SKKN Tài liệu giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh qua giảng dạy bài: hoá học và vấn đề môi trường bài 45 sách giáo khoa lớp 12

SKKN Tài liệu giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh qua giảng dạy bài: hoá học và vấn đề môi trường bài 45 sách giáo khoa lớp 12

 Những năm gần đây nạn ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Từ chất thải, rác thải vứt bừa bãi trong sinh hoạt, chăn nuôi cho đến sự lạm dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, thuốc kích thích sinh trưởng của người dân. Chưa bao giờ lượng rác thải sinh hoạt và các loại hóa chất dùng trong sản xuất nông nghiệp nhiều như bây giờ, nó tăng lên một cách chóng mặt, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là các loại rác thải không được thu gom và xử lí theo đúng quy trình, các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp không dùng theo đúng liều lượng mà ngược lại các loại túi nilon, đồ dùng sinh hoạt trong nhà hết thời gian sử dụng, rác thải từ việc ăn uống, xác chết động vật. được vứt ra khắp nơi, cứ chỗ nào tiện và gần đều có thể là nơi đỗ bến của các loại rác đó kể cả ngay sát nhà mình, gặp trời mưa thì trôi đi theo nguồn nước làm ô nhiễm môi trường nước, còn trời nắng thì bốc mùi hôi thối từ đó tạo điều kiện cho ruồi, muỗi, kí sinh trùng gây bệnh hoạt động từ đó phát tán vào không khí , vào nguồn nước rồi ngấm vào nguồn nước ngầm, chưa hết môi trường mà chúng ta đang sống còn bị ảnh hưởng rất nặng bởi sự lạm dụng của các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật của người dân. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các loại bệnh đặc biệt là bệnh ung thư, tim mạch. Do đó, tất cả mọi người trong chúng ta đều phải hiểu biết về ô nhiễm môi trường và thực hiện bảo vệ môi trường sống của chính mình thường xuyên, không phải một lần mà là suốt đời.

doc 18 trang thuychi01 14241
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tài liệu giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh qua giảng dạy bài: hoá học và vấn đề môi trường bài 45 sách giáo khoa lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 6
-------------------------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
 TÀI LIỆU GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH QUA GIẢNG DẠY BÀI: HOÁ HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG “BÀI 45 SÁCH GIÁO KHOA LỚP 12”
Người thực hiện: Đỗ Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học
THANH HOÁ NĂM 2018
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: TÀI LIỆU GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH KV2 - NT QUA GIẢNG DẠY BÀI HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LỚP 12
Người thực hiện: Đỗ Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học
MỤC LỤC
	 Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ	3
1. Lí do chọn đề tài	3
2. Mục đích và phương pháp nghiên cứu..	4
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.	4
PHẦN II: NỘI DUNG..	5
1. Cơ sở lí luận của vấn đề	5
2. Cơ sở thực tế và thực trạng của vấn đề.	5
2.1. Cơ sở thực tế..	5
2.2. Thực trạng của vấn đề	5
3. Biện pháp thực hiện..	6
4. Giải pháp của đề tài..	6
5. Kết quả áp dụng của đề tài...	16
PHẦN III: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ	16
PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lí do chọn đề tài:
 Những năm gần đây nạn ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Từ chất thải, rác thải vứt bừa bãi trong sinh hoạt, chăn nuôi cho đến sự lạm dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, thuốc kích thích sinh trưởng của người dân. Chưa bao giờ lượng rác thải sinh hoạt và các loại hóa chất dùng trong sản xuất nông nghiệp nhiều như bây giờ, nó tăng lên một cách chóng mặt, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là các loại rác thải không được thu gom và xử lí theo đúng quy trình, các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp không dùng theo đúng liều lượng mà ngược lại các loại túi nilon, đồ dùng sinh hoạt trong nhà hết thời gian sử dụng, rác thải từ việc ăn uống, xác chết động vật... được vứt ra khắp nơi, cứ chỗ nào tiện và gần đều có thể là nơi đỗ bến của các loại rác đó kể cả ngay sát nhà mình, gặp trời mưa thì trôi đi theo nguồn nước làm ô nhiễm môi trường nước, còn trời nắng thì bốc mùi hôi thối từ đó tạo điều kiện cho ruồi, muỗi, kí sinh trùng gây bệnh hoạt động từ đó phát tán vào không khí , vào nguồn nước rồi ngấm vào nguồn nước ngầm, chưa hết môi trường mà chúng ta đang sống còn bị ảnh hưởng rất nặng bởi sự lạm dụng của các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật của người dân. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các loại bệnh đặc biệt là bệnh ung thư, tim mạch... Do đó, tất cả mọi người trong chúng ta đều phải hiểu biết về ô nhiễm môi trường và thực hiện bảo vệ môi trường sống của chính mình thường xuyên, không phải một lần mà là suốt đời.
 Là một giáo viên, những việc tôi có thể làm được bây giờ đó là:
- Giữ gìn môi trường xung quanh nơi tôi đang sống một cách trong sạch, vận động và hướng dẫn những người thân và hàng xóm của mình không xả rác bừa bãi, khi đổ rác thải phải phân loại các chất dẻo và nhựa để tái chế, các loại rác thải còn lại phải thu gom đem xử lí đúng nơi quy định, không đốt rác bừa bãi. Khi sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật phải đúng liều lượng và theo hướng dẫn của cán bộ kĩ thuật.
- Làm tài liệu giảng dạy cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sống của mình, biết được môi trường khi bị ô nhiễm có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và nếu biết được điều này thì các em phải làm gì để ngăn chặn, giảm bớt sự ô nhiễm đó. Và sáng kiến của tôi đưa ra ở đây là: Tài liệu giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh qua giảng dạy bài: Hóa học và vấn đề môi trường “ Bài 45 sách giáo khoa lớp 12.
2. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
2.1. Mục đích
- Nhằm giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, tác hại và cách giảm thiểu sự ảnh hưởng đó đến sức khỏe cộng đồng.
- Góp phần tuyên truyền và hướng dẫn những người thân như bố, mẹ, ông, bà... của các em giữ gìn môi trường xung quanh nơi mình đang sống như không xả rác, đốt rác bừa bãi, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lí.
- Tham gia các hoạt động cộng đồng để bảo vệ môi trường
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Dựa vào nhiều năm giảng dạy và thấy được từ thực tế về sự ô nhiễm nặng nề của môi trường đang sống
- Quá trình tìm hiểu từ các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, mạng ...
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường của chương 9 sách giáo khoa lớp 12: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường 
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Sử dụng giảng dạy cho cả tiết dạy chính khóa và tiết thảo luận, đối tượng học sinh có thể sử dụng tài liệu này không chỉ có học sinh khối 12 mà cả học sinh khối 10 và 11
- Đề tài được đưa vào nghiên cứu trên lớp 12A2 của trường THPT Triệu Sơn 6
3.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu năm 2018 từ tháng 01 đến tháng 5 năm 2018
PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận của vấn đề
 Như chúng ta đã biết một cuộc sống khỏe bao giờ cũng cần một môi trường sống trong lành. Tuy nhiên hiện nay con người đang gây ô nhiễm môi trường sống của chính mình một cách nặng nề và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta, gây ra nhiều bệnh tật hiểm nghèo
- Không khí ô nhiễm khiến chúng ta dễ mắc phải hen xuyễn và các bệnh về đường hô hấp khác, gây tổn thương hệ miễn dịch, nội tiết và khả năng sinh sản...
- Nguồn nước bị ô nhiễm bởi các loại hóa chất như kim loại nặng, thuốc trừ sâu... gây kích thích ảnh hưởng đến sinh sản, nguy hại đến hệ thần kinh, gan, thận, ung thư, nếu tiếp xúc với không khí có thủy ngân còn gây bệnh parkinson, tim mạch, vô sinh...
- Đất ô nhiễm bởi kim loại nặng sẽ gây ung thư, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, các chất dioxin được tạo ra do qúa trình đốt rác gây quái thai, làm giảm hệ miễn dịch...
Do những sự ảnh hưởng ghê gớm đó nên chúng ta phải tìm cách làm giảm ô nhiễm môi trường 
2. Cơ sở thực tế và thực trạng của vấn đề
2.1. Cơ sở thực tế của nhà trường
-Trường THPT Triệu Sơn 6 có đủ cơ sở vật chất đảm bảo việc phục vụ dạy học, có 12 phòng học kiên cố và có 07 phòng học bán kiên cố, 4 phòng bộ môn.
- Học sinh của trường có đầu vào thấp tuy nhiên các em cũng rất có ý vươn lên trong học tập và tu dưỡng đạo đức.
- Giáo viên hoá của nhà trường là 04 giáo viên.
2.2. Thực trạng của vấn đề
a. Thuận lợi:
- Do là vấn đề cấp bách đang được toàn xã hội quan tâm nên các tài liệu tuyên truyền bằng sách báo, bằng hình ảnh, video rất đa dạng và phong phú
- Học sinh được tiếp cận với các thiết bị điện tử thông minh như điện thoại, máy tính
b. Khó khăn:
- Tài liệu trong sách giáo khoa viết về tác động của con người đến môi trường và tác hại ngược của nó còn hạn chế do đó nội dung để cung cấp cho học sinh chưa được nhiều. 
- Đa số các em học sinh khi truy cập mạng đều phục vụ sở thích riêng của mình như chơi điện tử, nghe nhạc hay xem phim  
3. Biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Đề tài này được trình bày theo hai phần:
- Phần 1: Ô nhiễm môi trường do sinh hoạt vứt rác thải bừa bãi, do đốt rác không đúng quy trình.Tác hại của nó và biện pháp phòng ngừa
- Phần 2: Ô nhiễm môi trường do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học
.Tác hại của nó và biện pháp phòng ngừa
4. Giải pháp của đề tài
4.1. Ô nhiễm môi trường do sinh hoạt vứt rác thải bừa bãi, do đốt rác không đúng quy trình.Tác hại của nó và biện pháp phòng ngừa
a. Ảnh hưởng do sinh hoạt vứt rác thải bừa bãi và biện pháp phòng ngừa
+ Ảnh hưởng do sinh hoạt vứt rác thải bừa bãi
 Kinh tế phát triển đi kèm theo đó là nạn ô nhiễm môi trường, do ý thức gìn giữ môi trường của người dân chưa cao, hàng năm khu vực nông thôn ở Việt nam phát sinh trên 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, 7500 tấn vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật
Rác thải tràn lan ở các khu vực
(Tài liệu này được sưu tầm trên trang web: Hình ảnh rác thải )
- Rác thải trong hộ gia đình với đủ loại thực phẩm dư thừa với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho quá trình lên men, thối rửa tạo mùi khó chịu và thải ra các khí như H2S, NH3, CH4, SO2 ra môi trường không khí. Theo tài liệu trong nước cho biết khi vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và những chất dẫn xuất hydrosunfua kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây nguy hiểm đối với người bị tim mạch ngoài ra các khí này là nguyên nhân gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
- Trong rác thải có chứa rất nhiều các chất độc, nếu vứt bừa bãi thì các chất độc này thâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật hữu ích như giun, ếch nhái làm cho đất bị giảm tính phổ biến sinh học tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bọ sinh sôi và phát triển, phá hủy cây trồng
- Thành phần của rác thải sinh hoạt có chứa các chất hữu cơ dễ bị phân hủy, khi trời mưa nước từ các loại rác thải theo dòng chảy đi vào các nguồn nước mặt làm ô nhiễm gây chết các loại vật nuôi ở ao, hồ, sông, suối. Mặt khác, ngấm xuống lòng đấtlàm ô nhiễm nguồn nước ngầm, thông thường sẽ mang vi sinh vật gây bệnh, kim loại nặng, chất hữu cơ từ đó đi vào cơ thể người vì đây là nguồn nước chính dùng cho sinh hoạt và cach tác, tích lũy qua thời gian gây vô số các loại bệnh nguy hiểm trong đó có bệnh ung thư quái ác.
- Ngoài ra tình trạng vứt bao bì thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi sau khi sử dụng khá phổ biến .Thói quen rửa bình bơm và dụng cụ pha chế không đúng nơi quy định gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, gây ngộ độc cho người và động vật thủy sinh.
Chai, lọ, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật được vứt bừa bãi sau khi sử dụng
(Tài liệu này được sưu tầm trên trang web: Sử dụng thuốc bả vệ thực vật)
+ Biện pháp phòng ngừa
 Với sự ảnh hưởng nghiêm trọng của rác thải đến sức khỏe con người như thế, chúng ta phải làm gì?
- Các hộ gia đình nên có thùng chứa rác và tự phân loại rác trước khi cho vào thùng, các loại chất dẻo và nhựa nên bỏ riêng để được thu gom xử lí riêng, còn các loại rác khác sẽ được gom và xử lí tập trung (phương pháp dân gian hay sử dụng là phương pháp ủ) để làm phân bón hữu cơ bón cho cây
- Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải thu gom vỏ chai, lọ, bao bì đựng đến đúng nơi quy định để được xử lí, không rửa bình bơm và dụng cụ pha chế ở nơi ao, hồ sông, suối
b. Ảnh hưởng do đốt rác sinh hoạt bừa bãi và biện pháp phòng ngừa
+ Ảnh hưởng do đốt rác sinh hoạt bừa bãi
- Do không có sự đầu tư về xử lí rác thải của các cơ quan chức năng và do sự thiếu hiểu biết về ảnh hưởng của việc đốt rác thải đến môi trường mà hiện nay ở bất kì nơi nào ở khu vực nông thôn chúng ta đều có thể bắt gặp các hộ gia đình thu gom rác sau đó tự xử lí bằng cách đem đốt, những tưởng việc đó là dọn vệ sinh , làm sạch môi trường nhưng họ không biết rằng đó chính là nguyên nhân góp một phần rất lớn gây ô nhiễm môi trường, từ đó ảnh hưởng ngược trở lại đến sức khỏe của chính mình và cho người khác.
Hình ảnh đốt rác bừa bãi của người dân
(Tài liệu này được sưu tầm trên trang web: Hình ảnh đốt rác bừa bãi của người dân)
- Theo nghiên cứu khi một số rác thải chứa kim lại nặng như thủy ngân, chất dẻo có chứa chất clo làm từ nhựa PVC( có trong một số vật dụng thường dùng như: Vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa). Khi đốt có khả năng sinh ra chất dioxin là một loại hóa chất độc hại mà quân đội Mĩ rãi xuống miền Nam Việt nam gây chết người, phá hủy các đặc tính di truyền gây ung thư và quái thai, dị dạng ở nhiều đời.
Hình ảnh nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam dioxin
(Tài liệu này được sưu tầm trên trang web hình ảnh chất độc da cam)
- Gây mùi khó chịu, thậm chí hít phải lượng lớn có thể gây chóng mặt, buồn nôn
- Việc đốt rác bừa bãi gây nguy hiểm cho con người vì nó thải ra khí CO2 , Hg các loại hạt lơ lửng có kích thước nhỏ có thể dễ dàng đi vào phổi con người, khi hít phải các loại khí này nguy cơ mắc các bệnh về phổi, đường hô hấp là rất cao. Ngoài ra khi con người chỉ cần hít một lượng rất nhỏ Hg cũng có thể gây vô sinh 
+ Biện pháp phòng ngừa
 - Các hộ gia đình nên có thùng chứa rác và tự phân loại rác trước khi cho vào thùng, các loại chất dẻo và nhựa nên bỏ riêng để được thu gom xử lí riêng, còn các loại rác khác sẽ được gom và xử lí tập trung (phương pháp dân gian hay sử dụng là phương pháp ủ) để làm phân bón hữu cơ bón cho cây. Tuyệt đối không được dùng phương pháp đốt tại nhà để xử lí rác. Rác sau khi được thu gom sẽ có đội vệ sinh mang đi chôn lấp hoặc xử lí theo đúng quy trình
4.2. Ô nhiễm môi trường do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học
. Tác hại của nó và biện pháp phòng ngừa
a. Phân bón hóa học
+ Ảnh hưởng đến môi trường
 Như chúng ta đã biết phân bón hoá học là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng, cây hấp thụ phân bón để phát triển. Khi sử dụng phân bón hợp lí thì đất sẽ tăng độ phì, tăng năng suất cho cây trồng. Nhưng hiện nay do lợi nhuận và do thiếu hiểu biết mà một số bộ phận người dân đốc thúc sự lớn lên của cây bằng cách bón phân một cách dư thừa cho cây. Theo tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hóa học ở Việt Nam hiện nay lượng phân đạm cây trồng chỉ hấp thụ được 30 - 40%, phân lân từ 40 - 45%, kali từ 40 - 50%  Như vậy, còn 60 - 65% lượng đạm tương đương với 1,77 triệu tấn ure, 55 - 60% lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn supe lân và 55 - 60% lượng kali tương đương với 344 nghìn tấn KCl được bón vào đất mà cây trồng chưa sử dụng hết.
 Vậy lượng phân bón dư thừa này có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?
- Ảnh hưởng đến môi trường nước: Một lượng lớn phân bón bị rửa trôi từ đất vào nước làm nước bị ô nhiễm. Anion NO3- trong phân bón có tính linh động cao nên dễ bị rửa trôi xuống các tầng sâu, theo nghiên cứu ion này khi hấp thụ vào cơ thể người sẽ gây hội chứng trẻ xanh và nguy cơ bị ung thư dạ dày khá cao.
 Ngoài ra hàm lượng N, P, K trong phân bón khi ngấm vào mạch nước ngầm làm cho nước bị nhiễm các kim loại nặng như Cu, Zn, Mn (có trong phân vi lượng), Cd (có trong phân lân), As, Hg từ đó sẽ tích lũy các kim loại nặng trong cơ thể.
 Dưới đây là bảng nêu rõ sự ảnh hưởng của các kim loại nặng đến sức khỏe con người. 
TT
Kim loại
nặng
Nồng độ cho phép (*)
(mg/l)
Tác động có hại
1
Kẽm (Zn)
3
+ Dư thừa kẽm: Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, sự nhạy cảm, sự sinh sản, hệ thần kinh, gây ung thư.
+ Thiếu hụt kẽm gây ra các triệu chứng: mù màu, viêm da, bệnh gan, liệt dương, teo tinh hoàn,
2
Đồng (Cu)
2
+ Khi thiếu hụt hay dư thừa đồng đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe vì đồng cần thiết trong việc sử dụng sắt.
+ Nếu sử dụng 1gCu/1kg thể trọng sẽ gây tử vong;
Và 100mg/1kg sẽ gây buồn nôn
3
Cadimi (Cd)
0,003
+ Dư thừa Cd gây bệnh loãng xương, nứt xương, gây đau đớn ở vùng xương chậu và hai chân. Tỷ lệ ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi ở những người thường xuyên tiếp xúc với Cd khá lớn,
+ Gây rối loạn chức năng thận nếu tập trung Cd trong thận lên trên 200mg/kg trọng lượng tươi.
4
Thủy ngân
(Hg)
0,001
Khi nhiễm độc Hg sẽ làm cho chân tay bị run, suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung, mờ mắt, mắc các chứng bênh về thận, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và thai nhi,
5
Niken (Ni)
0,02
Ni có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống: luyện thép, pin sạc, chất xúc tác, đúc tiền, bảng kim loại, các sản phẩm đúc, Ngộ độc niken cũng như các hợp chất của nó sẽ gây đau đầu tức ngực, ho, khó thở, cực kỳ mệt mỏi tổn thương tim mạch-hệ hô hấp, suy thận, Ngoài ra với người có da nhạy cảm có thể bị dị ứng Ni làm cho da bị ngứa, đỏ, xuất hiện mụn nước rất khó điều trị.
6
Chì(Pb)
0,01
Khi tiếp xúc với chì làm cho mắt, cổ họng, và mũi đau rát. Nhiễm độc chì gây nhức đầu, cáu kỉnh, giảm trí nhớ, mất ngủ, ăn không ngon, sụt cân, buồn nôn, đau bụng, vận động khó khăn, bị chuột rút, tăng nguy cơ cao huyết áp, về lâu dài sẽ gây các bệnh về thận, tổn hại não, thiếu máu, ảnh hưởng đến sinh sản và thai nhi,
7
Crom (Cr)
0,05
+ Cr được xem là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể nên nếu thiếu hụt Cr sẽ gây bệnh “thiếu hụt crom”.
+ Hợp chất Cr(VI) rất độc: nếu sử dụng một lượng khoảng nửa thìa trà thì sẽ gây tử vong ngay. Khi nhiễm đôc Cr(VI) sẽ gây tổn thương mắt, ung thư, đột biến gen,
 8
Mangan(Mn)
0,5
Mn rất quan trọng đối với cơ thể, mỗi ngày mỗi người cần khoảng 2-5mg Mn. Tuy nhiên ngộ độc Mn vẫn có thể xảy ra gây rối loạn hoạt động thần kinh với biểu hiện rung giật như bệnh Parkinson
(Tài liệu này được sưu tầm trên trang web ảnh hưởng của phân bón đến môi trường nước)
- Ảnh hưởng đến môi trường đất: Làm mất cấu trúc của đất, làm đất chai cứng giảm khả năng giữ nước của đất, giảm tỉ lệ thông khí trong đất từ đó giảm năng suất cây trồng
- Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Phân bón hóa học trong quá trình bảo quản hoặc bón vãi trên bề mặt gây ô nhiễm không khí do bị nhiệt làm bay hơi khí NH3 có mùi khai là loại chất độc hại cho người và động vật như gây bệnh viêm cuống phổi
 Ngoài sự ảnh hưởng của phân bón vô cơ con người còn chịu tác động không nhỏ của lượng phân bón hữu cơ:
- Phân hữu cơ người dân sử dụng chủ yếu là chưa qua xử lí gây ô nhiễm đất một cách nghiêm trọng do trong phân có chứa một lượng lớn các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn Ecoli gây bệnh đường ruột, các ấu trùng sán lá, thương hàn, kí sinh trùng như giun, sán
- Phân hữu cơ làm thay đổi các hệ mạch nước ngầm, cung cấp cho hệ mạch nước ngầm và hệ thống nước bề mặt những ấu trùng gây bệnh và các kim loại nặng
- Quá trình phân hủy các chất hữu cơ tạo ra các khí nhà kính như CO2, H2S, NOx, SO2
+ Biện pháp phòng ngừa
- Khi sử dụng phân bón phải sử dụng với lượng vừa đủ, sau mỗi lần sử dụng phân bón chúng ta nên để 15 - 20 ngày mới nên sử dụng sản phẩm nông nghiệp đó
b.Ô nhiễm môi trường do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
 Với nền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm của Việt Nam là một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng do đó việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh dịch hại bảo vệ mùa màng là cần thiết. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa đúng cách, sử dụng một cách tràn lan, thuốc không rõ nguồn gốc làm cho hệ sinh thái bị nhiễm độc, gây đe dọa đối với sức khỏe con người.
 Các loại thuốc trừ sâu đều có độc tính cao,trong quá trình dùng thuốc một lượng thuốc đi vào trong thân cây, quả hoặc bám dính trên lá. Người và động vật ăn phải loại nông sản này có thể bị ngộ độc tức thời đến chết
Ví dụ: Tại Lào Cai một đàn trâu gồm 16 con đã chết tại chỗ khi ăn phải cỏ nhiễm thuốc trừ sâu
Hình ảnh tiêu hủy số trâu chết do nhiễm độc thuốc trừ sâu (hình ảnh sưu tầm trên mạng)
 Theo cục y tế dự phòng và môi trường Việt nam hàng năm có trên 5000 trường hợp nhiễm đọc hóa chất thuốc bảo vệ thực vật phải cấp cứu tại bệnh viện và có trên 3000 trường hợp tử vong do ngộ độc cấp tính vì lượng hóa chất tồn đọng quá cao trong thực phẩm. Trong khi chỉ với liều lượng ít được đưa gián tiếp vào cơ thể thông qua thực phẩm về lâu dài từ 3 - 5 năm sẽ phát bệnh ung thư, tim mạch, gây rối loạn hoạt động ở hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, gây các tổn thương bệnh lí ở các cơ quan, đặc biệt đây là một trong những tác nhân gây bệnh ung thư khá cao hiện nay đã xuất hiện nhiều lầng ung thư do môi trường nước, đất, không khí bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật
 Vậy ta phải làm gì?
+ Biện pháp phòng ngừa
- Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải dùng đúng liều, đúng loại, đúng lúc theo chỉ dẫn của cán bộ kĩ thuật
- Trong quá trình trồng cây lương thực, cây ăn quả, rau xanh tuyệt đối không được dùng thuốc trừ sâu, các chất có hại cho cây trồng.
- Nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học khi cần dùng
5. KẾT QỦA ÁP DỤNG CỦA ĐỀ TÀI
 Khi áp dụng tài liệu này vào giảng dạy thì thấy học sinh rất hứng thú, chăm chú nghe giảng và đọc tài liệu, ý thức bảo vệ môi trường của các em được tăng lên một cách rõ rệt do các em biết được sự ảnh hưởng nghiêm trọng của các tác nhân đó đến môi trường và sức khỏe con người. Các em thấy đây là kiến thức thực tế cần nắm bắt để áp dụng vào cuộc sống từ đó trong mỗi dịp lao động công ích tại trường hoặc tại địa phương các em lao động chăm chỉ, tích cực hơn, lượng rác thải được thu gom nhiều hơn, khu vực trường học và khu vực nơi các em sinh sống không khí trong lành hơn do lượng rác thải đã được thu gom và xử lí đúng cách. Lượng phân bón hóa học

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tai_lieu_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cho_hoc_sinh.doc