SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn hóa học 10 chương trình cơ bản nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở trường THPT Quan Hóa

SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn hóa học 10 chương trình cơ bản nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở trường THPT Quan Hóa

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã ghi:“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”[4].

Trong luật Giáo dục Việt Nam, điều 28.2 đã chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[1]. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học thì giáo dục phải đổi mới về nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học.

Hoá học không phải là quá trình được dạy, là sự tiếp nhận một cách thụ động những tri thức hoá học mà chủ yếu là quá trình học sinh tự học, tự nhận thức, tự khám phá, tìm tòi các tri thức hoá học một cách chủ động, tích cực, là quá trình tự phát hiện vấn đề và giải quyết các vấn đề. Chính vì vậy mà việc đổi mới phương pháp trong dạy học phải phát huy được tính tích cực, năng lực sáng tạo, tính mềm dẻo, linh hoạt của học sinh.

Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Đó là quá trình làm cho người học trở thành chủ thể tích cực trong hoạt động học tập của chính họ. Phương pháp dạy học tích cực đã có từ xa xưa. Ngày nay, do những yêu cầu đổi mới giáo dục, đáp ứng sự phát triển kinh tề - xã hội của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, PPDH tích cực cần được quan tâm thực hiện và trở thành phổ biến trong nhà trường của chúng ta. Để phát huy tính tích cực của học sinh cần tạo điều kiện để học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, được phát biểu quan niệm của mình, được đưa ra những nhận xét về vấn đề đang bàn luận, được tham gia vào quá trình học tập để chiếm lĩnh tri thức.

 

doc 17 trang thuychi01 20752
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn hóa học 10 chương trình cơ bản nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở trường THPT Quan Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã ghi:“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”[4].
Trong luật Giáo dục Việt Nam, điều 28.2 đã chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[1]. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học thì giáo dục phải đổi mới về nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học.
Hoá học không phải là quá trình được dạy, là sự tiếp nhận một cách thụ động những tri thức hoá học mà chủ yếu là quá trình học sinh tự học, tự nhận thức, tự khám phá, tìm tòi các tri thức hoá học một cách chủ động, tích cực, là quá trình tự phát hiện vấn đề và giải quyết các vấn đề. Chính vì vậy mà việc đổi mới phương pháp trong dạy học phải phát huy được tính tích cực, năng lực sáng tạo, tính mềm dẻo, linh hoạt của học sinh.
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Đó là quá trình làm cho người học trở thành chủ thể tích cực trong hoạt động học tập của chính họ. Phương pháp dạy học tích cực đã có từ xa xưa. Ngày nay, do những yêu cầu đổi mới giáo dục, đáp ứng sự phát triển kinh tề - xã hội của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, PPDH tích cực cần được quan tâm thực hiện và trở thành phổ biến trong nhà trường của chúng ta. Để phát huy tính tích cực của học sinh cần tạo điều kiện để học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, được phát biểu quan niệm của mình, được đưa ra những nhận xét về vấn đề đang bàn luận, được tham gia vào quá trình học tập để chiếm lĩnh tri thức.
Từ trước đến nay, đa số học sinh cho rằng Hóa học là môn học rất khó và khô khan. Nhiều học sinh đã phải rất vất vả để ghi nhớ kiến thức nhưng kết quả mang lại chưa cao. Thực tế cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, các em này thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số học sinh này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Nguyên nhân đó chính là do các em chưa tìm ra phương pháp học tập phù hợp, chưa có phương pháp ghi nhớ kiến thức một hiệu quả. Từ đó dễ gây tâm lý chán nản, buông xuôi dẫn đến lỗ hổng kiến thức ngày càng rộng hơn và đến một lúc nào đó không thể lắp được. 
Hiện nay, các giáo viên đang áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực để từng bước chuyển dần cách dạy học từ chỗ trang bị kiến thức cho học sinh sang dạy cho học sinh cách tiếp cận và tìm tòi kiến thức. Từ đó, vận dụng kiến thức vào thực tế và biến đổi thành kỹ năng cho riêng bản thân mình. Việc áp dụng phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy kết hợp với các phương pháp học nhóm, công nghệ thông tin, vào trong giảng dạy hiện đang là công cụ phù hợp và đạt hiệu quả mà ở một số trường đang dần thực hiện trong việc nâng cao chất lượng dạy và học trong giáo dục hiện nay.
Với những vấn đề đặt ra ở trên đã khẳng định hơn nữa vai trò của giáo dục. Dạy học không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức mà còn phải giúp học sinh nhận thức được con đường chiếm lĩnh tri thức, giúp học sinh biết cách lựa chọn, hệ thống hóa và ghi nhớ kiến thức hiệu quả; đồng thời biết biết liên kết nhiều nguồn kiến thức lại với nhau và vận dụng một cách hiệu quả vào trong học tập cũng như thực tiễn. 
Qua thực tế giảng dạy bồi dưỡng học sinh ở trường THPT Cẩm Thủy 3 và áp dụng đối với học sinh ở trường THPT Quan Hóa. Tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh đã được nâng cao hơn nhiều, học sinh đã yêu thích môn Hoá học hơn. Mặc dù, Quan Hóa là một huyện miền núi, đa số học sinh đều là dân tộc thiểu số, sự hiểu biết và tiếp cận với phương pháp học mới còn nhiều hạn chế nhưng bằng niềm đam mê với nghề nghiệp, sự nhiệt huyết trong chuyên môn vì vậy tôi mạnh dạn phát triển đề tài mà tôi đã nghiên cứu khi còn giảng dạy ở trường THPT Cẩm Thủy 3 với đối tượng học sinh ở trường THPT Quan Hóa, đó là lí do tôi chọn đề tài: “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn hóa học 10 chương trình cơ bản nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở trường THPT Quan Hóa”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế, xây dựng và sử dụng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn hóa học 10 chương trình cơ bản, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học 10.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Biện pháp đế phát triển kĩ năng “sử dụng sơ đồ tư duy”.
- Học sinh khối 10 trường trung học phổ thông Quan Hóa.
- Nội dung SGK Hóa học 10 chương trình cơ bản.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa việc học của học sinh.
- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Hóa học 10 chương trình cơ bản.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các phương pháp, biện pháp thiết kế và sử dụng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong nội dung dạy học môn Hóa học 10 chương trình cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
1.4.2. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để tham khảo ý kiến làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
1.4.3. Phương pháp thực tập sư phạm
Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Quan Hóa, tiến hành theo quy trình của đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục để đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
1.4.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp này để thống kê, xử lý, đánh giá kết quả thu được.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Phương pháp dạy học tích cực
PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học. Tuy nhiên, để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nổ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.[2]
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. Chẳng hạn, có trường hợp HS đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng học, hoặc có trường hợp GV hăng hái áp dụng PPDH tích cực nhưng không thành công vì HS chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động. Vì vậy, GV phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho HS phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới PPDH phải có sự hợp tác của cả thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. [2]
2.1.1.2. Khái quát về bản đồ tư duy.
	 Bản đồ tư duy hay còn gọi là sơ đồ tư duy do Tony buzan là người đầu tiên nghiên cứu tìm ra hoạt động của não bộ và ứng dụng vào cuộc sống. Bản đồ tư duy ( còn gọi là sơ đồ tư duy hay lược đồ tư duy ) là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,...bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. 
Đặc biệt ở đây là một bản đồ mở, việc thiết kế bản đồ tư duy theo mạch tư duy của mỗi người, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lý, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một nội dung nhưng mỗi người có thể thể hiện nó dưới dạng bản đồ tư duy theo một cách riêng, do đó việc lập sơ đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. 
Bản đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Bản đồ tư duy là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng sơ đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương,... 
	Sơ đồ tư duy có những ưu điểm sau :
- Lôgic, mạch lạc.
- Trực quan, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ.
- Nhìn thấy “bức tranh tổng thể mà lại chi tiết”.
- Dễ dạy, dễ học.
- Kích thích hứng thú học tập và sáng tạo của học sinh.
- Giúp mở rộng ý tưởng, đào sâu kiến thức.
- Giúp hệ thống hóa kiến thức, ôn tập kiến thức.
- Giúp ghi nhớ nhanh , nhớ sâu, nhớ lâu kiến thức.
* Vai trò của sơ đồ tư duy.
Sơ đồ tư duy giúp học sinh học được phương pháp học: Việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn nhằm mục đích hình thành phương pháp tự học cho học sinh. Sử dụng thành thạo bản đồ tư duy trong dạy học sẽ giúp học sinh học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
Sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực: Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình, vì vậy việc sử dụng bản đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não giúp học sinh học tập một cách tích cực, là biện pháp hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học một cách hiệu quả. Việc học sinh tự vẽ bản đồ tư duy có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh, các em tự “sáng tác” nên trên mỗi sơ đồ tư duy thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng học sinh qua đó giáo viên có thể uốn nắn chỉnh sửa các lối cho học sinh.
2.1.1.3. Xây dựng bản đồ tư duy.
* Những điều cần tránh khi thiết kế bản đồ tư duy.
Không ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng: Khi thiết kế bản đồ tư duy cần chọn lọc những ý cơ bản, kiến thức cần thiết, ví dụ minh họa để có nhiều thông tin cho bài học. Thiết kế bản đồ tư duy của một bài học phải thể hiện được kiến thức trọng tâm, cơ bản cần chốt lại của bài học đó.
Không ghi chép quá nhiều ý không cần thiết hoặc quá sơ sài không có thông tin.
Không dành quá nhiều thời gian để vẽ, viết, tô màu Chỉ nên vẽ những hình ảnh có liên quan đến chủ đề kiến thức. 
Tránh khuynh hướng vẽ quá cầu kì những hình ảnh không cần thiết.
* Các bước để thiết bản đồ tư duy.
- Bước 1: Tên bài học hoặc chủ đề học tập.
- Bước 2: Các nội dung cơ bản của bài học
- Bước 3: Những kiến thức cơ bản của các nội dung
Trong quá trình giảng dạy tôi thiết kế bản đồ tư duy dựa trên tiện ích của phần mềm Buzan's iMindMap và Mindjet MindManager Pro đây là hai phần mềm có đồ họa và các tiện ích rất tốt để thiết kế bản đồ tư duy. Tiện ích của hai phần mềm này giúp giáo viên có thể chuyển sang các định dạng phù hợp với nội dung bài dạy.
2.2. Cơ sở thực tiễn 
2.2.1. Thực trạng dạy học môn Hóa học ở trường THPT
2.2.1.1. Thực trạng dạy học của giáo viên
Hóa học là một môn học gắn liền với các hiện tượng trong cuộc sống. Do đó giáo viên phải làm cho học sinh thông hiểu được vấn đề này. Để làm được điều này không phải là nói suông mà chúng ta phải đưa kiến thức Hóa học vào cuộc sống, từ kiến thức Hóa học đã học các em có thể liên hệ để giải thích các hiện tượng đang diễn ra xung quanh. Đây là một công việc không hề đơn giản chút nào . Nó đòi hỏi học sinh phải chịu khó, biết liên hệ nhiều kiến thứcĐây là công việc mà không phải bất lỳ học sinh nào cũng làm được. Do đó giáo viên phải hướng dẫn học sinh phương pháp học tập để ghi nhớ kiến thức một cách đầy đủ và hệ thống, biết cách liên hệ, gắn kết các kiến thức đã học. 
Nhìn chung, giáo viên cải tiến đổi mới phương pháp như sử dụng: phương pháp vấn đáp tìm tòi, trực quan tìm tòi, thảo luận nhóm Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp trên không thường xuyên, đa phần giáo án chủ yếu là nội dung bài học chứ chưa chú trọng đến phương pháp, rất ít câu hỏi tư duy. Chỉ sử dụng hệ thống sơ đồ trong SGK để minh học cho bài học, mà không có thêm các sơ đồ tự thiết kế từ nội dung SGK hay liên hệ thực tiễn. Chưa chú ý sử dụng các phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
2.2.1.2. Việc học của học sinh
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy hầu hết học sinh không biết ghi chép kiến thức. Các em chỉ trông chờ giáo viên đọc hoặc viết lên bảng rồi từ đó mới viết vào vở. Các em không biết lĩnh hội kiến thức theo cách hiểu của mình mà chỉ ghi chép một cách thụ động. Điều này dẫn tới chất lượng học tập chưa cao, học sinh không tích cực trong học tập cũng như không tích cực trong ghi nhớ kiến thức.
Phần đông học sinh chưa có phương pháp tự học. Do đó việc ghi nhớ những kiến thức đã học còn hạn chế và đặc biệt là có nhiều trường hợp học sau quên trước. Việc kiểm tra đánh giá học sinh còn mang tính tái hiện kiến thức nên thường dẫn tới việc các em học vẹt, không có tư duy lôgic
Từ thực tế trên dẫn đến kết quả học tập bộ môn chưa cao. Số học sinh giỏi ít, khá và trung bình nhiều, yếu vẫn còn. Qua thực tế giảng dạy nếu sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực như: thảo luận nhóm, phiếu học tập, sử dụng băng hình cùng với những câu hỏi tìm tòi, kích thích tư duy, gây tranh luận thì không khí học tập sôi nổi hẳn, các em tích cực phát biểu xây dựng bài. Ngược lại, ở một số lớp giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại tái hiện, thông báo lớp học trở nên trầm, ít học sinh phát biểu xây dựng bài.
2.2.2. Những nguyên nhân của thực trạng dạy và học môn Hóa học 10 chương trình cơ bản ở các trường THPT hiện nay nói chung và ở trường THPT Quan Hóa nói riêng
- Giáo viên ngại áp dụng các phương pháp mới vào quá trình dạy học. Bởi để dạy học theo các phương pháp mới phát huy được tính tích cực của HS đòi hỏi phải đầu tư thời gian, trí tuệ vào việc soạn giáo án. Đồng thời giáo viên phải có năng lực tổ chức, điều khiển quá trình dạy học. Đây là khó khăn đối với giáo viên hiện nay vì một số trường chưa có giáo viên chuyên ngành kỹ thuật nông nghiệp. Ở một số trường THPT chưa có đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động học tập của bộ môn như: chưa có phòng thực hành bộ môn, chưa có các đồ dùng dạy học cần thiết
- Đặc điểm của HS khu vực miền núi:
Qua quá trình tìm hiểu và thực tế dạy học ở trường THPT Quan Hóa – Thanh Hóa, tôi có thể tóm tắt về một số đặc điểm của HS THPT miền núi như sau:
+ Về điều kiện kinh tế xã hội: Đa phần HS là con em dân tộc thiểu số, sống ở miền núi cao,địa hình hiểm trở, sống xa nhau, xa trường nên đi lại khó khăn, gây cản trở không ít đến việc đến trường học tập của các em.
+ Về ngôn ngữ tiếng Việt: Do đa phần HS là người dân tộc thiểu số, hoàn cảnh sống khó khăn, ít được tiếp xúc với phương tiện dạy học hiện đại nên ngôn ngữ tiếng Việt còn nghèo, nhiều khi trong lớp các em còn giao tiếp bằng ngôn ngữ riêng của dân tộc mình, kĩ năng đọc, viết, diễn đạt câu, phát âm các thuật ngữ khoa học nhiều khi chưa chính xác.
+ Về khả năng tư duy: Thường tư duy chậm, khi gặp tình huống phức tạp thường bối rối không nhanh chóng tìm ra phương án, khả năng tư duy trừu tượng, tư duy logic biện chứng chưa cao. Các em thường xem xét sự vật hiện tượng trong mối quan hệ riêng lẻ, đơn giản. Các em quen tư duy cụ thể, bắt chước, dập khuôn nên gặp bài khó, phức tạp không tích cực suy nghĩ mà chờ sự hướng dẫn của giáo viên.
	Khả năng vận dụng, liên hệ thực tế còn hạn chế, khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh còn yếu.
+ Về đặc điểm tâm hồn: Các em sống hồn nhiên, vô tư, có tình cảm yêu ghét rõ ràng. Lòng tự trọng cao, bản tính thật thà và có trách nhiệm trong công việc. Nhưng còn rụt rè, ít nói và lòng tự ti dân tộc cao.
- Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng dạy và học Hóa học 10 hiện nay do môn này là một môn học khó với đối tượng hs miền núi. Từ đó đã hình thành nên suy nghĩ buông lõng, thả trôi trong ý thức học tập của học sinh.
2.3. Các biện pháp và tổ chức thực hiện
Trong thực tế giảng dạy tôi sử dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy bài mới, củng cố kiến thức sau bài học, dạy các bài luyện tập và bài thực hành.
- Lớp thử nghiệm: 10A2
- Lớp đối chứng: 10A3
2.3.1. Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc giảng bài mới.
	Để sử dụng sơ đồ tư duy trong day bài mới tôi xây dựng sơ đồ tư duy trên phần mềm Buzan's iMindMap sau đó chuyển sang định dạng file PowerPoint. File này được sử dụng như các đường dẫn để học sinh xây dựng các phần kiến thức của bài học. 
Khi giảng dạy trên lớp tôi chia lớp thành 4 hoặc 5 nhóm mỗi nhóm được phát giấy A0 và bút màu. Các nhóm sẽ nghiên cứu bài theo các nội dung của bài học. Cuối tiết học các nhóm đã xây dựng được một bản đồ tư duy của bài học đó.
 Giáo vên yêu cầu các nhóm trình bày sơ đồ tư duy của nhóm mình các nhóm khác nhận xét để hoàn thiện bản đồ tư duy của nhóm mình. Khi kết thúc bài học thì bản đồ tư duy cũng được hình thành
	Trong thực tiễn giảng dạy tôi nhận ra sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy các bài về chất mới như bài Clo, Flo –Brom- Iot, Oxi – Ozon, Lưu huỳnh đạt được hiệu quả cao. Các bài về chất này thường có mô tiếp tương tự nhau nên việc sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm đạt được hiệu quả cao, học sinh lĩnh hội kiến thức chủ động hơn.
 Khi dạy bài đầu tiên thì giáo viên cần làm rõ hơn cách xây dựng một bản đồ tư duy để học sinh làm quen với bản đồ tư duy tổng thể của một bài, từ các bài dạy tiếp theo việc dạy theo bản đồ tư duy trở nên đơn giản và hiệu quả.
Ví dụ : Thiết kế sơ đồ tư duy dạy bài Clo
	Bước đầu giáo viên thiết kế mẫu gồm những nội dung cơ bản của bài Clo như hình vẽ sau
Sau khi các học sinh trong các nhóm nắm được những nội dung của bài học, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tìm hiểu các nội dung của bài. Để các nhóm tìm hiểu kiến thức tôi sử dụng file PowerPoint để hướng dẫn các nhóm tìm hiểu từng nội dung của bài. Các nhóm thảo luận và hoàn thành sơ đồ tư duy bài Clo của nhóm. Giáo viên yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại nhận xét để hoàn thành sơ đồ tư duy của bài học.
Sơ đồ tư duy của bài Clo có thể thiết kế như sau:
Sơ đồ tư duy Bài 25. Flo - Brom - Iot có thể thiết kế như sau:
Dạy thử nghiệm ở lớp 10A2
2.3.2. Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc củng cố kiến thức bài học.
Bản đồ tư duy rất phù hợp với mục đích củng cố kiến thức cho học sinh sau bài học. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy dạng bài tập thích hợp để củng cố bài học là điền thông tin còn thiếu vào sơ đồ tư duy. Các thông tin còn thiếu này sẽ bao trùm nội dung toàn bài để một lần nữa nhằm khắc sâu kiến thức và lưu ý đến trọng tâm của bài học.
Ví dụ 1: Khi học xong bài “ Thành phần nguyên tử ” giáo viên yêu cầu học sinh vẽ SĐTD tư duy để củng cố bài học.
Ví dụ 2: Khi học xong bài “ Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ” giáo viên yêu cầu học sinh vẽ SĐTD tư duy để củng cố bài học.
2.3.3. Sử dụng sơ đồ tư duy để dạy các bài luyện tập.
Dùng SĐTD có thể thể hiện một lượng thông tin nhỏ đến lớn và rất lớn. Do đó trong các bài luyện tập giáo viên hướng dẫn học sinh hệ thống hóa lại kiến thức, nội dung bài học. Trong quá trình giảng bài luyện tập ở phần kiến thức cần nắm vững tôi nhận thấy nếu cứ dạy theo phương pháp cũ thì học sinh thấy nhàm chán một số còn không nắm lại được kiến thức, nên tôi luôn yêu cầu học sinh hệ thống hóa kiến thức trên sơ đồ tư duy, sau đó yêu cầu một học sinh trình bày và các học sinh khác

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_so_do_tu_duy_trong_day_hoc_mon_hoa_hoc_10_chuon.doc