SKKN Tạo hứng thú học môn toán bằng việc dạy tích hợp và kết hợp với những vấn đề thực tiễn qua buổi ngoại khóa ôn tập về tổ hợp và xác suất

SKKN Tạo hứng thú học môn toán bằng việc dạy tích hợp và kết hợp với những vấn đề thực tiễn qua buổi ngoại khóa ôn tập về tổ hợp và xác suất

 Trong những năm gần đây, hứng thú học môn Toán của HS ở nhiều trường THPT nhìn chung vẫn còn bị hạn chế, không ít em sợ toán, coi việc học toán là một công việc khó khăn, căng thẳng. Không ít em đã đặt câu hỏi với tôi là học những sin, cos, tích phân, đạo hàm, tổ hợp, xác suất. để làm gì cô ?.Sao không thấy áp dụng trong thực tiễn mà cứ phải học ?. Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên có thể do các em chưa thật sự nhận biết tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học toán, chưa được kích thích hành động một cách tích cực, sáng tạo trong quá trình giải toán. Một nguyên nhân nữa là do nội dung môn Toán mang tính hàn lâm, khô khan và phương pháp dạy của GV chưa thật sự hấp dẫn,.

 Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn toán theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho HS, từ đó HS chủ động khám phá ra kiến thức.

 

doc 48 trang thuychi01 6050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tạo hứng thú học môn toán bằng việc dạy tích hợp và kết hợp với những vấn đề thực tiễn qua buổi ngoại khóa ôn tập về tổ hợp và xác suất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TẠO HỨNG THÚ HỌC MÔN TOÁN BẰNG VIỆC DẠY TÍCH HỢP VÀ KẾT HỢP VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN QUA BUỔI NGOẠI KHÓA ÔN TẬP VỀ TỔ HỢP VÀ XÁC SUẤT
 Người thực hiện : Nguyễn Thị Tuyên.
 Chức vụ : Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực môn : Toán
THANH HÓA NĂM 2018
 1. MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài 
 Trong những năm gần đây, hứng thú học môn Toán của HS ở nhiều trường THPT nhìn chung vẫn còn bị hạn chế, không ít em sợ toán, coi việc học toán là một công việc khó khăn, căng thẳng. Không ít em đã đặt câu hỏi với tôi là học những sin, cos, tích phân, đạo hàm, tổ hợp, xác suất... để làm gì cô ?.Sao không thấy áp dụng trong thực tiễn mà cứ phải học ?. Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên có thể do các em chưa thật sự nhận biết tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học toán, chưa được kích thích hành động một cách tích cực, sáng tạo trong quá trình giải toán. Một nguyên nhân nữa là do nội dung môn Toán mang tính hàn lâm, khô khan và phương pháp dạy của GV chưa thật sự hấp dẫn,...
 Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn toán theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho HS, từ đó HS chủ động khám phá ra kiến thức. 
 Vì vậy, tôi chọn đề tài: TẠO HỨNG THÚ HỌC MÔN TOÁN BẰNG VIỆC DẠY TÍCH HỢP VÀ KẾT HỢP VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN QUA BUỔI NGOẠI KHÓA ÔN TẬP VỀ TỔ HỢP VÀ XÁC SUẤT
 ’’. Trong SKKN này tôi muốn đưa ra một cách để cải thiện thực trạng trên bằng cách dạy tích hợp để HS thấy được vai trò môn toán với các môn học khác và gắn toán học vào thực tiễn. Vì hứng thú sẽ tạo ra hiệu quả rất tốt cho việc tiếp thu kiến thức. Hứng thú có vai trò rất to lớn đối với hoạt động của con người nói chung và hoạt động nhận thức nói riêng. Hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức, làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động một cách say mê, sáng tạo, nó tăng sức làm việc ở mỗi người. Trong hoạt động học tập, hứng thú là yếu tố quan trọng thôi thúc HS (học sinh) nắm bắt tri thức một cách nhanh hơn, sâu sắc hơn. Khi có hứng thú học một môn nào đó, HS sẽ tập trung chú ý vào đối tượng nhận thức, nhờ đó quan sát của các em trở nên nhạy bén và chính xác, chú ý trở nên bền vững, việc ghi nhớ dễ dàng và sâu hơn, quá trình tư duy sẽ tích cực hơn, sự tưởng tượng sẽ phong phú hơn . Các em sẽ tự giác, sáng tạo, say sưa, không biết mệt mỏi trong quá trình lĩnh hội, và sự vận dụng những điều lĩnh hội được vào giải các bài tập sẽ linh hoạt, sáng tạo hơn, nhờ đó kết quả học tập của họ sẽ ngày càng nâng cao, năng lực của HS từng bước được hình thành, phát triển một cách tích cực. 
 Trong trường phổ thông trung học toán là môn học đầy thú vị và rất hay nếu chúng ta biết vận dụng trong cuộc sống. Thật vậy, do tính chất trừu tượng, khái quát cao, sự suy luận lôgic chặt chẽ, toán học có khả năng hình thành ở người học óc trừu tượng, năng lực tư duy lôgic chính xác. Việc tìm kiếm cách chứng minh một định lý, tìm lời giải hay cho một bài toán có tác dụng trong việc rèn luyện cho HS các phương pháp tư duy khoa học trong học tập, trong việc giải quyết các vấn đề, biết cách quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, dự đoán, suy luận, chứng minh qua đó rèn luyện cho HS trí thông minh sáng tạo. Không những thế, môn Toán còn góp phần tích cực vào việc giáo dục cho các em những phẩm chất đáng quí trong học tập, lao động và cuộc sống, như: tính kỷ luật, tính kiên trì, tính chính xác, biết cảm thụ cái đẹp trong những ứng dụng phong phú của toán học, tìm ra cái đẹp của những lời giải hay. Khi nhận ra điều này, HS ngày càng yêu thích, say mê môn Toán hơn, tích cực học tập, ứng dụng nó, từ đó mà chất lượng học toán ngày càng cao hơn. Trong môn Toán việc HS giỏi hay khá còn phụ thuộc rất nhiều vào cách truyền đạt kiến thức và tạo sự hứng thú của học sinh với môn học .Vì vậy hứng thú càng trở nên quan trọng trong việc học tập môn Toán ở trường. Chỉ khi có hứng thú thật sự đối với việc học tập môn Toán HS mới thấy được sự hấp dẫn của nội dung tri thức toán học, cũng như những phương pháp khám phá ra nội dung đó. Đồng thời các em cũng cảm nhận được vai trò của toán học đối với đời sống và các ngành khoa học khác. Người ta nói rằng: ’’Toán học là môn khoa học cơ bản nó như lông vũ trên đầu con công và là hòn ngọc trên đầu con rắn’’ 
 Vì vậy tôi muốn gây hứng thú cho việc học toán trên cơ sở dạy môn toán kết hợp với môn học khác và gắn toán học vào cuộc sống.
 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
 SKKN này tôi muốn nghiên cứu về một cách tiếp cận kiến thức của toán học bằng viêc tạo ra hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, một môn học được coi là khô khan, hóc búa thông qua vận dụng kiến thức tích hợp và kết hợp thực tiễn để thu được kết quả lĩnh hội kiến thức hiệu quả nhất . Không những tiếp nhận kiến thức mà còn vận dụng nó vào môn học khác và thực tiễn một cách tích cực nhất .
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Đề tài này nghiên cứu việc tạo ra hứng thú học tập môn toán cho HS thông qua cách tổ chức bài ngoại khóa ‘’ôn tập tổ hợp và xác suất’’ 
1.4. Phương pháp nghiên cứu : 
	Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau :
 * Nghiên cứu tài liệu : 
 - SGK hóa lớp11,12 
- SGK môn sinh 11,12
* Nghiên cứu khảo sát thực tế :
 Phát phiếu điều tra tìm hiểu thực tế
 2.NỘI DUNG 
2.1.Cơ sở lý luận
 Muốn giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, nội dung truyền đạt như thế nào để hấp dẫn và thú vị được cả quá trình học tập.
 2.2.Cơ sở thực tiễn 
 Thực tế tổ hợp xác suất cũng là phần học khó.Trước khi làm giáo án liên môn tôi đã đi khảo sát sơ qua một số lớp 11và 12 với một số câu hỏi như sau:
- Khi ôn tập chương tổ hợp xác suất các em có được chơi trò chơi đoán chữ về các khái niệm tổ hợp xác suất hay không ?
 -Khi học tổ hợp xác suất các em có thấy phần này giúp các em giải bài tập các môn học các hiệu quả lên không ?
- Các em có thấy gặp bài tập thực tế nào mà em đã vận dụng kiến thức tổ hợp xác suất để giải quyết hay chưa? 
 Đa phần các lớp trả lời là không.Thực tế cho thấy cũng như nhiều phần kiến thức toán HS đều tiếp thu theo lối mòn cứng nhắc, khuôn mẫu ( VD: kiểm tra hoặc ôn tập chỉ với hình thức kiểm tra miệng ) và chỉ bó buộc trong sách vở .
Cũng vì thói quen này mà tiết dạy chưa gây được sự hứng thú cho HS khi học. Gần đây theo xu hướng mới viết sách cũng như ra đề thi đều chú trọng việc đưa các bài toán có tính thực tế nhiều hơn. Nhưng HS đa phần các em cứ nhìn vào bài toán tực tế là ngại làm, tệ hơn nữa còn không đọc đề. Do vậy đòi hỏi người giáo viên cần đầu tư nhiều hơn để có một tiết học chất lượng và bổ sung một số cách thức học tập (đưa vào các trò chơi ), những bài toán mang ý thực tế để việc lĩnh hội cũng như vận dụng kiến thức hiệu quả hơn.
 2.3. Các bước đã tiến hành để giải quyết vấn đề 
 Phần tiến hành giải quyết những thực trạng nói trên chính là những ý tưởng và biện pháp cụ thể nêu trong từng hoạt động học ở giáo án dạy học tích hợp: TỔ HỢP, XÁC SUẤT VỚI CÁC MÔN HỌC KHÁC THỰC VÀ MỘT SỐ VÀ MỘT VÀI VẤN ĐỀ THỰC TẾ (đã có ở phụ lục kèm theo). Nên có thể xem ở phần phụ lục ( III . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 
HỌC ).
 2.4. Hiệu quả của SKKN
Dưới đây là phân tích tác dụng, hiệu quả của từng biện pháp đã áp dụng trong những hoạt động của bài dạy. Phân tích để thấy rõ việc tạo hứng thú cho HS như thế nào trong mỗi hoạt động. Tôi sẽ đi theo từng phần của bài dạy .
 Phần 1: Ổn định tổ chức: Từ phần phổ biến nội dung buổi ngoại khóa các em đã rất tò mò.
 Hiệu quả của ý tưởng này :Tiết mục nhảy làm học sinh cảm giác rất thoái mái và hứng khởi cho phần học sắp tới. Đây là buổi ngoại khóa nên việc cho các em biểu diễn một tiết mục văn nghệ để các em được thoải mái thể hiện khả năng bản thân một chút. Bởi vì khoa học đã chúng minh âm nhạc kích thích cả hai bán cầu đại não, giúp tăng sự tập trung, tăng trí nhớ, tăng tính sáng tạo và xả tress...Điều này rất cần cho các tiết học toán. Theo gợi ý cuả tôi các em nên chọn tiết mục nhảy để nhiều em được tham gia và các em rất thích thú và ủng hộ với ý tưởng này. Bởi vì tôi biết các em rất thích thể hiện khả năng của mình. Nền nhạc nhanh tăng hưng phấn hơn. Phần phát phiếu may mắn làm các em rất thích thú, hồi hộp chờ đợi kết quả sẽ là gì, mình có được số may mắn không ?. Buổi ngoại khóa còn thực hiện một việc thiện là chia khó vùng cao (theo đúng tinh thần của xổ số là : ích nước,lợi nhà )
 Phần 2 : Kiểm tra bài cũ (lồng trong hoạt động học)
 Phần 3: Tiến trình bài dạy
 A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: Hoạt động trò chơi: Hs đã được nhắc lại kiến thức để chuẩn bị cho các hoạt động ứng dụng tiếp theo và biết về ông tổ của lý thuyết xác suất là nhà toán học Pascal.
 Hiệu quả của ý tương này : Phần gây hứng thú cho HS ở phần này chính là cách thức ôn lại kiến thức bằng một trò chơi đoán chữ chính là một phương pháp mới của việc dạy học nó phát huy khả năng nhạy bén, củng cố kiến thức một cách thoái mải và vui vẻ. 
 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
 HOẠT ĐỘNG 1: Tích hợp môn toán với môn hóa học 
Mục tiêu hoạt động : Dùng qui tắc cộng và qui tắc nhân một cách hiệu quả để tìm số đồng phân của công thức phân tử (CTPT). Đặc biệt một số CTPT không có công thức có sẵn về cách tính đồng phân và một số đồng phân thỏa mãn thêm một số đặc trưng khác nữa( là axit ,este ,amin bậc 2,bậc 3....) . Dùng qui tắc này HS sẽ thấy tiện hơn, nhanh hơn.
Hiệu quả của ý tương này :Ý tưởng này xuất phát khi tôi nhìn thấy một giáo viên dạy cách xác định số đồng phân của một số CTPT không có sẵn kết quả của một số đề thi thử THPT quốc gia. Một số công thức có sẵn phạm vi ứng dụng hẹp lại phải nhớ . Vì thi TNKQ đòi hỏi HS phải thật nhanh để đưa ra kết quả một cách chính xác với thời gian khoảng 1-2 phút. Nếu dùng phương pháp liệt kê các đồng phân thì một số em sẽ kể sót và mất nhiều thời gian hơn. Việc giúp HS tìm nhanh ra kết quả bằng cách áp dụng qui tắc cộng và qui tắc nhân cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra cách làm này có tính ưu việt rõ rệt ta có thể tính đồng phân theo yêu cầu cụ thể (VD : đồng phân là axit este,là amin bậc 1,bậc2...) chứ không như công thức có sẵn chỉ chỉ ra tổng số amin và chỉ áp dụng với n	 4. Đó chính là hứng thú lớn nhất của bài ngoại khóa bởi vì các em vừa khám phá ra một cách làm mới từ ứng dụng của môn toán. Trước đó các em có thể không làm hoặc làm không chắc đúng và rất lâu. Còn sau khi đã hiểu thì các em rất hào hứng làm theo cách mới có kết quả rất nhanh và chính xác.
HOẠT ĐỘNG 2: Tích hợp môn toán với môn vật lý
Dùng qui tắc cộng và qui tắc nhân để tìm số cách thông mạch cho các mạch mắc hỗn tạp (cả song song và nối tiếp)
Hiệu quả của ý tưởng này : Phần này tôi chọn một ví dụ để HS có dùng kết hợp môn toán và môn lý về tính chất mắc song song ,mắc nối tiếp. Tôi thấy gây cho học sinh sự hứng thú ở VD này đó chính là sự tò mò và HS có ý định đếm khả năng thông mạch nhưng thấy nhiều quá nên hoang mang bắt đầu quay lại với nhau theo nhóm để tìm cách làm khoa học hơn là dùng phương pháp đếm của toán. Với sự dẫn dắt và gợi ý một số nhóm đã tìm ra đáp án rất hiệu quả và thích thú.
 HOẠT ĐỘNG 3: Tích hợp môn toán với môn sinh học
Dùng định nghĩa xác suất và các qui tắc cộng và qui tắc nhân xác suất để tìm hiểu một số bệnh di truyền ở người 
 Hiệu quả của ý tưởng này : Việc chọn lựa hai bài toán di truyền sinh học cũng được tôi cân nhắc rất kỹ. Vừa phải đảm bảo áp dụng xác suất và các qui tắc nhân xác suất vừa phải có ý nghĩa mang tính giáo dục . Đây cũng là ví dụ dùng môn toán để giải thích về sự di truyền của môn sinh nhưng cũng là đang giải thích một hiện tượng thực tế. Giúp HS rút ra một điều là cần có sự hiểu biết và không chủ quan về các bệnh di truyền của con người. Ở VD4 ta thường cho rằng bố mẹ bình thường thì sinh ra con bình thường hoặc VD5 muốn đề cập đến hôn nhân cận huyết thống là một vấn đề mà nước ta đang ra sức tuyên truyền và giáo dục cho mọi người đặc biệt là một số vùng dân tộc còn lạc hậu. Tôi cũng cho HS xem qua những đoạn clip, hình ảnh về các khả năng bị bệnh cho thể hệ tiếp theo về một số bệnh và biểu hiện bệnh để các em thấy sự nguy hiểm đến giống nòi. Vì đây là tiết ngoại khóa phải có tính tuyên truyền cao nên tôi dành một chút để các em tìm hiểu thêm về thực trạng hôn nhân cận huyết thông hiện nay ở nước ta . Dù rất ít thời gian nhưng vì có máy chiếu nên việc giới thiệu cũng khá đầy đủ về một bệnh đặc trưng và phổ biến khi hôn nhân cận huyết thống là bệnh Thalassemia : nguyên nhân, cơ chế gây bệnh, biểu hiện bệnh, cách ngăn chặn, hình ảnh về các hoạt động về tuyên truyền ngăn ngừa bệnh. Đặc biệt chính từ những hoạt động của các em đang ngồi dưới mái trường (hình ảnh buổi ngoại kháo về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống). Điều tôi thấy HS thích thú ở đây là HS chuyển từ bất ngờ sang bất ngờ khác (rất nhiều em hỏi cô sao lại là bài tập sinh học) và việc dùng môn toán ta đã soi sáng về một thực trạng xã hội qua đó cũng đã tuyên truyền về giáo dục về sức khỏe sinh sản cho thế hệ trẻ (Đây cũng chính là mục đích giáo dục của buổi ngoại khóa mà tôi muôn hướng tới)
 C . HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG : ( tích hợp môn toán với môn công dân)
 * Tổ hợp với ứng dụng thực tế : 
Bài toán đố vui 
 Hiệu quả của ý tưởng này : HS thấy thú vị một vì thấy một vấn đề thực tế được giải quyết trực tiếp bằng toán học. Tôi muốn lấy ví dụ này để trả lời cho câu hỏi HS ‘’Học toán những sin,cos ... để làm gì có thấy áp dụng gì trong thực tế đâu ?”
 *Xác suất với một vài vấn đề xã hội 
Dùng lý thuyết xác suất để tìm hiểu các loại hình xổ số
 Hiệu quả của ý tưởng này : Từ việc cho HS tìm hiểu xổ số Vietlott xem khả năng trúng của giải đặc biệt và khả năng trúng giải cực kỳ thấp. Rồi việc phát phiếu may mắn cho HS để HS trực tiếp tham gia một trò chơi xổ số và tự các em tính khả năng trúng thưởng của mỗi giải. Khi đó các em nhận ra khả năng trúng giải rất thấp để từ đó giáo viên nói rõ ý nghĩa của mua xổ số mục đích để chung tay xây dựng đất nước .Tôi nghĩ sự trải nghiệm của chính bản thân qua trò chơi con số may mắn là điều lý thú. Giáo dục cho HS thấy, để bản thân mình và tuyên truyền cho người thân hay người xung quanh ta tránh xa các hình thức cờ bạc trá hình để có một xã hội tốt đẹp. Phần học này các em rất hào hứng trả lời trắc nghiệm rất nhanh. Trong phần này tôi cũng đưa thêm một số hình ảnh , clip về tệ nạn bài bạc để giáo dục cho các em.( tích hợp với môn công dân ).
 D.HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
 Theo cách làm mẫu giáo án mới nên tôi cũng phát triển thêm phần tìm tòi và mở rộng để HS khám phá thêm theo hướng giáo viên gợi mở .
 Bài tập 1: Tìm hiểu thêm một số bài toán bệnh di truyền ở người 
 Bài tập 2: Tìm xem tổ hợp ,xác suất còn áp dụng trong mảng khác, môn học nào nữa? và thực tiễn.?
 Bài tập 3:Tìm hiểu thêm về những vấn đề tuyên truyền qua mạng và đài báo
 Nói chung buổi học đã làm cho HS thấy toán học không khô khan mà nó rất thú vị. Buổi dạy mang nhiều ý nghĩa tuyên truyền. Giáo án này có thể giúp các đồng nghiệp làm tài liệu để giảng dạy.
Phần kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu của HS qua một bài kiểm tra 
 BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Khoanh vào đáp án đúng
Bài 1: Ở người bị bệnh mù màu do đột biến gen m nằm trên nhiễm sắc thể X qui định ,M nhìn thấy bình thường. Một phụ nữ có bố mù màu , mẹ không mang gen bệnh kết hôn với một thanh niên có mẹ mù màu ,bố bình thường 
a)Xác suất con trai đầu lòng bị mù màu 
 A . 12,5% B.25% C. 50% D . 75% 
b)Xác suất hai lần sinh có ít nhất có một con bị bệnh ( giả sử mỗi lần sinh một em bé) 
 A . 12,5% B.25% C. 50% D . 75% 
(Bài tập Sinh học lớp 12 )
 Bài 2 : Một ankin X chưá 87,8% các bon về khối lượng .Cho X qua dung dịch
	 thì thấy có kết tủa. Số đồng phân của X là
 (đề thi ĐH-CĐ 2008) 
 A.4 B .3 C 6 D 
 Bài 3: Trong một trò chơi điện tử xác suất An thắng mỗi trận là 0,4(không có hòa) A phải chơi tối thiểu bao nhiêu trận để xác suất An thắng ít nhất một trận trong loạt chơi là 0,95
 A .6 B. 7 C . 4 D 3
(SGK11) 
Bài 4: Cho hai bóng đèn mắc trong đoạn mạch MN xác suất các đèn tốt trong t giờ là 0,4 và 0,7 . Tính xác suất để mạch MN tốt trong t giờ là bao nhiêu khi 
 a) Mắc nối tiếp A. 0,18 B .0,4 C. 0,28 D. 0, 82
 b) Mắc song song 
 A. 0,3 B .0,18 C. 0,28 D. 0, 82
( đề kiểm tra định kỳ lớp 11)	
 (Mỗi câu 2,5đ )
Kết quả 3 lớp đối chứng
 Lớp Sĩ số 
Điểm 9-10
Điểm7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
 12A2 45
2(4,4%)
5(11,1%)
15(33,3%)
 24(53,2%)
 12A3 40
1(2,5%)
4(10%)
12(30%)
23(57,5%)
 12A5 39
0(0%)
2(5,2%)
 10(25,6%)
27(69,2%)
 Kết quả bài kiểm tra của 3 thực nghiệm
 Lớp Sĩ số 
Điểm 9-10
Điểm7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
 12A1 44
8(18,2%)
20(45,4%)
12(27,3%)
4 (9,1%)
 12A7 42
6(14,3%)
22(52,4%)
9(21,4%)
5(11,9%)
 12A6 40
5(12,5%)
19(47,5%)
 10(25%)
6(15%)
 3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
 * Kết luận :
 Qua dạy 3 lớp 12 tôi thấy HS rất hào hứng phần cách tính đồng phân vì trước đó có thể các em hay sử dụng bằng cách liêt kê còn bây giờ với cách mớí này sẽ giúp ta có thể tìm nhanh hơn số đồng phân. Việc dạy ngoại khóa khiến các em tìm hiểu các vấn đề thực tế rõ ràng hơn, sâu hơn và thú vị hơn. Phần trò chơi đoán chữ rất sôi nổi và phần tìm hiểu xổ số Vietlott và bốc thăm con số may mắn cho các em cảm giác giống như mua xổ số các em rất tò mò và thích thú. Phần áp dụng trong môn sinh để nêu hai vấn đề mà hiện nay nhà nước ta đang quan tâm và cần giáo dục sức khỏe sinh sản cho thế hệ trẻ. Đã tuyên truyền giáo dục cho các em một chút qua buổi dạy là: Cần tầm soát bệnh trước hôn nhân và hôn nhân cận huyết thống, tránh xa bài bạc, lô đề. 
 Tôi chỉ mới áp dụng với 3 lớp của mình dạy nhưng bài ngoại khóa này có thể tổ chức cho cả khối 12 thì tính tuyên truyền sẽ càng được nhân rộng thêm.
 *Kiến nghị : 
 Khi tiến hành dạy xong tôi mới thấy buổi ngoại khóa thành công và hiệu quả thật sự nên tôi mong muốn đồng nghiệp trong tổ của trường tôi cũng như các trường bạn sẽ cùng tổ chức một buổi ngoại khóa cho cả khối 12 của trường vào các năm học tới. 
 Qua đó tôi rút ra một điều có nên hay chăng việc giáo viên bộ môn toán phối kết hợp với giáo viên môn khác hãy tạo thêm nhiều các ngân hàng các bài ngoại khóa có tính hiệu quả cho một số chủ đề khác (VD: chủ đề cấp số nhân với phóng xạ vật lý ,bài toán lãi kép,bài toán dân số,... chủ đề giải tam giác: các bài toán áp dụng bên vật lý và các bài toán thực tế) cũng có tính tích hợp giữa các môn học và thực tế để môn toán càng thú vị và trở nên hữu ích cho cuộc sống 
 Trên đây là SKKN của tôi về một buổi ngoại khóa tích hợp chắc chắn không khỏi thiếu sót mong các bạn đồng nghiệp góp ý để hoàn thiện hơn cho đề tài. . Cuối cùng tôi xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp bổ ích của các thầy cô trong tổ chuyên môn. 
XÁC NHẬN CỦA
 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2018
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác
 Nguyễn Thị Tuyên 
 DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Tuyên 
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Hoằng Hóa 4
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại
(Ngành GD cấp huyện/tỉnh; Tỉnh...)
Kết quả đánh giá xếp loại
(A, B, hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại
" Giúp học sinh khai thác và tìm các cách giải cho một số bài toán cực trị trong không gian tọa độ "
SGD&ĐT
Loại C
2012 -2013
"Tạo và sử dụng ngân hàng hình vẽ Powerpoint về tính chất của đường và điểm trong tam giác nhằm giải quyết một số bài toán tọa độ phẳng khó lấy điểm 8,điểm 9 của đề thi THPT Quốc gia" 
SGD&ĐT
Loại B
2015-20116
 MỤC LỤC
 Bao gồm các phần Trang 
 1. MỞ ĐẦU 
1.1.Lý do chọn đề tài ....................................................... 1 
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. .......................................3 
1.3. Đối tượng nghiên cứu .....................................................3 
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................3 
 2. NỘI DUNG 
2.1.Cơ sở lý luận ......................................................... 3 
2.2.Cơ sở thực tiễn ....................................

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tao_hung_thu_hoc_mon_toan_bang_viec_day_tich_hop_va_ket.doc