SKKN Tăng cường quản lý giáo dục đạo đức, lối sống và phổ biến pháp luật cho học sinh trường phổ thông nhiều cấp học tại trường PT Nguyễn Mộng Tuân, huyện Đông Sơn
Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết. Thực tế cho thấy cuộc sống xã hội có những biểu hiện xem nhẹ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh, trung thực, có lý tưởng với lối sống ích kỷ, thực dụng đang diễn ra hàng ngày. Bên cạnh đó sự bùng nổ thông tin, mạng intenet, các mạng xã hội cập nhật thông tin hàng ngày hàng giờ làm cho sự chắt lọc thông tin hữu ích rất khó khăn. Những mặt trái của xã hội đôi khi được khai thác thái quá làm cho tầng lớp trẻ mất niềm tin vào xã hội, vào các chuẩn mực đạo đức mà các em được giáo dục. Do đó bên cạnh những giá trí tốt đẹp mới được hình thành thì những cái tiêu cực, những mặt trái của xã hội cũng đang xâm nhập vào đạo đức lối sống của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên, lứa tuổi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết. Thực tế cho thấy cuộc sống xã hội có những biểu hiện xem nhẹ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh, trung thực, có lý tưởng với lối sống ích kỷ, thực dụng đang diễn ra hàng ngày. Bên cạnh đó sự bùng nổ thông tin, mạng intenet, các mạng xã hội cập nhật thông tin hàng ngày hàng giờ làm cho sự chắt lọc thông tin hữu ích rất khó khăn. Những mặt trái của xã hội đôi khi được khai thác thái quá làm cho tầng lớp trẻ mất niềm tin vào xã hội, vào các chuẩn mực đạo đức mà các em được giáo dục. Do đó bên cạnh những giá trí tốt đẹp mới được hình thành thì những cái tiêu cực, những mặt trái của xã hội cũng đang xâm nhập vào đạo đức lối sống của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên, lứa tuổi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Để chuẩn bị hành trang vào đời cho học sinh không chỉ mang theo vốn kiến thức được học mà phải là người có đạo đức tốt, xứng đáng là một học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Chủ tich Hồ Chí Minh vĩ đại đã đã từng nói: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng” qua đó ta thấy người luôn nêu cao vai trò giáo dục đạo đức, lối sống cho lớp trẻ. Yếu tố đó không những quyết định tương lai của mỗi học sinh mà còn quyết định đến tương lai của một đất nước. Những năm gần đây, số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là học sinh phổ thông, tình trạng bạo hành học đường, tình trạng học sinh sử dụng mạng xã hội gây gổ nhau và kéo bè phái đánh nhau ngoài đời thực cũng là một hiện tượng cần quan tâm xử lý Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nêu rõ mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là “giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc; yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”. Ta thấy Nghị quyết đã nêu rõ mục tiêu giáo dục trong thời kỳ mới và nêu cao vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh. Chính vì vậy, hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu người thầy giáo không xác định rõ ý nghĩa về việc giáo dục đạo đức học sinh thì sẽ có những định hướng sai lệch về mục tiêu đào tạo con người trong thời đại mới. Giáo dục cần phải đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ và cân đối hài hòa 5 yếu tố nhân cách: Đức, Trí, Thể, Mỹ, Nghề, trong đó coi trọng về việc xây dựng phẩm chất trí tuệ và năng lực nhận thức, đồng thời phải bồi dưỡng tình cảm, hình thành nhân cách cho học sinh. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường phổ thông nhiều cấp học cũng như các hoạt động khác cũng tuân theo những quy luật tâm, sinh lý của người học sinh. Mỗi nhà trường phải quán triệt mục đích giáo dục đạo đức có tính đa dạng và tính phức tạp do đó đòi hỏi người cán bộ quản lý và giáo viên phải thật sự tâm huyết dành nhiều thời gian cho việc giáo dục học sinh, việc lập kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh cần phải thật tỉ mỉ, phải thật sự am hiểu môi trường giáo dục, nắm rõ tâm lý của đối tượng giáo dục nhất là đối với học sinh cá biệt, chậm tiến thì khi đó mới tạo được môi trường giáo dục hiệu quả Trường PT Nguyễn Mộng Tuân đóng trên địa bàn thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn. Với đặc thù trường đa cấp (cấp THCS và THPT), học sinh chênh lệch nhau về tuổi tác, nhận thức, năng lựcnên trong cho công tác giáo dục học sinh của nhà trường gặp nhiều khó khăn, trong đó khó khăn nhất là vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Tình trạng học sinh bị lôi kéo, sa ngã trước những vấn đề nhạy cảm trong xã hội thời gian qua đã xảy ra như: lôi kéo, bè phái đánh nhau, trộm, cướp, theo các phần tử xấu ngoài xã hội làm những việc vi phạm pháp luật,.. Với thực tiễn như vậy, vấn đề đặt ra cho Ban giám hiệu nhà trường về trách nhiệm chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức, lối sống và phổ biến pháp luật nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý, điều hành nghiên cứu sâu hơn thực trạng công tác giáo dục đạo đức, lối sống và phổ biến pháp luật cho học sinh trong đơn vị để có biện pháp, giải pháp nâng cao nhằm làm tiền đề để giáo dục học sinh các mặt khác. Để làm tốt điều đó đòi hỏi người cán bộ quản lý trong nhà trường phải chủ động linh hoạt, sáng tạo, tích cực tìm tòi, đổi mới công tác quản lý, công tác chỉ đạo để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường. Xuất phát từ những lý do trên và để đáp ứng chất lượng nhà trường trong việc giáo dục học sinh trong thời kỳ mới tôi chọn đề tài “ Tăng cường quản lý giáo dục đạo đức, lối sống và phổ biến pháp luật cho học sinh trường phổ thông nhiều cấp học tại trường PT Nguyễn Mộng Tuân, huyện Đông Sơn.” 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về giáo dục đạo đức học sinh - Khảo sát thực trạng giáo dục đạo đức của học sinh hiện nay - Đề xuất những giải pháp giáo dục đạo đức, lối sống và phổ biến pháp luật cho học sinh do tác giả đề xuất theo hướng bám sát chức năng quản lý giáo dục, phù hợp với yêu cầu với môi trường giáo dục của địa phương sẽ góp phần làm tiền đề để giáo dục toàn diện học sinh đạt kết quả cao, hoàn thành nhiệm vụ năm học. 3. Đối tượng nghiên cứu Do khuôn khổ và thời gian có hạn, ở đề tài này chúng tôi chỉ tập trung vào giải pháp giáo dục đạo đức, lối sống và phổ biến pháp luật cho học sinh trường PT Nguyễn Mộng Tuân do tác giả đề xuất theo hướng bám sát chức năng quản lý giáo dục, phù hợp với yêu cầu với môi trường giáo dục của nhà trường và của địa phương. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về giáo dục đạo đức học sinh - Điều tra, khảo sát, phỏng vấn - Thống kê, phân loại, đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức học sinh NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Đạo đức được hiểu “Là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội” Giáo dục đạo đức, lối sống là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức, lối sống từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội thành những đòi hỏi bên trong của mỗi cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục. Ngày nay giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục lòng trung thành đối với Đảng, hiếu với Dân, yêu quê hương đất nước, có lòng vị tha, nhân ái, cần cù liêm khiết và chính trực. Đó là đạo đức Xã hội Chủ Nghĩa là đạo đức của cá nhân, tập thể và chủ nghĩa nhân đạo mang tính chân thực tích cực, khác với đạo đức vị kỷ, cá nhân. Giáo dục đạo đức học sinh gắn chặt với giáo dục tư tưởng - chính trị, giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục pháp luật nhà nước XHCN, cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử đúng trước vấn đề của xã hội ... giúp cho các em có khả năng tự kiểm soát được hành vi của bản thân một cách tự giác, có khả năng chống lại những biểu hiện lệch lạc về lối sống. Công tác giáo dục đạo đức học sinh trong giai đoạn hiện nay càng đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cao hơn, cần thiết hơn khi toàn Đảng, toàn dân ta đang tích cực tham gia cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tuởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nó sẽ là nguồn lực tinh thần to lớn thực hiện thành công sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Giáo dục đạo đức học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó giáo dục ở nhà trường có vai trò định hướng. Đó là sứ mệnh lịch sử – vinh dự và trách nhiệm mà xã hội giao cho nhà trường và mỗi chúng ta nói riêng, ngành GD&ĐT nói chung. 2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: a. Thực trạng của đội ngũ: - Ưu điểm: Tập thể đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên của nhà trường dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ là một tập thể đoàn kết, thống nhất cao trong công việc luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, ý thức phê và tự phê cao. Cán bộ giáo viên được đào tạo cơ bản và đều đạt chuẩn trở lên. - Hạn chế: Số giáo viên trẻ trong nhà trường chiếm tỷ lệ cao dẫn đến kinh nghiệm giáo dục, kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên còn thiếu và một số mặt còn yếu dẫn đến hiệu quả giáo dục của nhà trường chưa đạt như mong muốn trong đó có yêu cầu về giáo dục đạo đức cho học sinh. b. Thực trạng về công tác quản lý, chỉ đạo: Từ nhiều năm nay Hiệu trưởng nhà trường thường xuyên quan tâm đến công tác quản lý giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, giáo dục đi sâu vào chất lượng, bên cạnh tuyên truyền định hướng cho học sinh phát triển đúng hướng cần kiên quyết xử lý tình trạng học sinh vi phạm nội quy, vô lễ, gây mất trật tự bên trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là các hành động bạo lực, những hành vi vi phạm pháp luật. Các biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao công tác giáo dục đạo đức của học sinh luôn được quan tâm, trong đó luôn đề cao: Chỉ đạo sâu sát công tác chủ nhiệm để giáo dục đạo đức học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt. Chỉ đạo các Tổ trưởng bộ môn xây dựng chương trình tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh vào các môn học, bài học cụ thể và đưa vào giảng dạy. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, kịp thời nêu gương người tốt việc tốt, nhân điển hình tiên tiến. Kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm đạo đức người học sinh như đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, thiếu ý thức... Giáo dục tinh thần tương thân tương ái trong học sinh. Giao khoán cơ sở vật chất cho từng lớp để giáo dục ý thức tự bảo vệ của công. Chỉ đạo Đoàn thanh niên tổ chức tốt các hoạt động sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt đoàn thường xuyên với những chủ điểm cụ thể, thiết thực. Chỉ đạo tất cả các bộ phận của nhà trường, toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tích cực xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực" bằng hình thức tuyên truyền lồng ghép vào các buổi lễ, xây dựng các lớp điển hình, tổ chức các hoạt động tập thể chào mừng các ngày lễ lớn,nhằm giúp học sinh có môi trường thân thiện hơn trong nhà trường. Chỉ đạo cán bộ, giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm thường xuyên thăm hỏi động viên, nắm bắt tình hình, hoàn cảnh của từng học sinh tạo sự thân thiện, gần gữi giữa giáo viên với học sinh, cha mẹ học sinh. Duy trì tốt công tác thông tin hai chiều giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh, giữa giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh để họ kịp thời nắm bắt tình hình con em mình. Phối kết hợp với chính quyền địa phương, đặc biệt là công an Thị trấn Rừng Thông và công an huyện Đông Sơn liên tục tuần tra, kiểm tra, nhất là thời điểm học sinh đến lớp và tan lớp; theo dõi để phát hiện việc học sinh lôi kéo các phần tử xấu bên ngoài nhà trường, tụ tập băng nhóm đánh nhau, từ đó có biện pháp ngăn chặn kịp thời. c. Thực trạng học sinh: Sự bùng nổ thông tin, mạng internet, các mạng xã hội cập nhật thông tin hàng ngày hàng giờ làm cho sự chắt lọc thông tin hữu ích rất khó khăn. Những mặt trái của xã hội đối khi được khai thác thái quá làm cho tầng lớp trẻ đôi khi mất niềm tin vào xã hội, vào các chuẩn mực đạo đức mà các em được giáo dục. Nhận thức của học sinh còn yếu nên động cơ học tập không có. Sự ảnh hưởng tiêu cực từ xã hội dẫn đến việc vi phạm đạo đưc của học sinh còn nhiều. Những khó khăn đó dẫn đến kết quả giáo dục đạo đức nói riêng và kết quả giáo dục chung của nhà trường ít nhiều bị ảnh hưởng. Bảng kết quả giáo dục đạo đức của học sinh năm học 2017-2018 KHỐI THCS Khối Số HS Hạnh kiểm Tốt % Khá % TB % Yếu % SL % SL % SL % SL % 6 47 44 93.62 1 2.23 1 2.13 0 0 7 42 33 78.57 8 29.17 0 0 1 2.38 8 48 33 68.75 14 29.17 0 0 0 0 9 48 42 87.5 6 12.5 0 0 0 0 Cộng 185 152 82.16 29 15.68 1 0.54 1 0.54 KHỐI THPT Khối Số HS Hạnh kiểm Tốt % Khá % TB % Yếu % SL % SL % SL % SL % 10 281 185 65,84 67 23,84 29 10,02 0 11 265 194 73,21 53 20,0 15 5,66 1 0,38 12 256 244 95,31 12 4,69 0 0 Cộng 802 623 77,68 132 16,46 44 4,49 1 0,12 d. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống và phổ biến phát luật của học sinh: * Yếu tố 1: Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chỉ đạo về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Các cấp lãnh đạo đã thể hiện sự quan tâm bằng công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục, phương pháp giáo dục và kết quả giáo dục tuy nhiên việc chỉ đạo đôi khi chưa kịp thời, việc lên kế hoạch và kiểm tra chưa đồng bộ. * Yếu tố 2: Cơ chế chính sách của nhà nước dành cho công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống còn nhiều bất cập. Hiện tại công tác giáo dục đạo đức có rất ít thời gian, chủ yếu là thời lượng trong môn học Giáo dục công dân, tiết sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm, và sinh hoạt 15 phút. * Yếu tố 3: Nhận thức của giáo về công tác giáo dục đạo đức yếu tố này không đồng đều trong giáo viên, một số giáo viên chỉ đặt vấn đề đạt chỉ tiêu về chuyên môn, xem nhẹ việc giáo dục đạo đức, một số giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm dẫn đến hoạt động giáo dục đạo đức mang tính đối phó. * Yếu tố 4: Khả năng tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của giáo viên đối với những học sinh Yếu tố này chỉ thực hiện tốt ở một số giáo viên chủ nhiệm lâu năm và tâm huyết các giáo viên còn lại xem nhẹ yếu tố này. Yếu tố 5: Nhu cầu cần được giáo dục của học sinh. Đa số học sinh không có động cơ học tập, chán nản, thiếu niềm tin vào việc học hành, tâm lý luôn sẵn sàng bỏ học, dẫn đến việc giáo dục của nhà trường của giáo viên không hiệu quả, thậm chí phản tác dụng. Do đó việc giáo dục đạo đức nói riêng và giáo dục nói chung cần được sự đồng bộ của cả xã hội nhằm đem lại phong trào học tập cho môi trường giáo dục trường PT Nguyễn Mộng Tuân. Yếu tố 6: Kỹ năng tích hợp giáo dục đạo đức thông qua các bộ môn văn hóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Các nội dung chủ yếu tập trung tích hợp trong các môn GDCD, môn văn, tuy nhiên thời lượng khá ít khó có thể thực hiện hiệu quả. Các hoạt động ngoài giowg lên lớp cũng tích hợp thêm nhiều nội dung khác nên hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức chưa đạt kết quả như mong muốn. 3. Các giải pháp: Trên cơ sở những nguyên nhân thực trạng trên của trường PT Nguyễn Mộng Tuân, huyện Đồng Sơn, bản thân tôi mạnh dạn đề xuất hai nhóm giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường được nâng lên, đáp ứng yêu cầu giáo dục học sinh trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu hiện nay. a. Bồi dưỡng kiến thức về giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống và phổ biến pháp luật cho đội ngũ giáo viên: Giáo dục đạo đức là một bộ phận cực kỳ quan trọng của quá trình sư phạm. Đối với trường THPT giáo dục đạo đức tiếp tục hình thành các chuẩn mực hành vi, các nét phẩm chất đạo đức vững chắc, giúp học sinh có ý thức về chuẩn mực hành vi, về công việc mình làm, có thái độ đứng đắn và có hành vi thói quen đạo đức tương ứng. Muốn vậy giáo dục đạo đức ở bậc trung học người giáo viên phải nắm các kiến thức cơ bản về giáo dục đạo đức sau: - Giáo dục ý thức đạo đức Giáo dục ý thức đạo đức nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức đạo đức cơ bản về các chuấn mực hành vi trên cơ sở đó hình thành niềm tin đạo đức. Các chuẩn mực hành vi này được xác định từ các phẩm chất đạo đức, lòng yêu nước, lòng nhân ái, thái độ đối với lao động, tinh thần tập thể, tính kỷ luật. Chúng phản ánh các mối quan hệ hàng ngày của các em. Đó là: Quan hệ cá nhân với xã hội, tôn kính quốc kỳ, quốc ca, kính yêu Bác Hồ, tự hào về đất nước và con người Việt Nam, biết ơn những thương binh liệt sỹ, các chiến sỹ quân đội, công an, yêu quê hương làng xóm, phố phường của mình, yêu mến và tự hào về trường lớp, giữ gìn môi trường xung quanh, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá do ông cha để lại. Quan hệ cá nhân với công việc, lao động: Trước hết là chăm chỉ, kiên trì vượt khó trong học tập, học tập có phương pháp tốt, tích cực tham gia các công việc lao động khác nhau (Lao động tự phục vụ, lao động sản xuất, lao động lợi ích xã hội...) Quan hệ cá nhân với những người xung quanh: Đầu tiên là lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, quan tâm giúp đỡ anh chị em trong gia đình, kính trọng và biết ơn thầy cô giáo tôn trọng, giúp đỡ đoàn kết với bạn bè, tôn trọng và giúp đỡ hàng xóm, láng giềng, phụ nữ, cụ già, em nhỏ, người tàn tật... theo khả năng của mình. Quan hệ cá nhân với tài sản xã hội, tài sản của người khác, tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà trường (trường lớp, bàn ghế, dụng cụ lao động, đồ thí nghiệm...) của nhà nước (nhà cửa, máy móc, hàng hoá...) các di tích lịch sử, văn hoá, những nơi công cộng, của người khác (thư từ, đồ đạc...) Quan hệ cá nhân với bản thân: Khiêm tốn, thật thà, bạo dạn. Đối với từng chuẩn mực hành vi đạo đức cần giúp học sinh hiểu yêu cầu của chuẩn mực (Chuẩn mực yêu cầu học sinh phải thực hiện điều gì, làm gì?) Ý nghĩa tác dụng của việc thực hiện chuẩn mực hành vi đạo đức (việc thực hiện chuẩn mực mang lại lợi ích, tác dụng gì? Nếu không thực hiện mà làm trái thì có tác hại gì?) Cách thực hiện chuẩn mực đó (Để thực hiện chuẩn mực cần làm những công việc gì, thực hiện như thế nào?) Những tri thức đạo đức này giúp các em phân biệt được cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác... Từ đó các em sẽ làm theo cái đúng, ủng hộ cái tốt, tán thành cái thiện và đấu tranh phê phán, tránh cái sai, cái xấu, cái ác. Ý thức đạo đức đúng đắn có tác dụng định hướng cho thái độ, tính cảm hành vi đạo đức. - Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức Đời sống tinh thần của con người nói chung hay trẻ em nói riêng sẽ trở nên khô cứng, trống rỗng nếu không biết yêu, biết ghét, không có cảm xúc mà ngược lại thờ ơ với những người xung quanh, với công việc, với thiên nhiên... trái lại ở những người có tình cảm đạo đức chân chính họ rất dễ hoà đồng với những người xung quanh, đời sống, tinh thần trở nên phong phú, cuộc sống vui tươi hơn, công việc có hiệu quả hơn....Vì vậy, giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đồng thời rất khó khăn đòi hỏi sự tinh tế bởi vì phải tác động đến thế giới nội tâm, thế giới của những cảm xúc của học sinh. Giáo dục thái độ tình cảm đạo đức cho học sinh là thức tỉnh những rung động, những cảm xúc đối với hiện thực xung quanh (những người xung quanh, công việc, tập thể...) làm cho chúng biết yêu biết ghét rõ ràng, có thái độ đứng đắn đối với các hiện tượng phức tạp trong đời sống xã hội và tập thể... thái độ thờ ơ, lãnh đạm là “sản phẩm” xấu không mong muốn của giáo dục tình cảm. Những thái độ tình cảm cần giáo dục cho học sinh trung học là: Kính yêu, biết ơn ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em, kính trọng lễ phép, biết ơn thầy cô giáo, tôn trọng và yêu mến bạn bè. Kính yêu Bác Hồ, biết ơn thương binh, liệt sỹ, yêu trường mến lớp, yêu quê hương làng xóm... Chăm học, chăm làm, yêu lao động. Yêu thiên nhiên và có thái độ giữ gìn vẻ đẹp môi trường xung quanh. Có lòng tự trọng, khiêm tốn học hỏi, trung thực. Có thái độ ủng hộ, đồng tình, tán thành với những tấm gương, việc làm tốt, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, ngược lại có thái độ lên án phê phán những ai có hành động sai trái có hại cho người khác, xã hội, cộng đồng. Tình cảm tích cực được hình thành dựa vào ý thức đúng đắn và được củng cố khẳng định qua hành vi, ngược lại nó có tác dụng thúc đẩy, tạo
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tang_cuong_quan_ly_giao_duc_dao_duc_loi_song_va_pho_bie.doc