SKKN Nghiên cứu và ứng dụng đưa nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào giảng dạy môn học ở cấp Trung học cơ sở

SKKN Nghiên cứu và ứng dụng đưa nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào giảng dạy môn học ở cấp Trung học cơ sở

Bước sang thế kỷ 21, nhân loại đang phải đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất là sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã có những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến mọi hoạt động sản xuất; đời sống của sinh vật và con người; môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của cả mọi châu lục, mọi quốc gia trên trái đất. Những biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và tác động của biến đổi khí hậu đã được nhiều tổ chức và các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu, tìm hiểu cặn kẽ. Các giải pháp mang tính chiến lược toàn cầu và của mỗi quốc gia trên thế giới nhằm ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu cũng đã được chính phủ mỗi nước cũng như liên chính phủ của nhiều quốc gia đề ra và thực hiện khẩn trương và nghiêm túc.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, do đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình mà Việt Nam được xếp là một trong những nước đã, đang và sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH (VN đứng thứ 5 trong số những nước bị ảnh hưởng của BĐKH). Nhận thức rõ những ảnh hưởng to lớn và nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây ra, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008). Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 - 2015” và “Dự án đưa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 - 2015". Nhằm định hướng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trên một cách có hiệu quả nhất Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu tích hợp vào các môn học cấp Trung học cơ sở.

Hiện tại đã có tài liệu nghiên cứu vấn đề này nhưng vẫn chưa cụ thể vào từng bài dạy mà vẫn còn chung chung, hoặc khi áp dụng vẫn còn khó khăn vì thực tế giảng dạy vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm. Do đó trong quá trình giảng dạy tôi đã tích hợp vấn đề trên và đúc rút ra một số kinh nghiệm đặc biệt là xây dựng một giáo án ngoại khóa cho học sinh trường THCS Lê Đình Chinh về vấn đề Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu tại khu vực thị trấn Ngọc Lặc.

 

doc 21 trang thuychi01 5651
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nghiên cứu và ứng dụng đưa nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào giảng dạy môn học ở cấp Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
Mở đầu: 1.1 Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
2
3
4
 2.Nội dung của SKKN: 2.1 Cơ sở lí luận
 2.2 Thực trạng vấn đề
 2.3 Giải pháp giải quyết vấn đề
 2.4 Hiệu quả của sáng kiến
5
3 . Kết luận và kiến nghị: - Kết luận
 - Kiến nghị
18
Phụ lục, tài liệu tham khảo
19
Mở đầu:
1.1 Lí do chọn đề tài:
Bước sang thế kỷ 21, nhân loại đang phải đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất là sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã có những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến mọi hoạt động sản xuất; đời sống của sinh vật và con người; môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của cả mọi châu lục, mọi quốc gia trên trái đất. Những biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và tác động của biến đổi khí hậu đã được nhiều tổ chức và các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu, tìm hiểu cặn kẽ. Các giải pháp mang tính chiến lược toàn cầu và của mỗi quốc gia trên thế giới nhằm ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu cũng đã được chính phủ mỗi nước cũng như liên chính phủ của nhiều quốc gia đề ra và thực hiện khẩn trương và nghiêm túc.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, do đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình mà Việt Nam được xếp là một trong những nước đã, đang và sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH (VN đứng thứ 5 trong số những nước bị ảnh hưởng của BĐKH). Nhận thức rõ những ảnh hưởng to lớn và nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây ra, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008). Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 - 2015” và “Dự án đưa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 - 2015". Nhằm định hướng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trên một cách có hiệu quả nhất Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu tích hợp vào các môn học cấp Trung học cơ sở.
Hiện tại đã có tài liệu nghiên cứu vấn đề này nhưng vẫn chưa cụ thể vào từng bài dạy mà vẫn còn chung chung, hoặc khi áp dụng vẫn còn khó khăn vì thực tế giảng dạy vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm. Do đó trong quá trình giảng dạy tôi đã tích hợp vấn đề trên và đúc rút ra một số kinh nghiệm đặc biệt là xây dựng một giáo án ngoại khóa cho học sinh trường THCS Lê Đình Chinh về vấn đề Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu tại khu vực thị trấn Ngọc Lặc.
 1.2 Mục đích nghiên cứu: 
 Thấy được vai trò của vấn đề trên tôi đã “Nghiên cứu và ứng dụng đưa nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào giảng dạy môn học ở cấp Trung học cơ sở” giúp học sinh nắm được tính cấp thiết của việc ứng phó với biến đổi khí hậu và bản thân các em có hành động cụ thể để ứng phó với biến đổi khí hậu.
 1.3 Đối tượng nghiên cứu: 
 Trong năm học 2015- 2016 tôi đã áp dụng tài liệu vào giảng dạy đặc biệt đã rút ra một số kinh nghiệm khi giảng ngoại khóa cho học sinh trường THCS Lê Đình Chinh về vấn đề Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu tại khu vực thị trấn Ngọc Lặc.
 1.4 Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp xử lí thông tin
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
1. Khái niệm về biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được (Công ước chung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu tại Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường tại Rio Deranero (Braxin) năm 1992). Nói một cách khác Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc hàng trăm năm và lâu hơn gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.
2. Những biểu hiệu của sự biến đổi khí hậu
- Sự nóng lên của trái đất: Nhiệt độ không khí của trái đất đang nóng dần lên, từ năm 1850 đến nay nhiệt độ trung bình đã tăng 0,740C, trong đó nhiệt độ tại 2 cực của trái đất tăng gấp 2 lần so với số liệu trung bình toàn cầu; và theo dự báo nhiệt độ trung bình của trái đất có thể tăng lên 1,1 - 6,40C tới năm 2100, đạt mức chưa từng có trong lịch sử 10.000 năm qua.
Ở Việt Nam trong vòng 50 năm (1957 - 2007) nhiệt độ không khí trung bình tăng khoảng 0,5 - 0,70C, sẽ tăng từ 1 - 20C vào năm 2020 và từ 1,5 - 20C vào năm 2070.
- Sự dâng cao của mực nước biển gây ngập úng và xâm nhập mặn ở các vùng thấp ven biển và xóa sổ nhiều đảo trên biển và đại dương. 
Trong thế kỷ 20, trung bình mực nước biển ở châu Á dâng cao 2,44mm/năm, chỉ riêng thập kỷ vừa qua là 3,1mm/năm. Dự báo trong thế kỷ 21, mực nước biển dâng cao từ 2,8 - 4,3mm/năm. 
Ở Việt Nam, tốc độ dâng lên của mực nước biển khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993 - 2008) tương đương với tốc độ dâng lên của đại dương thế giới. Dự báo đến giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 30cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng lên 75cm so với thời kỳ 1980 - 1999.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất.
- Sự xuất hiện của nhiều thiên tai bất thường, trái quy luật, mức độ lớn như bão, mưa lớn, hạn hán gây nên những tổn thất to lớn về người và tài sản.
- Tại thị trấn Ngọc Lặc khí hậu đã biến đổi so với trước đây như: nhiệt độ tăng 1-2 độ C so với 5 năm trước, nước và đất đá sói mòn làm ngập đường phố diễn ra hằng năm vào mùa mưa, dịch châu chấu trâu trấu tràn về khu thị trấn vào mùa hè, gió mùa bão phá hủy các công trình nhà cửa, mùa màng ...
3. Đặc điểm của biến đổi khí hậu toàn cầu
- Diễn ra chậm, từ từ, khó phát hiện, không thể đảo ngược được
- Diễn ra trên phạm vi toàn cầu, có ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực có liên quan đến sự sống và hoạt động của con người
- Cường độ ngày một tăng, hậu quả ngày càng nặng nề và khó lường trước;
- Là nguy cơ lớn nhất của con người phải đối mặt với tự nhiên trong lịch sử phát triển của mình.
4. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
Ngoài những nguyên nhân tự nhiên gây nên sự Biến đổi khí hậu toàn cầu đã diễn ra trong quá trình hình thành và phát triển của Trái Đất trong các thời gian trước đây như sự tương tác giữa vận động của Trái Đất và vũ trụ, sự thay đổi của bức xạ Mặt Trời, sự tác động của khí CO2 do các hoạt động núi lửa hoặc các trận động đất lớn gây ra; nguyên nhân chính gây nên Biến đổi khí hậu trong vòng 300 năm gần đây và đặc biệt trong nửa thế kỷ qua là do hoạt động công nghiệp phát triển sử dụng rất nhiều nhiên liệu và năng lượng thải vào bầu khí quyển các chất ô nhiễm, đặc biệt là các chất gây hiệu ứng nhà kính như CO, CO2, CH4, N2O,...
 Tình hình đô thị phát triển mạnh mẽ, gia tăng các hoạt động giao thông vận tải, triệt phá rừng và cháy rừng... cũng làm nghiêm trọng thêm tình hình ô nhiễm không khí, giữ lại lượng bức xạ sóng dài khiến cho nhiệt độ Trái Đất nóng lên theo hiệu ứng nhà kính. Từ đó, làm thay đổi các quá trình tự nhiên của hoàn lưu khí quyển, vòng tuần hoàn nước, vòng tuần hoàn sinh vật... 
Có thể nói, hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây ra những biến đổi khí hậu hiện nay trên Trái Đất.
2.2 Thực trạng của vấn đề: 
a. Về phía giáo viên:
 Để thực hiện có hiệu quả việc tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu giáo viên cần xác định:
Mục tiêu.
Nguyên tắc.
Nội dung, phương pháp, hình thức.
Địa chỉ.
Tuy nhiên dù giáo dục nội dung nào trong giảng dạy người giáo viên cũng phải thực hiện nghiêm túc kiến thức cơ bản của môn học, không kéo dài thời gian trên lớp và làm nặng nề giờ học.
 	Theo cấu trúc chương trình SGK Sinh học nói chung phần có liên quan tới môi trường thường đưa vào mục cuối của bài nên người giáo viên hay chú tâm vào những nội dung chính của bài, nếu còn thời gian mới liên hệ đến phần cuối hoặc bỏ qua phần liên hệ thực tế cho các em.
b. Về phía học sinh.
- Hiện nay đa số học sinh THCS chưa có kỹ năng thu nhận thông tin từ mọi phương tiện làm vốn kiến thức để vận dụng kiến thức thực tế vào bài học. 
- Ít được tiếp xúc với thực tế nên chưa đánh giá hết mức độ ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Bản thân một số học sinh là đối tượng trực tiếp ứng phó với biến đổi khí hậu.`
1. Sự nóng lên của Trái Đất
- Nhiệt độ tăng có ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm suy giảm đa dạng sinh học, làm ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm vật nuôi, cây trồng.
- Sự thay đổi và chuyển dịch của các đới khí hậu, đới thảm thực vật tự nhiên dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật.
- Nhiệt độ tăng dần đến sự thay đổi các yếu tố thời tiết khác phá hoại mùa màng, có ảnh hưởng trực tiếp tới các ngành năng lượng, xây dựng, giao thông vận tải, công nghiệp, du lịch...
- Con người có thể tận dụng những hệ quả của sự nóng lên của Trái Đất
2. Tác động của nước biển dâng
- Làm tăng diện tích ngập lụt có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp, các đô thị, các công trình xây dựng giao thông vận tải cũng như nơi cư trú của con người; đặc biệt ở các vùng đồng bằng ven biển.
- Làm tăng độ nhiễm mặn nguồn nước, làm thay đổi các hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp.
3. Làm tăng cường các thiên tai
- Bão, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán xảy ra bất thường và có sức tàn phá lớn.
- Xuất hiện các đợt nóng, lạnh quá mức, bất thường gây tổn hại đến sức khỏe con người, gia súc và mùa màng.
- Tình trạng hoang mạc hóa có xu hướng gia tăng.
2.3 Giải pháp thực hiện
Ứng phó với Biến đổi khí hậu có hai khía cạnh: giảm nhẹ biến đổi khí hậu và thích ứng với nó. 
1. Giảm nhẹ
 Theo Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) giảm nhẹ có nghĩa là: Sự can thiệp của con người nhằm làm giảm nguồn phát thải khí nhà kính, hoặc cải thiện các bể chứa khí nhà kính. 
2. Thích ứng
 Thích ứng đề cập đến khả năng tự điều chỉnh của một hệ thống để thích nghi với những biến đổi của khí hậu nhằm giảm nhẹ những nguy cơ thiệt hại, để đối phó với những hậu quả (có thể xảy ra) hoặc tận dụng những cơ hội. 
3. Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
3.1. Vai trò của giáo dục phổ thông đối với những thách thức của biến đổi khí hậu thể hiện ở các khía cạnh sau: 
1) Số lượng học sinh nhiều, gần 8,5 triệu học sinh (Trong đó, THCS hơn 5,5 triệu và THPT hơn 2,95 triệu) chiếm gần 1/10 dân số, liên quan đến mọi gia đình trong xã hội và cộng đồng.
2) Các đối tượng rất trẻ, nhạy cảm dễ tiếp thu những kiến thức mới, lại được ngồi trên ghế nhà trường, được giáo dục thường xuyên và đang hình thành nhân cách. 
3) Học sinh THCS là những động lực và nhân tố cơ bản lan tỏa trong xã hội, những hành động của các em đều có tính động viên, khích lệ lớn đối với gia đình, xã hội và do đó, có tác động làm thay đổi hành vi, cách ứng xử của mọi người trong xã hội đối với BĐKH.
4) Học sinh THCS là lực lượng chủ lực trong việc thực hiện và duy trì các hoạt động tuyên truyền về ứng phó với BĐKH khi ngồi trên ghế nhà trường. Đồng thời, những kiến thức và kĩ năng về ứng phó với BĐKH mà các em tiếp thu được từ nhà trường sẽ dần hình thành trong tư duy, hành động của các em để ứng phó với BĐKH trong tương lai. Bởi vậy việc đầu tư cho giáo dục ứng phó với BĐKH trong hệ thống giáo dục phổ thông nói riêng, hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, là một giải pháp lâu dài, nhưng hiệu quả kinh tế nhất và bền vững nhất.
3.2. Nhiệm vụ của giáo dục THCS đối với những thách thức của biến đổi khí hậu
Giáo dục trung học cơ sở bên cạnh việc hoàn thiện nội dung giáo dục phổ thông qui định cho từng cấp học, trước thách thức của biến đổi khí hậu có nhiệm vụ tiếp tục giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học về giáo dục ứng phó với BĐKH, phát triển thái độ, kiến thức và kĩ năng của học sinh về ứng phó với BĐKH phù hợp với trình độ phát triển tâm, sinh lý của học sinh ở từng cấp học nhằm chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động hoặc tiếp tục học nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.
3.3. Kiến thức:
- Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khí hậu, thời tiết, khí nhà kính, BĐKH hiện tại và quá khứ. Nguyên nhân và hậu quả. Mối quan hệ giữa con người, thiên nhiên và BĐKH.
- Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về BĐKH và ứng phó BĐKH, để mỗi học sinh trở thành tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, nhà trường và địa phương về BĐKH.
3.4. Kĩ năng:
- Trang bị và phát triển những kỹ năng cơ bản, thích ứng với BĐKH, biết ứng xử tích cực đối với những rủi ro, tai biến cụ thể.
3.5. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh ý thức trong việc ứng phó với BĐKH (giảm nhẹ và thích ứng).
- Học sinh có ý thức vận dụng các hiểu biết, kĩ năng thu được để tham gia các hoạt động tuyên truyền về ứng phó với BĐKH, tham gia các hoạt động nhằm ứng phó với BĐKH phù hợp với lứa tuổi 
3.6. Các phương thức tích hợp thường dùng hiện nay là: 
+ Tích hợp toàn phần
Tích hợp toàn phần được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của môn học, hoặc nội dung của một bài học cụ thể, cũng chính là các kiến thức về sử dụng năng lượng và các vấn đề năng lượng.
 Ví dụ trong chương trình sách giáo khoa môn sinh học 9, chương III, phần II: Con người, dân số và môi trường. Trong trường hợp này giáo viên chỉ cần quan tâm nhấn mạnh các khía cạnh thành phần không khí, sự ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính, các biện pháp cải tiến để giảm thiểu phát thải khí gây ô nhiễm môi trường. Tương tự như vậy, trong sách giáo khoa hóa học 9 có bài “Nhiên liệu”,... Khi dạy bài này GV không chỉ khai thác khía cạnh sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện năng mà cần nêu được cả khía cạnh môi trường của việc khai thác nhiên liệu, trong quá trình sản xuất và sử lý chất thải.
Tích hợp toàn phần hiệu quả cao nếu ta xây dựng được các đề tài tích hợp phù hợp, cho phép HS giải quyết trên cơ sở vận dụng kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực liên quan. Chẳng hạn, xây dựng đề tài cho dạy học theo dự án, đưa ra một bài tập lớn vừa sức HS,...
+ Tích hợp bộ phận
Tích hợp bộ phận được thực hiện khi có một phần kiến thức của bài học có nội dung về năng lượng và sử dụng năng lượng, tức là liên quan tới vấn đề trực tiếp phát thải khí nhà kính. 
+ Hình thức liên hệ
Trong trường hợp này thường không nhìn thấy ngay mối quan hệ giữa kiến thức môn học và các nội dung giáo dục tích hợp. GV phải khai thác kiến thức môn học, tìm ra mối liên quan giữa chúng với các nội dung tích hợp cần phải đưa vào và liên hệ chúng với các nội dung về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, môi trường, BĐKH. Liên hệ cũng là hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có một số nội dung của môn học có liên quan tới vấn đề năng lượng và sử dụng năng lượng, BĐKH, song không nêu rõ trong nội dung của bài học. Đây là trường hợp thường xảy ra. 
	- Các hình thức tổ chức dạy học tích hợp
Việc cụ thể hóa các phương thức tích hợp nêu trên được thông hai hình thức tổ chức dạy học phổ biến hiện nay trong nhà trường THCS.
+ Hình thức thứ nhất: Thông qua các bài học bộ môn trên lớp
Trong trường hợp này GV thực hiện các phương thức tích hợp với các mức độ đã nêu ở trên. Các hoạt động của GV có thể bao gồm: 
Hoạt động 1: Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa để xây dựng mục tiêu dạy học, trong đó có các mục tiêu giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường, BĐKH.
Hoạt động 2: Xác định các nội dung giáo dục năng lượng, giáo dục môi trường, BĐKH cụ thể cần tích hợp. Căn cứ vào mối liên hệ giữa kiến thức môn học và các nội dung giáo dục năng lượng, giáo dục môi trường, giáo viên lựa chọn tư liệu và phương án tích hợp, cụ thể phải trả lời các câu hỏi: tích hợp nội dung nào là hợp lí? Liên kết các kiến thức về năng lượng và về môi trường như thế nào? Thời lượng là bao nhiêu?
Hoạt động 3: Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện phù hợp, trước hết quan tâm sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, các phương tiện dạy học có hiệu quả cao để tăng cường tính trực quan và hứng thú học tập của HS ( như sử dụng các thí nghiệm, máy vi tính, đèn chiếu,...).
Hoạt động 4: Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể. Ở đây GV cần nêu cụ thể các hoạt động của HS, các hoạt động trợ giúp của GV.
+ Hình thức thứ hai: Tổ chức tham quan, ngoại khóa tích hợp nội dung môn học và giáo dục BĐKH
Giáo dục ứng phó với BĐKH cũng có thể được triển khai như một hoạt động độc lập song vẫn gắn liền với việc vận dụng kiến thức các môn học. Các hoạt động có thể như: tham quan, ngoại khóa, tổ chức các nhóm ngoại khóa chuyên đề, các bài học dự án, nghiên cứu một đề tài (phù hợp với HS!). Với các hoạt động này, mức độ tích hợp kiến thức, kĩ năng các môn học với các nội dung ứng phó với BĐKH sẽ đạt cao nhất. Trong các hoạt động này, HS học cách vận dụng kiến thức các môn học trong các tình huống gần với cuộc sống hơn, huy động kiến thức từ nhiều môn học. 
	- Một số kỹ thuật dạy học tích hợp
+ Xây dựng các bài tập gắn kiến thức môn học với các kiến thức thực tế liên quan tới môi trường và BĐKH 
Sử dụng các bài tập trong tiến trình dạy học bộ môn là một hình thức tích hợp linh hoạt, sinh động và rất thuận lợi trong việc phát huy tính tích cực, sáng tạo và phát triển năng lực của HS trong việc vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tế khác nhau về các vấn đề môi trường và BĐKH. 
Thí dụ GV có thể xây dựng các bài tập như sau:
Hình 4. Vai trò của rừng (Nguồn: Encarta Encyclopedia)
+ Rừng cung cấp lâm sản ... Rừng điều hoà lượng nước trên mặt đất ... Rừng "lá phổi xanh " của trái đất (1 ha rừng / năm đưa vào khí quyển » 16 tấn 02 ) / Một nghiên cứu tại Anh cho thấy các cánh rừng nhiệt đới đang hấp thụ 20% khí thải CO2 từ khí quyển, giúp con người tiết kiệm khoảng 13 tỷ USD mỗi năm.  Rừng hạn chế sự sói mòn đất. Rừng - nguồn gien quí giá ... 
- Tư liệu về vai trò của rừng trong cuộc sống
Nếu như tất cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khô tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%). Và các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (hay 44%) dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm (S.V. Belov 1976). Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ, tre nứa, và cây bụi, thảm tươi trên bề mặt Trái Đất, rừng giữ vai trò to lớn đối với đời sống của xã hội loài người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, cung cấp nguyên liệu phục vụ cho nhiều ngành sản xuất; rừng điều hòa khí hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú và cung cấp thức ăn cho rất nhiều loài động thực vật, lưu trữ và lưu truyền các nguồn gen quý hiếm; là nơi phục vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học, tham quan và nghỉ dưỡng. Một hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 - 500 kg (ở trạng thái khô tuyệt đối), 16 tấn oxy (rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn). Mỗi người một năm cần 4.000kg O2 tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m² cây xanh tạo ra trong một năm. Ngoài ra đối với Việt Nam rừng còn có vai trò vô cùng to lớn đối với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc, đặc biệt là trong các cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược phương bắc, và hai cuộc kháng chiến chống Đế quốc Pháp và chống Đế quốc Mỹ xâm lược - “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”.
Nhiệt độ không khí trong rừng thường thấp hơn nhiệt độ nơi đất trống khoảng 3 - 5°C (tiểu khí hậu của rừng).
 	 PHƯƠNG ÁN
Nhiệm vụ công tác Phòng chống thiên tai 
và tìm kiếm cứu nạn của Thị trấn Ngọc lặc năm 2016
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KHÍ HẬU THỦY VĂN CỦA THỊ TRẤN NGỌC LẶC
I. khái quát tình hình khí hậu thủy văn:
1. Đặc điểm tự nhiên:
- Vị trí địa lý: Thị trấn Ngọc Lặc là địa bàn nằm tại khu vực trung tâm huyện Ngọc Lặc. Có đường Hồ Chí Minh đi qua và đường 15A chạy dọc theo địa bàn.
2. Đơn vị hành chính – Tự nhiên:
- Toàn Thị trấn có 09 khu phố; diện tích tự nhiên là 174,23ha, ch

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nghien_cuu_va_ung_dung_dua_noi_dung_ung_pho_voi_bien_do.doc