SKKN Sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học Lịch sử lớp 10 - Ban Cơ bản

SKKN Sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học Lịch sử lớp 10 - Ban Cơ bản

Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI với tốc độ phát triển hết sức mau lẹ của thế giới. Sự phát triển như vũ bão của cách mạng công nghệ và xu thế toàn cầu hóa vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với tất cả các quốc gia.

Trong xu thế chung của thời đại, vấn đề đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn lực là trọng trách nặng nề của ngành giáo dục nước ta.

 Những năm gần đây, giáo dục nước ta đang nỗ lực đổi mới một cách tích cực toàn diện nhằm thực hiện mục tiêu mà Đảng xác định từ khi bắt đầu đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là, hình thành ở học sinh những cơ sở vững chắc của nhân cách xã hội chủ nghĩa, có lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, có lòng yêu nước và tinh thần quốc tê vô sản, có thế giới quan duy vật biện chứng, có đạo đức cách mạng, có học vấn phổ thông và kỹ thuật tổng hợp, có kỹ năng lao động và được đào tạo một nghề phổ thông, có thể lực phát triển phù hợp, sức khỏe, thị hiếu lành mạnh, có hứng thú và năng lực tự học và rèn luyện nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống tự lập của người lao động, góp phần đáp ứng yêu cầu đào tạo ở bậc cao hơn[1].

 Văn kiện Đại hội XII cũng xác định nhiệm vụ của ngành giáo dục là đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ giáo dục và đào tạo bao gồm: Mục tiêu giáo dục, Chương trình giáo dục, đào tạo; Phương pháp dạy học và Kiểm tra đánh giá. Trong đó, với vấn đề đổi mới dạy học ở bậc THPT, Đảng xác định dạy học phổ thông cần đổi mới theo hướng chuyển từ lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc sang cách dạy cách học, cách nghĩ, phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo, vận dụng theo phương châm giảng ít, học nhiều.[2]

 

doc 34 trang thuychi01 34026
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học Lịch sử lớp 10 - Ban Cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài:
	Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI với tốc độ phát triển hết sức mau lẹ của thế giới. Sự phát triển như vũ bão của cách mạng công nghệ và xu thế toàn cầu hóa vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với tất cả các quốc gia.
Trong xu thế chung của thời đại, vấn đề đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn lực là trọng trách nặng nề của ngành giáo dục nước ta.
	Những năm gần đây, giáo dục nước ta đang nỗ lực đổi mới một cách tích cực toàn diện nhằm thực hiện mục tiêu mà Đảng xác định từ khi bắt đầu đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là, hình thành ở học sinh những cơ sở vững chắc của nhân cách xã hội chủ nghĩa, có lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, có lòng yêu nước và tinh thần quốc tê vô sản, có thế giới quan duy vật biện chứng, có đạo đức cách mạng, có học vấn phổ thông và kỹ thuật tổng hợp, có kỹ năng lao động và được đào tạo một nghề phổ thông, có thể lực phát triển phù hợp, sức khỏe, thị hiếu lành mạnh, có hứng thú và năng lực tự học và rèn luyện nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống tự lập của người lao động, góp phần đáp ứng yêu cầu đào tạo ở bậc cao hơn[1]. 
	Văn kiện Đại hội XII cũng xác định nhiệm vụ của ngành giáo dục là đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ giáo dục và đào tạo bao gồm: Mục tiêu giáo dục, Chương trình giáo dục, đào tạo; Phương pháp dạy học và Kiểm tra đánh giá. Trong đó, với vấn đề đổi mới dạy học ở bậc THPT, Đảng xác định dạy học phổ thông cần đổi mới theo hướng chuyển từ lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc sang cách dạy cách học, cách nghĩ, phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo, vận dụng theo phương châm giảng ít, học nhiều.[2]
	 Để thực hiện mục tiêu chung của cả ngành giáo dục của cả bậc THPT, môn Lịch sử có trọng trách nặng nề. Bởi lẽ môn Lịch sử có ưu thế trong việc đào tạo người lao động phù hợp với công cuộc đổi mới, hội nhập của đất nước. Rõ ràng trong tiến trình hội hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc, ý thức trách nhiệm của mỗi công dân với Tổ Quốc là không thể xem nhẹ. Lịch sử là môn học có lợi thế trong hoạt động giáo dục.
	 Học lịch sử hiệu quả sẽ giúp học sinh rèn luyện được phương pháp tìm hiểu, khám phá những vấn đề lịch sử và xã hội, tự lực trong học tập và cuộc sống. Từ đó các em trở thành những người lao động năng động, sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc hội nhập hiện nay.
	Thế nhưng, thực trạng dạy và học Lịch sử hiện nay đang là vấn đề báo động thu hút sự quan tâm của xã hội. Là người giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi thấy nhói lòng khi nhìn con số thống kê bài thi bị điểm 0 môn Lịch sử hay tình trạng cả trường chỉ có một học sinh chọn thi môn Sử trong kỳ thi THPT quốc gia.
	Một thực tế là chương trình lịch sử nặng nề, khô khan, bản thân nhiều giáo viên chưa tích cực đổi mới nên chưa tạo hứng thú đối với học sinh.
 	Với trách nhiệm của giáo viên đứng lớp, tôi cố gắng góp phần thay đổi một thực trạng trên với sáng kiến “Sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học lịch sử lớp 10- Ban Cơ bản”.
2.Mục đích nghiên cứu:
 Trong phạm vi sáng kiến tôi hướng tới mục tiêu sau:
- Xây dựng được một số ô chữ để sử dụng trong dạy học khóa trình lịch sử “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX”( Lịch sử lớp 10 - Ban cơ bản)
- Trên cơ sở đó, sử dụng những ô chữ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học và kiểm chứng hiệu quả của sáng kiến đối với từng đối tượng học sinh.
- Khi sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học lịch sử hợp lý sẽ có tác dụng: 
 + Thực chất của trò chơi ô chữ là kiểm tra lại kiến thức của học sinh về một chủ đề nhất định. Qua đó khắc sâu kiến thức đã được học về lịch sử dân tộc. Đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
 + Rèn luyện kỹ năng của học sinh, đó là kỹ năng phản ứng nhanh nhạy, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc cá nhân và tập thể.
+ Tạo không khí sôi nổi trong giờ học vì kích thích hứng thú của học sinh.
 + Đối với việc đổi mới thi với hình thức trắc nghiệm thì trò chơi ô chữ rất có tác dụng trong ôn luyện cho học sinh.
 	Với mục tiêu trên, chúng tôi là thiết kế những ô chữ có thể áp dụng trong giảng dạy để rèn luyện kỹ năng cho học sinh, đáp ứng được yêu cầu giáo dục của môn học . Đặc biệt là khắc phục được tính khô khan, giáo điều của môn học, tạo nên sự húng thú cho học sinh- vấn đề mà dư luận lâu nay lên tiếng về môn học Lịch sử.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 	Trong phạm vi sáng kiến, tôi tập trung vào Phần Lịch sử Việt Nam trong chương trình Lịch sử lớp 10 - Ban Cơ bản và đối tượng học sinh lớp 10 nơi tôi đang công tác là trường THPT Thạch Thành 4. Còn đối với những nội dung khác của Lịch sử thế giới trong chương trình, tôi sẽ tiếp tục phát triển trong những năm học tiếp theo.
Khóa trình” Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế thỷ XIX” là khóa trình Lịch sử có nhiều nội dung cơ bản về tiến trình lịch sử dân tộc ta từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX. Đó là:
 + Buổi đầu dựng nước và nền văn minh đầu tiên – văn minh Văn Lang- Âu Lạc.
 + Quá trình đấu tranh giành độc lập và giữ gìn văn hóa truyền thống trong suốt nghìn năm Bắc thuộc.
 + Thời kỳ độc lập tự chủ với thành tựu trong xây dựng chính quyền, phát triển văn hóa và đấu tranh bảo vệ độc lập. Quá trình phát triển và xây dựng đất nước cũng diễn ra nhiều thăng trầm 
 	Qua tổ chức dạy học khóa trình này sẽ khắc sâu cho học sinh về những vấn đề của lịch sử dân tộc. Qua đó giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho học sinh. Trên cơ sở đó xây dựng nền tảng đạo đức cho thế hệ trẻ.
 	 Đối tượng học sinh lớp 10 ở trường THPT Thạch Thành 4 có trình độ tư duy nhiều hạn chế, cần phải có biện pháp phù hợp để kích thích học sinh học tập, đáp ứng được mục tiêu giáo dục cơ bản.
4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Khảo sát trình độ nhận thức của học sinh qua kiểm tra kiến thức.
 	- Xác định nội dung, yêu cầu cơ bản của khóa trình.
 	- Xây dựng các chủ đề đề xây dựng ô chữ phù hợp.
- Đề xuất cách sử dụng các ô chữ trong giảng dạy.
- Kiểm chứng hiệu quả sáng kiến qua kiểm tra đánh giá học sinh và thống kê số liệu. 
PHẦN 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lý luận:
2.1.1. Khái niệm, phạm vi sử dụng:
- Trò chơi ô chữ là một trò chơi trí tuệ được sử dụng khá phổ biến trong các game show truyền hình như Đường lên đỉnh Olimpia, Âm vang xứ Thanh.
- Đặc thù của trò chơi là đưa ra các ô trống bố trí theo hàng ngang, hàng dọc chứa các ký tự liên quan đến từ khóa về một nội dung nhất định mà yêu cầu người chơi phải tìm ra thông qua trả lời các câu hỏi. Từ việc trả lời các ô chữ hàng ngang, người chơi sẽ tìm ra có được một hoặc một vài ký tự trong từ khóa hàng dọc. Từ khóa hàng dọc sẽ một từ hoặc cụm từ phản ánh chủ đề của ô chữ. 
- Tác dụng của trò chơi trí tuệ này là kiểm tra kiến thức, rèn luyện được kỹ năng phản ứng nhanh nhạy của người chơi.
-Trò chơi ô chữ cũng đã đưa vào giảng dạy nhiều môn học ở các bậc học từ tiểu học đến trung học phổ thông. Trong các sân chơi trí tuệ các ô chữ được sử dụng phổ biến.
- Trong dạy học học Lich sử trò chơi ô chữ, khi thiết kế và sử dụng hợp lý sẽ đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của môn học:
+ Về kiến thức: Là một hình thức kiểm tra kiến thức khá đặc thù. Trên cơ sở kiểm tra kiến thức, giúp học sinh khắc sâu kiến thức. Giáo viên cũng nắm được khả năng nhận thức của học sinh để điều chỉnh phương pháp tổ chức dạy học.
+ Về tư tưởng: Giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho học sinh.
+ Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tư duy phán đoán nhanh nhạy.
- Phạm vi sử dụng của trò chơi ô chữ có thể sử dụng: Đặc thù của ô chữ là kiểm tra củng cố kiến thức nên không khả thi trong truyền thụ tri thức mới mà chủ trong củng cố bài học, trong ôn tập. cụ thể có thể áp dụng trong:
 + Sử dụng trong kiểm tra bài cũ.- giới thiệu bài mới yêu cầu ô chữ ngắn gọn chiếm 5 phút. Sử dụng ô chữ trong phạm vi này khá hạn chế vì liên quan đến thời lượng tiết học.
 + Sử dụng trong sơ kết bài học- tức củng cố nội dung cuối bài học.
 + Sử dụng trong tiết bài tập,ôn tập, tổng kết chương.
 + Sử dụng trong hoạt động ngoại khóa: sẽ không khó khăn trong việc khống chế thời gian.
2.1.2 Quy trình biên soạn ô chữ:
 	Bước 1. Xác định nội dung có thể xây dựng ô chữ, phạm vi, cách thức sử dụng. trên cơ sở đó xác định chủ đề có thể xây dựng ô chữ.
Bước 2. Xây dựng từ khóa. Cần xác định từ khóa nhằm nhấn mạnh, khắc sâu một nội dung lịch sử nhất định, đó có thể là một khái niệm, địa danh, nhân vật, hay một sự kiện lịch sử. 
Bước 3. Biên soạn câu hỏi cho ô chữ hàng ngang. Cách soạn câu hỏi cũng cần bám vào chuẩn kiến thức, dễ hiểu. Trong câu hỏi cần xác định số ký tự của ô chữ có thể kết hợp tranh ảnh, clip minh họa để gợi ý.
Bước 4. Biên soạn câu hỏi cho từ khóa của chủ đề. Có thể kết hợp tranh ảnh, video, clip phù hợp.
Bước 5. Sử dụng trong thực tế giảng dạy cần linh hoạt sáng tạo phù hợp với từng đối tượng học sinh. Xác định thời gian cho trò chơi với thời gian cho ô chữ hàng ngang và từ khóa hàng dọc. Sau mỗi câu trả lời đúng thì khích lệ học sinh bằng điểm số hoặc phần thưởng phù hợp.
 2.1.3. Yêu cầu chung khi xây dựng và sử dụng ô chữ trong dạy học lịch sử.
- Thứ nhất: Ô chữ thiết kế phải dựa trên cơ sở chuẩn kiến thức và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh – tức đảm bảo vừa sức không ôm đồm quá tải.
- Thứ hai: Phải tạo được sự hứng thú đối với học sinh. Giáo viên có thể khích lệ học sinh bằng cách cho điểm hoặc thưởng quà.
- Thứ ba: Có thể sử dụng phần mềm powerpoint để tạo hiệu ứng sinh động trong thiết kế trò chơi. Còn cách thông thường là vẽ ô chữ trên bảng hoặc giấy A0.
 -Thứ tư: Khi sử dụng ô chữ có thể kết hợp với tranh ảnh minh họa và những phương tiện dạy học khác.
 	- Thứ năm: Từ khóa của ô chữ phải phản ánh một chủ đề nhất định. Các câu hỏi để mở các ô chữ hàng ngang và từ khóa đều phải liên quan đến chủ đề.
- Thứ sáu: Giáo viên phải chú ý đến thời lượng của trò chơi, tránh sa đà, lạm dụng ảnh hưởng đến tiến trình giờ dạy và chương trình.
2.2. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến.
 	Đối với việc dạy và học môn học Lịch sử những năm gần đây, dư luận xã hội đã đề cập nhiều. Một thực trạng không thể phủ nhận là môn Lịch sử ngày thiếu đi tính hấp dẫn bởi nhiều lý do: chương trình nặng kiến thức, thiếu kênh hình, thiếu phương tiện hỗ trợ như phim tư liệu, tranh ảnh. Một trong những nguyên nhân là giáo viên thiếu đầu tư thích đáng vào giờ dạy để thu hút học sinh .
 	Phần lịch sử “Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX”, có nhiều nội dung cơ bản, quan trọng, hấp dẫn tuy nhiên học sinh không mấy mặn mà. Trong thực trạng đó trường THPT Thạch Thành 4 cũng không phải là ngoại lệ.
 	Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã làm một khảo sát nhỏ với 10 câu hỏi nhanh với học sinh ở hai lớp 10A3, 10A4. 
1. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta? (Văn Lang)
2. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân ta trong thời kỳ Bắc thuộc? (Khởi nghĩa Hai Bà Trưng)
3. Ai là người dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Thăng Long?(Lý Công Uẩn)
4. Quốc hiệu Đại Việt có từ thời kỳ nào? (thời Lý)
5. Trong lịch sử phong kiến nước ta, ai là người anh hùng áo vải? (Nguyễn Huệ)
6. Quốc hiệu Việt Nam xuất hiện vào thời kỳ nào? (thời Nguyễn- Gia Long) 
7. Ai là tác giả của bài “Hịch tướng sĩ”? (Trần Quốc Tuấn)
8. Văn Miếu được xây dựng vào thời kỳ nào? (thời Lý)
9. Cuộc chiến tranh phong kiến nào trong lịch sử nước ta dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước?(chiến tranh Trịnh Nguyễn)
10.Chữ Nôm xuất hiện vào thời gian nào?(Thế kỷ XI-XII)
Mỗi câu trả lời đúng tương ứng với một điểm. Kết quả tổng hợp được như sau: 
Lớp
Sĩ số
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm < 5
Số bài
%
Số bài
%
Số bài
%
Số bài
%
10A3
44
0
0
5
11.3
10
22.7
29
66.0
10A4
43
0
0
7
16.2
9
20.9
27
62.9
 Qua kết quả cho thấy phần đa học sinh không nắm được những kiến thức rất cơ bản trong lịch sử dân tộc. Từ kết quả khảo sát tôi thấy cần thay đổi thực tế trên bằng cách sử dụng nội dung chương trình để xây dựng trò chơi ô chữ. 
Tuy nhiên, có nhiều bất cập trong sử dụng trò chơi trong dạy học lịch sử.
 Thứ nhất, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nghiên cứu nội dung để thiết kế ô chữ cho phù hợp.
 	Thứ hai, thời lượng của chương trình, của mỗi tiết học ảnh hưởng đến việc sử dụng ô chữ.
 	Thứ ba, liên quan đến cơ sở vật chất của nhà trường và trình độ nhận thức của học sinh.
Căn cứ vào trình độ nhận thức của học sinh, cơ sở vật chất của nhà trường tôi quyết định thực hiện sáng kiến “Sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học lịch sử lớp 10- Ban cơ bản” . 
2.3 Các giải pháp thực hiện.
 	Trong phạm vi sáng kiến, tôi tập trung vào khóa trình “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX”. Chúng tôi tập trung xây dựng ô chữ ở một số chủ đề sau;
 - Quá trình đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việ Nam.
 - Công cuộc xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc.
 - Thủ đô, quốc hiệu nước ta qua các thời kỳ. 
2.3.1. Ô chữ thứ nhất :
Đây là ô chữ có chủ đề về truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm. Ô chữ gồm: 11 ô chữ hàng ngang. Từ khóa hàng dọc là “HÀO KHÍ ĐÔNG A”.
H
Ị
C
H
T
Ư
Ơ
N
G
S
Ĩ
H
À
M
T
Ử
T
H
Ă
N
G
L
O
N
G
T
Â
Y
K
Ế
T
S
Á
T
T
H
Á
T
N
G
U
Y
Ê
N
K
H
Í
B
Ạ
C
H
Đ
Ằ
N
G
M
Ô
N
G
N
G
U
Y
Ê
N
T
R
Ầ
N
Q
U
Ố
C
T
U
Ấ
N
V
Ư
Ờ
N
K
H
Ô
N
G
N
H
À
T
R
Ố
N
G
T
H
O
Á
T
H
O
A
N
 Câu hỏi cho các ô chữ hàng ngang như sau:
 1. Hàng ngang thứ nhất: là ô chữ gồm 11 ký tự. Tác phẩm của Trần Quốc Tuấn nhằm kêu gọi binh sỹ dốc sức vào công cuộc chống ngoại?. (HỊCH TƯỚNG SĨ). 
Ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ H.
2. Hàng ngang thứ hai: là ô chữ gồm 7 ký tự . Địa danh được Nguyễn Trãi nhắc đến trong câu: 
Cửa bắt sống Toa Đô. Sông Bạch Đằng nuốt tươi Ô Mã. (HÀM TỬ).
Ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ À.
3. Hàng ngang thứ ba: là ô chữ gồm 9 ký tự. Kinh đô nước ta trong thời kỳ Lý- Trần? (THĂNG LONG). 
Ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ O.
4. Hàng ngang thứ 4: là ô chữ gồm 6 ký tự. Một địa danh diễn ra trận đánh quyết liệt trong cuộc chiến chống ngoại xâm của quân dân nhà Trần? (TÂY KẾT). 
Ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ K.
5. Hàng ngang thứ 5: là ô chữ gồm 7 ký tự .Câu khẩu hiệu binh sỹ thời Trần thường khắc lên cánh tay khi ra trận? (SÁT THÁT). 
Ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ H.
6. Hàng ngang thứ 6: là ô chữ gồm 8 ký tự. Từ còn thiếu trong câu:“Hiền tài là . quốc gia? (NGUYÊN KHÍ). ). 
Ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ I.
7. Hàng ngang thứ 7: là ô chữ gồm 8 ký tự. Địa danh được nhắc đến trong câu thơ:
 “. một trận hỏa công.
 Giặc kia tan tác máu hồng đỏ sông”. (BẠCH ĐẰNG) ).
Ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ Đ.
8.Hàng ngang thứ 8: là ô chữ gồm 9 ký tự. Thời nhà Trần, quân dân ta ba lần chống kẻ thù nào? (MÔNG NGUYÊN) ). 
Ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ Ô.
9. Hàng ngang thứ 9: là ô chữ gồm 12 ký tự.Thiên tài quân sự nước ta thời nhà Trần? (TRẦN QUỐC TUẤN). 
Ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ N.
10. Hàng ngang thứ 10: là ô chữ gồm 17 ký tự. Một trong những kế sách chống giặc của nước ta trong thời nhà Trần. (VƯỜN KHÔNG NHÀ TRỐNG) ).
Ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ G.
11.Hàng ngang thứ 11: là ô chữ gồm 9 ký tự. Tên tướng giặc khi sang xâm chiếm nước ta bị thua trận đã chui vào ống đồng trốn chạy? (THOÁT HOAN). 
Ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ A.
 	Câu hỏi cho từ khóa hàng dọc: Đây là cụm từ nhằm nói về tinh thần bất khuất, quyết chiến quyết thắng của quân dân Đại Việt dưới thời nhà Trần gồm 4 từ 11 ký tự?. (HÀO KHÍ ĐÔNG A)
 Giải thích: Nghĩa của cụm từ này có nghĩa là hào khí nhà Trần. Chữ Đông A là cách nói theo lối chiết tự tiếng Hán.Trong thế kỷ XIII, quân dân nhà Trần đã ba lần đánh bại quân Mông Nguyên viết nên những trang sử lẫy lừng trong lịch sử dân tộc.
 	Cách thức sử dụng: Ô chữ này được sử dụng trong “Bài .27. Quá trình dựng nước và giữ nước”. 
 	Sau khi học xong mục 2.Công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ Quốc. Giáo viên đưa ra ô chữ với luật chơi:
- Chia lớp thành hai đội chơi trả lời câu hỏi, mỗi đội được lựa chọn ô hàng ngang ngẫu nhiên trả lời sau 5 giây, mỗi câu đúng 10 điểm. Sau 5 ô hàng ngang có quyền đoán ô chữ hàng dọc, nếu sai mất quyền chơi. Nếu mở được ô chữ hàng dọc thì được 20 điểm. Đội nào được nhiều điểm hơn sẽ thằng. Những cá nhân sẽ lời đúng cũng sẽ được cho điểm.
 Với nhà trường đã điều chỉnh thêm tiết bài tập sau “Bài 19.Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X-XV” thì có thể sử dụng trong tiết bài tập cũng hợp lý.
2.3. 2. Ô chữ thứ hai: 
Đây cũng là ô chữ về chủ đề chống ngoại xâm, với 8 ô chữ hàng ngang, từ khóa hàng dọc của ô chữ là:“BẠCH ĐẰNG”.
N
G
Ụ
B
I
N
H
Ư
N
Ô
N
G
Đ
Ạ
I
L
A
C
Ọ
C
G
Ỗ
T
R
Ầ
N
H
Ư
N
G
Đ
Ạ
O
T
H
Ậ
P
Đ
Ạ
O
T
Ư
Ớ
N
G
Q
U
Â
N
H
O
Ằ
N
G
T
H
Á
O
N
G
Ô
Q
U
Y
Ê
N
Q
U
Ả
N
G
N
I
N
H
Câu hỏi cho các từ hàng ngang như sau: 
1. Hàng ngang thứ 1: là ô chữ gồm 12 ký tự. Đây là một phương thức xây dựng quân đội rất tiêu biểu trong thời kỳ Lý- Trần có nghĩa là gửi lính ở nhà nông?(NGỤ BINH Ư NÔNG). 
 Ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ B.
2. Hàng ngang thứ 2: là ô chữ gồm 5 ký tự. Tên gọi trước của Thăng Long là gì? (ĐẠI LA). 
Ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ Ạ.
3. Hàng ngang thứ 3: là ô chữ gồm 5 ký tự. Một loại hình binh khí đặc biệt mà ông cha ta sử dụng trong chống giặc ngoại xâm ?(CỌC GỖ).
Ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ C.
4. Hàng ngang thứ 4: là ô chữ gồm 11 ký tự. Tên gọi khác của Trần Quốc Tuấn.?(TRẦN HƯNG ĐẠO).
Ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ H.
5.Hàng ngang thứ 5: là ô chữ gồm 16 ký tự. Trước khi được tôn phò làm vua, Lê Hoàn được nắm giữ chức vụ gì trong triều Đinh.(THẬP ĐẠO TƯỚNG QUÂN).
Ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ Đ.
6. Hàng ngang thứ 6: là ô chữ gồm 9 ký tự. Tên tướng giặc nào khi xâm lược nước ta bị gọi là đứa trẻ dại?(HOẰNG THÁO). 
Ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ Ằ.
7. Hàng ngang thứ 7: là ô chữ gồm 8 ký tự. Tên của người anh hùng dân tộc gắn với chiến thắng đã mở ra thời đại độc lập tự chủ lâu dài của lịch sử dân tộc?(NGÔ QUYỀN).
Ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ N.
8.Hàng ngang thứ 8: là ô chữ gồm 9 ký tự. Đây là tên một tỉnh gắn với địa danh đã diễn ra những trận thủy chiến trong lịch sử,( QUẢNG NINH). 
Ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ G.
 Câu hỏi cho từ khóa hàng dọc: Đây là cửa biển gắn liền với nhũng trận thủy chiến trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta?( BẠCH ĐẰNG).
 	Giải thích: Năm 938, năm 981, năm 1288 là những mốc lịch sử diễn ra các trận thủy chiến lẫy lừng lần lượt đánh bại quân Nam Hán, quân Tống, quân Nguyên, gắn với tên tuổi của Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Quốc Tuấn. Các bậc tiền nhân đã lợi dụng nước thủy triều, đóng cọc gỗ ở cửa sông để đánh đắm thuyền giặc. Đó là những chiến công vang dội trong lịch sử của dân tộc. 
- Cách thức sử dụng: 
Tương tự như ô chữ thứ nhất, ô chữ này có thể sử dụng sau “Bài 27.Quá trình dựng nước và giữ nước” khi học xong mục “II. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm”.
 	Hoặc có thể sử dụng “Bài 19.Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X-XV” nếu đã điều chỉnh có tiết bài tập sau bài này. 
2. 3.3 Ô chữ thứ ba: 
 Ô chữ có chủ đề về giáo dục khoa cử nước ta thời phong kiến. Gồm 9 ô chữ hàng ngang với từ khóa hàng dọc là “NGUYÊN KHÍ”.	
V
Ă
N
M
I
Ế
U
Q
U
Ố
C
T
Ử
G
I
Á
M
C
H
U
V
Ă
N
A
N
V
I
N
H
Q
U
Y
B
Á
I
T
Ổ
L
Ê
V
Ă
N
T
H
Ị
N
H
N
H
O
G
I
Á
O
M
I
N
H
K
I
N
H
B
Á
C
H
Ọ
C
T
H
I
H
Ộ
I
D
Â
N
T
R
Í
Câu hỏi cho các từ hàng ngang như sau:
1. Hàng ngang số một: là ô chữ gồm 7 ký tự. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho xấy dựng công trình nào, đặt nền tảng cho nền giáo dục nước ta? (VĂN MIẾU). Có thể kết hợp hình ảnh Khuê Văn Các trong quần thể Văn Miếu để hỏi.
 Ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ N.
2. Hàng ngang số 2: là ô chữ gồm 10 ký tự. Trường đại học đầu tiên trong lịch sử nước ta được gọi là gì? (QUỐC TỬ GIÁM). 
Ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ G.
3.Hàng ngang số 3: là ô chữ gồm 8 ký tự. Thầy giáo nổi tiếng trong thời kỳ nhà Trần được thờ trong Văn Miếu?(CHU VĂN AN).
Ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ U.
4. Hàng ngang số 4: là

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_tro_choi_o_chu_trong_day_hoc_lich_su_lop_10_ban.doc
  • pptNGUYÊN KHÍ.ppt