng lặp tiến: For:= to do ; Dạng lặp lùi: For:= downtodo; Trong mục 2.1 Định lí Bohn Jacopini, cấu trúc rẽ nhánh, câu lệnh ghép, cấu trúc lặp với số lần biết trước được tham khảo từ tài liệu tham khảo số 1 Trong đó: - Biến đếm là biến đơn, có kiểu nguyên hoặc kí tự - Giá trị đầu, giá trị cuối, là các biểu thức cùng kiểu với biến đếm và giá trị đầu phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối. d1. Cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước và câu lệnh While-do while do ; Trong đó: - Điều kiện là biểu thức logic; - Câu lệnh là một câu lệnh đơn hoặc ghép. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Thực tế giảng dạy môn Tin Học tại trường THPT Nga sơn nhiều năm tôi thấy trong những năm trở lại đây ý thức được nhu cầu xã hội và điều kiện sơ sở vật chất được nâng lên nên các em học sinh dành nhiều thời gian cho môn học, từ đó mà chất lượng học sinh được nâng lên đặc biệt là tin học khối lớp 10,12 vì tin học gần gũi với đời sống và được ứng dụng nhiều thực tế. Tuy nhiên đối với môn tin học 11 chưa cao thể hiện rõ kết quả bài kiểm tra còn thấp, tỉ lệ các em giải được các bài tập trong sách giáo khoa và các bài tập thực hành là rất thấp. Khó có những sản phẩm để các em nhìn thấy. Việc tư duy thuật toán cũng là một nội dung khó đối với các em. Điều này dẫn đến rất nhiều học sinh không thích dẫn đến học kém môn này. Bên cạnh đó tôi nhận thấy các em tỏ ra hứng thú khi giải quyết được các bài toán toán học bằng nhiều bộ test khác nhau. Nhiều em tỏ ra rất thích thú khi lập trình để giải được một bài toán và cho chạy ra kết quả đúng từ đó hăng say giải quyết các bài toán khó hơn. Bằng cách này vừa thúc đẩy các em trong việc học môn toán và nhận ra học ngôn ngữ lập trình Pascal không quá khó, yêu thích môn học hơn. 2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề Cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước và câu lệnh While –do được tham khảo từ TLTK số 1 a. Một số bài tập vận dụng cấu trúc rẽ nhánh: Bài toán 16: Lập trình giải phương trình bậc 2: ax2+bx+c=0 (a0). Tôi đưa ra bài toán giải phương trình bậc 2 vì với các em thuật toán này khá quen thuộc bước đầu các em dễ dàng vận dụng cấu trúc rẽ nhánh để viết chương trình. Xác định bài toán: Input: Nhập các hệ số a,b,c (a0); Output: Thông báo nghiệm của phương trình. D¬ b2-4ac Ý tưởng: kiểm tra r>=0 Thông báo vô nghiệm Tính và đưa ra nghiệm phương trình Kết thúc Sai Đúng Vận dụng cấu trúc ifthen đưa ra chương trình: Program ptbac2; Uses crt; Var a,b,c,delta, x1,x2: real; Begin Clrscr; Bài toán 1 được tham khảo từ TLTK số 6 Write('nhap a,b,c') ; read(a,b,c); Delta:=b*b-4*a*c; If delta<0 then writeln('phuong trinh vo nghiem'); If delta=0 then writeln('phuong trinh co nghiem kep la', -b/2*a:7:2); If delta>0 then Begin X1:=(-b-sqrt(delta))/2*a; X2:=(-b+sqrt(delta))/2*a; Writeln('phuong trinh co 2 nghiem phan biet la',x1:7:2,x2:7:2); End; Readln; End. Sau khi lập trình và chạy chương trình với nhiều bộ test khác nhau học sinh rất hứng thú với chương trình mình viết ra điều này giúp các em hăng hái làm những bài toán khó hơn Bài toán 26: Bài tập 3/39 SGK Đại số 10 được phát biểu lại như sau: Cho hàm số y = 3x2-2x +1 Các điểm M(-1;6), N(1;10), P(0,1) có thuộc đồ thị hàm số không? Xác định bài toán: Input: Nhập vào tọa độ x và y Output: Kết luận điểm có thuộc đồ thị hàm số hay không? Tôi đưa ra bài này giúp các em vận dụng cấu trúc If ... Then dạng đủ. Đồng thời học sinh nhớ lại tính chất điểm thuộc hàm số. Từ kiến thức các em được học trong toán học các em dễ dàng vận dụng nó trong lập trình. Nếu một tọa độ điểm (x,y) thỏa mãn phương trình hàm số đã cho thì thông báo điểm đó thuộc đồ thị còn không thông báo điểm đó không thuộc đồ thị. Bài toán 2 được tham khảo từ TLTK số 6 Chương trình: Program Hamso; Var y,x:real; Begin Writeln('Nhap vao toa do diem can kiem tra'); Write(' nhap x,y '); read(x,y); If y=3*sqr(x)-2*x +1 then Write('Diem co toa do (',x,',',y,') thuoc do thi ham so') Else Write('Diem co toa do (',x,',',y,') khong thuoc do thi ham so'); Readln; End. Thông qua chương trình này giáo viên có thể phát triển cho học sinh nhìn thấy ứng dụng của tin học trong môn toán. Đối với các hàm số bất kì khác ta đều kiểm tra được một điểm có thuộc đồ thị đã cho hay không? Bài toán 36: Giải hệ phương trình: ìa1x + b1y = c1 í îa2x + b2y = c2 Xác định bài toán: Input: Nhập các hệ số của hệ phương trình a1,a2,b1,b2,c1,c2 Output: Nghiệm của hệ phương trình Để lập trình giải được bài toán hệ phương trình hai ẩn yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức, cách giải hệ trong chương trình đại số 10, vận dụng cấu trúc rẽ nhánh viết chương trình. Chương trình: Program giai_he_hai_an; Bài toán số 3 được tham khảo từ TLTK số 6 Uses crt; Var a1,a2,b1,b2,c1,c2:real; Dx,dy, d: real; Begin Clrscr; Writeln('GIAI HE HAI AN:'); Writeln('-------------------------------'); Write('Nhap a1,b1,c1'); Read(a1,b1,c1); Write('Nhap a2, b2,c2='); readln(a2,b2,c2); d:=a1*b2-b1*a2; dx:=c1*b2-b1*c2; dy:=a1*c2-a2*c1; if d=0 then begin if (dx=0) and(dy=0) then writeln(' he vo so nghiem'); if ((dx=0) and( (dy0)) or ((dx0) and(dy=0)) then write('he vo nghiem') end else begin writeln('he co nghiem duy nhat'); writeln('x=', dx/d:4:2, 'va y=', dy/d:4:2); end; readln; end. Thông qua chương trình này học sinh sẽ được khắc sâu và hiểu rõ hơn về cấu trúc If .. Then .. Else cũng như sự hoạt động tuần tự của máy tính khi thực hiện chương trình. Bài toán 43: Bài 3/18 Sách bài tập tin 11. Cho ba số nguyên m, n, k. Nếu ba số này theo thứ tự nhập vào tạo thành một cấp số cộng thì tăng gấp đôi mỗi số, trong trường hợp ngược lại thì giảm mỗi số một đơn vị. Viết chương trình thực hiện yêu cầu trên Xác định bài toán: Input: m,n,k là các số nguyên Output: Kết luận m,n,k có là cấp số cộng hay không? Với bài tập này học sinh được luyện cấu trúc rẽ nhánh đủ dựa trên nền tảng kiến thức toán học về cấp số cộng. Giáo viên hỏi học sinh về tính chất của cấp số cộng. Nếu 3 số m, n, k theo thứ tự tạo thành một cấp số cộng thì ta có điều gì? Học sinh trả lời 2*n=(m-k); áp dụng để viết chương trình Chương trình: Program bai3_18sachbttin; Var m,n,k: integer; Begin Write('nhan m,n,k'); Read(m,n,k); If 2*n=(m+k) then Begin Writeln('3 so',m,',',n,',',k,'lap thanh mot cap so cong'); N:=n*2; m:=m*2; k:=K*2; Writeln('m=',m:4,'n=',n:4,'k=',k:4); Bài toán 4 được tham khảo từ TLTK số 3 End Else begin Writeln('3 so',m,',',n,',',k,' khong lap thanh mot cap so cong'); N:=n-1; m:=m-1; k:=k-1; Writeln('m=',m:4,'n=',n:4,'k=',k:4); End; Readln; End. Bài toán 5: Bài 1/49 SGK Đại số 10 Xác định tọa độ đỉnh và các giao điểm với trục tung, trục hoành (nếu có của mỗi Parabol) Y = x2-3x+2 Y = -2x2+4x-3 Y= x2-2x Y=-x2+4 Xác định bài toán: Input: Nhập hệ số a,b,c Output: Xác định tọa độ đỉnh và giao điểm với trục tung, trục hoành - Khi định hướng giải bài toán này giáo viên hỏi học sinh công thức tính tọa độ đỉnh của Parabol (x0=-b/2*a;y0=-D/4*a). Từ đó ta viết chương trình tính được tọa độ đỉnh ứng với từng hàm. Các hệ số a,b,c được nhập từ bàn phím. - Trường hợp tìm giao với trục hoành gán x=0 ta dễ dàng tính được y - Trường hợp giao với trục tung tức y=0. Tương đương với việc giải một phương trình bậc hai tìm nghiệm x. Nếu phương trình không có nghiệm thì hàm số không giao với trục hoành. Nếu phương trình có 1 nghiệm hoặc 2 nghiệm phân biệt thì phương trình giao với trục hoành tại một điểm hoặc tại hai điểm. Bài toán 5 được tham khảo từ TLTK số 6 Chương trình: Program Bai1_49 SGK đai 10; Var y,x,x1,x2,a,b,c,d:real; Begin Write('Nhap vao he so a,b,c cua ham so can kiem tra'); read(a,b,c) d:=sqr(b)-4a*c; x:=-b/2*a; y:=-d/4*a; Writeln('Toa do dinh cua ham so la: (',x,',',y,')' ); X:=0; y:=a*sqr(x)+b*x+c; Writeln(‘Toa do diem giao voi truc hoanh la: (',x,',',y,')' ); Y:=0; If d<0 Then Writeln('Do thi giao voi truc tung, khong giao voi truc hoanh') Else If d=0 Then Begin X:= -b/2*a; Writeln('ĐT giao voi truc tung, giao voi truc hoanh tai 1 diem la:(',x,',',y,')'); End Else Begin x1:=(-b+sqrt(d))/2*a; x2:= (-b-sqrt(d))/2*a; Write('ĐT giao voi truc tung va giao voi truc hoanh tai 2 diem la: (',x1,',',y,')'); Write(' va (',x2,',',y,')'); End; Readln; End. b. Một số bài tập vận dụng cấu trúc lặp Bài toán 16: Trang 67 SGK đại số 10. Bài toán phát biểu lại như sau: Lập trình giải bài toán cổ sau: Trăm trâu trăm cỏ Trâu đứng ăn năm Trâu nằm ăn ba Lụ khụ trâu già Ba con một bó Vận dụng kiến thức toán học hệ phương trình bậc nhất ba ẩn và cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp đưa ra chương trình sau Chương trình: Program baitoanco; Uses crt; Var i,dung, nam, gia: byte; Begin Clrscr; //so trau dung tu 1 den 20 For dung:=1 to 20 do //so trau nam tu 1 dem 33 For nam:=1 to 33 do Begin Gia:=100-dung-nam; If gia mod 3=0 then If dung *5 +nam*3+ (gia div 3) = 100 then Writeln('dung:',dung:4,'nam',nam:4,'gia',gia:4); End; Readln; End. Trong phần 2.3.b Bài toán 1 được tham khảo từ TLTK số 6 Bài toán 26: Tính n!. Xác định bài toán: Input: Nhập n Output: gt N!=1.2.n (Tích các số tự nhiên từ 1 đến n). Không có công thức để tính n! nhưng ta có công thức truy hồi sau ì0!=1 í în!=n(n-1)! Vận dụng công thức truy hồi trên và cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp ta có chương trình giải bài toán sau: Chương trình: Program giaithua: Uses crt; Var n,i,gt: integer; Begin Clrscr; Writeln(' hay nhap gia tri can tinh giai thua'); Readln(n); If n<0 then writeln('khong tinh duoc'); If n=0 then writeln('gt=',1) Else begin Gt:=1; For i:=n donwto 1 do gt:=gt*i; Writeln(n,'=',gt); End; Readln; End. Bài toán 2 được tham khảo từ TLTK số 6 Bài toán 36: Tính xn (n>0) Xác định bài toán: Input: Nhập x,n Output: lt Chương trình: Program x_luythua_n; Uses crt; Var i,n,x: integer Lt: real; Begin Writenl(' tinh x luy thua n'); Writeln('nhap n, x='); Readln(n,x); If (n=0) and( x0) then writeln(' lt =', 1); Lt:=1; For i:=1 to n do Lt:=lt*x; Writeln('x luy thua n=', lt:4:2); Readln; End. Bài toán 4: Bài 2/92 SGK Đại số 11 Cho dãy số (Un) biết U1=-1, Un+1=Un+3 với n >=1. Viết chương trình in ra 5 số hạng đầu của dãy số. Xác định bài toán: Input: Số hạng đầu u1:=-1 Output: 5 số hạng đầu của dãy Với việc giới thiệu bài toán này, học sinh vừa được tiếp cận khái niệm, tính Bài toán 3, bài toán 4 được tham khảo từ TLTK số 6 chất của dãy số trong toán học nên các em dễ dàng hiểu được yêu cầu của bài toán. Từ kiến thức các em đã biết tôi hướng các em đến câu hỏi. Trong Tin học máy tính giải bài toán này như thế nào? Đề bài đã cho biết số hạng đầu của dãy số và công thức tính Un. Ta sẽ dùng vòng lặp For hoặc While để tính số hạng tiếp theo của dãy số thông qua công thức tính Un+1=Un+3. Sau mỗi lần lặp ta sẽ tính và in ra được một số hạng tiếp theo của dãy số đã cho. Đề bài yêu cầu in ra 5 số hạng đầu tiên nên ta dùng vòng For duyệt từ 2 đến 5 vì số hạng đầu đã biết, chỉ tính từ số hạng thứ 2 trở đi. Program Bài 2_92 SGK Đại số 11 Var u,n: integer; Begin U:= -1; Writeln('5 so hang dau cua day so la'); Write(u:5); For n:=2 to 5 do Begin U:=u+3; Write(u:5); End; Readln; End. Program Bài 2_92 SGK Đại số 11 Var u,n: integer; Begin U:= -1;n:=2; Writeln('5 so hang dau cua day so la'); Write(u:5); While n<= 5 do Begin U:=u+3; n:=n+1; Write(u:5); End; Readln; End. Bài toán 56: Tính tổng s= Xác định bài toán: Input: Nhập x,n Output: s Bài toán 5 được tham khảo từ TLTK số 6 Vận dụng kiến thức toán học và cấu trúc lặp ta đưa ra chương trình sau Program tinh_tong_luy_thua; Uses crt; Var i,n: Integer; X,s,lt: real; Begin Clrscr; Writeln(' tong luy thua'); Writeln('nhap x,n'); readln(n,x); S:=0; Lt:=1; For i:= 1 to n do Begin Lt:=lt*x; S:=s+lt; End; Writeln(' tong s=', s:8:2); Readln; End. 2.4. Kết quả thu được. Trong quá trình trao đổi, thảo luận, trình bày học sinh được thể hiện khả năng vận dụng, hiểu biết của mình nên các em tỏ ra hăng hái trong việc giơ tay phát biểu tranh luận. Đồng thời tiết học trở nên sinh động hơn và giáo viên không đóng vai trò là người xây dựng lý luận mà học sinh là người chủ động để giải quyết các vấn đề. Tiến hành trong giảng dạy ở các lớp, tôi nhận thấy sau khi được hướng dẫn học sinh đã biết làm bài tập. Từ đó, kết quả kiểm tra, đánh giá đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, kết quả cụ thể ở các lớp 11E và 11D của hai năm học như sau: Tỉ lệ (%)\Lớp 11E (2017-2018) 11E (2016-2017) 11D (2017-2018) 11D (2016-2017) Giỏi 28 15 15 8 Khá 42 45 42 36 Trung bình 30 35 35 33 Yếu 0 5 8 20 Kém 0 0 0 3 3. Kết luận, kiến nghị 3.1. Kết luận Sau khi vận dụng vào để củng cố, hướng dẫn học sinh thực hiện, tôi nhận thấy: - Học sinh tiếp thu bài tốt hơn, các em đã làm được bài tập, chạy được chương trình do đó tạo hứng thú trong học tập. - Kết quả kiểm tra, đánh giá được nâng lên. Ở các lớp được hướng dẫn thực hiện, tỉ lệ đạt khá giỏi tăng lên, không còn học sinh yếu kém hoặc tỉ lệ này còn rất thấp. - Khi vận dụng vào hướng dẫn cho học sinh đòi hỏi bản thân phải tiếp cận nhiều tài liệu để có nguồn tri thức phong phú, là điều kiện để tôi nâng cao tính tự học, nâng cao kiến thức. Đồng thời tôi mong muốn được phát triển thêm sang kiến kinh nghiệm của mình đó là vận dụng ngôn ngữ lập trình Pascal để giải các bài tích hợp liên môn với các môn khác như lý, hóa, sinh, tiếng anhđể tạo hứng thú trong
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tao_hung_thu_hoc_tap_khi_van_dung_cau_truc_re_nhanh_cau.doc