SKKN Sử dụng ứng dụng SHub Classroom để quản lí và hỗ trợ học sinh tự học bộ môn Hóa học THPT

SKKN Sử dụng ứng dụng SHub Classroom để quản lí và hỗ trợ học sinh tự học bộ môn Hóa học THPT

- Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh là giáo viên hướng dẫn học sinh chủ động khám phá kiến thức dưới sự dẫn dắt của người thầy. Người thầy phải hướng dẫn các em cách tự học, tự nghiên cứu. Đồng thời phải phát huy tối đa tác dụng của các phương tiện, thiết bị vào quá trình dạy học.

- Là giáo viên giảng dạy môn Hóa học cùng với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học, việc tạo điều kiện thuận lợi từ ban giám hiệu nhà trường đang công tác, tôi đã tích cực tìm hiểu nghiên cứu sử dụng các phần mềm và đưa vào sử dụng trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học như phần mềm thí nghiệm ảo, phần mềm soạn công thức hóa học, soạn thảo bài giảng PowerPoint, … các phần mềm đó đều giúp tôi có những bài giảng hay, hấp dẫn tạo hứng thú cho học sinh ở trên lớp. Nhưng để kết quả học tập được tốt hơn học sinh về nhà cần phải luyện tập, làm bài tập về nhà vậy làm sao để tôi có thể quản lý được việc học ở nhà của các em? Tôi đã tìm hiểu ứng dụng SHub Classroom có những ứng dụng giúp giáo viên dễ dàng cho bài tập, học sinh vào làm trực tiếp, có thể đánh giá kết quả ngay việc làm bài của các em. Do đó ứng dụng giúp giáo viên quản lý được việc tự học của học sinh, hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập.

Qua điều tra thực tế đa số học sinh trường THPT A ở nhà đều có sử dụng điện thoại thông minh, có máy vi tính, các em sử dụng thành thạo internet. Do đó tôi chỉ cần hướng dẫn các em có thể sử dụng phần mềm làm bài tập giáo viên yêu cầu.

Như vậy để vừa có thể phát huy tính tích cực của học sinh, vừa phát huy hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học, giáo viên quản lý được việc tự học của học sinh tôi đã sử dụng ứng dụng SHub Classroom quản lý việc học của học sinh, từ những kết quả thu được tôi có phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

doc 43 trang Mai Loan 05/04/2025 350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng ứng dụng SHub Classroom để quản lí và hỗ trợ học sinh tự học bộ môn Hóa học THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT PHẠM CÔNG BÌNH
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến: Sử dụng ứng dụng SHub Classroom để quản lí và hỗ 
trợ học sinh tự học bộ môn Hóa học THPT.
 Tác giả sáng kiến: Phạm Thị Hằng 
 * Mã sáng kiến: 29.55.01 
 Vĩnh Phúc, năm 2020
 Vĩnh Phúc, năm 2020 3.3. Thời gian thực nghiệm.......................................................................26
 3.4. Kết quả thực nghiệm..........................................................................26
 PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................30
 1. Những kết luận chủ yếu ........................................................................30
 2. Kết quả và hạn chế của đề tài...............................................................30
 3. Một số khuyến nghị ...............................................................................31
 4. Hướng phát triển của đề tài..................................................................32
 5. Khả năng áp dụng của sáng kiến .........................................................32
8. Những thông tin cần bảo mật : không có ....................................................33
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.............................................33
10. Đánh giá lợi ích thu được............................................................................33
11. Danh sách những tổ chức đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu ........33
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................39 Sáng kiến kinh nghiệm
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
 Trong những năm gần đây, khi công nghệ thông tin (CNTT) càng phát 
triển thì việc phải ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một 
điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục, mục tiêu của ngành giáo dục là không 
ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả 
các cấp học. Trong đó, việc ứng dụng CNTT trong dạy học đang được đẩy mạnh 
và nhân rộng trong toàn ngành hiện nay.
 Trong quá trình giảng dạy bộ môn Hóa học trong trường THPT A tôi 
nhận thấy đây là môn khoa học thực nghiệm, ở trường các em học tập kiến thức 
mới, và luyện tập thông qua bài tập về nhà. Việc ôn lại kiến thức và làm bài tập 
về nhà sẽ giúp các em nắm vững được kiến thức cơ bản và vận dụng lý thuyết 
vào giải các bài tập cơ bản, nâng cao, liên hệ thực tiễn. Với hình thức thi 
THPTQG như hiện nay, hóa học là môn thi trắc nghiệm nên lượng bài tập, đề 
luyện thi tương đối nhiều. Việc tự học ở nhà đa số các em đều có ý thức tự học, 
nhưng cũng có một số em không tự giác không làm bài tập. Một số em gặp phải 
khó khăn như không làm được các bài tập khó. Trong khi chưa nắm rõ vấn đề 
vừa học, các em lại phải tiếp tục học thêm những kiến thức mới vào ngày hôm 
sau. Điều này gây hổng kiến thức hay thậm chí là quá tải đối với các em học 
sinh. Trong khi đó, thầy cô chỉ có thể hỗ trợ các em trực tiếp trên lớp, nhưng đa 
phần thời gian trên lớp là dành cho việc giảng bài mới, việc hỗ trợ tất cả các học 
sinh là điều không thể thực hiện được. Đối với giáo viên việc kiểm tra bài tập về 
nhà và đánh giá kết quả làm bài của từng học sinh thì sẽ mất nhiều thời gian. Vì 
vậy để khắc phục được những khó khăn đó và quản lý được việc tự học ở nhà 
của học sinh tôi đã sử dụng ứng dụng SHub Classroom quản lí và hỗ trợ học 
sinh tự học. 
 SHub Classroom là ứng dụng tạo bài tập từ file phi cấu trúc dưới mọi định 
dạng nên giáo viên dễ dàng giao bài tập về nhà cho học sinh, học sinh có thể vào 
làm bài mọi lúc mọi nơi, phần mềm tự động chấm điểm thống kê chi tiết kết quả 
của từng học sinh. Qua đó giáo viên có thể quản lí lớp học mà không mất nhiều 
thời gian chuẩn bị bài và chấm điểm, đồng thời dựa vào kết quả chi tiết giáo 
viên có các biện pháp giảng dạy phù hợp nâng cao chất lượng giáo dục. 
 Hiện nay dịch bệnh viêm đường hô cấp do chủng mới của virus corona 
đang là vấn đề nóng trên toàn cầu, để phòng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp 
do chủng mới của virus corona hầu hết các địa phương đều phải cho học sinh 
Năm học 2019 - 2020 1 Sáng kiến kinh nghiệm
 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích 
 - Sử dụng ứng dụng SHub Classroom quản lí, hỗ trợ học sinh tự học bộ 
môn hóa học THPT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 
 - Giúp học sinh sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong học tập, 
nắm vững kiến thức cơ bản và nâng cao thông qua quá trình luyện tập.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
 - Nghiên cứu ứng dụng SHub Classroom quản lí học sinh tự học và làm 
bài tập bộ môn Hóa học trong chương trình THPT. 
3. Đối tượng nghiên cứu.
 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 12A2 Trường THPT A 
 3.2. Khách thể nghiên cứu 
 - Ứng dụng của SHub Classroom quản lí học sinh tự học bộ môn Hóa học.
4. Phạm vi nghiên cứu 
 - Áp dụng cho việc quản lí học sinh tự học, làm bài ở nhà ở nhà.
 - Nghiên cứu trong học sinh khối 12 trường THPT A.
5. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp thu thập tài liệu: Phương pháp này nhằm nghiên cứu các 
tài liệu về ứng dụng của SHub Classroom và cách sử dụng ứng dụng có hiệu 
quả.
 - Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm tại lớp 12A2 trường 
THPT A, phương pháp này nhằm đánh giá tính khả thi của việc ứng dụng phần 
mềm vào hỗ trợ quản lí học sinh tự học.
Năm học 2019 - 2020 3 Sáng kiến kinh nghiệm
 - Là giáo viên giảng dạy môn Hóa học cùng với sự hỗ trợ của thiết bị dạy 
học, việc tạo điều kiện thuận lợi từ ban giám hiệu nhà trường đang công tác, tôi 
đã tích cực tìm hiểu nghiên cứu sử dụng các phần mềm và đưa vào sử dụng 
trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học như phần mềm thí nghiệm 
ảo, phần mềm soạn công thức hóa học, soạn thảo bài giảng PowerPoint,  các 
phần mềm đó đều giúp tôi có những bài giảng hay, hấp dẫn tạo hứng thú cho 
học sinh ở trên lớp. Nhưng để kết quả học tập được tốt hơn học sinh về nhà cần 
phải luyện tập, làm bài tập về nhà vậy làm sao để tôi có thể quản lý được việc 
học ở nhà của các em? Tôi đã tìm hiểu ứng dụng SHub Classroom có những ứng 
dụng giúp giáo viên dễ dàng cho bài tập, học sinh vào làm trực tiếp, có thể đánh 
giá kết quả ngay việc làm bài của các em. Do đó ứng dụng giúp giáo viên quản 
lý được việc tự học của học sinh, hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập. 
 Qua điều tra thực tế đa số học sinh trường THPT A ở nhà đều có sử dụng 
điện thoại thông minh, có máy vi tính, các em sử dụng thành thạo internet. Do 
đó tôi chỉ cần hướng dẫn các em có thể sử dụng phần mềm làm bài tập giáo viên 
yêu cầu. 
 Như vậy để vừa có thể phát huy tính tích cực của học sinh, vừa phát huy 
hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học, giáo viên quản lý được việc tự học của 
học sinh tôi đã sử dụng ứng dụng SHub Classroom quản lý việc học của học 
sinh, từ những kết quả thu được tôi có phương pháp giảng dạy cho phù hợp với 
từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
Năm học 2019 - 2020 5 Sáng kiến kinh nghiệm
 Chọn vai trò giáo viên
 Hình 2: Chọn vai trò
Giáo viên điền đầy đủ thông tin và ấn nút “Đăng ký”
 Hình 3: Hoàn tất mẫu đăng ký
Kết quả sau khi đăng ký thành công
 Hình 4: Đăng ký tài khoản thành công
Năm học 2019 - 2020 7 Sáng kiến kinh nghiệm
 Kết quả sau khi tạo lớp
 Hình 7: Lớp học sau khi tạo
b. Thêm học sinh
Tại trang tổng quan của lớp học sẽ có:
❖ Mã lớp (Ví dụ: YBHSH)
❖ Mã bảo vệ (Ví dụ: 123456)
❖ Thầy/cô sẽ gửi “Mã lớp” và “Mã bảo vệ” (nếu có) cho học sinh để các em 
tham gia lớp học
 Hình 8: Thêm học sinh
(*) Lưu ý: Học sinh phải tạo tài khoản trước. Sau đó quý thầy cô gửi mã lớp thì 
mới tham gia lớp học được
Các em sau khi đăng ký tài khoản nhấn tìm lớp và nhập mã 
Năm học 2019 - 2020 9 Sáng kiến kinh nghiệm
 2.2.3.1. Tạo bài tập
Tại trang bài tập của lớp học GV nhấn vào nút “Tạo bài tập”
 Hình 11: Nhấn nút tạo bài tập
Màn hình tạo bài tập xuất hiện GV nhấn “Tải lên từ máy” để tải bài tập lên
 Hình 12: Màn hình tạo bài tập – Tải bài tập lên
 2.2.3.2. Tạo các tính năng cho bài tập 
 ❖ Thời gian làm bài.
 Tại màn hình tạo bài tập nhấn vào nút thời gian và thiết lập thời lượng bài 
tập mà GV muốn học sinh làm:
 - Thiết lập ngày bắt đầu bài tập cho học sinh: Bài tập sẽ hiển thị cho học 
sinh vào thời gian bắt đầu bài tập.
 - Thiết lập ngày hết hạn: Học sinh sẽ không thể nộp bài sau thời gian này.
Năm học 2019 - 2020 11 Sáng kiến kinh nghiệm
 Hình 15: Tạo nhiều đáp án bằng dấu “/”
❖ Thêm hình ảnh, video, audio vào câu hỏi
 Giáo viên nhấn vào nút “Mở rộng” để bắt đầu thêm hình ảnh, video, 
 audio, gợi ý cho từng câu hỏi
 Hình 16: Thêm gợi ý cho câu hỏi
 Nhấn vào từng biểu tượng như hình để thêm loại gợi ý mà quý thầy cô 
 mong muốn và nhấn lưu lại
 Sau khi tải bài tập lên, tạo hết các tính năng của bài tập sau đó nhấn nút 
 “Hoàn tất”.
 Năm học 2019 - 2020 13 Sáng kiến kinh nghiệm
2.2.4.1. Kết quả theo bài kiểm tra
 Để kiểm tra kết quả HS theo từng bài kiểm tra giáo viên bấm vào bài tập 
sau khi các bạn học sinh đã làm
 Hình 11 Xem kết quả theo bài
GV có thể quan sát điểm bài tập của lớp qua màn hình này
 Hình 20: Bảng điểm bài tập
Năm học 2019 - 2020 15 Sáng kiến kinh nghiệm
 Hình 12 Tỷ lệ làm đúng sai các câu của lớp học
Giáo viên nhấn vào từng câu để biết chi tiết bạn nào giải sai bạn nào giải đúng
 Hình 13: Học sinh làm sai và đúng của từng câu
2.2.4.3 Xem kết quả từng học sinh
Nhấn vào nút “Xem” tại bảng điểm để xem chi tiết bài làm của một học sinh
 Hình 24: Nhấn nút xem để quan sát chi tiết bài làm một học sinh
Năm học 2019 - 2020 17 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_ung_dung_shub_classroom_de_quan_li_va_ho_tro_ho.doc
  • docMau 1.1_ Don de nghi cong nhan sang kien cap co so.doc
  • pdfMau 11_Mau BC ket qua nghien cuu, ung dung sang kien.pdf