SKKN Tạo hứng thú cho học sinh qua việc hướng dẫn liên hệ thực tiễn đối với một số bài học Vật lý

SKKN Tạo hứng thú cho học sinh qua việc hướng dẫn liên hệ thực tiễn đối với một số bài học Vật lý

 Môn Vật lý là một môn học thú vị, có tính ứng dụng cao trong thực tiễn và cho khoa học, mỗi một hiện tượng Vật lý đều gắn liền với thực tế, nhưng với cách học và cách thi hiện tại học sinh cảm thấy Vật lý có bài tập khó, lý thuyết kinh viện. Chính vì thế các thế hệ giáo viên Vật lý luôn tìm cách giúp học sinh yêu thích bộ môn mình và khơi gợi hứng thú cho học sinh đối với môn học – Tôi cũng là một trong những người như thế!

 Tôi là một trong những thế hệ giáo viên vào ngành ra trường trong sự thay đổi mạnh mẽ của giáo dục. Năm 2002, năm chúng tôi thi đại học là năm đầu tiên cả nước thi đại học theo đề chung của bộ GD & ĐT, năm 2006 khi chúng tôi ra trường thì thay chương trình sách giáo khoa và là năm học đầu tiên (2006 - 2007) thi trắc nghiệm với các môn lý, hóa, sinh. Cùng với sự thay đổi đó, tôi cũng nhận thấy sự thay đổi trong quá trình cảm nhận sự hứng thú của học sinh với môn Vật Lý nói riêng và với khối A, B truyền thống nói chung. Từ việc thay đổi xét tuyển đại học với nhiều tổ hợp, nhiều học sinh thiên về những tổ hợp không có Vật Lý, hoặc có nhưng chiếm một số rất ít trong tổng số học sinh. Trước sự thiếu hứng thú của một bộ phận học sinh đối với môn Vật lý, tôi luôn trăn trở, đặt ra câu hỏi: “ có phải môn Vật lý thi quá khó làm học sinh “sợ” khi tiếp cận? Hay môn Vật lý học quá khô khan làm học sinh không muốn học? Hay cách tiếp cận của chúng ta với học sinh tới từng bài học quá khó hiểu? Có phải chăng kiến thức Vật lý quá “kinh viện” , xa xôi, nên học sinh thấy không cần thiết với cuộc sống?” Từ những trăn trở của cá nhân mình, tôi đã cố gắng thay đổi từ phương pháp tiếp cận với học sinh, cách dạy từng bài học với từng lớp nhằm mục đích tạo hứng thú và cho các em thấy môn Vật lý thật gần gũi, rất thực tế.

 

doc 22 trang thuychi01 7131
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tạo hứng thú cho học sinh qua việc hướng dẫn liên hệ thực tiễn đối với một số bài học Vật lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH QUA VIỆC HƯỚNG DẪN LIÊN HỆ THỰC TIỄN ĐỐI VỚI MỘT SỐ BÀI HỌC VẬT LÝ 
Người thực hiện: Phạm Thị Phượng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Vật Lý
THANH HOÁ, NĂM 2019
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Mục lục
1
1. Mở đầu:
2
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu.
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
4
1.3.1 Khách thể nghiên cứu
4
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu
4
1.4.1.Giả thuyết khoa học
4
1.4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
5
1.4.3. Phương pháp nghiên cứu
5
1.4.4. Phạm vi đề tài nghiên cứu
5
2. Nội dung 
5
2.1. Cơ sở lí luận
5
2.1.1. Những định hướng đổi mới của phương pháp dạy học.
5
2.1.2. Những căn cứ của biện pháp giúp học sinh hứng thú
5
2.1.3.Liên hệ thực tiễn với các bài học Vật lý
6
2.1.4. Vai trò của hứng thú đối với học tập và cách phát triển hứng thú của học sinh
6
2.2. Thực trạng vấn đề
6
2.2.1. Thực trạng nhận thức, hứng thú của học sinh đối với môn Vật lý
6
2.2.2. Thực trạng về việc liên hệ thực tiễn trong các bài dạy Vật lý ở trường nói chung và ở nhà nói riêng.
8
2.3. Sự cần thiết của đề tài
8
2.4. Nội dung vấn đề
9
2.4.1. Vấn đề đặt ra
9
2.4.2. Biện pháp
9
2.4.3. Một số ví dụ áp dụng. minh họa trong các bài học cụ thể ở trường THPT Triệu Sơn 5
9
2.4.3.1.Đối với lớp 10
9
2.4.3.2.Đối với lớp 11
10
2.4.3.3.Đối với lớp 12
13
2.4.4.Hiệu quả của việc áp dụng giải pháp vào thực tế
16
3. Kết luận, kiến nghị
17
3.1. Kết luận.
17
3.2. Kiến nghị, đề xuất
18
3.3. Lời cảm ơn
18
Phụ lục 1
19
Phụ lục 2
20
Tài liệu tham khảo
21
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Môn Vật lý là một môn học thú vị, có tính ứng dụng cao trong thực tiễn và cho khoa học, mỗi một hiện tượng Vật lý đều gắn liền với thực tế, nhưng với cách học và cách thi hiện tại học sinh cảm thấy Vật lý có bài tập khó, lý thuyết kinh viện. Chính vì thế các thế hệ giáo viên Vật lý luôn tìm cách giúp học sinh yêu thích bộ môn mình và khơi gợi hứng thú cho học sinh đối với môn học – Tôi cũng là một trong những người như thế!
	Tôi là một trong những thế hệ giáo viên vào ngành ra trường trong sự thay đổi mạnh mẽ của giáo dục. Năm 2002, năm chúng tôi thi đại học là năm đầu tiên cả nước thi đại học theo đề chung của bộ GD & ĐT, năm 2006 khi chúng tôi ra trường thì thay chương trình sách giáo khoa và là năm học đầu tiên (2006 - 2007) thi trắc nghiệm với các môn lý, hóa, sinh. Cùng với sự thay đổi đó, tôi cũng nhận thấy sự thay đổi trong quá trình cảm nhận sự hứng thú của học sinh với môn Vật Lý nói riêng và với khối A, B truyền thống nói chung. Từ việc thay đổi xét tuyển đại học với nhiều tổ hợp, nhiều học sinh thiên về những tổ hợp không có Vật Lý, hoặc có nhưng chiếm một số rất ít trong tổng số học sinh. Trước sự thiếu hứng thú của một bộ phận học sinh đối với môn Vật lý, tôi luôn trăn trở, đặt ra câu hỏi: “ có phải môn Vật lý thi quá khó làm học sinh “sợ” khi tiếp cận? Hay môn Vật lý học quá khô khan làm học sinh không muốn học? Hay cách tiếp cận của chúng ta với học sinh tới từng bài học quá khó hiểu? Có phải chăng kiến thức Vật lý quá “kinh viện” , xa xôi, nên học sinh thấy không cần thiết với cuộc sống?” Từ những trăn trở của cá nhân mình, tôi đã cố gắng thay đổi từ phương pháp tiếp cận với học sinh, cách dạy từng bài học với từng lớp nhằm mục đích tạo hứng thú và cho các em thấy môn Vật lý thật gần gũi, rất thực tế.
	Trước xu thế phát triển và hội nhập trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu đã đòi hỏi nghành giáo dục phải đổi mới một cách mạnh mẽ, đồng bộ cả mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học, cũng như phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh để có thể đào tạo ra những lớp người lao động mới mà xã hội đang cần. Trong đó, việc đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học phải được đặc biệt chú ý. Chính vì lẽ đó mà 10 năm ra trường, được tiếp cận mạnh mẽ với những yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục bản thân tôi – là một giáo viên Vật lý – tôi rất trăn trở với yêu cầu đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học! Trong những sáng kiến kinh nghiệm trước đây tôi đã đề cập đến những phương pháp giải nhanh và phương pháp giải bài toán khó, là phương tiện dạy học giúp khơi dạy sự tò mò, hứng thú học tập của học sinh đối với môn Vật lý, trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi muốn đề cập đến một khía cạnh khác đó là làm sao cho học sinh thấy Vật Lý thật gần gũi, thật thực tế. 
	“Khó như Lý” là câu mà các thế hệ học trò thường truyền tai nhau! Và đây cũng là câu đố khó cho các thầy, cô dạy Vật lý làm sao để các em học sinh học tốt và thích môn học này? Bao nhiêu thế hệ nhà giáo với nhiệt huyết của người làm thầy đã trăn trở đi tìm phương pháp, giải pháp, phương tiện giúp học sinh tiếp cận với Vật lý dễ dàng nhất, thấy được, ứng dụng được Vật lý vào cuộc sống thường ngày– Đó là tìm những cách giúp tạo hứng thú cho học sinh học Vật lý!
	Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dù có khó khăn nhưng con người vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Trong hoạt động học tập hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, thực tế cho thấy hứng thú đối với các bộ môn tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em. Vì vậy quá trình dạy học tích cực đòi hỏi sự biến đổi không ngừng cả tư duy lẫn hành động của người dạy và người học. Trong quá trình đó không thể thiếu niềm đam mê khoa học. 
	Trong chỉ thị của bộ giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ toàn ngành đã chỉ rõ “ Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp ở bài học - cấp học và ngành học ”. Mục tiêu của giáo dục phổ thông hiện nay là: Hình thành và củng cố kiến thức, kỹ năng để tạo ra bốn năng lực chủ yếu sau:
- Năng lực thích ứng.
- Năng lực hành động.
- Năng lực tự khẳng định mình.
- Năng lực cùng sống và làm việc.
Kiến thức và kỹ năng là một trong những yếu tố cấu thành năng lực của học sinh. Nhưng với trình độ phát triển khoa học và kỹ thuật với điều kiện tiếp cận thông tin như hiện nay, thì năng lực đạt được kiến thức và sử lý thông tin trở nên vô cùng quan trọng và được đặt lên hàng đầu.
Tôi nghĩ về mình, sinh ra và lớn lên ở một huyện miền núi của tỉnh Thanh - Huyện Quan Hóa - Tôi đã đến với Vật lý tự nhiên như hương thơm của loài hoa rừng cuốn hút con ong vậy. Những câu hỏi mang tính chất tự nhiên như vì sao có sấm sét khi giông bão? Vì sao điện lại làm đèn sáng? Vì sao bàn là lại nóng đến vậy? Vì sao lắc mạnh khi bật chai côca thì bọt phun trào lên?... Những câu hỏi đó thôi thúc tôi hỏi bố tôi và được Bố giải thích cặn kẽ những hiện tượng đơn giản và rồi ngày kia Bố tặng tôi quyển “Những nhà bác học Vật Lý” tôi đã đọc hết ngay lập tức và cảm thấy rất yêu thích cái gọi là môn “Vật Lý” - Mặc dù lúc đó tôi lên 10 tuổi chưa biết gì về Vật lý. Nhưng Bố tôi đã nói: “Con yêu! con đọc thế chưa phải là đọc sách đâu! Đọc như thế con mới nhìn hết sách chứ chưa hiểu hết sách! Con hãy đọc và từ từ cảm nhận! Qua cuốn sách này Bố muốn con biết không phải mọi thứ Bố đều có thể giải thích cho con mà con hãy rộng mở tầm mắt của mình tìm hiểu trong sách, trong thực tế, từ thầy cô, bạn bè và con hãy gắng để có thể giữ niềm thích thú cho mình mãi mãi!” Từ đó tôi đã làm theo lời Bố tôi và giờ đây khi đứng trên bục giảng tôi chợt hiểu cái lớn lao mà Bố tôi dạy tôi đó là: “Hãy đam mê và giữ lửa đam mê”. Khi tôi theo học đại học tôi đã được tiếp xúc với thầy giáo chủ nhiệm tôi là thầy Chu Văn Biên - là người thầy có nhiều phương pháp giải hay, ngắn gọn, súc tích mà tôi cũng bị ảnh hưởng bởi cách giải đó. Và khi tham gia thực tập tại trường THPT Quảng Xương 1 - Tôi đã vinh dự được cô giáo hướng dẫn trực tiếp tôi là cô Đỗ Thị Mỹ, cô đã cho tôi thấy một phương pháp dạy học Vật Lý trực quan, sinh động - Cô đã biến nhiều bài giảng tưởng như là khó thành bài giảng rất hay và logic - mỗi khi cô hướng dẫn tôi để tôi trình bày cách giảng tôi cảm tưởng như đang và đã là người dạy và dạy thật say mê vậy - Đó là những người có sự ảnh hưởng nhất định đến phương pháp dạy của tôi - tất nhiên là có sự pha trộn giữa cái tôi cá nhân của minh - Và tôi tự hỏi làm sao để có thể nhen nhóm đam mê học Vật Lý cho những thế hệ học trò mà tôi dìu dắt? Có phải môn Lý khó đã khiến các em cũng khó có thể đam mê? Vì vậy đã hơn 6 năm ra trường tôi không ngừng tìm tòi những cách tiếp cận kiến thức nhanh và dễ hiểu nhất - Như trong các sáng kiến của tôi trước đây - Sáng kiến của tôi có thể không mới nhưng đó là cách giải nhanh và khá thành công đối với nhiều thế hệ học sinh nên tôi muốn chia sẻ và lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp để tôi bước tiếp trên con đường “ Khơi dạy và giữ lửa đam mê Vật Lý” cho các thế hệ học sinh tiếp theo của tôi.
	Vì vậy mà duyên nghiệp theo đuổi tôi, thúc đẩy tôi luôn cảm thấy mới mẻ trong hoạt động tìm tòi nó. Và càng tìm hiểu sâu sắc về Vật lý tôi càng ngỡ ngàng khám phá ra nhiều điều thú vị. Tôi đã hiểu rằng mình chỉ là một hạt cát nhỏ giữa cồn cát trắng mênh mông - rằng mình chỉ là hậu bối nhỏ nhoi của những bậc tiền bối vĩ đại. Và tôi hi vọng rằng từ rất nhiều hạt cát như tôi sẽ nhen nhóm tinh thần yêu Vật lý cho nhiều thế hệ mà mình dìu dắt.
 Việc nghiên cứu nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả những vấn đề đã học vào thực tiễn trong dạy học Vật lý là một yêu cầu có tính cấp thiết. Đó cũng là một trong những mục tiêu của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay trong hà trường phổ thông đã được quán triệt trong nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX: “ Đổi mới phương pháp dạy là phải theo hướng phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, trong dạy học cần coi trọng thực hành, liên hệ thực tiễn tránh kiểu dạy học nhồi nhét, học vẹt, dạy chay”.
	Trong Vật lý mỗi hiện tượng vật lý có một vai trò riêng và tùy theo mục đích mà chúng ta có thể sử dụng sao cho nó có thể phát huy tác dụng cao nhất. Việc làm cho học sinh thấy được tính thực tiễn của Vật lý rất quan trọng trong việc phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của người học. Mặt khác học sinh có thể giải thích những vấn đề, hiện tượng thực tế xung quanh mình, tạo cho học sinh tác phong như những nhà nghiên cứu vì thế các em sẽ rất thích thú. Do đó các em có khả năng thực hành đơn giản giúp ích cho cuộc sống!
	Từ những lí do như trên tôi quyết định tìm hiểu biện pháp: “Tạo hứng thú học qua việc hướng dẫn học sinh liên hệ thực tiễn đối với các bài học Vật Lý ” với mong muốn góp một ý tưởng nhỏ vào các phương pháp tìm hiểu, dạy học trong một biển khơi tri thức lớn của Vật lý.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Trên cơ sở lí luận và thực trạng việc tìm hiểu về tạo hứng thú với Vật lý nói chung , và phương pháp làm cho Vật lý gần gũi và thực tiễn nói riêng – giáo viên xác lập các biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn Vật lý thông qua những ví dụ gần gũi, những ứng dụng đơn giản, hiệu quả. Từ đó áp dụng vào thực tế dạy học ở trường THPT Triệu Sơn 5.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.3.1. Khách thể nghiên cứu: 
	Hứng thú học của học sinh đối với môn học Vật lý
	Việc liên hệ thực tiễn của Vật lý
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu:
	 Biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn Vật lý thông qua những liên hệ thực tiễn của học sinh trên địa bàn trường THPT Triệu Sơn 5
	 Một số liên hệ thực tiễn của một số bài học cụ thể
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.4.1. Giả thuyết khoa học: 
 Nếu tất cả các giáo viên Vật lý đều đồng bộ thấy được vai trò của Vật lý gắn liền với thực tiễn thì học sinh sẽ phát huy được tính chủ động, sáng tạo, nâng cao năng lực tìm tòi, liên hệ với cuộc sống. Từ đó các em sẽ yêu thích môn Vật lý và hứng thú với môn học.
1.4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
	 Nghiên cứu cơ sở lý luận về hứng thú của học sinh, về mối liên hệ thực tiễn với mỗi bài học Vật Lý.
	Khảo sát đánh giá thực trạng về hứng thú của học sinh, về mối liên hệ thực tiễn với Vật Lý.
	Xác lập các biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn Vật lý thông qua liên hệ thực tiến của học sinh trên địa bàn trường THPT Triệu Sơn 5.
1.4.3. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.3.1 Nhóm các phương pháp lí luận:
	Phân tích và tổng hợp tài liệu.
	Phân loại và hệ thống hóa lý thuyết.
Nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài
1.4.3.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
	Phương pháp điều tra.
	Phương pháp quan sát sư phạm.
	Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng về việc liên hệ thực tiễn với hứng thú của học sinh đối với môn học Vật lý.
1.4.3.3 Phương pháp thống kê toán học:
Nhằm sử lý kết quả nghiên cứu
1.4.4. Phạm vi đề tài nghiên cứu:
	Biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn Vật lý thông qua những liên hệ thực tiễn của học sinh trên địa bàn trường THPT Triệu Sơn 5
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Những định hướng đổi mới phương pháp dạy học:
	 Theo công văn Số: 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên có nêu: “tập trung vào thực hiện đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh” và “Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập”
	 Chỉ thị 40-CT/TƯ về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục ghi rõ: “ Đặc biệt đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giáo dục nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lí thuyết, ít khuyến khích tư duy sáng tạo; bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề, phát triển năng lực thực hành sáng tạo cho người học”
2.1.2. Những căn cứ của biện pháp giúp học sinh hứng thú:
	 Mỗi liên hệ thực tiễn của Vật lý đều có ý nghĩa, tầm quan trọng riêng của nó. Theo tôi, những liên hệ thực tế phù hợp sẽ góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Qua liên hệ thực tế các em có thể kiểm chứng một cách dễ dàng một số kiến thức đã học, các em sẽ tự tin vào khoa học hơn, đồng thời cũng tạo cho các em cơ hội tiếp cận với các thí nghiệm thực tế sẽ rất có ích cho việc thích nghi với đời sống xã hội khi các em ra trường. Vì vậy, tôi đi sâu tìm hiểu và đưa ra biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn Vật lý thông qua việc liên hệ Vật lý với những vấn đề thường gặp nhất trong cuộc sống.
 2.1.3 Liên hệ thực tiễn với các bài học Vật lý:
	 Liên hệ thực tiễn là cho học sinh liên hệ kiến thức đã học với một hiện tượng, một vấn đề trong thực tế , thông thường, đơn giản, dễ thấy, nhằm tìm hiểu một hiện tượng, xác định một đại lượng, kiểm chứng một định luật, một quy tắc Vật lý nào đó.
Khi tiến hành liên hệ thực tế đòi hỏi học sinh phải phát huy nhiều mặt, nhiều năng lực khác nhau, nên nó có tác dụng tốt đối với sự phát triển toàn diện của học sinh.
Khi sử dụng phương pháp này giáo viên cần lựa chọn những đề tài phù hợp với khả năng và điều kiện của học sinh nhất là trong khâu tìm hiểu thực tế. Hiện tượng liên hệ phải được báo cáo trước lớp và phải nhận được sự đánh giá của giáo viên, nhằm động viên khuyến khích học sinh.
Nội dung của liên hệ thực tiễn rất phong phú và đa dạng, có thể là giải thích các hiện tượng, vận dụng các hiện tượng, làm thí nghiệm đơn giản về hiện tượng nào đóLiên hệ thực tiễn có thể là liên hệ định tính hoặc liên hệ định lượng.
2.1.4 Vai trò của hứng thú đối với học tập và cách phát triển hứng thú của học sinh:
	Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc. Vì thế cùng với nhu cầu hứng thú là một trong những hệ thống động lực của nhân cách.
	Trong bất kỳ hoạt động nào, tạo được hứng thú là một điều hết sức quan trọng, làm cho các em hăng say với công việc của mình, đậc biệt là học tập.
	Đối với môn Vật lý có hứng thú các em sẽ có tinh thần học bài, tìm thấy cái lý thú, cái hay trong môn học, không cảm thấy khô cứng, khó hiểu nữa. Từ đó tạo niềm tin say mê học tập, đồng thời nó làm cho các em nhận thức đúng đắn hơn.
	Học sinh sẽ biết coi trọng tất cả các môn học, có sự đầu tư phân chia thời gian hợp lý để kết quả học tập của mình có sự đồng đều, không coi nhẹ môn phụ hay môn chính nào cả. 
	Muốn học sinh hứng thú say mê hoạt động nào thì đối tượng của nó chứa đựng những nội dung phong phú, hấp dẫn mới mẻ, càng tìm tòi, học hỏi, sáng tạo càng phát hiện trong hoạt động có nhiều cái thú vị, cái hay có giá trị.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
2.2.1. Thực trạng nhận thức, hứng thú của học sinh đối với môn Vật lý:
 Để khảo sát, nghiên cứu hứng thú học tập môn Vật lý THPT, đầu năm học 2018 – 2019 tôi đã tiến hành lập phiếu điều tra, gồm một số câu hỏi ( Phụ lục 1) tại lớp 12B1(39 học sinh) và lớp 11A6(40 học sinh), lớp 10C1 (45 học sinh) Trường THPT Triệu Sơn 5. Đây là những lớp tôi trực tiếp giảng dạy trong năm học.Tổng số học sinh khảo sát là 124. Sau khi thu thập số liệu tôi có kết quả như sau:
 2.2.1.1 Để xem học sinh có thích học môn Vật lý không tôi đặt câu hỏi số 1: “ Em có thích học môn Vật lý không?”
STT
Phương án
Số HS
Tỉ lệ %
A
Rất thích
10
8,1%
B
Thích
44
35,5%
C
Không thích lắm
62
50%
D
Không thích
8
6,4%
Như vậy qua bảng số liệu cho thấy: Đối với môn Vật lý thì ý kiến “không thích lắm” chiếm tỉ lệ cao nhất 50%, tiếp đến là “thích” chiếm 35,5%. Điều này thể hiện quan điểm của học sinh về môn Vật lý là chưa thật cao. Nhưng cũng không phải là điều đáng ngại vì tỉ lệ không thích là 6,4%.
Các em đã có sự thích thú với môn Vật lý nhưng chưa thật thích hẳn.
2.2.1.2 . Để biết học sinh đánh giá khó hay dễ đối với môn Vật lý, tôi đặt câu hỏi số 2: “ Em thấy môn Vật lý khó hay dễ so với các môn học khác?”
STT
Phương án
Số HS
Tỉ lệ %
A
Rất khó
2
1,6%
B
Khó
20
16,1%
C
Bình thường
101
81,5%
D
Dễ
1
0,8%
 Qua số liệu điều tra chúng ta thấy rằng học sinh đánh giá môn Vật lý không phải là quá khó với môn học khác, nhưng cũng không phải là dễ.
2.2.1.3. Để biết sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, tôi đặt câu hỏi số 3: “ Em có chuẩn bị bài trước khi tới lớp không?”
STT
Phương án
Số HS
Tỉ lệ %
A
Chuẩn bị bài kỹ
64
51,6%
B
Thỉnh thoảng
20
16,1%
C
Không chuẩn bị bài
0
0%
D
Chỉ làm bài tập
25
20,2%
E
Chỉ học lý thuyết
15
12,1%
 Với kết quả 51,6% “chuẩn bị bài kỹ” cho thấy các em có ý thức tự giác, tự lực nghiên cứu, chuẩn bị bài ở nhà. Nhưng cũng còn những em “ thỉnh thoảng” mới chuẩn bị, nghĩa là những em này có thể chuẩn bị có thể không, ý thức học tập của những em này chưa cao. Một số học sinh “chỉ làm bài tập” hoặc “ chỉ học lý thuyết” sự chênh lệch này có thể gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng bài.
2.2.1.4. Để biết các em dành thời gian như thế nào cho môn Vật lý, tôi đặt câu hỏi 4: 
“ Em thường chuẩn bị bài môn Vật lý khoảng bao nhiêu thời gian?”
STT
Phương án
Số HS
Tỉ lệ %
A
Trong vòng 30 phút
48
33,7%
B
Trong vòng 30 đến 45 phút
30
24,2%
C
Trong vòng 45 đến 60 phút
40
32,3%
D
Từ 60phút trở lên
6
4,8%
Từ những số liệu trên cho thấy tỷ lệ học sinh có chuẩn bị và chuẩn bị nhiều thời gian là gần như tương đương. Điều đó cho thấy sự phù hợp giữa kết quả này với kết quả câu hỏi số 2 cho rằng Vật lý “ bình thường” so với các môn khác. Tuy nhiên cũng dễ thấy rằng các em chưa có hứng thú nhiều với môn Vật lý .
2.2.1.5. Để tìm hiểu hứng thú ở môn Vật lý của học sinh tôi đặt câu hỏi số 5: “Điều gì ở môn Vật lý khiến em thích thú nhất?”:
 Đa số các ý kiến khẳng định: “ Thích môn Vật lý nhất vì được làm các thí nghiệm trực quan và giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên quanh mình”. Điều này cho thấy: Liên hệ thực tiễn của Vật lý có sức thu hút các em, tạo được hứng thú cho các em; thể hiện tinh thần hợp tác nhóm trong học tập, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ.
2.2.2.Thực trạng về việc liên hệ thực tiễn trong các bài dạy Vật lý ở trường nói chung và ở nhà nói riêng:
2.2.2.1.Thực trạng về việc liên hệ thực tiễn đối với mỗi bài dạy Vật lý:
 Giáo viên cố gắng thực hiện đầy đủ các thí nghiệm theo yêu cầu của sách giáo khoa và trong phạm vi cho phép của thời gian 45’ việc liên hệ thực tiễn với các bài dạy là rất ít.
 Nếu có liên hệ 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_qua_viec_huong_dan_lien_he_th.doc