SKKN Sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử Khối 6, 7 cấp Trung học Cơ sở

SKKN Sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử Khối 6, 7 cấp Trung học Cơ sở

Cơ sở lí luận của vấn đề

Lịch sử là những điều đã xảy trong quá khứ. Để biết quá khứ, người ta không thể quan sát trực tiếp mà chỉ có thể nhận thức gián tiếp bằng cách dựa vào các tài liệu, dấu tích, đồ vật, tranh ảnh.nhằm khôi phục bức tranh lịch sử. Vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên dạy lịch sử là phải tái hiện lại những gì xảy ra trong quá khứ một cách chính xác nhưng không kém phần sinh động, thu hút học sinh. Để tiết học chất lượng và hiệu quả, giáo viên phải tạo hứng thú cho học sinh học tập.

Hứng thú là hình thức biểu hiện tình cảm và nhu cầu nhận thức của con người nhằm ý thức một cách hào hứng về mục đích hoạt động nhằm tìm hiểu sâu hơn, phản ánh đầy đủ hơn đối tượng, hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức làm nảy sinh đam mê, sáng tạo, tăng năng suất công việc, đặc biệt trong hoạt động học tập, hứng thú là yếu tố quan trọng thúc đẩy người học tích cực, chủ động nắm bắt kiến thức nhanh và hiệu quả.

Để tạo hứng thú cho học sinh trong học tập nói chung, môn lịch sử nói riêng, giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp như phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp học tập theo tra cứu, phương pháp thảo luận nhóm .trong đó có phương pháp sử dụng tranh ảnh.

Tranh là những tác phẩm hội họa, đồ họa phản ánh hiện thực bằng đường nét, màu sắc, hình mảng. Tranh có thể vẽ trên giấy, vải, gỗ bằng nhiều chất liệu khác nhau.

Ảnh là tác phẩm nghệ thuật nhiếp ảnh, do nghệ thuật nhiếp ảnh, do nghệ thuật nhiếp ảnh, do nghệ sĩ thực hiện bằng phương tiện máy ảnh. Khi chụp ảnh, dáng vẻ bên ngoài của đối tượng đều được thu vào máy.

Ngày nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục lịch sử quan tâm. Để phát huy tính tích cực của học sinh thì cần phải có sự kết hợp nhiêu phương pháp, trong đó việc sử dụng tranh ảnh trong dạy học lịch sử là một trong những phương pháp có ý nghĩa đối với GV và học sinh trong quá trình dạy học, cụ thể là:

 Việc sử dụng tranh ảnh trong dạy học lịch sử sẽ góp phần cụ thể hóa nội dung sự kiện, nhân vật và giúp HS nhận thức được nội dung khái quát lịch sử. Bên cạnh đó, tranh ảnh đem lại cho học sinh những biểu tượng bên ngoài về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, nó còn giúp học sinh có thể hiểu sâu sắc bản chất, bởi không có giói hạn tuyệt đối giữa hiện tượng và bản chất. Tranh ảnh lịch sử là loại đồ dùng dạy học có giá trị trực quan cao trong dạy học lịch sử, nó chính là chỗ dựa để hiểu biết sâu sắc bản chất của sự kiện Lịch sử, là phương tiện rất hiệu lực để hình thành khái niệm, biểu tượng, tạo điều kiện cho học sinh nắm vững các quy luật phát triển xã hội.

 Tranh ảnh lịch sử có vai trò lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử, những tư tưởng thu nhận được.

 Tranh ảnh lịch sử góp phần tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử, nó giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, trí tượng tượng, tư duy, ngôn ngữ và năng lực thực hành bộ môn. Do đó, khi quan sát các loại tranh ảnh khác nhau học sinh sẽ phát huy tư duy để nhận xét và khôi phục lại sự kiện lịch sử đã từng diễn ra trong quá khứ. Điều đó, sẽ kích thích trí tò mò, suy nghĩ của học sinh để có thể diễn đạt bằng lời chính xác, rõ ràng cụ thể bức tranh xã hội đã qua. Thông qua quá trình đó mà kĩ năng phân tích tổng hợp, so sánh, khái quát và cả kĩ năng khai thác, sử dụng tranh ảnh sẽ ngày càng được nâng cao.

 

doc 31 trang hoathepmc36 59578
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử Khối 6, 7 cấp Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT
Kí hiệu, chữ viết tắt
Nội dung
1
SGK
Sách giáo khoa
2
LS
Lịch sử
3
TL
Tỉ lệ
4
SL
Số lượng
5
THCS
Trung học cơ sở
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Trong các bộ môn ở trường trung học phổ thông thì môn Lịch sử có một vị trí vô cùng quan trọng. Bởi lịch sử giúp  học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, tình đoàn kết quốc tế. Đồng thời,  học lịch sử  còn bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống cho các em.
Nhưng đặc trưng của môn lịch sử là các sự kiện, các nhân vật đều diễn ra trong quá khứ nên muốn tái hiện bức tranh quá khứ một cách sinh động. Nhiều giáo viên dạy lịch sử đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác, đặc biệt là phương pháp sử dụng tranh ảnh trong dạy học lịch sử. 
Sử dụng tranh ảnh trong dạy học lịch sử không chỉ minh họa, làm cơ sở cho việc tạo biểu tượng lịch sử mà còn là nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh, tạo hứng thú cho học sinh trong học môn lịch sử. Từ đó, học sinh phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo để nhận thức lịch sử một cách thấu đáo.
Hứng thú có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học lịch sử, giúp học sinh nhanh tiếp thu bài, nhớ bài lâu, hiểu tầm quan trọng của lịch sử đối với sự phát triển của nhân loại. Đồng thời, kích thích học sinh tích cực học tập tiếp thu những kiến thức mới: say mê, tự giác tìm hiểu kiến thức, ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong cuộc sống.
Hiểu được vai trò của kênh hình trong dạy học lịch sử và một số kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài “Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS”
II. Mục đích nghiên cứu: 
Mục đích của đề tài là tìm ra một số giải pháp sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh để giúp học sinh khơi dậy khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh, khắc sâu và ghi nhớ những nội dung của bài học. Từ đó, học sinh có những hiểu biết nhất định về lịch sử của Việt Nam.
Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
Lịch sử là những điều đã xảy trong quá khứ. Để biết quá khứ, người ta không thể quan sát trực tiếp mà chỉ có thể nhận thức gián tiếp bằng cách dựa vào các tài liệu, dấu tích, đồ vật, tranh ảnh....nhằm khôi phục bức tranh lịch sử. Vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên dạy lịch sử là phải tái hiện lại những gì xảy ra trong quá khứ một cách chính xác nhưng không kém phần sinh động, thu hút học sinh. Để tiết học chất lượng và hiệu quả, giáo viên phải tạo hứng thú cho học sinh học tập.
Hứng thú là hình thức biểu hiện tình cảm và nhu cầu nhận thức của con người nhằm ý thức một cách hào hứng về mục đích hoạt động nhằm tìm hiểu sâu hơn, phản ánh đầy đủ hơn đối tượng, hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức làm nảy sinh đam mê, sáng tạo, tăng năng suất công việc, đặc biệt trong hoạt động học tập, hứng thú là yếu tố quan trọng thúc đẩy người học tích cực, chủ động nắm bắt kiến thức nhanh và hiệu quả.
Để tạo hứng thú cho học sinh trong học tập nói chung, môn lịch sử nói riêng, giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp như phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp học tập theo tra cứu, phương pháp thảo luận nhóm.trong đó có phương pháp sử dụng tranh ảnh.
Tranh là những tác phẩm hội họa, đồ họa phản ánh hiện thực bằng đường nét, màu sắc, hình mảng. Tranh có thể vẽ trên giấy, vải, gỗbằng nhiều chất liệu khác nhau.
Ảnh là tác phẩm nghệ thuật nhiếp ảnh, do nghệ thuật nhiếp ảnh, do nghệ thuật nhiếp ảnh, do nghệ sĩ thực hiện bằng phương tiện máy ảnh. Khi chụp ảnh, dáng vẻ bên ngoài của đối tượng đều được thu vào máy.
Ngày nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục lịch sử quan tâm. Để phát huy tính tích cực của học sinh thì cần phải có sự kết hợp nhiêu phương pháp, trong đó việc sử dụng tranh ảnh trong dạy học lịch sử là một trong những phương pháp có ý nghĩa đối với GV và học sinh trong quá trình dạy học, cụ thể là:
	 Việc sử dụng tranh ảnh trong dạy học lịch sử sẽ góp phần cụ thể hóa nội dung sự kiện, nhân vật và giúp HS nhận thức được nội dung khái quát lịch sử. Bên cạnh đó, tranh ảnh đem lại cho học sinh những biểu tượng bên ngoài về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, nó còn giúp học sinh có thể hiểu sâu sắc bản chất, bởi không có giói hạn tuyệt đối giữa hiện tượng và bản chất. Tranh ảnh lịch sử là loại đồ dùng dạy học có giá trị trực quan cao trong dạy học lịch sử, nó chính là chỗ dựa để hiểu biết sâu sắc bản chất của sự kiện Lịch sử, là phương tiện rất hiệu lực để hình thành khái niệm, biểu tượng, tạo điều kiện cho học sinh nắm vững các quy luật phát triển xã hội.
	Tranh ảnh lịch sử có vai trò lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử, những tư tưởng thu nhận được.
	Tranh ảnh lịch sử góp phần tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử, nó giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, trí tượng tượng, tư duy, ngôn ngữ và năng lực thực hành bộ môn. Do đó, khi quan sát các loại tranh ảnh khác nhau học sinh sẽ phát huy tư duy để nhận xét và khôi phục lại sự kiện lịch sử đã từng diễn ra trong quá khứ. Điều đó, sẽ kích thích trí tò mò, suy nghĩ của học sinh để có thể diễn đạt bằng lời chính xác, rõ ràng cụ thể bức tranh xã hội đã qua. Thông qua quá trình đó mà kĩ năng phân tích tổng hợp, so sánh, khái quát và cả kĩ năng khai thác, sử dụng tranh ảnh sẽ ngày càng được nâng cao.
Dựa vào mục tiêu giáo dục quy định trong chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường theo tinh thần các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT: 
Quyết định số 41/2000/QĐ/BGD&ĐT, ngày 24 tháng 03 năm 2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Thiết bị giáo dục phải được sử dụng hiệu quả nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục".
Công văn số 3535/BGDĐT- 5 GDTrH, ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc Hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác. 
Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH, ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.
Luật giáo dục ban hành ngày 02/12/1998, điều 2412 đã ghi "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh... đem lại hứng thú học tập cho học sinh"
II. Thực trạng vấn đề:
Nhận thức được vai trò quan trọng của kênh hình, đặc biệt tranh ảnh trong dạy học lịch sử. Sử dụng tranh ảnh để dạy học là một trong những phương pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học nên nhà trường có nhiều điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cho giáo viên trong giảng dạy như trang bị phòng máy chiếu, phòng bản đồ, sách tham khảo. Phương pháp sử dụng tranh ảnh cũng đã được nhiều giáo viên áp dụng trong các tiết dạy, tuy nhiên trong quá trình sử dụng cũng có những hạn chế nhất định. Nguyên nhân của tình trạng này là:
Số hình ảnh lịch sử phục vụ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy chưa nhiều, bản đồ cũ số liệu không chính xác.
Đối với giáo viên: trên thực tế đa số giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng còn chưa quan tâm khai thác tranh ảnh SGK hoặc dùng tranh ảnh như là hình ảnh minh họa mà quên đi chính đó là tư liệu không thể thiếu được trong việc dạy học lịch sử, mà còn là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học lịch sử trở nên sinh động hơn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh.
Một số giáo viên chưa hiểu rõ xuất sứ nội dung ý nghĩa của tranh ảnh trong sách giáo khoa. 
Nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị, nội dung của tranh ảnh nhưng lại ngại sử dụng và sợ mất thời gian hoặc nếu có sử dụng vẫn mang hình thức minh hoạ cho bài giảng.
Đối với học sinh: Trường THCS Dur Kmăn học sinh phần lớn là học sinh ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số nên việc học tập chưa được coi trọng, một số học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học, không chuẩn bị bài mới ở nhà, không sưu tầm tài liệu và các tranh ảnh có liên quan, trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ nên việc phân tích và ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử... còn rất hạn chế. Do đó, học sinh luôn ở “thế bị động” không muốn phát biểu gì khiến cho tiết học lịch sử trở thành một chiều, thụ động và chưa thực sự hiệu quả.
Mặt khác, một bộ phận không nhỏ trong giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh còn nhận thức không đúng về vai trò của bộ môn cho đó là môn phụ đã ảnh hưởng đến việc học tập bộ môn. 
Thực tế bản thân tôi do kinh nghiệm còn hạn chế nên chất lượng kết quả chất lượng cuối môn lịch sử chưa cao theo số liệu thống kê chất lượng cuối năm của khối 6, 7 năm học 2015 – 2016:
Khối
Tổng số học sinh
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
KÉM
SL
TL
(%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
6
94
11
11,7
16
17
58
61,7
5
5,3
4
4,3
7
90
9
10
15
16,7
56
62,2
6
6,7
4
4,4
Qua bảng số liệu trên, ta thấy: tỉ lệ học sinh khá giỏi còn thấp khoảng 26,7% đến 28,7%, trong khi đó tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao 9,6% đến 11,1%.
Từ những thực trạng trên, là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử - bản thân tôi luôn cố gắng tìm ra những phương pháp để khắc phục tình hình nhàm chán, nâng cao chất lượng trong các tiết dạy lịch sử ở lớp, làm cho tiết học vui vẻ, gây thích thú cho học sinh và góp phần tạo ra tiết học đạt hiệu quả cao trong vấn đề giáo dục học sinh.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 
Sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông bao gồm nhiều loại: hiện vật lịch sử, tranh ảnh lịch sử, các phương tiện trực quan quy ước như bản đồ, sơ đồ, đồ thị.... trong đó, tranh ảnh góp phần không nhỏ vào tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, phát triển tư duy, cung cấp kiến thức, nâng cao nhận thức lịch sử, nuôi dưỡng tình cảm... Vì vậy, nội dung sách giáo khoa hiện nay đã dành cho tranh ảnh một tỉ lệ đáng kể.
Tranh ảnh không chỉ sử dụng trong trình bày kiến thức mới mà cả khi ôn tập, tổng kết, kiểm tra, hoạt động ngoại khóa và thực hành. Học sinh được sự hướng dẫn của giáo viên tìm hiểu nội dung kênh hình kết hợp kiến thức nội dụng kênh chữ, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách sinh động, hứng thú, sâu sắc mà lại nhớ lâu, làm tiết học lịch sử bớt khô khan và hấp dẫn hơn.
Tranh ảnh có rất nhiều loại và mỗi loại có công dụng và cách sử dụng khác nhau. Vậy làm thế nào để sử dụng hiệu quả các kênh hình trong dạy học lịch sử. Qua quá trình dạy học lịch sử nói chung, dạy lịch sử lớp 6, 7 nói riêng và dự giờ thăm lớp các đồng nghiệp, bản thân thôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhỏ về việc sử dụng tranh ảnh như sau:
Để khai thác tốt tranh ảnh phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn lịch sử, cần đảm bảo một số kĩ năng cơ bản sau: phải biết và hiểu được kiến thức cơ bản của tranh ảnh. Xác định mục đích cần hướng đến khi khai thác tranh ảnh. Thiết kế câu hỏi hợp lý, trọng tâm. Giáo viên đứng lớp cần phải có sự chuẩn bị chu đáo cẩn thận, nghiên cứu kỹ trước nội dung các tranh ảnh trước khi lên lớp. Chuẩn bị lời nói ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và gây hứng thú cho học sinh. Chính yêu cầu đó sẽ giúp người giáo viên nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong các giờ lên lớp. Ngoài ra các giờ sử dụng tranh ảnh trong dạy học giáo viên chủ yếu đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo, còn học sinh phải tự quan sát nghiên cứu để rút ra kiến thức. Giáo viên phải khắc phục khó khăn sưu tầm các tài liệu có liên quan đến tranh ảnh, trao đổi chuyên môn tổ, cụm chuyên môn để có cách sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, học sinh học sinh phải tự giác tìm hiểu tranh ảnh dưới sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên, tiếp nhận kiến thức một cách chủ động.
Để nâng cao hiệu qủa sử dụng tranh ảnh cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Một là, sử dụng đúng mục đích.
Hai là, sử dụng đúng lúc.
Ba là, sử dụng đúng mức độ, cường độ.
Bốn kết hợp sử dụng tranh ảnh sách giáo khoa với các đồ dùng được trang bị khác.
Năm là, nội dung tranh ảnh phải sinh động, hấp dẫn.
Sáu là, hướng dẫn học sinh quan sát tranh ảnh (từ tổng thể đến chi tiết), kết hợp miêu tả, phân tích, đàm thoại thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên để học sinh tự rút ra được ý nghĩa của tranh ảnh đó. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm, cá nhân hoặc toàn lớp.
Bản thân tôi đã thực hiện một số giải pháp sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú cho học sinh cụ thể như sau:
1. Sử dụng tranh ảnh để tạo biểu tượng nhân vật lịch sử.
Tranh ảnh lịch sử là loại đồ dùng dạy học có giá trị trực quan cao trong dạy học lịch sử. Bởi vì, học sinh có thể quan sát hình ảnh cụ thể sẽ mang lại nhận thức chính xác sinh động về nhân vật lịch sử. Trên cơ sở đó, tạo cho học sinh những cảm xúc lịch sử mạnh, sâu sắc, đồng thời cũng là con đường hiệu quả để tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử. Khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử là “Biểu tượng về những hình ảnh nhân vật lịch sử, nó vừa mang sắc thái riêng của nhân vật vừa chứa đựng bản chất của giai cấp, tập đoàn xã hội mà nhân vật đó đại diện được phản ánh trong đầu học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất”. Hình ảnh của các nhân vật lịch sử có sức gợi cảm mạnh mẽ không chỉ gây hứng thú cho học sinh trong học lịch sử mà còn khơi gợi lòng kính trọng, tự hào đối với những nhân vật lịch sử. Mặt khác, góp phần phát triển tư duy, nhận thức, về nhân vật lịch sử.
Với loại bài dạy về nhân vật lịch sử, giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh hoặc tư liệu về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử đó. Kết hợp với đọc sách giáo khoa trước ở nhà để nắm được nội dung của bài mới về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử trước khi đến lớp. 
Trước khi dạy đến nhân vật lịch sử nào đó, giáo viên cần cung cấp để học sinh biết được những nét sơ lược về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian) mà nhân vật hoạt động. 
Học sinh tự trình bày cơ sở hiểu biết đã có của mình về nhân vật lịch sử đó. Những bài học lịch sử trong đó các nhân vật có những lời đối thoại đắt giá thể hiện phẩm chất cao quí của nhân vật.
Khi dạy bài 20 (Lịch sử 6) Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I – Giữa thế kỉ VI)- (tiếp theo), mục 4. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. Giáo viên cho học sinh giới thiệu về Bà Triệu và báo cáo những hình ảnh, tư liệu đã sưu tầm về nhân vật Bà Triệu. Giáo viên nhận xét về sự chuẩn bị của học sinh, lựa chọn những hình ảnh, tư liệu học sinh cung cấp để khắc họa biểu tượng nhân vật Bà Triệu, giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh.
Giáo viên đặt câu hỏi phát vấn: Em có nhận xét gì về nhân vật Bà Triệu? Học sinh thông qua những gì đã tìm hiểu và hướng dẫn của giáo viên trong quá trình học trên lớp, có thể nhận xét được: Bà Triệu là một con người khảng khái, giàu lòng yêu nước, có ý chí lớn, tiêu biểu cho ý chí bất khuất của dân tộc Việt trong công cuộc đấu tranh chống quân đô hộ, mong muốn giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ. 
Lịch sử ghi nhớ công lao to lớn của Bà triệu trong công cuộc đấu tranh giành độc lập trong các câu ca dao, lời ru, lăng và đền thờ Bà vẫn còn mãi với thời gian tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá là di tích lịch sử quan trọng của quốc gia, là bằng chứng về niềm tự hào một người phụ nữ liệt oanh của dân tộc Việt Nam.
 Lăng mộ Bà Triệu 
Ca dao về Bà Triệu
Ru con con ngủ cho lành,
Để mẹ gánh nước rửa bành con voi
Muốn coi lên núi mà coi,
Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng.
 Sau khi khắc họa biểu tượng nhân vật Bà Triệu, giáo viên thực hiện lồng ghép giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất của cha ông để giành độc lập đặc biệt là ý chí sắt đá của những người phụ nữ Việt Nam, tinh thần biết ơn đối với các anh hùng dân tộc đã hi sinh vì tổ quốc. 
Hay khi dạy bài 14 (Lịch sử 7) Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII), phần II – Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285), mục 2. Nhà trần chuẩn bị kháng chiến.
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự chuẩn bị của nhà Trần chống quân xâm lược Mông – Nguyên, giáo viên kể về sự kiện giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ 2 (năm 1285). Vua quan, binh lính, nhân dân thời Trần đều đứng lên đánh giặc. Đây là giai đoạn lịch sử hào hùng với hào khí Đông A tỏa sáng. Trần Thủ Độ với câu nói bất hủ: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”, Trần Hưng Đạo với câu nói nổi tiếng: “Xin bệ hạ trước hãy chém đầu thần đi đã rồi hãy ra hàng”; những người lính tự thích vào vai hai chữ Sát Thát với lời thề thiêng liêng sống đánh giặc, chết cũng đánh giặc và nhấn mạnh về một thiếu niên chưa đầy mười sáu tuổi mang tên Trần Quốc Toản. Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày hiểu biết về nhân vật Trần Quốc Toản. Sau đó, giáo viên lựa chọn hình ảnh đặc trưng nhất về nhân vật, trình chiếu cho học sinh quan sát hình ảnh.
Trần Quốc Toản được ban cam quý Trần Quốc Toản bóp nát quả cam
Kết hợp hướng dẫn học sinh phát biểu cảm nghĩ của bản thân bằng câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về hành động bóp nát quả cam của Trần Quốc Toản? Qua đó, giáo viên làm toát lên tinh thần yêu nước, căm thù giặc, mong muốn diệt giặc, bảo vệ toàn vẹn cho non sông nước Việt của Trần Quốc Toản nói riêng, của dân tộc ta nói chung. Tinh thần ấy không chỉ dừng lại ở hành động bóp nát quả cam, mà còn thể hiện qua những việc làm như: Trần Quốc Toản đã tổ chức đạo quân lớn ngày đêm luyện tập võ nghệ và giương cao lá cờ thêu 6 chữ vàng “ Phá cường địch, báo hoàng ân” . 
 Trần Quốc Toản kêu gọi nhân dân 	 Luyện tập võ nghệ
Sau khi cho học sinh quan sát các bức hình giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: Em có đánh giá gì về nhân vật này? Học sinh có thể đánh giá được Trần Quốc Toản là một thiếu niên anh dũng và tinh thần yêu nước, dám hi sinh mạng sống vì dân tộc của mình. Giáo viên kết hợp lồng ghép giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của tất cả nhân dân ta, đặc biệt là thể hiện ý thức tự lập, tự cường cao cả của người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản. Từ đó nhận ra được là một học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước.
Việc sử dụng tranh ảnh để tạo biểu tượng nhân vật lịch sử là cơ sơ để hình thành khái niệm lịch sử, tạo sức thu hút học sinh khi học bộ môn sử, có ý nghĩa giáo dục lòng tự hào và sự kính trọng đối với những nhân vật lịch sử. Ngoài ra, còn góp phần phát triển tư duy biện chứng, năng lực nhận thức, khả năng vận dụng thực tế cuộc sống của học sinh.
2. Sử dụng tranh ảnh để trình bày sự kiện lịch sử.
Trong dạy học lịch sử, khi trình bày một sự kiện lịch sử, diễn biến một cuộc khởi nghĩa, một cuộc kháng chiến, giáo viên thường dùng lược đồ để hướng dẫn học sinh tường thuật và nắm diễn biến của sự kiện lịch sử. Như vậy các em cũng đã được học tập qua đồ dùng trực quan lược đồ (bản đồ), nhưng như thế các em cũng chỉ hình tượng sự kiện lịch sử qua các kí hiệu bản đồ mà không thấy được hết tính chất hay sự ác liệt của các sự kiện lịch sử, không thấy hết được tinh thần anh dũng, kiên cường bất khuất của các anh hùng dân tộc, của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến (khởi nghĩa). Vì vậy, trong một số bài trong điều kiện cho phép, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh nắm diễn biến các sự kiện lịch sử qua tranh ảnh hoặc kết hợp tranh ảnh. Khi đó, các em nắm các sự kiện lịch sử giống như đọc một quyển truyện tranh, các em sẽ rất thích thú, nắm được diễn biến, các sự kiện, nhân vật chính một các nhanh nhất và nhớ lâu nhất so với khi các em học tập qua lược đồ.
Để dạy về sự kiện lịch sử, việc sưu tầm tranh ảnh tư liệu là rất quan trọng để các em dễ hình dung, dễ nhớ, nhớ lâu các sự kiện đó. Chính vì vậy, giáo viên yêu cầu học sinh phải sưu tầm tranh ảnh ở nhà, đọc trước sách giáo khoa kết hợp với những tư liệu sưu tầm được hoặc do giáo viên cung cấp để nắm vững được nội dung bài. Học sinh được trình bày cơ sở hiểu biết đã có của mình.
Khi dạy bài 17 ( Lịch sử 6). Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 giáo viên chuẩn bị hình ảnh cho học sinh 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_tranh_anh_nham_tao_hung_thu_hoc_tap_cho_hoc_sin.doc