SKKN Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học 10 nhằm phát huy năng lực, phẩm chất học sinh

SKKN Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học 10 nhằm phát huy năng lực, phẩm chất học sinh

Giáo dục và đào tạo luôn được xem là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự phát triển của khoa học kĩ thuật, kinh tế, xã hội. Thế kỉ XXI được xem là thế kỉ của công nghệ thông tin và truyền thông, sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ 4.0 hiện nay đã làm cho khối lượng tri thức của nhân loại tăng lên một cách nhanh chóng. Để không bị tụt hậu trong chặng đường thế kỉ này, giáo dục cần phải có sự đổi mới toàn diện để đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu của thời đại.

Thí nghiệm sinh học giúp học sinh đào sâu, mở rộng những kiến thức đã học. Hệ thống hóa được kiến thức, biến kiến thức đó thành kiến của bản thân. Tiến hành thí nghiệm sinh học sẽ rèn cho học sinh những đức tính như: chính xác, cẩn thận, khoa học, đặc biệt là phương pháp phát triển tư duy, trong đó có tư duy quy nạp.

Tổ chức học sinh làm thí nghiệm sinh học là một cách để học sinh vận dụng được kiến thức vào thực tiễn sản xuất, làm chủ được kiến thức, có niềm tin sâu sắc vào khoa học. Về mặt phát triển, đây là biện pháp phát triển năng lực độc lập công tác, tinh thần sáng tạo cho học sinh. Kết quả nghiên cứu tốt của thí nghiệm làm học sinh tăng thêm lòng say mê, hứng thú đối với việc học tập môn Sinh học.

Trong sách giáo khoa sinh học 10 các thí nghiệm được sử dụng để học bài mới; củng cố, hoàn thiện kiến thức hoặc để kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. Thí nghiệm có thể do giáo viên biểu diễn, hoặc do học sinh tự tiến hành. Thí nghiệm có thể được tiến hành trên lớp, trong phòng thí nghiệm, ngoài vườn, ngoài ruộng hoặc tại nhà. Thí nghiệm trong sách giáo khoa có thể được bố trí trong các bài lí thuyết hoặc bài thực hành, được tiến hành với thời gian khác nhau và nhằm mục đích khác nhau.

Thí nghiệm thực hành đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học nói chung và dạy học Sinh học nói riêng, nhưng thực tế hiện nay việc sử dụng các thí nghiệm Sinh học vẫn còn rất hạn chế và chưa thực sự đem lại hiệu quả trong dạy học. Thiếu trang thiết bị hoặc trang thiết bị không đảm bảo chất lượng cùng với sự nhận thức chưa đúng đắn của giáo viên đã làm cho việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học không được diễn ra thường xuyên. Có những thí nghiệm phức tạp, tốn kém, mất nhiều thời gian cùng với năng lực sử dụng, khai thác, tổ chức học sinh nhận thức thí nghiệm của giáo viên còn hạn chế đã khiến cho hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong nhà trường phổ thông hiện nay chưa cao.

Từ các lí do trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học 10 nhằm phát huy năng lực, phẩm chất học sinh”.

 

doc 20 trang thuychi01 6040
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học 10 nhằm phát huy năng lực, phẩm chất học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài 
Giáo dục và đào tạo luôn được xem là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự phát triển của khoa học kĩ thuật, kinh tế, xã hội. Thế kỉ XXI được xem là thế kỉ của công nghệ thông tin và truyền thông, sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ 4.0 hiện nay đã làm cho khối lượng tri thức của nhân loại tăng lên một cách nhanh chóng. Để không bị tụt hậu trong chặng đường thế kỉ này, giáo dục cần phải có sự đổi mới toàn diện để đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu của thời đại.
Thí nghiệm sinh học giúp học sinh đào sâu, mở rộng những kiến thức đã học. Hệ thống hóa được kiến thức, biến kiến thức đó thành kiến của bản thân. Tiến hành thí nghiệm sinh học sẽ rèn cho học sinh những đức tính như: chính xác, cẩn thận, khoa học, đặc biệt là phương pháp phát triển tư duy, trong đó có tư duy quy nạp.
Tổ chức học sinh làm thí nghiệm sinh học là một cách để học sinh vận dụng được kiến thức vào thực tiễn sản xuất, làm chủ được kiến thức, có niềm tin sâu sắc vào khoa học. Về mặt phát triển, đây là biện pháp phát triển năng lực độc lập công tác, tinh thần sáng tạo cho học sinh. Kết quả nghiên cứu tốt của thí nghiệm làm học sinh tăng thêm lòng say mê, hứng thú đối với việc học tập môn Sinh học.
Trong sách giáo khoa sinh học 10 các thí nghiệm được sử dụng để học bài mới; củng cố, hoàn thiện kiến thức hoặc để kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. Thí nghiệm có thể do giáo viên biểu diễn, hoặc do học sinh tự tiến hành. Thí nghiệm có thể được tiến hành trên lớp, trong phòng thí nghiệm, ngoài vườn, ngoài ruộng hoặc tại nhà. Thí nghiệm trong sách giáo khoa có thể được bố trí trong các bài lí thuyết hoặc bài thực hành, được tiến hành với thời gian khác nhau và nhằm mục đích khác nhau.
Thí nghiệm thực hành đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học nói chung và dạy học Sinh học nói riêng, nhưng thực tế hiện nay việc sử dụng các thí nghiệm Sinh học vẫn còn rất hạn chế và chưa thực sự đem lại hiệu quả trong dạy học. Thiếu trang thiết bị hoặc trang thiết bị không đảm bảo chất lượng cùng với sự nhận thức chưa đúng đắn của giáo viên đã làm cho việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học không được diễn ra thường xuyên. Có những thí nghiệm phức tạp, tốn kém, mất nhiều thời gian cùng với năng lực sử dụng, khai thác, tổ chức học sinh nhận thức thí nghiệm của giáo viên còn hạn chế đã khiến cho hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong nhà trường phổ thông hiện nay chưa cao.
Từ các lí do trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học 10 nhằm phát huy năng lực, phẩm chất học sinh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu 
- Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học.
- Đề xuất các biện pháp cải tiến cách làm và cách sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học 10 nhằm phát huy năng lực và phẩm chất học sinh.
- Điều tra sư phạm, thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của các phương án đã đề xuất.
- Giúp cho học sinh (HS) đào sâu, mở rộng những kiến thức đã học, biến kiến thức thành kiến của bản thân.
- Học sinh có thể vận dụng được kiến thức vào thực tiễn sản xuất, làm chủ được kiến thức, có niềm tin sâu sắc vào khoa học. 
- Qua bài học phát triển năng lực độc lập công tác (tự quản lí), tinh thần sáng tạo (năng lực sáng tạo), làm thí nghiệm... và phẩm chất tự lập, tự tin, tự chủ; trung thực, tự trọng cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
- Nghiên cứu và cải tiến các thí nghiệm áp dụng trong chương trình sinh học 10 và các hiện tượng trong thực tế cuộc sống.
	- Học sinh lớp 10A1 và 10A2, năm học 2018 - 2019 của Trường THPT Vĩnh Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng các thí nghiệm để nghiên cứu vấn đề mới (kiến tạo kiến thức mới).
- Sử dụng thí nghiệm dùng để kiểm tra - đánh giá kiến thức đã học.
- Cải tiến các thí nghiệm trong bài thực hành để học sinh dễ dàng tiếp cận và thực hiện thành công.
 - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan tới thí nghiệm thực hành; kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm và những kiến thức thực tế trong cuộc sống. 
- Tổ chức các hoạt động học tập và làm thí nghiệm cho học sinh.
- Phương pháp thực nghiệm: qua các tiết dạy thực nghiệm, các bài kiểm tra ở các lớp.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cở sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Môn Sinh học với đặc thù là một môn khoa học thực nghiệm. Thí nghiệm là một trong những phương tiện trực quan quan trọng trong quá trình dạy học, nó là nguồn cung cấp kiến thức, là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn, là phương tiện để phát huy khả năng tư duy, tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể sử dụng các thí nghiệm đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Việc khai thác các thí nghiệm đòi hỏi người giáo viên cần phải có kĩ năng, kĩ xảo, phương pháp phù hợp. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học là hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng.
Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở xuất phát cho quá trình nhận thức của học sinh.
Các hiện tượng sinh học có thể mô phỏng lại dưới dạng các thí nghiệm. Học sinh trực tiếp tiến hành các thí nghiệm, tự lực tìm hiểu cấu tạo trong mối quan hệ với chức năng, tìm ra bản chất của các sự vật, hiện tượng và trực tiếp giúp cho các em tin tưởng và hiểu sâu sắc tri thức được lĩnh hội. Trong các hoạt động thực hành có sự tham gia của nhiều cơ quan cảm giác, đồng thời học sinh phải động não suy nghĩ, tìm tòi nên phát triển được tư duy sáng tạo. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng là con đường nhận thức cơ bản nhất.
Thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Vì vậy nó là phương
 tiện giúp hình thành ở học sinh kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ thuật.
Qua hoạt động thực hành thí nghiệm, học sinh hiện thực hóa được những kiến thức lí thuyết đã học, làm cho những kiến thức đó trở nên thiết thực và gần gũi với thực tiễn. Được tự mình tiến hành các thí nghiệm, suy nghĩ, tìm tòi bản chất của các sự vật hiện tượng giúp cho học sinh có những hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về các vấn đề sinh học, thực tiễn. Do những yêu cầu chặt chẽ khi tiến hành các thí nghiệm đã giúp cho học sinh có được những phẩm chất tốt đẹp của người lao động, hình thành và phát triển ở các em thao tác tư duy kĩ thuật.
Thí nghiệm giúp học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất của các hiện tượng, các quá trình sinh học.
Trong khoảng thời gian 45 phút của một tiết học, giáo viên rất khó có thể giải thích hết cho học sinh những vấn đề phức tạp mang tính bản chất, cơ chế của các sự vật hiện tượng. Với tư cách là phương tiện giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, các thí nghiệm thực hành sẽ giúp học sinh hiểu rõ được bản chất của các vấn đề sinh học. Tự mình tiến hành các thí nghiệm, quan sát diễn biến và kết quả thí nghiệm giúp cho học sinh có cơ sở thực tiễn để giải thích bản chất của các hiện tượng đó.
Thí nghiệm do giáo viên biểu diễn phải chuẩn xác về thao tác để qua đó học sinh học tập, bắt chước dần dần, khi học sinh tự tiến hành được, các em sẽ hình thành được kĩ năng thực hành thí nghiệm.
Ngoài ra, thí nghiệm còn giúp học sinh thêm yêu môn học, có được đức tính cần thiết của người lao động như: Cần cù, kiên trì, ý thức tổ chức kỉ luật cao
Có nhiều cách để phân loại thí nghiệm sinh học. Theo mục đích của quá trình dạy học, có thể phân biệt thành 3 loại thí nghiệm Sinh học: 
- Thí nghiệm để nghiên cứu vấn đề mới: Được giáo viên sử dụng làm phương tiện dạy học trong quá trình dạy học. Thí nghiệm này thường mô phỏng một hiện tượng, một sự thay đổi của sự vật diễn ra trong thời gian tương đối ngắn. Nhưng nếu giáo viên khai thác thành công sẽ mang lại rất nhiều hứng thú cho học sinh.
- Thí nghiệm thực hành: Dùng để củng cố kiến thức đã học (thường ở vị trí cuối cùng của một chương, một phần nội dung nào đó). Thí nghiệm này được cả giáo viên (GV) và học sinh cùng tiến hành trong 45 phút.
- Thí nghiệm dùng để kiểm tra - đánh giá: Có thể được tiến hành trực tiếp bởi học sinh hoặc không tiến hành trực tiếp mà mô phỏng lại một hiện tượng nào đó trong chương trình học sinh đã được học. Hiện nay, trong xu hướng đổi mới giáo dục toàn diện, dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh thì các câu hỏi có nội dung liên quan đến các thí nghiệm thực hành được chú trọng. Như vậy, trong quá trình dạy học Sinh học, thí nghiệm được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học, thí nghiệm được tiến hành với nhiều hình thức và mức độ khác nhau. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
Qua việc điều tra ở một số lớp 10 của trường, tôi thấy rằng học sinh đa số quan điểm những kiến thức lý thuyết là những kiến thức các em rất khó thuộc, trong khi đó kiến thức sinh học rất gần gũi với thực tiễn đời sống và chỉ khi giáo viên đưa các em vào những tình huống hiện tượng cụ thể diễn ra trong cuộc sống hoặc các em được tận mắt chứng kiến, thực hiện các thí nghiệm để các em có thể tự kiến tạo kiến thức hoặc chứng minh cho những kiến thức đã được học, khi đó kiến thức bài học sẽ đến với các em một cách nhẹ nhàng nhưng lại khắc sâu trong tâm trí các em.
Để khắc phục tính bất cập rất lớn trong giáo dục hiện nay: các em học sinh có thể rất giỏi về hệ thống tri thức khoa học nhưng lại rất yếu khi áp dụng hay nhận biết những kiến thức đó trong thực tiễn cuộc sống hay nói cách khác học chưa thực đi đôi với hành. Vì vậy trong quá trình dạy học sinh học 10 tôi luôn cố gắng tìm tòi những ứng dụng thực tế có thể áp dụng cho nội dung bài học, từ đó thiết kế thí nghiệm hoặc câu hỏi dạng trình bày thí nghiệm thể học sinh có thể tự kiến tạo kiến thức mới hoặc khắc sâu kiến thức đã học, còn đối với những bài thực hành trong chương trình 10 tôi luôn cố gắng tìm cách cải tiến để để học sinh có thể tiếp cận dễ dàng. 
2.3. Giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm
2.3.1. Thí nghiệm để nghiên cứu vấn đề mới
Trong khâu nghiên cứu tài liệu mới, thí nghiệm được sử dụng có tính chất nêu vấn đề giáo viên có thể tổ chức dạy học trên lớp theo trình tự sau: Dựa vào nội dung bài học, thiết kế các thí nghiệm hoặc các bài tập thí nghiệm để tạo ra tình huống có vấn đề, nghĩa là tạo ra cho học sinh những mâu thuẫn nhận thức: Mâu thuẫn giữa những điều đã biết và những điều chưa biết, mâu thuẫn giữa lí thuyết và thực tiễn Nhằm tạo ra ở học sinh động lực học tập lành mạnh (cần chú ý những mâu thuẫn được tạo ra phải đảm bảo tính lí thú và tính vừa sức). Dạng thí nghiệm này có thể áp dụng tốt vào hoạt động khởi động trong tiến trình lên lớp.
Tổ chức cho HS quan sát thí nghiệm và tham gia giải quyết vấn đề bằng cách nêu lên các câu hỏi có tính chất dự đoán những hiện tượng sẽ xảy ra. Tùy theo đặc điểm, tính chất bài học và đặc điểm của HS, GV có thể kết hợp theo các cách sau đây:
- GV đặt câu hỏi ® GV làm thí nghiệm biểu diễn ® HS quan sát thí nghiệm, trả lời câu hỏi ® lĩnh hội tri thức mới.
- GV vừa làm thí nghiệm, vừa đặt ra câu hỏi ® HS vừa quan sát, vừa trả lời câu hỏi của GV ® lĩnh hội tri thức mới.
- GV biểu diễn thí nghiệm ® GV đặt câu hỏi ® HS quan sát, trả lời câu hỏi ® lĩnh hội tri thức mới.
Đối với những sự kiện đơn giản, HS có thể rút ra kết luận qua sự tự lực quan sát, không cần suy luận, ví dụ như quan sát màu sắc, hình dạng, trạng thái của các sự vật GV hướng dẫn HS quan sát rồi tự mình rút ra kết luận. Trường hợp này, GV có thể tổ chức dạy học như sau: GV đặt câu hỏi ® GV làm thí nghiệm biểu diễn ® HS quan sát ® HS tự lực rút ra kết luận.
Đối với những hiện tượng phức tạp, đòi hỏi phải tái hiện những kinh nghiệm đã có, sự quan sát trực tiếp chưa cho phép HS đi đến kết luận mà phải dùng kiến thức đã có, suy lí, biện luận mới có thể giải thích được các hiện tượng
thì GV cần tiến hành dạy học theo lôgic sau:
- GV hướng dẫn HS quan sát trực tiếp sự vật, hiện tượng nhằm tìm ra dấu hiệu chính và các giai đoạn xảy ra.
- GV gợi ý giúp HS tái hiện những kinh nghiệm, kiến thức đã có để có thể giải thích được hiện tượng bằng cách đưa ra hệ thống các câu hỏi.
- GV hướng dẫn HS giải thích cơ chế của hiện tượng thông qua việc trả lời hệ thống câu hỏi mang tính định hướng để đi đến kết luận. Để phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong quá trình nhận thức GV cần trình bày thí nghiệm như một quá trình nghiên cứu và tổ chức HS tham gia một cách tích cực vào quá trình này.
Có thể có hai dạng câu hỏi với mục đích khác nhau:
- Câu hỏi dự đoán hiện tượng xảy ra khi nêu điều kiện giả định trước, sau đó tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng những dự đoán của HS.
- Câu hỏi yêu cầu HS giải thích hiện tượng đã được quan sát và tự rút ra kết luận.
Khi sử dụng thí nghiệm, bài tập thí nghiệm có tính chất nêu vấn đề với mục đích giúp HS lĩnh hội tri thức mới GV cần chú ý:
- Các thí nghiệm, bài tập thí nghiệm nêu vấn đề thường đặt vào vị trí trung tâm của bài học, giúp HS lĩnh hội những vấn đề then chốt nhất.
- Tốc độ thí nghiệm phải đủ chậm để tất cả HS trong lớp học có điều kiện quan sát và ghi nhớ thông tin.
- Phải tạo được hứng thú học tập và phải đảm bảo tính vừa sức.
- Nên lựa chọn nguyên liệu, dụng cụ, phương án thí nghiệm trực quan nhất, đơn giản nhất và tiết kiệm nhất.
- Không phải nội dung nào, bài học nào cũng có thể sử dụng thí nghiệm.
* Một số thí nghiệm, bài tập thí nghiệm trong chương trình Sinh học 10 - cơ bản được thiết kế để sử dụng trong khâu nghiên cứu vấn đề mới:
● Ví dụ 1: Dạy mục “Nước và vai trò của nước trong tế bào” (Bài 3 - SGK trang 20)
GV có thể thiết kế một bài tập thí nghiệm như sau: Cho quả chuối chín vào trong ngăn đá tủ lạnh, sau một thời gian bỏ quả chuối ra ngoài. Hiện tượng gì xảy ra, giải thích hiện tượng đó?
Thí nghiệm này giúp học sinh thấy được sự khác nhau giữa nước thường và nước đá, khi ở trạng thái rắn thể tích của nước tăng lên nhưng số phân tử nước không đổi, thể tích tăng phá vỡ màng tế bào nên khi quả sấu bỏ ra ngoài tủ lạnh một thời gian, nước trong tế bào chảy ra ngoài làm quả sấu bị nhũn.
● Ví dụ 2: Dạy mục “Cấu trúc của prôtêin” (Bài 5- SGK trang 23)
GV có thể thiết kế một bài tập thí nghiệm như sau:
- Lấy một ít lòng trắng trứng, cho vào nước và đun nóng.
- Đun nóng nước gạch cua.
Hiện tượng gì sẽ xảy ra? Giải thích hiện tượng đó?
Bài tập thí nghiệm này nhằm giúp HS biết các yếu tố gây biến tính prôtêin
GV có thể đưa ra hệ thống câu hỏi định hướng như sau:
Câu hỏi 1: Lòng trắng trứng, gạch cua có bản chất là gì?
Câu hỏi 2: Ở nhiệt độ thường, lòng trắng trứng và nước gạch cua có bị vón cục
lại không?
Câu hỏi 3: Nhiệt độ có vai trò gì trong các hiện tượng trên?
● Ví dụ 3: Dạy mục “Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ” (Bài 7- SGK trang 31)
GV có thể thiết kế và biểu diễn thí nghiệm sau:
- Lấy một củ khoai lang đã gọt vỏ, cắt thành các khối lập phương với các cạnh có độ dài khác nhau (1cm, 2cm, 3cm).
- Cho các khối khoai lang vừa cắt vào dung dịch Iốt khoảng 2 đến 3 phút sau thì vớt ra.
- Tiếp tục cắt các khối khoai lang thành 4 phần bằng nhau để quan sát diện tích khoai lang bị bắt màu.
Câu hỏi 1: So sánh tỉ lệ (diện tích bề mặt/thể tích) giữa các khối khoai lang? (HS tự tính thông qua các công thức toán học)
Câu hỏi 2: So sánh diện tích bị bắt màu giữa các khối khoai lang?
Câu hỏi 3: Tìm mối quan hệ giữa tỉ lệ với sự bắt màu của các khối khoai lang? Hãy liên hệ mặt ngoài của khối khoai lang với bề mặt của một tế bào?
Qua thí nghiệm này học sinh có thể tự kiến tạo được kiến thức bài mới, khi càng lớn thì khả năng trao đổi chất với môi trường càng tăng. Từ đó học sinh sẽ tự giải thích được vì sao khả năng trao đổi chất của tế bào vi khuẩn diễn ra nhanh.
Câu hỏi 4: Tương tự như vậy, tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ hơn nhiều so với tế bào nhân thực. Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ?
● Ví dụ 4: Dạy mục “Cấu tạo của tế bào nhân sơ” ( Bài 7 - SGK trang 32, 33)
GV có thể sử dụng thí nghiệm như sau: Có các vi khuẩn hình cầu, hình que, hình sợi. Người ta loại bỏ thành tế bào của các vi khuẩn này rồi cho vào dung dịch có nồng độ các chất tương đương với nồng độ các chất tan có trong tế bào.
Câu hỏi 1: Dự đoán hình dạng của tế bào sau khi ngâm?
Câu hỏi 2: Kết quả đó cho phép rút ra kết luận gì?
Học sinh sẽ nhận thấy vai trò của thành tế bào: Quy định hình dạng tế bào.
● Ví dụ 5: Dạy mục “Nhân tế bào” (Bài 8 - SGK trang 37)
GV mô tả thí nghiệm về cừu Dolli: Tách tế bào trứng của cừu A sau đó loại bỏ nhân, tiếp tục tách tế bào tuyến vú của cừu B sau đó tách nhân và chuyển nhân vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân của cừu A. Trứng sau khi chuyển nhân được cấy vào cừu cái C, cừu cái C đẻ ra cừu Doli con?
Câu hỏi 1: Theo em, nhà khoa học sẽ nhận được các con cừu con có đặc điểm của loài nào?
Câu hỏi 2: Con cừu con sinh ra là con cừu cái hay cừu đực? vì sao?
Câu hỏi 3: Thí nghiệm này cho phép rút ra kết luận gì về nhân tế bào?
Thông qua thí nghiệm học sinh có thể thấy vai trò của nhân: Mang thông tin di truyền.
● Ví dụ 6: Dạy mục “Vận chuyển thụ động” ( Bài 11 - SGK trang 47, 48)
- GV tiến hành biểu diễn thí nghiệm:
+ Mở nắp lọ nước hoa.
+ Nhỏ một vài giọt mực vào cốc nước lọc. Sau đó đặt câu hỏi:
Câu hỏi 1: Hiện tượng gì đã xảy ra?
Câu hỏi 2: Hiện tượng đó là hiện tượng khuếch tán. Vậy thế nào là hiện tượng khuếch tán? Do đâu có sự khuếch tán?
Câu hỏi 3: Hiện tượng trên xảy ra đối với màng sinh chất của tế bào thì được gọi là vận chuyển thụ động. Vậy thế nào là vận chuyển thụ động? Vận chuyển thụ động diễn ra theo nguyên lí nào?
- Kết thúc phần này, GV có thể ra bài tập về nhà cho HS thiết kế thí nghiệm:
+ Lấy một miếng da ếch sống, bịt kín miệng một phễu thủy tinh sao cho mặt trong úp vào miệng phễu.
+ Đặt úp miệng phễu đã bịt kín vào một chậu thủy tinh chứa nước.
+ Rót mực vào ống phễu.
+ Theo dõi màu nước trong chậu.
Từ thí nghiệm trên, hãy giải thích một số hiện tượng sau:
Hiện tượng 1: Tại sao khi ngâm sấu với đường, sau một thời gian cả nước và sấu đều có vị ngọt, chua?
Hiện tượng 2: Tại sao rau muống chẻ ngâm vào nước sẽ bị cong lại theo một chiều nhất định?
Qua những thí nghiệm trên học sinh sẽ thấy được chức năng của tế bào chất, dùng thí nghiệm để kiểm chứng kiến thức đã học.
● Ví dụ 7: Dạy mục “Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn” (Bài 25 - SGK trang 99, 100)
GV mô tả thí nghiệm: Có 2 quần thể vi khuẩn: Quần thể vi khuẩn 1 sống trên xác chết của một con thú nhỏ, quần thể vi khuẩn 2 sống trong môi trường dạ dày, ruột của con người. 
Câu hỏi: Theo em, sau một thời gian chúng sẽ sinh trưởng như thế nào?
Học sinh có thể đưa ra nhiều dự đoán và học sinh tranh luận về kết quả thí nghiệm càng nhiều thì nhu cầu tìm tòi kiến thức mới để tìm ra câu trả lời chính xác càng cao.
Từ vấn đề đó, GV dẫn dắt HS nghiên cứu mục II (SGK trang 100) để trả lời những dự đoán nêu trên.
● Ví dụ 8: Dạy khái niệm “nhân tố sinh trưởng” (Bài 27 - SGK trang 105, 106)
GV mô tả thí nghiệm: Có 2 chủng vi khuẩn lactic, chúng đều rất cần 2 loại vitamin là axit folic và axit amin pheninalanin. Chủng 1 có khả năng tự tổng hợp được axit folic nhưng không tổng hợp được pheninalanin. Chủng 2 tự tổng hợp được pheninalanin nhưng không tổng hợp được axit folic. Người ta cấy cả 2 chủng vi khuẩn này vào môi trường thiếu cả 2 chất trên.
Câu hỏi 1: Cả 2 chủng vi khuẩn trên giống nhau ở đặc điểm gì, khác nhau ở đặc điểm gì?
Câu hỏi 2: Hai chủng vi khuẩn sẽ sinh trưởng như thế nào?
Từ câu trả lời của HS, GV sẽ thông báo: Hai chất đó người ta gọi chúng là các nhân tố sinh trưởng của vi khuẩn. Vậy nhân tố sinh trưởng là gì?
Lưu ý: Mỗi loại vi khuẩn có thể nguyên dưỡng với chất này nhưng lại khuyết dưỡng với chất kia (như 2 chủng vi khuẩn trong ví dụ này)
● Ví dụ 9: Dạy phần “Cấu tạo và đặc điểm của virus” (Bài 29 - SGK trang 104, 105, 106)
GV giới thiệu thí nghiệm của Ivanôpxki (1892):
- Lấy dịch ép của cây thuốc lá bị bệnh (tác nhân gây bệnh chưa xác định rõ).
- Cho dịch ép này lọc qua màng lọc vi khuẩn rồi nhiễm vào cây bình thường thì thấy cây này cũng mắc bệnh.
- Soi dịch lọc dưới kính hiển vi không nhìn thấy sinh vật nào
- Cấy dịch lọc trên môi trường thạch không thấy mọc khuẩn lạc.
Câu hỏi 1: Em có nhận xét gì về kích thước của mầm bệnh này?
GV thông báo: Người ta gọi mầm bệ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_thi_nghiem_trong_day_hoc_sinh_hoc_10_nham_phat.doc