SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy Bài 28: “Cấu tạo và chức năng của hoa” môn Sinh học 6 ở trường THCS Nga Nhân, huyện Nga Sơn

SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy Bài 28: “Cấu tạo và chức năng của hoa” môn Sinh học 6 ở trường THCS Nga Nhân, huyện Nga Sơn

Cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo triết lý lấy người học làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết. Bản chất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Người học là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ chứ không phải là “cái bình chứa kiến thức” một cách thụ động.

Trong thực tế hiện nay, nhiều học sinh chưa biết cách học, mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau.

Với đặc trưng riêng của môn Sinh học: môn học nghiên cứu đối tượng sống bao gồm: nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo, các quá trình sinh lí, hóa sinh, các mối quan hệ giữa các tổ chức sống với nhau và với môi trường, sự vận động của thế giới sống qua không gian và thời gian, thì phương pháp chuyển tải bằng sơ đồ thường mang lại hiệu quả cao.

Trong giảng dạy giáo viên cũng đã lập bảng biểu, vẽ sơ đồ, biểu đồ và cả lớp có chung cách trình bày giống như cách của giáo viên, chứ không phải do học sinh tự xây dựng theo cách hiểu của mình, hơn nữa, các bảng biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét.

Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy - học sẽ dần hình thành cho HS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học, tất cả HS tham gia xây dựng bài một cách hào hứng, giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não

Việc ứng dụng Sơ đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, hoạt động nhóm có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học.

Từ những lí do trên, tôi hình thành ý tưởng đó là ứng dụng Sơ đồ tư duy trong các nội dung bài học để có thể phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân cũng như hiệu quả học tập. Vì vậy tôi lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy Bài 28: “Cấu tạo và chức năng của hoa” môn Sinh học 6 ở trường THCS Nga Nhân, huyện Nga Sơn.

 

doc 18 trang thuychi01 7565
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy Bài 28: “Cấu tạo và chức năng của hoa” môn Sinh học 6 ở trường THCS Nga Nhân, huyện Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo triết lý lấy người học làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết. Bản chất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Người học là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ chứ không phải là “cái bình chứa kiến thức” một cách thụ động.
Trong thực tế hiện nay, nhiều học sinh chưa biết cách học, mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau.
Với đặc trưng riêng của môn Sinh học: môn học nghiên cứu đối tượng sống bao gồm: nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo, các quá trình sinh lí, hóa sinh, các mối quan hệ giữa các tổ chức sống với nhau và với môi trường, sự vận động của thế giới sống qua không gian và thời gian, thì phương pháp chuyển tải bằng sơ đồ thường mang lại hiệu quả cao.
Trong giảng dạy giáo viên cũng đã lập bảng biểu, vẽ sơ đồ, biểu đồ và cả lớp có chung cách trình bày giống như cách của giáo viên, chứ không phải do học sinh tự xây dựng theo cách hiểu của mình, hơn nữa, các bảng biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy - học sẽ dần hình thành cho HS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học, tất cả HS tham gia xây dựng bài một cách hào hứng, giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não
Việc ứng dụng Sơ đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, hoạt động nhóm có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
Từ những lí do trên, tôi hình thành ý tưởng đó là ứng dụng Sơ đồ tư duy trong các nội dung bài học để có thể phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân cũng như hiệu quả học tập. Vì vậy tôi lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy Bài 28: “Cấu tạo và chức năng của hoa” môn Sinh học 6 ở trường THCS Nga Nhân, huyện Nga Sơn.
2. Mục đích nghiên cứu: 
- Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tâm lí của học sinh THCS, khả năng tư duy logic, khả năng ghi nhớ, phương pháp học bài thật tốt mà đề ra các biện pháp tổ chức dạy và học nhằm phát triển sự ghi nhớ, vận dụng kiến thức cho học sinh. 
	- Giúp cho các em hiểu một cách sâu sắc hơn về khả năng ghi nhớ của bản thân, đồng thời tìm ra phương pháp dạy và học thích hợp với chương trình học hiện nay, phù hợp với xu hướng học tập ngày càng đổi mới và nâng cao chất lượng của học sinh trong tương lai.
3. Đối tượng nghiên cứu: 
- Sử dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy Bài 28 cho học sinh lớp 6 trường THCS Nga Nhân.
4. Phương pháp nghiên cứu: 
- Phân tích - tổng hợp
- Đối chiếu - so sánh
- Khảo sát thực tế
- So sánh 
- Ngoài ra tôi còn sử dụng những phương pháp hỗ trợ khác như: đọc tài liệu, thống kê, thăm dò ý kiến của học sinh, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Sơ đồ tư duy còn gọi bản đồ tư duy, lược đồ tư duy, là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức bằng cách kết hợp sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Đặc biệt sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng sơ đồ tư duy theo một cách riêng, do đó việc lập sơ đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
Cơ chế hoạt động của sơ đồ tư duy là chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Sơ đồ tư duy là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng sơ đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương và giúp học sinh hiểu bài, nhớ lâu, nhớ sâu.
- Đối với học sinh: 
+ Sơ đồ tư duy giúp học sinh học được phương pháp học tập: Việc rèn luyện phương pháp học cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, nhất là môn học thuộc như Sinh học, các em này thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số học sinh này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo sơ đồ tư duy trong dạy học học sinh sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển được tư duy.
+ Giúp học sinh học tập một cách tích cực: Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình, vì vậy việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa sự tư duy và sáng tạo của học mình, từ đó nhớ bài lâu và hiểu bài sâu.
+ Học sinh tự vẽ sơ đồ tư duy có ưu điểm: Phát huy tối đa tính sáng tạo, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của mình, các em tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, tím, vàng,), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong), các em tự “sáng tác” nên trên mỗi sơ đồ tư duy thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng học sinh và sơ đồ tư duy do các em tự thiết kế vì vậy các em yêu quí, trân trọng “tác phẩm” của mình.
 	- Đối với giáo viên:
+ Sơ đồ tư duy - phương pháp dạy học bằng cách sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết, với sự tư duy tích cực không chỉ tạo hứng thú trong học tập của học sinh mà còn góp phần đổi mới và làm phong phú các phương pháp giáo dục tích cực.
+ Dạy học bằng sơ đồ tư duy dành nhiều thời gian cho học sinh làm việc, chia sẻ với bạn bè, công việc của giáo viên đỡ vất vả nhiều so với cách dạy truyền thống. Dạy học bằng sơ đồ tư duy giúp học sinh thuộc bài ngay tại lớp, nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu và nhớ chính xác những nội dung bài học. Dạy học bằng phương pháp sơ đồ tư duy giúp các em không thấy nhàm chán vì bài học dài dòng mà luôn sôi nổi, hào hứng từ đầu đến cuối tiết học. 
+ Dạy học bằng sơ đồ tư duy sẽ nâng cao hiệu quả trong việc củng cố kiến thức, rèn các kỹ năng và phát triển tư duy lôgic cho học sinh. Với chủ trương giảm tải chương trình các môn học đã được thực hiện, dạy bằng sơ đồ tư duy sẽ làm cho thầy và trò không bị mất thời gian vào các chi tiết vụn vặn, trùng lặp mà tập trung thảo luận sâu và phát triển vấn đề cốt lõi của bài.
+ Dạy học bằng sơ đồ tư duy còn có tác dụng phân loại đối tượng học sinh: học sinh khá, giỏi phát huy được khả năng sáng tạo, lập sơ đồ tư duy theo sự hiểu biết của mình hiểu bài, nhớ bài sâu và nhớ bài lâu. Trái lại học sinh học trung bình trở xuống khó tiếp cận vận dụng chậm. Do đó dạy học theo sơ đồ tư duy giáo viên cần dành thời gian hướng dẫn cho những đối tượng học sinh này nhiều hơn. 
 Đổi mới phương pháp dạy học xưa và nay thường gắn liền với đổi mới khoa học công nghệ, đòi hỏi hạ tầng cơ sở vật chất tốt. Những điều kiện này lại thường khó thực hiện ở các trường vùng sâu vùng xa, nơi kinh tế còn nhiều khó khăn. Song dạy học bằng sơ đồ tư duy có thể dạy được ở tất cả các trường học nơi cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư hoặc đầu tư chưa đầy đủ vẫn có thể áp dụng tốt bằng cách làm bảng phụ.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Thuận lợi:
	- Chương trình môn Sinh học THCS có nhiều nội dung phù hợp với phương pháp giảng dạy dùng sơ đồ tư duy phát huy hiệu quả cao khi giáo viên tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức
	- Về cơ sở vật chất đã có một số đổi mới tạo điều kiện cho hoạt động học tập: phòng công nghệ thông tin, đèn chiếu, bảng phụ
	- Giáo viên được đào tạo và tập huấn đổi mới phương pháp dạy học về sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy.
	- Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học các kiểu bài phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, khắc phục được sự nhàm chán của phương pháp dạy học truyền thống. Vì vậy, gây hứng thú cho người học, kích thích học sinh tư duy tích cực.
	2.2. Khó khăn:
	- Đây là phương pháp dạy học mới nên giáo viên và học sinh không tránh khỏi lúng túng trong một số kĩ năng như sử dụng lúc nào, như thế nào, sưu tầm, xử lý thông tin, vẽ, ý tưởng
	- Đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kĩ năng khác ngoài kĩ năng sư phạm.
- Giáo vên khó khăn trong việc đánh giá cụ thể hiệu quả làm việc của từng học sinh.
	- Cơ sở vật chất có đổi mới nhưng chưa thực sự phù hợp: Số học sinh, không gian lớp học, trang thiết bị, đồ dung dạy học, thời gian tiết học
	- Năng lực học sinh không đồng đều nên đôi khi việc vẽ sơ đồ tư duy trong học tập là sự máy móc không hiệu quả.
	- Quan niệm của xã hội, gia đình, và đặc biệt là học sinh đối với bộ môn này đôi khi còn lệch lạc: chưa đầu tư, dành sự quan tâm, chưa chú ý, xem thường hoặc học cho xong.
2.3. Nguyên nhân dẫn đến khó khăn, tồn tại:
- Với địa bàn dân cư thuần nông, nhận thức của người dân còn thấp, hiểu biết chưa cao, học sinh còn chưa ham muốn học tập bộ môn này. Chính vì vậy, chất lượng học tập, sự sáng tạo, tư duy của học sinh còn yếu cho nên việc sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập của các em vẫn gặp khó khăn.
- Hầu như các em chưa có thói quen tìm hiểu, vận dụng, sáng tạo mà chỉ quen nghe, quen ghi chép những gì mà giáo viên nói. Hơn nữa chương trình Sinh học quá rộng, kiến thức nhiều mà giáo viên chưa rút gọn những gì cần truyền đạt, những gì chỉ giới thiệu qua và những vấn đề nào cần hướng dẫn cho học sinh.
- Qua nắm bắt tình hình và trao đổi với đồng nghiệp về việc giảng dạy Sinh học có liên quan đến sơ đồ tư duy tôi nhận thấy:
+ Về phía giáo viên: Khi giảng dạy một tiết có liên quan đến sơ đồ tư duy rất đơn giản, chỉ cần lấy sẵn một tiết nào đó có ở mạng Internet và chỉnh sửa đôi chút là được và trong giáo án thì không thể hiện rõ từng bước tiến hành sử dụng sơ đồ tư duy như thế nào, thông qua sơ đồ tư duy thì giáo viên chưa hướng dẫn cụ thể cho học sinh cách thiết kế và sử dụng nắm bắt kiến thức ở sơ đồ tư duy ra sao. Bên cạnh đó một số giáo viên chưa thật sự chú trọng và còn tẻ nhạt với phương pháp dạy học này.
+ Về phía học sinh chưa có thói quen chuẩn bị đồ dùng học tập như giấy A4, bút màu, bút chì, tẩy hoặc bảng phụ trong tiết học Sinh học mà chỉ dùng cho trong tiết học Mỹ thuật. Mặt khác, học sinh chưa hiểu rõ cách thể hiện nội dung, kiến thức như thế nào trong việc thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy cho nên các em còn lúng túng, trình bày bẩn dẫn đến các hoạt động dạy học của thầy và trò đều nhàm chán, tẻ nhạt, các em nhanh quên kiến thức môn học dẫn đến chất lượng không cao.
2.4. Kết quả khảo sát và nhận xét:
Ngay từ đầu nhận lớp tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học ở khối 6 kết quả như sau: 
Lớp
Sĩ số
HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Ghi chú
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A
26
01
3,9
04
15,4
17
65,3
04
15,4
Lớp thực nghiệm
(Sử dụng 
sơ đồ tư duy)
6B
26
01
3,9
05
19,2
16
61,5
04
15,4
Lớp đối chứng
(Không sử dụng sơ đồ tư duy)
	Nhận xét: Chưa áp dụng Sơ đồ tư duy, học lực học sinh ở 2 lớp tương đối đồng đều, số học sinh có học lực trung bình và yếu chiếm tỉ lệ cao.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
3.1. Giải pháp: 
3.1.1. Hình ảnh của sơ đồ tư duy:
	3.1.2. Phương thức tạo sơ đồ tư duy:
- Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy 
+ Người vẽ sẽ bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Hình ảnh có thể thay thế cho nhiều từ và giúp chúng ta sử dụng tốt hơn trí tưởng tượng của mình. Sau đó có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng.
+ Nên sử dụng màu sắc vì màu sắc có tác dụng kích thích não như hình ảnh.
+ Có thể dùng từ khóa, kí hiệu, câu danh ngôn, câu nói nào đó gợi ấn tượng sâu sắc về chủ đề.
- Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm.
+ Tiêu đề phụ có thể viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh to để làm nổi bật.
+ Tiêu đề phụ được gắn với trung tâm.
+ Tiêu đề phụ nên được vẽ chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.
- Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ
+ Khi vẽ các ý chính và các chi tiết hỗ trợ chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh.
+ Nên dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian.
+ Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa.
+ Sau đó nối các nhánh chính cấp 1 đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2 đến các nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đến các nhánh cấp 2bằng đường kẻ. Các đường kẻ càng ở gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn.
+ Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường kẻ thẳng, vì đường kẻ cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiều hơn.
+ Tất cả các nhánh tỏa ra cùng một điểm nên có cùng một màu. Chúng ta thay đổi màu sắc khi đi từ ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn.
- Bước 4: Người viết có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn.
	3.1.3. Tác dụng của sơ đồ tư duy:
- Tiết kiệm thời gian, công sức.
- Cung cấp bức tranh tổng thể.
- Tổ chức và phân loại suy nghĩ.
- Ghi nhớ tốt hơn.
- Kích thích tiềm năng sáng tạo.
- Sử dụng rộng rãi, hiệu quả và dễ dàng ở nhiều lĩnh vực.
 	Sơ đồ tư duy là một công cụ giúp học tập hiệu quả thông qua việc vận dụng cả não phải và não trái giúp người học tiếp thu bài nhanh hơn, hiểu bài kĩ hơn, nhớ được nhiều chi tiết hơn. Tuy nhiên sơ đồ tư duy không phải là một tác phẩm hội họa nên cần tránh rơi vào việc trang trí cầu kì, chau chuốt thay cho ghi chú (là mục đích chính khi sử dụng sơ đồ tư duy).
 	Sơ đồ tư duy đối với hoạt động giảng dạy Sinh học của giáo viên có những ưu điểm sau:
	Sử dụng sơ đồ tư duy như một công cụ để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức tổng hợp về bài học.
 	Với phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy từng bước giáo viên sẽ giúp học sinh tự mình phát hiện dần dần toàn bộ kiến thức bài học. Bắt đầu bằng những kiến thức tổng quát nhất - trọng tâm bài học- trung tâm sơ đồ. Giáo viên giúp học sinh tái hiện những kiến thức lớn xoay quanh trọng tâm bài học, những ý nhỏ trong từng ý lớn cứ như vậy đến khi giờ học kết thúc cũng là lúc kiến thức tổng quát của bài học được trình bày một cách sáng tạo, sinh động trên sơ đồ. Không những cung cấp cho học sinh kiến thức tổng thể, sơ đồ tư duy còn giúp cho học sinh nhìn nhận đa chiều mọi mặt của vấn đề, từ đó đưa ra các ý tưởng mới, phát hiện mới, tìm ra sự liên kết, ràng buộc các ý tưởng trong bài tức tìm ra mạch lôgic của bài học. Sau khi hoàn thiện, học sinh nhìn vào sơ đồ là có thể tái hiện, thuyết trình lại được toàn bộ nội dung kiến thức bài học. Đồng thời học sinh cũng có thể khẳng định được toàn bộ dung lượng kiến thức của bài, xác định ý chính, ý phụ và lên kế hoạch học tập hiệu quả.
	Sử dụng sơ đồ tư duy như một công cụ gợi mở, kích thích quá trình tìm kiếm kiến thức của học sinh:
	Với những ưu điểm của mình, sơ đồ tư duy trở thành một công cụ gợi mở, kích thích quá trình tìm tòi kiến thức của học sinh. Bước quan trọng nhất là giáo viên giúp học sinh phát hiện, tìm kiếm được trung tâm sơ đồ - trọng tâm bài học. Sau đó theo nguyên lí sơ đồ tư duy là ý nọ gợi ý kia dần dần giúp học sinh khám phá kiến thức bài học. Bằng trí tưởng tượng cùng sự tập hợp kiến thức từ các nguồn, học sinh phải biết cách phân tích tìm ra những từ khóa, hình ảnh chính xác nhất. Khi các nhánh lớn được xây dựng giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh sắp xếp theo thứ tự quan trọng bằng cách đánh số ở đầu mỗi nhánh. Điều đó giúp học sinh dễ dàng ôn tập sau này. Cứ làm việc theo cách đó học sinh sẽ biết cách tự mình vận động, tìm tòi khám phá, lĩnh hội tri thức một cách có hiệu quả.
Sử dụng sơ đồ tư duy như một công cụ để củng cố, khái quát bài học của học sinh.
	Sau mỗi tiết học bao giờ cũng có phần củng cố, nhắc lại kiến thức trọng tâm. Với cách học truyền thống, học sinh ghi chép và thực hiện kiến thức theo trật tự tuyến tính nên khả năng nhớ kiến thức thường ít hơn dung lượng bài. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp các em khắc phục được hạn chế đó. Sau mỗi giờ học, khi cần củng cố kiến thức học sinh chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy có thể tái hiện được 80% - 90% kiến thức bài học. Đến khi ôn thi học sinh không phải mất một lượng lớn thời gian để đọc lại kiến thức như cách học truyền thống mà chỉ cần quan sát lại sơ đồ tổng thể vẫn có thể tái hiện nội dung bài học một cách cụ thể, chi tiết. Như thế học sinh vừa nâng cao được kết quả học tập vừa tiết kiệm được thời gian.
	Có thể tóm tắt một số hoạt động dạy học trên lớp với sơ đồ tư duy:
Hoạt động 1: Học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của giáo viên.
Hoạt động 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm lên báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập.
Hoạt động 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.
Lưu ý: Sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm học sinh có chung một kiểu sơ đồ tư duy, giáo viên chỉ nên chỉnh sửa cho học sinh về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức (nếu cần).
3.1.4. Sơ đồ tư duy được sử dụng trong các dạng bài sau đây:
* Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc kiểm tra bài cũ:
 Vì thời gian kiểm tra bài cũ không nhiều, chỉ khoảng 5-7 phút nên yêu cầu của giáo viên thường không quá khó, không đòi hỏi nhiều sự phân tích, so sánh để trả lời câu hỏi. Giáo viên thường yêu cầu học sinh tái hiện lại một phần nội dung bài học bằng cách gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. Giáo viên sẽ chấm điểm tùy vào mức độ thuộc bài của học sinh. Cách làm này vô tình để nhiều học sinh roi vào tình trạng “học vẹt”, đọc thuộc lòng mà không hiểu bài. Do đó, cần phải có sự thay đổi trong việc kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh, yêu cầu đặt ra không chỉ “phần nhớ” mà cần chú trọng đến “phần hiểu”. Cách làm này vừa tránh được việc học vẹt, vừa đánh giá chính xác học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng học tập. 
Sử dụng sơ đồ tư duy vừa giúp giáo viên kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh đối với bài học cũ. Các sơ đồ thường được giáo viên sử dụng ở dạng thiếu thông tin, yêu cầu học sinh điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từ khóa trung tâm.
* Sử dụng bản đồ tư duy trong việc củng cố kiến thức bài học:
Phù hợp với củng cố kiến thức cho học sinh sau bài học thì dạng bài tập thích hợp là cho học sinh tự thiết kế cho mình một bản đồ theo ý muốn sáng tạo của mình với màu sắc tùy ý, có thể sơ đồ thiếu nội dung kiến thức cụ thể hoặc đầy đủ lượng kiến thức của bài học như vừa tiếp thu trong bài học, hoạt động cá nhân hoặc nhóm. Tuy nhiên, các thông tin còn thiếu này sẽ bao trùm nội dung toàn bài để một lần nữa nhằm khắc sâu kiến thức và lưu ý đến trọng tâm của bài học. 
* Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc giảng bài mới:
Sử dụng bản đồ tư duy là một gợi ý cho cách trình bày. Giáo viên thay vì gạch chân đầu dòng các ý cần trình bày lên bảng thì sử dụng sơ đồ tư duy để thể hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung bài học một cách rất trực quan.
3.2. Tổ chức thực hiện: Sử dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy Bài 28: “Cấu tạo v

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_so_do_tu_duy_vao_giang_day_bai_28_cau_tao_va_ch.doc