SKKN Tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử trong chương trình Lịch sử lớp 8 để giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh

SKKN Tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử trong chương trình Lịch sử lớp 8 để giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh

 Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường trung học là nhằm góp phần vào việc đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Trong quá trình hội nhập, môn Lịch sử, đặc biệt là lịch sử dân tộc rất cần được coi trọng để giúp thế hệ trẻ hình thành nhân cách, bản lĩnh con người và giữ gìn bản sắc dân tộc. Nhưng thực trạng việc dạy và học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay đặt ra vấn đề cần suy nghĩ. Số lượng học sinh say mê yêu thích môn Lịch sử là rất ít. Có nhiều phụ huynh và học sinh coi môn Lịch sử là môn học “phụ”. Nhận thức của các em về lịch sử là sai lệch, các em không nhớ hoặc nhớ không chính xác thời gian, đặc điểm, tính chất của các sự kiện và hiện tượng lịch sử. Kiến thức của học sinh về môn lịch sử quá kém, dư luận xã hội đang rất quan tâm vấn đề này.

 Hiện nay môn Lịch sử không được mọi người trong xã hội nhìn nhận đúng vị trí của nó. Vấn đề này cần phải có sự chung tay góp sức của nhiều người, nhiều ngành đặc biệt là ngành giáo dục. Phần lớn các học sinh không đam mê học sử một phần là do phương pháp giảng dạy của giáo viên không thu hút, hấp dẫn đối với các em. Để các em quan tâm nhiều hơn thì người giáo viên cần linh hoạt trong cách giảng dạy, tìm ra nhiều phương pháp dạy mới không nên gập khuôn trong một cách dạy nào hết. Làm sao để đổi mới? Phương pháp nào đạt hiệu quả cao nhất? Đó là trăn trở của những người trong ngành giáo dục nói chung và đối với những thầy cô giáo như chúng tôi nói riêng, nhằm góp phần tạo ra nhiều phương pháp giảng dạy mới và đem niềm đam mê lịch sử đến các thế hệ học sinh.

 Tất cả các nước hiện nay, đặc biệt là các nước phát triển đều phải tiến hành đổi mới giáo dục, coi đổi mới giáo dục là một trong những chiến lược để phát triển đất nước của mình. Trong quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trở thành một yêu cầu cấp thiết. Môn Lịch sử không chỉ cho học sinh thấy được quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, mà còn giáo dục lòng yêu nước, biết ơn tiền nhân, giáo dục hoài bão và ý chí xây dựng đất nước cho thể hệ trẻ. Làm thế nào để biến tư tưởng đổi mới đó thành thực tiễn dạy học nhằm nâng cao chât lượng bộ môn ở trường phổ thông.

 

doc 25 trang thuychi01 38185
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử trong chương trình Lịch sử lớp 8 để giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÔNG CỐNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TẠO BIỂU TƯỢNG VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 8
ĐỂ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, TÌNH CẢM CHO HỌC SINH.
Người thực hiện: Phan Thị Kiều Linh
Chức vụ: Giáo viên.
Đơn vị công tác: Trường THCS Hoàng Gang
SKKN môn: Lịch Sử
NÔNG CỐNG, NĂM 2018
PHẦN MỞ ĐẦU
I. MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
 Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường trung học là nhằm góp phần vào việc đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Trong quá trình hội nhập, môn Lịch sử, đặc biệt là lịch sử dân tộc rất cần được coi trọng để giúp thế hệ trẻ hình thành nhân cách, bản lĩnh con người và giữ gìn bản sắc dân tộc. Nhưng thực trạng việc dạy và học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay đặt ra vấn đề cần suy nghĩ. Số lượng học sinh say mê yêu thích môn Lịch sử là rất ít. Có nhiều phụ huynh và học sinh coi môn Lịch sử là môn học “phụ”. Nhận thức của các em về lịch sử là sai lệch, các em không nhớ hoặc nhớ không chính xác thời gian, đặc điểm, tính chất của các sự kiện và hiện tượng lịch sử. Kiến thức của học sinh về môn lịch sử quá kém, dư luận xã hội đang rất quan tâm vấn đề này. 
 Hiện nay môn Lịch sử không được mọi người trong xã hội nhìn nhận đúng vị trí của nó. Vấn đề này cần phải có sự chung tay góp sức của nhiều người, nhiều ngành đặc biệt là ngành giáo dục. Phần lớn các học sinh không đam mê học sử một phần là do phương pháp giảng dạy của giáo viên không thu hút, hấp dẫn đối với các em. Để các em quan tâm nhiều hơn thì người giáo viên cần linh hoạt trong cách giảng dạy, tìm ra nhiều phương pháp dạy mới không nên gập khuôn trong một cách dạy nào hết. Làm sao để đổi mới? Phương pháp nào đạt hiệu quả cao nhất? Đó là trăn trở của những người trong ngành giáo dục nói chung và đối với những thầy cô giáo như chúng tôi nói riêng, nhằm góp phần tạo ra nhiều phương pháp giảng dạy mới và đem niềm đam mê lịch sử đến các thế hệ học sinh.
 Tất cả các nước hiện nay, đặc biệt là các nước phát triển đều phải tiến hành đổi mới giáo dục, coi đổi mới giáo dục là một trong những chiến lược để phát triển đất nước của mình. Trong quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trở thành một yêu cầu cấp thiết. Môn Lịch sử không chỉ cho học sinh thấy được quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, mà còn giáo dục lòng yêu nước, biết ơn tiền nhân, giáo dục hoài bão và ý chí xây dựng đất nước cho thể hệ trẻ. Làm thế nào để biến tư tưởng đổi mới đó thành thực tiễn dạy học nhằm nâng cao chât lượng bộ môn ở trường phổ thông.
 Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu tâm huyết, đã đưa ra nhiều nguyên nhân khiến tình trạng chất lượng dạy- học môn lịch sử chưa đạt hiệu quả cao. Một trong những nguyên nhân đó là giáo viên chưa để ý đến tầm quan trọng của việc khắc họa biểu tượng  nhân vật lịch sử trong bài giảng nhằm gây hứng thú cho học sinh để hình thành thái độ, tư tưởng, tình cảm của các em thông qua các nhân vật lịch sử. Nên giáo viên chưa dành một dung lượng thời gian cần thiết để khắc họa nhân vật lịch sử trong bài giảng.
      Vậy khắc họa nhân vật lịch sử là gì? Theo cách hiểu của những nhà nghiên cứu lịch sử thì khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử là “Biểu tượng về những hình ảnh nhân vật lịch sử, nó vừa mang sắc thái riêng của nhân vật vừa chứa đựng bản chất của giai cấp, tập đoàn xã hội mà nhân vật đó đại diện được phản ánh trong đầu học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất”
 Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử tôi rất trăn trở về vấn đề này. Vì vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài : “ Tạo biểu tượng về nhân vật Lịch sử trong chương trình lịch sử lớp 8 để giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh ” nhằm góp phần thêm về việc n©ng cao chất lượng giáo dục môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông, tìm ra hướng đi và vị trí xứng đáng dành cho môn Sử ở các trường phổ thông hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
 Phát huy tính tích cực, chủ động, óc quan sát và tạo hứng thú học tập Lịch sử cho học sinh thông qua việc khắc họa sâu sắc biểu tượng nhân vật Lịch sử
 Thông qua việc tìm hiểu tình hình học tập môn Lịch sử hiện nay giáo viên có thể đưa ra một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong khi học tập Lịch sử.
 Đề ra phương pháp tối ưu trong việc tạo biểu tượng nhân vật Lịch sử khi học phần Lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1918.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
 a. Đối tượng nghiên cứu
 Đề tài tập trung nghiên cứu về việc tạo biểu tượng các nhân vật Lịch sử Việt Nam thời kì từ năm 1858 đến năm 1918 cho học sinh lớp 8
b. Phạm vi nghiên cứu
 + Không gian: Việc nghiên cứu thực nghiệm được triển khai tại lớp 8 của trường THCS Hoàng Giang 
 + Nội dung: Có nhiều cách để tạo biểu tượng nhân vật lịch sử như:
 ♦ Sử dụng các tác phẩm văn học, thơ ca.
 ♦ Kể những câu chuyện về các nhân vật.
 ♦ Sử dụng kênh hình có trong SGK của lớp 8 
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này dựa vào chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng làm nền tảng phương pháp luận cho nghiên cứu. Trình bày sự kiện trung thực, xem xét sự vận động của chúng trong mối liên hệ với nhau. 
Thực hiện đề tài này tôi chú trọng những phương pháp sau: thu thập tài liệu, khái quát hóa những tài liệu từ sách, báo, tạp chí Và tổng hợp tài liệu lại cho hoàn chỉnh. Khi đã tiến hành xong các bước trên tôi bắt đầu phân tích, so sánh và đối chiếu các tài liệu với nhau. 
II. NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận
 Dạy học nói chung, dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói riêng là một quá trình. Đó là một quá trình nhận thức đặc thù song không nằm ngoài quy luật nhận thức chung của loài người.
 Lịch sử là những gì đã diễn ra, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. Nói đến lịch sử xã hội loài người là nói đến lịch sử của tất cả các quốc gia, dân tộc, cộng đồng người hoà vào sự phát triển ấy. Môn lịch sử ở trường phổ thông nhằm cung cấp khối lượng kiến thức cơ bản cho học sinh về tiến trình lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Những kiến thức ấy sẽ giúp các em hình thành thế giới quan, nhân sinh quan khoa học khi bước vào cuộc sống.
 Theo giáo sư Phan Ngọc Liên, “cũng như các môn học khác, việc học tập lịch sử cũng đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo”. Chính vì vậy quan niệm cho rằng lịch sử chẳng qua chỉ là môn học thuộc lòng không có tác dụng phát triển tư duy học sinh là hoàn toàn sai lầm. Nó góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng phát triển thông qua nội dung và đặc trưng bộ môn. Trên cơ sở tiếp xúc tài liệu, qua lời giảng cũng như đồ dùng trực quan ....học sinh thu nhận được lượng thông tin cần thiết cũng như đánh giá khoa học về nhân vật lịch sử, hiện tuợng hay quá trình lịch sử, từ đó vận dụng vào thực tế. Vậy nên bộ môn lịch sử trong trường phổ thông cũng đòi hỏi quá trình nhận thức của học sinh ở ba cấp độ: biết, hiểu và vận dụng.
Lịch sử là bộ môn hấp dẫn song cũng rất khó. Giáo viên ngoài kiến thức sâu rộng, nhiệt tình sư phạm cần phải huy động, lựa chọn cũng như xử lý về mặt phương pháp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất của giờ học. Tạo biểu tượng nhân vật trong dạy học các khoá trình lịch sử là một biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả bài học, góp phần thực hiện việc áp dụng quan điểm mới vào bộ môn.
2. Thực trạng vấn đề 
 Ngày nay, các nhà sử học nói chung và các nhà giáo dục lịch sử nói riêng đều nhận thấy rằng tuy cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật như một “cơn lốc” lay động nhiều lĩnh vực của đời sống nhưng vị trí, ý nghĩa của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông không những vẫn giữ nguyên mà còn tăng lên trong việc đào tạo thế hệ trẻ cho phù hợp với yêu cầu của cuộc sống. 
 Qua thực tế khảo sát ở một số trường, chúng tôi có thế đưa ra kết luận rằng: 
 Chất lượng chưa cao trong giảng dạy lịch sử hiện nay có nhiều nguyên nhân, trong đó sự bất cập, lạc hậu về phương pháp dạy học lịch sử là một nguyên nhân chủ yếu. Những bất cập, lạc hậu ấy thể hiện cụ thể:
 Trước hết, phải thừa nhận rằng, học môn Lịch sử khó và không hấp dẫn. Ðã là lịch sử, nhất thiết phải gắn với sự kiện, nhân vật và hiểu lịch sử nhất định phải nắm vững những sự kiện, nhân vật cơ bản, quan trọng trong suốt quá trình hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. 
 Thứ hai, chương trình do Bộ Giáo dục và Ðào tạo quy định là yêu cầu học sinh phải nắm được hầu như tất cả các nội dung về lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, trong khi đó, số tiết quy định quá ít, chỉ một tiết học trong một tuần. 
 Thứ ba, do yêu cầu của chương trình, nội dung trong sách giáo khoa quá nặng, ôm đồm, thiếu tính chọn lọc, thậm chí một số nội dung thiếu tính liên kết và lô-gích. Nội dung trong sách giáo khoa như một "đĩa nén", đầy ắp thông tin mà học sinh không thể nhớ hết được, dẫn đến tình trạng "học trước quên sau". 
 Thứ tư, xã hội ta hiện nay chưa coi trọng môn Lịch sử và ngành lịch sử. Môn Lịch sử thường được xếp vào môn học phụ trong nhà trường. Không những vậy, cơ hội tìm việc làm cho những cử nhân Lịch sử là không nhiều, nếu có thì thu nhập rất thấp.
 Đối với giáo viên phần lớn giảng dạy theo kiểu trình bày từng mục sách giáo khoa, đặt vài câu hỏi (thường chỉ nhắc lại nhũng kiến thức đã học hoặc vừa học) cho học sinh trả lời rồi ghi vài ý lên bảng để học sinh chép vào vở. Suốt giờ học, học sinh chỉ làm mỗi việc là ghi những kiến thức có sẵn trong bảng về nhà học thuộc lòng. Thế nên với cách giảng trên sẽ không đem lại hứng thú và không khí học tập lịch sử theo đúng bản chất của nó.
Mặt khác, về phương pháp dạy học của giáo viên còn nhiều yếu kém vì giáo viên vẫn sử dụng phương pháp của hàng chục năm trước, thậm chí của hàng thế kỷ trước. Trong dạy học, việc chuẩn bị bài học, giáo án là công việc quan trọng có ý nghĩa lớn đối với hiệu quả bài học. Thế nên cần phải có một giáo án chuẩn bị công phu, chu đáo, kỹ càng, thấm nhuần tinh thần đổi mới dạy học
 Thế nên đối với học sinh tư tưởng xem nhẹ môn lịch sử khá nhiều. Các em học sử chỉ đơn giản vì nó là môn học chính khoá, liên quan đến điểm trung bình và xét duyệt thành tích học tập. Thành thử hứng thú học tập bộ môn lịch sử của học sinh trường phổ thông là rất hiếm, các em chỉ biết mường tượng về lịch sử nên dẫn đến tình trạng giờ học lịch sử là giờ học đơn điệu. Đứng trước tình trạng báo động về giảm sút chất lượng dạy học của bộ môn lịch sử, những năm gần đây các cơ quan ngôn luận đã lên tiếng về tình trạng này. 
Từ những kết luận và qua khảo sát thực tế chúng ta cần xem xét lại tình hình dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. Từ đó đưa ra biện pháp giảng dạy lịch sử tích cực nhất để khắc phục những khuyết điểm của việc dạy và học lịch sử . Đặc biệt phải kết hợp học với hành, phương châm giảng dạy và học tập khoa học nhất. Thực hiện được điều đó hiệu quả bài học lịch sử sẽ được nâng cao, từ đó hiểu được quá khứ, biết hiện tại và dự đoán tương lai.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện 
3.1 Ý nghĩa của việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử trong giáo dục học sinh
3.1.1. Việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử sẽ tạo ra sự kích thích và gây hứng thú học tập cho học sinh
 Vậy hứng thú học tập học sinh là gì? Theo I.Fkharla Noops ( nhà tâm lí giáo dục) “Hứng thú đó là nhu cầu nhuốm màu xúc cảm, xúc cảm đi trước gây động cơ và làm cho hoạt động của con người có tính hấp dẫn.” Một bài giảng lịch sử mà nghèo nàn, tẻ nhạt thì chắc chắn sẽ làm cho học sinh mệt mỏi, chán học. Chính vì vậy, việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử có tác dụng rất lớn trong việc kích thích hứng thú học tập của học sinh. Bởi vì trong khi lĩnh hội kiến thức khoa học hoàn thành nhiệm vụ nhận thức thì đồng thời học sinh cũng phát triển năng lực nhận thức kích thích phát triển tư duy của mình. Hơn nữa mỗi nhân vật lịch sử đều có cá tính, đặc điểm riêng nên không tạo sự nhàm chán cho học sinh.
 Ví dụ: khi khắc họa về hình ảnh cụ Phan Châu Trinh, có thể cho học sinh hiểu rằng, với hoạt động đấu tranh cứu nước rất sôi nổi song cụ đã thất bại, rơi vào cảnh “ hoa như sắp tàn, hiềm vì quốc phá gia vong, dù hơi tàn cũng phải gào cho hả dạ, may ra có tỉnh giấc hôn mê”. Hoặc biểu tượng về cụ Phan Bội Châu, với những hoạt động yêu nước sôi nổi, kết thúc cuộc đời với cảnh “ thân cá chậu chim lồng”,bị giam lỏng ở Bến Ngự (Huế). 
 Qua đó, học sinh sẽ hình dung được phong trào yêu nước chống Pháp vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX “dường như trong đêm tối không có đường ra”
3.1.2. Việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử góp phần hình thành nhân cách cho học sinh
      Việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử cho các em có nhiều ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm vì nó không những tác động lên trí tuệ mà còn tác động vào cả tâm hồn tình cảm của các em.
 Thông qua những hành động của các anh hùng những người đấu tranh quên mình vì chính nghĩa, vì hạnh phúc và hòa bình, điều này tạo ra sự kính phục, lòng tự hào đối với các vĩ nhân và trong một hoàn cảnh nhất định nó còn thổi bùng ngọn lửa cách mạng của tuổi trẻ.
 Ngược lại với những nhân vật lịch sử có những hành động đi ngược lại với quyền lợi của dân tộc, là nguyên nhân gây ra chiến tranh và tội lỗi, điều này sẽ tạo ra sự phản ứng từ các em, các em sẽ căm ghét trước những hành động hung bạo tàn ácVề ý nghĩa này giáo viên cần đưa ra những việc làm cụ thể của nhân vật, để học sinh cảm nhận, bày tỏ thái độ đối với nhân vật lịch sử.
 Khi dạy bài 25  “ Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc” Giáo viên khắc họa về nhân vật Nguyễn Tri Phương.  Ông là người thông minh  có trí và được thăng tới chức quan võ đầu triều. Ông được cử làm kinh lược sứ ở Bắc Kỳ, đối phó với Pháp khi Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất, ông đã chiến đấu dũng cảm hy sinh để bảo vệ thành. Bị thương rồi bị bắt Nguyễn Tri Phương kiên quyết giật băng, vứt thuốc và tuyệt thực tới chết. Một giáo sĩ người Pháp phải thừa nhận  Nguyễn Tri Phương là con người xuất sắc nhiều mặt: yêu nước nồng nàn, là một chiến binh dũng cảm.
 Qua việc khắc họa biểu tượng nhân vật Nguyễn Tri Phương, học sinh nhận thức được rằng: không phải bất kỳ vị quan triều Nguyễn nào cũng tỏ ra nhu nhược, tham sống sợ chết, mà qua đó giúp học sinh lòng khâm phục và biết cảm thông trước vận mệnh của đất nước. .
3.1.3 Thông qua việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kỳ lịch sử
 Thông qua những biểu tượng lịch sử chân thật và sinh động giúp học sinh nhận thức đúng vai trò của cá nhân trong lịch sử và mối quan hệ của cá nhân với quần chúng nhân dân. Không chỉ có một nhân vật lịch sử mà có thể có nhiều nhân vật lịch sử tiêu biểu cho thời đại. Những hoạt động của họ tạo nên bức tranh toàn diện của lịch sử.
 Ở đây chúng ta không phải đề cao cá nhân lịch sử mà quên đi vai trò của quần chúng nhân dân, chính nhân dân là người làm nên lịch sử. Đồng thời thông qua đó cũng giúp các em hiểu rằng : Nếu cá nhân lịch sử nào có những hoạt động hợp với quy luật phát triển của thời đại nó sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của xã hội và có thể trở thành anh hùng, vĩ nhân. Ngược lại nếu cá nhân đó đi ngược lại với quy luật của lịch sử thì có thể bước đầu có một số kết quả nhất định nhưng cuối cùng cũng bị lịch sử đào thải và họ có thể trở thành tội đồ.
 Tuy nhiên lịch sử cũng không phủ nhận đã có nhiều nhân vật có đóng góp to lớn tạo nên bước ngoặt trọng đại của mỗi quốc gia, dân tộc, thậm chí có tầm ảnh hưởng tới cục diện thế giới.
3.2. Yêu cầu đối với việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử 
 Đây là một yêu cầu rất quan trọng khi tìm hiểu về nhân vật lịch sử. Trước tiên tư liệu chúng ta tiếp cận phải có tính tin cậy cao, đầy đủ và cùng một tính chất, chúng ta không được“ tô hồng”hay“bôi đen” nhân vật lịch sử. Khi nhận định về nhân vật lịch sử cần có tính khách quan, công bằng để cho học sinh có cách nhìn đúng đắn.Tài liệu, sự kiện chính xác yêu cầu người giáo viên phải biết vận dụng những thành tựu mới nhất của khoa học lịch sử, được nhiều người công nhận.
 Tính đầy đủ ở đây là chọn lựa một số sự kiện điển hình nhất vừa sức tiếp thu của học sinh làm nổi bật được bản chất của nhân vật .
 Truyền thống quê hương gia đình dòng họ là quan trọng nhưng không phải là bất biến, càng không thể phủ nhận ý trí vươn lên của những người từ tầng lớp cần lao.
3.3. Các hình thức tạo biểu tượng nhân vật lịch sử.
3.3.1. Sử dụng tiểu sử của nhân vật.
 Mỗi bài học lịch sử đều cần phải khắc họa cho học sinh những nhân vật lịch sử cụ thể, kể cả nhân vật chính diện lẫn nhân vật phản diện, lịch sử là do con người tạo ra. Vì vậy, không thể có được lịch sử mà thiếu yếu tố con người.
 Đối với những bài mà kiến thức cơ bản gắn bó chặt chẽ với một nhân vật lịch sử thì phải khắc họa cho học sinh những nét tiểu sử quan trọng của nhân vật đó, giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung của bài. 
 Ví dụ khi dạy bài “ Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873” ở mục II giáo viên cần khắc họa cho các em thấy được hình ảnh của một Bình Tây đại nguyên soái (Trương Định) thông qua tiểu sử. 
 Trương Định (1820 - 1864) sinh tại làng Tư Cung, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quãng Ngãi. Năm 1844,Trương Định theo cha vào Nam rồi ông cưới vợ ở Gò Công. Năm 1850, ông chiêu mộ dân nghèo, khai hoang, lập ấp ở vùng Gia Thuận. Năm 1859, quân Pháp đánh thành Gia Định, ông đánh trả và từng thắng nhiều trận ở Cây Mai, Thị Nghè. Đầu năm 1861, Pháp tấn công Gia Định lần thứ hai, Trương Định đem nghĩa quân tới giúp Nguyễn Tri Phương phòng giữ đại đồn Kì Hòa.
 Tháng 6/1862, triều đình Huế thăng chức cho Trương Định lên làm lãnh binh điều ông ra vùng Phú Yên nhưng Trương Định đã khẳng khái từ quan để ở lại Gò Công mà đánh Pháp và ông được nhân dân tôn là Bình Tây đại nguyên soái. Đây chính là mốc thời gian đã đánh dấu sự chuyển biến trong cuộc đời của Trương Định, từ nay ông sẽ gắn liền với danh xưng Bình Tây đại nguyên soái, đồng thời sẽ trở thành kẻ đối lập với triều đình và đem lại nỗi khiếp sợ cho quân Pháp tronh những trận đánh bất ngờ với lối đánh du kích.
 Tháng 12/1863, nhờ có viện binh, Pháp bao vây Gò Công nhưng Trương Định vẫn ẩn nấp trong vùng Gò Công mà đánh trả. Ngày 19/8/1864, Huỳnh Công Tấn phản bội, đã dẫn đường cho quân Pháp bất ngờ bao vây đại bản doanh ở Gò Công. “Đám lá tối trời” thất thủ, Trương Định tự sát tại ao Dinh để bảo toàn khí tiết vào sáng ngày 20/8/1864.
 Với hành động rút gươm tự sát sẽ giúp cho các em có thái độ khâm phục và ngưỡng mộ ông. Thà ông tự sát chứ quyết không để mình rơi vào tay giặc, hành động này sẽ cho các em thấy được lòng căm thù giặc của những người yêu nước lúc bấy giờ sâu sắc như thế nào. Ông là một trong số ít người đã dám kháng lệnh của triều đình để ở lại cùng nhân dân đấu tranh chống thực dân Pháp. Việc tạo biểu tượng này nhằm giúp cho các em hiểu thêm về một vị tướng đã chấp nhận từ chối tất cả bổng lộc của vua ban, ở lại nhận chức “Bình Tây đại nguyên soái” do nhân dân sắc phong mà khí thế vẫn rất hiên ngang.
 Hay khi dạy bài 30 “ Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm1918” khi dạy phần 1 Phong trào Đông du (1905- 1909) thì ta cần nói cho các em hiểu về Phan Bội Châu như: Ông là một người tiêu biểu cho tầng lớp sĩ phu yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX. Phan Bội Châu (1867 – 1940) tên thật là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam, tự là Hải Thụ, sinh ra ở làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
 Năm 17 tuổi ông soạn Bình Tây Thu Bắc. Từ năm 1887 đến năm 1897 lo đọc sách Tân Thư, tìm kiếm hướng đi mới. Ông đã tiếp nhận và đi theo con đường cách mạng dân chủ tư sản.
 Từ năm 1897 đến năm 1908 chủ trương xây dựng nền quân chủ lập hiến. Viết tác phẩm “Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư” năm 1903, lập Duy Tân hội năm 1904. Tổ chức phong trào Đông Du. Từ năm 1909 đến năm 1912 hướng đến nền dân chủ cộng hòa. 
 Từ năm 1913 đến năm 1925 khủng hoảng và tiếp tục tìm kiếm hướng đi mới. Ông bị bắt và ngồi tù ở Quảng Đông từ năm1913 đến năm1917. Sau đó tìm hiểu về cách mạng tháng 10 Nga.
 Ngày 30/6/1925 ông bị mật thám bắt tại Hàng Châu và dẫn giải về Hà Nội xử án chung thân khổ sai. Nhưng trước sức ép của nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam, bản án được đổi lại thành án quản thúc tại gia. 
 Từ năm 1926 ông bị đưa về sống ở Bến Ngự - Huế cho đến khi mất vào ngày 29/12/1940. 
 Tuy nhiên, có trường hợp không cần thiết trình bày toàn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tao_bieu_tuong_ve_nhan_vat_lich_su_trong_chuong_trinh_l.doc