SKKN Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 nhằm nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử

SKKN Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 nhằm nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử

 Hiện nay công cuộc cải cách giáo dục đang được triển khai ở các cấp đòi hỏi đồng thời tiến hành cải cách về hệ thống giáo dục, về nội dung và phương pháp dạy học. Vì vậy việc áp dụng các phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đang trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.Việc học tập lịch sử ở trường đòi hỏi người thầy giáo không chỉ có trình độ về nội dung lịch sử mà cả những kiến thức cần thiết về phương pháp dạy học bộ môn.

 Như chúng ta đã biết, các môn học trong nhà trường phổ thông là một hệ thống hoàn chỉnh nhằm trang bị cho học sinh kiến thức thuộc tất cả các môn, các lĩnh vực ở mức độ thấp, giúp cho học sinh có một hành trang cơ bản làm tiền đề cho các cấp học cao hơn. Các môn học đó không chỉ liên quan chặt chẽ với nhau mà còn tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh. Cũng như các môn khoa học tự nhiên, các môn thuộc khoa học xã hội như Văn học, Địa lí và nhất là Lịch sử cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách, đạo đức đối với học sinh. Vai trò của người giáo viên trong các giờ học là phải giúp cho học sinh nắm được các sự kiện, hiện tượng lịch sử để thông qua đó rút ra quy luật lịch sử và bài học lịch sử.

 Lịch sử là một trong những môn khoa học cơ bản được giảng dạy ở trường phổ thông. Tuy hiện nay lịch sử không được xem là môn chính như nhiều học sinh quan niệm. Song nó vẫn giữ một vị trí quan trọng trong mục tiêu và chiến lược đào tạo con người xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta.

 Các tác phẩm văn học từ xưa tới nay, trong lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới , có vai trò to lớn đối với việc dạy học lịch sử. Các tác phẩm văn học rất gần gũi với lịch sử vì mọi sáng tác văn học đều phản ánh trực tiếp hay gián tiếp cuộc sống, số phận con người và hiện thực xã hội. Các tác phẩm văn học có vai trò to lớn trong việc tạo biểu tượng lịch sử, giúp học sinh hiểu sâu sắc về sự kiện, nhân vật. Hơn nữa tác phẩm văn học bằng hình tượng cụ thể có tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm của người học, góp phần quan trọng làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.Tuy nhiên, việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh là một vấn đề khó khăn vì yêu cầu cơ bản của dạy học lịch sử là phải tái tạo lại những hình ảnh về các sự kiện đúng như nó tồn tại, mà những sự kiện đó, học sinh không được trực tiếp quan sát, xa lạ với đời sống hiện nay.

 

doc 21 trang thuychi01 20725
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 nhằm nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Phần
Tên đề mục
Trang
Phần mở đầu
I- Lý do chọn đề tài
2- 3
II- Mục đích
3- 4
III- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4
IV- Phương pháp nghiên cứu
4
Phần nội dung
I- Cơ sở lý luận
5- 7
II- Cơ sở thực tiễn
7- 8
III- Các biện pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12....
8-16
IV- Kết quả đạt được
16
V- Bài học kinh nghiệm
17
Phần kết luận
17- 18
Phụ lục – Tài liệu tham khảo 19
Danh mục các SKKN đã được Phòng GD và Sở GD&ĐT xếp loại 
PHẦN MỞ ĐẦU
I- Lý do chọn đề tài
 Hiện nay công cuộc cải cách giáo dục đang được triển khai ở các cấp đòi hỏi đồng thời tiến hành cải cách về hệ thống giáo dục, về nội dung và phương pháp dạy học. Vì vậy việc áp dụng các phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đang trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.Việc học tập lịch sử ở trường đòi hỏi người thầy giáo không chỉ có trình độ về nội dung lịch sử mà cả những kiến thức cần thiết về phương pháp dạy học bộ môn. 
 Như chúng ta đã biết, các môn học trong nhà trường phổ thông là một hệ thống hoàn chỉnh nhằm trang bị cho học sinh kiến thức thuộc tất cả các môn, các lĩnh vực ở mức độ thấp, giúp cho học sinh có một hành trang cơ bản làm tiền đề cho các cấp học cao hơn. Các môn học đó không chỉ liên quan chặt chẽ với nhau mà còn tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh. Cũng như các môn khoa học tự nhiên, các môn thuộc khoa học xã hội như Văn học, Địa lí và nhất là Lịch sử cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách, đạo đức đối với học sinh. Vai trò của người giáo viên trong các giờ học là phải giúp cho học sinh nắm được các sự kiện, hiện tượng lịch sử để thông qua đó rút ra quy luật lịch sử và bài học lịch sử.
 Lịch sử là một trong những môn khoa học cơ bản được giảng dạy ở trường phổ thông. Tuy hiện nay lịch sử không được xem là môn chính như nhiều học sinh quan niệm. Song nó vẫn giữ một vị trí quan trọng trong mục tiêu và chiến lược đào tạo con người xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta.
 Các tác phẩm văn học từ xưa tới nay, trong lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới , có vai trò to lớn đối với việc dạy học lịch sử. Các tác phẩm văn học rất gần gũi với lịch sử vì mọi sáng tác văn học đều phản ánh trực tiếp hay gián tiếp cuộc sống, số phận con người và hiện thực xã hội. Các tác phẩm văn học có vai trò to lớn trong việc tạo biểu tượng lịch sử, giúp học sinh hiểu sâu sắc về sự kiện, nhân vật. Hơn nữa tác phẩm văn học bằng hình tượng cụ thể có tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm của người học, góp phần quan trọng làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.Tuy nhiên, việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh là một vấn đề khó khăn vì yêu cầu cơ bản của dạy học lịch sử là phải tái tạo lại những hình ảnh về các sự kiện đúng như nó tồn tại, mà những sự kiện đó, học sinh không được trực tiếp quan sát, xa lạ với đời sống hiện nay.
 Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử trong nhà trường phổ thông là nhiệm vụ hết sức cần thiết trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng. giai đoạn đổi mới hiện nay của đất nước.
 Có nhiều phương pháp để giáo viên giúp học sinh tiếp cận các sự kiện lịch sử ở một mức độ khái quát nhất. Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông là một trong những biện pháp quan trọng trong việc dạy và học lịch sử hiện nay, vì biện pháp này góp phần phát huy được tính tích cực học tập của học sinh. “Lịch sử là sự kiện”. Bản thân những sự kiện lịch sử vốn đã khô khan đặc biệt là những bài, những chương viết về các trận đánh có rất nhiều con số về thời gian hoặc những số liệu khác. Để chuyển tải cho học sinh những số liệu một cách khô cứng như vậy, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo trong việc sử dụng phương pháp. Thực tế cho thấy, một số giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử một cách khô khan, cứng nhắc, nặng về cung cấp kiến thức, sự kiện một cách đơn thuần, do vậy không gây hứng thú học tập cho học sinh trong việc tiếp thu bài. Qua thực tế bản thân đi dự giờ các giáo viên trẻ, các bạn đồng nghiệp , tôi thấy giáo viên lịch sử ở các trường phổ thông rất ít hoặc không sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử, mặc dù bài học có thể sử dụng được tài liệu tham khảo này. Đó cũng là một hạn chế rất lớn cần phải được khắc phục để bộ môn lịch sử hấp dẫn hơn, cuốn hút học sinh hơn, sửa chữa được quan niệm cho rằng lịch sử là môn phụ, tẻ nhạt, học sinh không yêu thích lịch sử như hiện nay. 
 Vì vậy, sử dụng tài liệu văn học một cách hợp lý sẽ góp phần đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trong điều kiện hiện nay để phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong thời kì hội nhập. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi quyết định thực hiện đề tài: “Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 nhằm nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử ” ở trường phổ thông và từng bước đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay. Bản thân tôi khi áp dụng phương pháp này tôi thấy tiết học sinh động hẳn lên, cả lớp chăm chú lắng nghe và tỏ ra thích thú. Để lại trong lòng các em những ấn tượng lâu bền, lưu lại kí ức các em sẽ sâu hơn, lâu hơn và thích học môn Lịch sử hơn. 
II- Mục đích nghiên cứu.
 Từ ý thức sâu sắc về vai trò tác dụng của bộ môn lịch sử cần:
 Truyền thụ cho học sinh con đường ngắn và nhanh nhất dễ hiểu nhất để tiếp thu lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ và sâu sắc để học sinh yêu thích giờ học lịch sử hơn .
 Nhằm góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử trong trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kì hội nhập, đổi mới dạy học lịch sử trở thành một yêu cầu cấp thiết góp phần thay đổi nhận thức của xã hội về vị trí cũng như tầm quan trọng của bộ môn lịch sử đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Hiện nay có nhiều phương pháp để nâng cao hiệu quả chất lượng giờ dạy . Giáo viên nên kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong một bài học sẽ làm thay đổi được tâm lí, tạo sự bất ngờ, không làm cho học sinh bị nhàm chán. Sử dụng phấn trắng bảng đen cũng như việc trình bày miệng là phương pháp dạy truyền thống nhưng vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn và việc áp dụng dạy học liên môn Văn - Sử ở trường phổ thông là một minh chứng vì nó sẽ làm tăng thêm hiệu quả dạy học lịch sử
 Sử dụng kiến thức liên môn nhất là kiến thức văn học trong giờ học lịch sử nhằm tìm tòi nội dung giao thoa giữa các môn học, bổ sung cho nhau, làm sáng tỏ hơn những kiến thức mà học sinh được học trong mỗi môn. Áp dụng việc dạy học liên môn sẽ nâng cao chất lượng học tập và làm tăng thêm hiệu quả dạy học lịch sử.
III- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Học sinh lớp 12.
Dự giờ đồng nghiệp, tinh thần thái độ học tập của học sinh, kết quả học tập.
Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo
Trong chương trình và nội dung sách giáo khoa lịch sử lớp 12 cơ bản phần lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1919 - 2000 có rất nhiều bài học lịch sử cần sử dụng tài liệu văn học để tham khảo vận dụng khi giảng dạy thì hiệu quả bài học nâng cao, học sinh sẽ nhớ và hiểu sâu sắc về sự kiện lịch sử đang học. Trong điều kiện chủ quan và khách quan cho phép tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là “Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông ” vào việc giảng dạy một số bài trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 cơ bản. 
IV- Phương pháp nghiên cứu
 1. Như đã xác định, đối tượng, phạm vi vận dụng của đề tài là chương trình Lịch sử lớp 12 cơ bản. Vì vậy, trước hết cần phải nghiên cứu kỹ chương trình này. Đặc biệt là các bài có thể khai thác, vận dụng được. Trong khi thực hiện công đoạn này, cần phải liên hệ, so sánh và đặt nó trong mối quan hệ liên quan với chương trình môn Văn học lớp10, 11, 12 -bậc PTTH. Đây là một thao tác rất quan trọng, góp phần xác định được đúng mức độ vận dụng của đối tượng là học sinh lớp 12, tránh sa đà, ôm đồm.
 2. Tiến hành sưu tầm các bài thơ, văn... có quan hệ sát với nội dung các bài Lịch sử thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Cần lưu ý rằng, không phải trong một bài thơ liên quan ta có thể khai thác được hết cả bài mà nên lựa chọn những đoạn thơ sát nhất, “đắt” nhất để sử dụng.
 3. Chọn lựa, phân loại các kiến thức thơ, văn phù hợp với yêu cầu, phương pháp giảng dạy lịch sử theo từng mảng: thơ về tiểu sử, cuộc đời nhân vật Lịch sử; thơ văn về diễn biến trận đánh hay biến cố Lịch sử, thơ văn trần thuật về tội ác của giai cấp thống trị, của bọn xâm lược... Sau khi phân loại, tiến hành sắp xếp nguồn tư liệu đó thành từng chủ đề.
 4. Khai thác, vận dụng các kiến thức đó vào từng bài lịch sử đã giới hạn.
 5. Góp ý với các đồng nghiệp khai thác và vận dụng kiến thức thơ, văn vào việc giảng dạy trong khi bản thân mình trực tiếp dự giờ để có điều kiện kiểm chứng và so sánh.
 6. Phương pháp thống kê,tổng hợp, phân tích, liên hệ ....
PHẦN NỘI DUNG
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN 
1. Quan niệm chung về tài liệu văn học.
Văn học và lịch sử có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Vì thế trong
dạy học lịch sử, tài liệu văn học rất cần thiết cho việc tiếp thu tri thức học tập cho học sinh, đồng thời làm cho bài giảng thêm sinh động hấp dẫn hơn. 
Như vậy, ta thấy văn học là một tài liệu tham khảo quan trọng trong dạy học
lịch sử ở trường phổ thông. Do đặc trưng của việc học tập lịch sử, các loại tài liệu tham khảo nói chung và tài liệu văn học nói riêng góp phần nhất định vào việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ.
 Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra song song với việc xác định tầm quan trọng
của tài liệu văn học là cần phải có quan niệm đúng đắn về việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử. Một số người cho rằng, trong dạy học lịch sử chỉ cần cung cấp cho học sinh những kiến thức đã có trong sách giáo khoa, việc sử dụng tài liệu tham khảo nói chung và tài liệu văn học nói riêng không cần thiết, không phù hợp với trình độ và yêu cầu về trình độ của học sinh. Nhiều người lại sử dụng quá nhiều tài liệu tham khảo này trong việc cụ thể hoá, làm sâu sắc thêm kiến thức lịchsử. Điều đó đã dẫn đến tình trạng quá tải. Do vậy, việc xác định đúng mức của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử cũng là một việc làm hết sức quan trọng.
 Các tác phẩm văn học rất gần gũi với lịch sử vì mọi sáng tác văn học đều phản ánh trực tiếp hay gián tiếp cuộc sống, số phận con người và hiện thực xã hội.
 Nhưng văn học cũng có những đặc trưng khác biệt so với lịch sử. Nói tới văn
chương, người ta thường thiên về giá trị nghệ thuật. Vì thế không phải tất cả mọi sự kiện, nhân vật lịch sử được phản ánh trong văn học đều chân thực, khách quan mà đôi khi còn có yếu tố hư cấu, hoang đường để tạo nên sự hấp dẫn, cuốn hút, thể hiện giá trị văn chương cho các tác phẩm đó. Cho nên khi sử dụng các tác phẩm văn học trong dạy học lịch sử, giáo viên phải biết chắt lọc những tác phẩm, chi tiết văn học phản ánh khách quan nhất, chân thực nhất hiện thực xã hội để minh họa cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn.
Quan niệm đúng đắn về tài liệu văn học trong dạy học lịch sử là một vấn đề vô cùng quan trọng. Từ đó, tài liệu văn học mới phát huy được vai trò to lớn của nó trong dạy học lịch sử, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy họcbộ môn.
2. Các loại tài liệu văn học.
 Trong việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông, giáo viên thuờng sử dụng các loại tài liệu văn học sau: văn học dân gian, văn học hiện đại, các tác phẩm văn học, tiểu thuyết lịch sử, hồi kí, thơ ca cách mạng.
 Văn học dân gian ra đời sớm và rất phong phú, bao gồm nhiều loại: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, dân ca... Đây là những tài liệu có giá trị, phản ánh nhiều nội dung lịch sử quan trọng trong lịch sử dân tộc. Nếu gạt bỏ những yếu tố thần bí, hoang đường chúng ta có thể tìm thấy nhiều yếu tố hiện thực về lịch sử dân tộc. Các loại hình văn học dân gian không chỉ góp phần minh họa những sự kiện lịch sử mà còn làm cho bài giảng thêm sinh động, tạo không khí gần gũi với bối cảnh lịch sử, góp phần quan trọng vào việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh.
Tiểu thuyết lịch sử có vai trò không nhỏ trong việc dạy học lịch sử vì các tiểu thuyết lấy chủ đề từ các sự kiện của lịch sử dân tộc, giúp học sinh khôi phục lại bối cảnh lịch sử, hình ảnh các sự kiện và nhân vật của quá khứ. Xong cần lựa chọn và xác định những tiểu thuyết những yêu cầu của dạy học, loại bỏ yếu tố hư cấu và những yếu tố ảnh hưởng xấu đến nhận thức của học sinh.
 Hồi kí cách mạng là một thể loại văn học ra đời không trùng với thời kì xảy ra các sự kiện lịch sử nhưng lại có giá trị lịch sử rất lớn. Người viết hồi kí ghi lại phần hiện thực mà tác giả chứng kiến dựa trên cơ sở những ấn tượng và hồi ức riêng, trực tiếp mình trải qua.
 Thơ ca cách mạng là những sáng tác văn học ra đời cùng thời với tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam, trực tiếp hoặc gián tiếp phản ánh các sự kiện lịch sử nên phần lớn phục vụ nhiệm vụ cáng mạng. Tuy nhiên khi sử dụng thơ ca, giáo viên cần chọn lọc những bài thơ, câu thơ dễ hiểu, phản ánh trực tiếp tình hình lịch sử, tránh sử dụng các tác phẩm, đoạn trích mang ý nghĩa trừu tượng làm cho bài giảng không đạt hiệu quả.
 Các loại tài liệu văn học đều có ưu thế nhất định trong dạy học lịch sử, nhưng giáo viên cần phải biết kết hợp hài hoà các thể loại văn học. Trong một bài học, một chương mục, giáo viên không nên sử dụng lặp đi lặp lại một tác phẩm văn học, dễ gây nhàm chán cho học sinh, hiệu quả sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử không cao.
3. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông.
 Các tác phẩm văn học từ xưa đến nay, trong lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới, có vai trò to lớn đối với việc dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông. Tài liệu văn học là một trong những nguồn tài liệu tham khảo rất cần thiết cho việc nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông, nhằm phát huy tính tích cực, tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.Tài liệu văn học cũng là một căn cứ bằng chứng về tính chính xác, tính cụ thể, phong phú của sự kiện lịch sử, nó giúp học sinh khắc phục việc hiện đại hoá lịch sử hoặc hư cấu sai sự thật lịch sử.
 Việc sử dụng tài liệu văn học còn giúp học sinh có thêm cơ sở để nắm vững bản chất các sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ những quy luật, bài học quan trọng của lịch sử, rèn luyện cho học sinh say mê tìm hiểu lịch sử, phát triển tư duy lịch sử cho các em. Đặc biệt tài liệu văn học góp phần quan trọng làn cho bài giảng lịch sử mềm mại, hấp dẫn, sinh động gây hứng thú học tập cho học sinh. Điều này lại có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh trong dạy học lịch sử. Vì thế tài liệu văn học cũng thể hiện vai trò, ý nghĩa to lớn, đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
 Như vậy, tài liệu văn học rất cần thiết cho việc dạy học lịch sử nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng ở trường phổ thông. Nếu biết khai thác và sử dụng một cách hợp lí thì hiệu quả bài học nâng cao rõ rệt, học sinh sẽ nhớ và hiểu sâu sắc về sự kiện lịch sử đang học. Đồng thời học sinh rèn luyện kĩ năng tư duy, đặc biệt là làm cho bài giảng lịch sử của giáo viên thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn lịch sử.
II- CƠ SỞ THỰC TIỄN
Thực tiễn khảo sát.
- Qua những năm giảng dạy lịch sử tôi thấy lịch sử là một môn học khô khan, ít sinh động và nội dung kiến thức nhiều nên học sinh rất thụ động và hầu như không yêu thích bộ môn lịch sử. Bên cạnh đó thì vẫn còn một số bộ phận giáo viên không quan tâm nhiều học sinh có yêu thích môn mình dạy hay không. Chính các yếu tố đó cũng là một trong những vấn đề làm cho chất lượng bộ môn ngày càng giảm.
 Hiện nay một thực trạng cho chúng ta thấy theo sự phát triển của xu thế thời đại các em phần lớn lựa chọn môn học tự nhiên như: Toán, lý , hóa, sinh và ngoại ngữ...còn các môn xã hội như: Văn, Sử, Địa...không được học sinh ưa thích nữa vì xu thế của thời đại và sự lựa chọn nghề nghiệp. Môn lịch sử theo các em là học rất khó vì nhiều sự kiện nhiều kiến thức. Tuy nhiên về lý luận và thực tiễn bộ môn lịch sử đã được thừa nhận có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Vì vậy phải khơi dậy niềm tự hào dân dân tộc và đổi mới phương pháp giảng dạy để học sinh thấy niềm vui, niềm thích thú qua mỗi giờ học lịch sử là nhiệm vụ và niềm trăn trở của mỗi người thầy giáo.
 Hiện nay việc giảng dạy theo hướng phát huy tư duy của học sinh và tích hợp liên môn đã được triển khai và đi vào thực tế thực hiện
 Lịch Sử là một trong những môn của khoa học xã hội, vì thế trong giảng dạy môn Lịch Sử có nhiều bài, nhiền phần có thể liên hệ và sử dụng tư liệu, kiến thức của các môn Ngữ Văn, Địa Lý... kết hợp để bài giảng đạt kết quả cao nhất. Tuy vậy trong quá trình nghiên cứu soạn bài và thực tế giảng dạy giáo viên cũng gặp nhiều vấn đề khó khăn như sử dụng thế nào cho phù hợp, cho hiệu quả, sự liên hệ, kết hợp nằm ở những phần nào, nên nhiều hay ít ...
 Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình giảng dạy theo hướng phát huy tư duy của học sinh và tích hợp liên môn, bản thân tôi cũng luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu và dần đúc kết, tổng hợp một số kinh nghiệm trong đề tài “Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 nhằm nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử ”.
Thực tế qua các tiết học đa số các em học sinh rất thích giáo viên sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử. Điều này thể hiện tài liệu văn học có tác dụng rất lớn trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Việc giáo viên sử dụng loại tài liệu tham khảo này trong bài giảng làm cho học sinh tiếp thu bài học tốt hơn, học sinh hứng thú học bộ môn, tiết học trở nên nhẹ nhàng không mệt mỏi.
Khi được phân công giảng dạy để kịp thời định hướng nắm bắt sự tiếp thu của học sinh tôi tiến hành khảo sát chất lượng ngay từ đầu năm để có hướng giảng dạy kịp thời nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Để giải quyết vấn đề cấp thiết đó tôi tích cực đổi mới phương pháp dạy học tạo hứng thú, yêu thích giờ học lịch sử cho học sinh trong đó có biện pháp sử dụng hiệu quả tài liệu văn học trong giờ học tôi đã kiểm tra chất lượng học tập và khảo sát tình hình học tập của học sinh để có hướng dạy học kịp thời. Tôi thấy kết quả là:
 + Giỏi: 0% 
 + Khá: 2 
 + Trung bình: 58% 
 + Yếu,kém: 40%
Qua khảo sát chất lượng đầu năm như trên tôi thấy nguyên nhân của thực trạng trên như sau
Nguyên nhân
 Thực tế trong quá trình giảng dạy môn lịch sử thì do đặc trưng của bộ môn tái tạo lại quá khứ, nhiều sự kiện, khô khan, khó nhớ và các sự kiện đã xảy ra rồi thậm chí cách thời gian ngày nay rất xa. Vì vậy học sinh chưa thật sự chú trọng bộ môn này nhất là học sinh Trung tâm giáo dục thường xuyên. Các em học còn lơ là không chịu khó học bài đang bị ảnh hưởng nhiều thói quen đọc chép, lười suy nghĩ ngay cả việc học bài cũ và đọc bài mới trước khi đến lớp các em cũng thực hiện chưa tốt.
 Khả năng tiếp nhận và tư duy còn thấp dẫn đến chất lượng kiến thức bộ môn thấp. Nên các em không mấy hứng thú trong học tập bộ môn này. 
Khi đi dự giờ một số đồng nghiệp ở các trường phổ thông tôi nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng học tập lịch sử nói trên, trong đó không thể không nhắc đến nguyên nhân từ phía giáo viên. Giáo viên phổ thông rất ít sử dụng các phương tiện dạy học nói chung và các loại tài liệu tham khảo trong đó có tài liệu văn học nói riêng trong dạy học lịch sử. Đây cũng là một nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học bộ môn như hiện nay. Vấn đề đặt ra là giáo viên cần phải không ngừng nâng cao năng lực bản thân, suy nghĩ tìm tòi ra những biện pháp để nâng cao chất lượng bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Trong đó việc sử tài liệu văn học vào trong dạy học lịch sử cũng cần phải được quan tâm hơn nữa.
 Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình giảng dạy theo hướng phát huy tư duy của học sinh và tích hợp liên môn, bản thân tôi cũng luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu và dần đúc kết, tổng hợp một số kinh nghiệm trong đề tài 
“Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 nhằm nâng cao 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_tai_lieu_van_hoc_trong_day_hoc_lich_su_viet_nam.doc