SKKN Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử- Phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 – 2000), SGK Lịch sử lớp 12 Ban cơ bản
Theo thông tin từ báo chí sau khi Bộ giáo dục và đào tạo công bố phổ điểm thi THPT Quốc gia 2018 thì môn Sử có 82,24% thí sinh có điểm dưới trung bình, trong đó điểm trung bình môn Sử năm 2018 trên cả nước là 3,79 điểm[6].
Đây là thông tin khiến các thầy cô cùng các nhà nghiên cứu lịch sử trăn trở về thực trạng không vui của việc dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường THPT.
Có nhiều nguyên nhân được lý giải dẫn đến thực trạng trên, chẳng hạn như: nhiều năm qua môn Lịch sử vẫn được coi là môn phụ, một nhận thức không đầy đủ về môn học này trong việc giáo dục và đào tạo những công dân có lòng yêu nước sâu sắc, những người lao động có trách nhiệm với xã hội.
Môn học bị đối xử như vậy, người giáo viên dạy Lịch sử cảm thấy vị trí của mình thấp kém thì làm sao có thể đòi hỏi một kết quả khả quan được?
Nhận thức của xã hội ảnh hưởng lớn đến nhận thức của học sinh, trong tư duy của nhiều em học sinh môn Sử là “môn phụ”, các em đã không coi trọng mà kiến thức lịch sử lại khác tri thức của nhiều bộ môn khoa học khác, tri thức lịch sử mang tính cụ thể, tính hệ thống, sự thống nhất giữa “sử” và “luận’ nên học sinh dễ chán, khó nhớ, lẫn lộn sự kiện và nhân vật, và điều quan trọng là không tạo ra được cảm xúc trước những trang sử của dân tộc, đối với lịch sử thế giới lại càng khó, tên nước ngoài khó đọc, địa lý nước ngoài không lành, nhân vật nước ngoài chẳng rõ, nhầm lẫn lung tung.
Mặc dù nhiều giáo viên rất tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi nhiều biện pháp, phương pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng bộ môn, nhưng do nhận thức của xã hội, của học sinh chưa đúng ít nhiều làm ảnh hưởng tới kết quả môn học.
1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Theo thông tin từ báo chí sau khi Bộ giáo dục và đào tạo công bố phổ điểm thi THPT Quốc gia 2018 thì môn Sử có 82,24% thí sinh có điểm dưới trung bình, trong đó điểm trung bình môn Sử năm 2018 trên cả nước là 3,79 điểm[6]. Đây là thông tin khiến các thầy cô cùng các nhà nghiên cứu lịch sử trăn trở về thực trạng không vui của việc dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường THPT. Có nhiều nguyên nhân được lý giải dẫn đến thực trạng trên, chẳng hạn như: nhiều năm qua môn Lịch sử vẫn được coi là môn phụ, một nhận thức không đầy đủ về môn học này trong việc giáo dục và đào tạo những công dân có lòng yêu nước sâu sắc, những người lao động có trách nhiệm với xã hội. Môn học bị đối xử như vậy, người giáo viên dạy Lịch sử cảm thấy vị trí của mình thấp kém thì làm sao có thể đòi hỏi một kết quả khả quan được? Nhận thức của xã hội ảnh hưởng lớn đến nhận thức của học sinh, trong tư duy của nhiều em học sinh môn Sử là “môn phụ”, các em đã không coi trọng mà kiến thức lịch sử lại khác tri thức của nhiều bộ môn khoa học khác, tri thức lịch sử mang tính cụ thể, tính hệ thống, sự thống nhất giữa “sử” và “luận’ nên học sinh dễ chán, khó nhớ, lẫn lộn sự kiện và nhân vật, và điều quan trọng là không tạo ra được cảm xúc trước những trang sử của dân tộc, đối với lịch sử thế giới lại càng khó, tên nước ngoài khó đọc, địa lý nước ngoài không lành, nhân vật nước ngoài chẳng rõ, nhầm lẫn lung tung. Mặc dù nhiều giáo viên rất tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi nhiều biện pháp, phương pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng bộ môn, nhưng do nhận thức của xã hội, của học sinh chưa đúng ít nhiều làm ảnh hưởng tới kết quả môn học. Và cũng xin khẳng định lại, môn Lịch sử là một môn học có vị trí hết sức quan trọng trong nhiệm vụ giáo dục học sinh. Khi trả lời phỏng vấn phóng viên báo Giáo dục thời đại, nhà giáo nhân dân Vũ Dương Ninh (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã nêu rõ: “Đây là một trong những môn khoa học cơ bản có sứ mệnh giáo dục đào tạo những người công dân tốt, những người lao động giỏi, có ý thức đối với đất nước và có trách nhiệm với xã hội. Dù rằng sau này họ làm công việc gì, ở cương vị nào thì những hiểu biết cơ bản về lịch sử dân tộc vẫn luôn là nguồn tri thức cần thiết cho tư duy và hành động của mỗi người”[1]. Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử đã 10 năm, tôi cũng hết sức trăn trở với thực trạng của môn học, tôi luôn tìm tòi những phương pháp dạy học mới nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy của mình, khiến các em học sinh đam mê hứng thú với mỗi tiết học lịch sử, và muốn nghe thật nhiều những câu nói của học sinh mỗi khi trống đánh hết giờ: “Ôi trời! đang hay mà hết giờ”, “Cô ơi! Cô cứ nói tiếp đi ạ”. Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi muốn đưa ra một trong nhiều kinh nghiệm của mình để đồng nghiệp và bạn bè tham khảo nhằm mục đích đưa môn Lịch sử có vị trí xứng đáng trong lòng học sinh và nhận thức của xã hội. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử- phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 – 2000), SGK Lịch sử lớp 12 Ban cơ bản”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Giúp bản thân và đồng nghiệp có những vận dụng mới và gây hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh đối với môn Lịch sử ở trường THPT. - Góp phần nâng cao ý thức học tập và chất lượng học môn Lịch sử của học sinh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu “Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử- phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 – 2000), SGK Lịch sử lớp 12 Ban cơ bản”, nhằm tạo hứng thú cho học sinh ở trường THPT Mai Anh Tuấn. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như tổng hợp hệ thống hóa, phân tích từ đó rút ra kết luận. - Phương pháp trò chuyện (trao đổi với đồng nghiệp, học sinh) - Phương pháp thực nghiệm sư phạm (giảng dạy trên lớp) - Phương pháp nghiên cứu, sưu tầm tài liệu. - Phương pháp điều tra - Phương pháp đánh giá, đối chiếu (bằng hình thức kiểm tra trắc nghiệm) 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận. Đề tài “Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử- phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 – 2000), SGK Lịch sử lớp 12 Ban cơ bản” được dựa trên cơ sở lý luận nhất quán của hai lĩnh vực: phương pháp dạy học lịch sử và đặc trưng ngôn ngữ báo chí. Giữa lịch sử và báo chí- đặc biệt là tin tức thời sự có những nét tương đồng nhất định. Lịch sử là quá trình phát triển của xã hội loài người từ lúc con người và xã hội hình thành đến nay. Tất cả những sự kiện và hiện tượng lịch sử được chúng ta nhắc đến đều là những chuyện đã xảy ra, nó mang tính quá khứ. Tri thức lịch sử nhìn chung không mang tính lặp lại về không gian và thời gian[3]. Thời sự nghĩa là gì? Có nhiều cách lý giải nhưng cách lý giải được quan tâm nhất đó là: “thời sự là tổng thể nói chung những sự việc ít nhiều quan trọng trong một lĩnh vực nào đó, thường là xã hội – chính trị, xảy ra trong thời gian gần đây hoặc đang diễn ra. Tin tức có thể tác động đến nhiều người”[8]. Lịch sử là khoa học nghiên cứu tiến trình lịch sử cụ thể của các nước, các dân tộc khác và quy luật của nó. Lịch sử luôn phản ánh khách quan những sự việc đã xảy ra trong quá khứ của loài người[3]. Không ai có thể tô vẽ hay thêm bớt được lịch sử. Đó là những câu chuyện có thật được làm nên bởi những con người bằng xương, bằng thịt. Lịch sử là cái tồn tại khách quan. Ngôn ngữ báo chí nói chung, tin tức thời sự nói riêng là ngôn ngữ bám sát sự kiện có thật và nguyên dạng để phản ánh. Nhà báo chỉ được quyền nói cái thật mà độc giả, khán giả, thính giả đều cảm nhận được ngay trong cuộc sông xung quanh họ. Nhà báo không được bịa ra sự thật hay tưởng tượng ra sự thật. Ngôn ngữ báo chí phải đạt được các yêu cầu: “mới- cụ thể” đây là hai yếu tố căn bản tạo ra tính thời sự, điều này giúp cho các bản tin thời sự “tránh lặp lại, tránh khuôn sáo”. Sự kiện là cái tồn tại khách quan, sẽ nói lên chân lý, bộc lộ thái độ với hiện thực[8]. Đặc biệt rất nhiều các sự kiện lịch sử với các sự kiện được báo chí phản ánh ở thời điểm hiện tại có mối quan hệ khăng khít với nhau. Những sự kiện đang và sẽ xảy ra ở hiện tại và tương lai đều bắt nguồn từ những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Chính vì có sự gắn bó hết sức mật thiết như vậy nên trong giảng dạy Lịch sử tôi thường Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử. Biện pháp này tôi sử dụng đã đem lại hứng thú rất tốt đối với học sinh qua mỗi sự kiện lịch sử. Đó là lý do tôi trình bày kinh nghiệm của bản thân về việc “Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử- phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 – 2000), SGK Lịch sử lớp 12 Ban cơ bản”. 2.2. Thực trạng của việc “Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử” 2.2.1. Đối với giáo viên: Là giáo viên đã công tác được 10 năm trong ngành, trong quá trình tham gia tập huấn, dự giờ đồng nghiệp và hơn hết có nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi thấy nhiều giáo viên vẫn xem nhẹ bộ môn của mình. Tâm lý “môn phụ” đã làm cho không ít giáo viên có suy nghĩ “dạy cho xong”, hoặc là chỉ truyền tải những gì trong sách giáo khoa yêu cầu mà không chú ý đến việc đầu tư chiều sâu cho bài giảng. Rất ít giáo viên, thậm chí có giáo viên không nghĩ đến việc “Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử” vô hình dung chính giáo viên không cung cấp đầy đủ cho học sinh nắm rõ được mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử với những gì đang diễn ra ở hiện tại. 2.2.2. Đối với học sinh: Tâm lý học sinh xem nhẹ môn Lịch sử và coi lịch sử là môn phụ nên các em chưa thực sự tập trung tìm hiểu sâu bài học lịch sử mà chỉ dừng lại ở mức độ học thuộc những gì mà thầy cô cho ghi. Mặt khác, bộ môn Lịch sử vốn khô khan, dễ nhàm chán, nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp nên các em không ưa thích, không hứng thú với lịch sử. Rất nhiều học sinh không nhận thức được rằng, nhiều vấn đề đang diễn ra đều có nguồn gốc từ các sự kiện lịch sử trước đây, trong nhận thức của các em chưa tạo được sợ dây liên kết giữa quá khứ và hiện tại. Chẳng hạn như, nhiều học sinh học thuộc lòng sự kiện Cách mạng tháng Mười Nga thành công (25/10 tức là 7/11/1917), hay ngày 9/5/1945 Hồng Quân Liên Xô chiến thắng phát xít Đức. Nhưng khi đến ngày 9/5 hay 7/11 thì học sinh không để tâm, không quan tâm ngày hôm đó trước đây đã từng diễn ra sự kiện gì. Lúc này, nhờ tin tức thời sự đưa tin việc nước Nga kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga thành công, kỷ niệm Hồng Quân Liên Xô chiến thắng phát xít, lúc đó các em sẽ thêm một lần nữa được nhắc lại để nhớ đến. Như vậy, tin tức thời sự góp phần trong việc củng cố lại kiến thức môn Lịch sử. Bởi vậy, “Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử- phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 – 2000), SGK Lịch sử lớp 12 Ban cơ bản”, sẽ góp phần giải quyết phần nào sự lãng quên quá khứ của học sinh, giúp các em tạo được mối liên hệ giữa quá khứ và hiện tại, giúp các em hiểu sâu sắc hơn về các vấn đề lịch sử, hiểu biết về lịch sử đầy đủ hơn. 2.3. Biện pháp “Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử- phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 – 2000), SGK Lịch sử lớp 12 Ban cơ bản”: Đối với Lịch sử lớp 12, chúng ta có thể lồng ghép những tin tức thời sự vào nội dung của nhiều bài giảng. Tuy nhiên, ở đề tài “Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử- phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 – 2000), SGK Lịch sử lớp 12 Ban cơ bản”, tôi chỉ đưa ra một số biện pháp lồng ghép tin tức thời sự trong giảng dạy Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945- 2000 với một vài ví dụ tiêu biểu, nhằm giúp học sinh hiểu rõ bản chất của nội dung lịch sử, ghi sâu, nhớ lâu, hứng thú với lịch sử. Chẳng hạn như, khi giảng dạy phần II- Sự thành lập Liên Hợp Quốc trong Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949), giáo viên phải tập trung làm rõ ba ý chính sau đây: - Mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc - Bộ máy hoạt động của Liên Hợp Quốc - Vai trò của Liên Hợp Quốc[4] Giáo viên có thể lồng ghép tin tức thời sự, giúp học sinh nâng cao nhận thức về mục đích cao cả nhất của liên Hợp Quốc và nguyên tắc hoạt động có ý nghĩa thực tiễn lớn nhất trong năm nguyên tắc hoạt động của tổ chức này. Liên Hợp Quốc ra đời trong bối cảnh thế giới chia thành hai phe, Liên Hợp Quốc được xem như một công cụ nhằm duy trì trật tự thế giới “ hai cực” vừa được xác lập với nhiệm vụ quan trọng nhất là duy trì hòa bình, an ninh thế giới, ngăn ngừa một cuộc chiến tranh thế giới mới[4]. Ngày nay, “gìn giữ hòa bình được Liên Hợp Quốc xác định là một cách giúp đỡ các nước bị tàn phá do xung đột để tạo ra các điều kiện cho hòa bình...Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc có thể bao gồm những người lính, những cảnh sát dân sự và các dân thường khác”[8]. Theo bản tin thời sự của VTV vào lúc 6h sáng ngày 20/09/2017 đưa tin: “Việt nam nằm trong số 124 quốc gia có lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Kể từ năm 2014 đến nay (2017), Việt Nam đã cử 19 lượt sĩ quan tham gia hoạt động trên các lĩnh vực như: các phái bộ gìn giữ hòa bình và chuẩn bị tiếp nhận nhiệm vụ hoạt động quân y và công binh. Đây là vinh dự và cũng là trách nhiệm của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế” (Trích)[6]. Hình 1: Dấu ấn sĩ quan Việt Nam trong lực lượng gìn giữ hòa bình thế giới Năm nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc cũng phản ánh tinh thần nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Trong năm nguyên tắc hoạt động của tổ chức này, nguyên tắc cuối cùng có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, nhất là với hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe[4]. Nguyên tắc cuối cùng nêu rõ: “Chung sống hào bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn Liên Xô (nay là Liên Bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc”. Hội đồng bảo an của Liên Hợp Quốc là cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc phải được sự nhất trí của 5 nước Ủy viên thường trực là Liên Xô (nay là Liên Bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị. Cũng nhấn mạnh thêm đây không phải là biểu quyết đa số, mà mọi quyết định của Hội đồng bảo an chỉ được thông qua khi có được sự nhất trí của 5 nước Ủy viên thường trực ( có 15 nước Ủy viên không thường trực). Giáo viên có thể sử dụng bản tin thời sự để giúp học sinh nhận thức rõ bản chất của nguyên tắc cuối cùng trong các nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp quốc. “VTV.vn đưa tin từ Phú Nguyễn- Cơ quan thường trú Đài truyền hình Việt Nam tại Mĩ, vào lúc 8h 16 phút, thứ năm ngày 13/04/2017: Dự thảo nghị quyết yêu cầu chính phủ Syria hợp tác điều tra vụ tấn công nghi là sử dụng vũ khí hóa học vào ngày 4/4 đã không đạt đủ số phiếu để được Hội đồng bảo an thông qua. Đêm ngày 12/4/2017, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu đối với dự thảo nghị quyết yêu cầu chính phủ Syria hợp tác điều ta vụ tấn công nghi là sử dụng vũ khí hóa học do quân đội Syria tiến hành vào ngày 4/4. Theo đó kết quả bỏ phiếu như sau: 10 phiếu ủng hộ, 2 phiếu chống, 3 phiếu trắng. Dự thảo nghị quyết không được thông qua do có 1 phiếu chống của Nga- Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc” (Trích VTV.vn) [6] Hình 2: Hội đồng Bảo an LHQ không thông qua nghị quyết về Syria Với những minh chứng cụ thể, học sinh sẽ ghi nhớ lâu hơn nội dung lịch sử, qua đó kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của các em, giúp các em có sự liên hệ giữa quá khứ - hiện tại – tương lai. Trong Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000), khi giảng dạy phần III- Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000, giáo viên cần nêu rõ: Liên Bang Nga là quốc gia kế tục Liên Xô, kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô trong quan hệ quốc tế, cung cấp những nét nổi bật nhất của Liên Bang Nga về kinh tế- chính trị - đối ngoại. Đặc biệt từ năm 2000, nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan: kinh tế tăng trưởng, chính trị ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao....Những điều khả quan ấy gắn liền với tên tuổi của V. Putin khi ông bắt đầu lên làm tổng thống của Liên Bang Nga vào năm 2000. Hiện nay, ông V.Putin vẫn tiếp tục trên cương vị tổng thống của nước Nga. “Theo Thông tấn xã Việt Nam đưa tin lúc 6h52 phút, thứ năm ngày 21/02/2019: Lúc 12h Hình 3: Tổng thống Nga V.Putin đọc thông điệp Liên Bang ngày 20/02/2019 theo giờ Moska (16h cùng ngày theo giờ Việt Nam), Tổng thống Nga Vladimis Putin đã đọc thông điệp liên bang thường niên trước Hội đồng Liên bang. Đây là thông điệp liên bang đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 4 của ông Putin và là bản thông điệp thứ 15 của ông trong những năm giữ cương vị lãnh đạo cao nhất của nước Nga. Thông điệp lần này tập trung vào các vấn đề phát triển kinh tế- xã hội của nước Nga. Tổng thống Putin tuyên bố: nước Nga cần phải tiến lên phía trước, tăng tốc độ phát triển. Việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao là biện pháp duy nhất để chiến thắng đói nghèo ở Nga” (Trích).[6] Qua bản tin thời sự về ông V.Putin, học sinh sẽ nhận thức được vai trò của nhân vật lịch sử, của cá nhân đối với tiến trình phát triển của một đất nước, một dân tộc. Từ đó hình thành trong các em ý thức trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khi giảng dạy mục 3- Cuộc cải cách – mở cửa từ năm 1978, phần II- Trung Quốc, Bài 3: Các nước Đông Bắc Á, giáo viên cần giúp học sinh nắm được thời điểm của cuộc cải cách, đường lối của cuộc cải cách, những biến đổi của Trung Quốc, chính sách đối ngoại trong thời kỳ cải cách mở cửa. Sau cải cách – mở cửa 1978, Trung Quốc đã đưa đất nước từ 1 nước nghèo nàn, lạc hậu trở thành nước có nền kinh tế phát triển lớn thứ hai thế giới như hiện nay. “Trong bản tin thời sự 17h, thứ 2 ngày 17/4/2017 của VTV, Thái Bình (phóng viên thường trú Đài TH Việt Nam tại Trung Quốc) đưa tin: Theo số liệu chính phủ Trung Quốc công bố ngày 17/4 tăng trưởng kinh tế nước này đạt 6,9% trong quý I, vượt 0,1% so với dự đoán của các chuyên gia đưa ra trước đó. Số liệu mới nhất giúp củng cố những dấu hiệu về đà phục hồi của nền kinh tế lớn thế giới” (Trích).[6] Hình 4: Thâm Quyến (Trung Quốc) năm 1982 và ngày nay. Từ đó, học sinh có cái nhìn sắc nét hơn về thành tựu của Trung Quốc sau khi tiến hành cải cách và mở cửa năm 1978, các em sẽ có ý thức vươn lên vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để đạt được ước mơ, các em cũng sẽ củng cố niềm tin vào bản thân, vào đất nước để hướng tới sự phát triển phồn thịnh của dân tộc. Khi giáo viên giảng dạy mục 3- Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN, phần I, Các nước Đông Nam Á- Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ, cần giúp học sinh hiểu rõ những nội dung: bối cảnh ra đời của ASEAN, sự thành lập của ASEAN, mục tiêu, sự phát triển, hoạt động của ASEAN và mối quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN. Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những thông tin mới nhất liên quan đến sự phát triển của ASEAN, quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN. Hình 5: Lãnh đạo cấp cao ASEAN “Theo VTV.vn, lúc 21:02, thứ tư ngày 23/08/2017, Phương Mai-Ban Thời sự đưa tin: Chiều 23/8/2017, tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và Quốc tế Indonesia, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi nói chuyện trước các học giả, các nhà nghiên cứu, nhà ngoại giao, một số đại sứ, đại diện cơ quan ngoại giao của ASEAN tại Indonesia về quan điểm của Việt Nam đối với sự phát triển của ASEAN trong 50 năm qua. Đặt câu hỏi những bài học nào của 50 năm qua sẽ giúp ASEAN chèo lái thành công đoàn tàu hội nhập của Đông Nam Á trong tương lai, Tổng bí thư khẳng định: ‘ Bài học lớn nhất để ASEAN giữ được vai trò quan trọng là giữ vững “độc lập, tự cường và đoàn kết, thống nhất”. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: ‘Trong 22 năm tham gia ASEAN, dù là thành viên đến sau với trình độ phát triển còn có hạn nhưng Việt Nam luôn coi ASEAN là ngôi nhà chung, đặt ưu tiên cao quan hệ với các nước thành viên, gắn bó hài hòa lợi ích quốc gia của Việt Nam với lợi ích của khu vực” (trích).[6] Qua đó, học sinh thấy được trách nhiệm của bản thân đối với mối quan hệ xung quanh, cần gìn giữ bảo vệ mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực dù chỉ là những hành động nhỏ, học sinh thấy được rằng đất nước muốn phát triển cần phải có sự đoàn kết, gắn bó với các quốc gia láng giềng. Hay khi cung cấp kiến thức cho học sinh ở phần III- Nước Mĩ từ năm 1991 đến năm 2000- Bài 6: Nước Mĩ, giáo viên cần lưu ý: - Giai đoạn này là thập kỷ đầu tiên của thời kỳ sau Chiến tranh lạnh. - Giai đoạn này hầu như nước Mĩ dưới chính quyền của tổng thống B.Clin-tơn với 2 nhiệm kỳ liên tục (1993-2001), ưu tiên hàng đầu của chính quyền B.Clin-tơn là chấn hưng nền kinh tế nước Mĩ, đề ra chiến lược “Cam kết và mở rộng”[4]. Đây là giai đoạn gần với hiện nay, giáo viên có thể hỏi để học sinh trả lời: em biết gì về nước Mĩ trong giai đoạn hiện nay? Giáo viên cung cấp thêm thông tin từ bản tin thời sự để học sinh thấy rõ sự chuyển đổi kinh tế- đối ngoại của Mĩ hiện nay. “Theo báo Nhân Dân- Cơ quan TW của Đảng cộng sản Việt Nam, Tiếng nói của Đảng và nhân dân Việt Nam, trong ngày chủ nhật 17/03/2019 đưa tin: Tổng thống D.Trump bày tỏ sự tự hào về những thành tựu kinh tế mà Mĩ đạt được trong năm 2018 và khẳng định kinh tế Mĩ ở trạng thái tốt hơn bao giờ hết với những kỷ lục mới. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định nền kinh tế đầu tàu thế giới sẽ đối mặt không ít thách thức trong thời gian tới” (Trích)[2]. Hay theo Báo điện tử VOV viết (trích): “Ngày 21/02/2016, Tổng thống D.Trump chính thức tuyên thệ nhậm chức. Bước vào Nhà trắng với cam kết mang đến một bộ mặt mới cho nền chính trị Mĩ và theo đuổi học thuyết “Nước Mĩ là trên hết”. Sau hai năm, tổng thống D.Trump đã tạo ra sự thay đổi lớn không chỉ ở nước Mĩ mà còn trên toàn thế giới với nhiều chuyển biến bất ngờ trong chính sách đối ngoại mang đậm dấu ấn cá nhân”[5]. Qua đó, học sinh nhận thấy được sự vận động, phát triển không ngừng của xã hội , giúp các em ý thức được sự cần thiết vươn lên để có đủ bản lĩnh bắt kịp với sự chuyển biến mau lẹ của tình hình thế giới. Khi học sinh tiếp cận kiến thức của phần IV- Nhật Bản từ năm 1991 đến năm 2000- Bài 8: Nhật Bản, giáo viên cần lưu ý: Đây là giai đoạn Nhật Bản sau chiến tranh lạnh, nêu rõ sự chuyển biến kinh tế- chính trị- đối ngoại Nhật Bản, đặc biệt ở giai đoạn này cần đề cập đến văn hóa Nhật Bản với đặc điểm cơ bản là sự kết hợp hài hòa gi
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_tin_tuc_thoi_su_trong_day_hoc_lich_su_phan_lich.doc