SKKN Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử lớp 12 (Phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1954))

SKKN Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử lớp 12 (Phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1954))

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu ,tái hiện lại một cách chân thực quá khứ của xã hội loài người.Trong phạm vi nhà trường ,lịch sử là môn học có tác dụng tốt nhất trong việc giáo dục đạo đức truyền thống yêu nước của dân tộc cho học sinh ,hơn thế nữa là sự biết ơn sâu sắc ,kính trọng không chỉ đối với ông cha ,các vị anh hùng dân tộc mà còn là sự biết ơn ,kính trọng đối với những người có cống hiến lớn cho nhân loại .

 Mặc dù có tầm ảnh hưởng quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ .Song thực tế đáng buồn hiện nay là đa số học sinh không thích học môn lịch sử ,xem nhẹ môn lịch sử ,các em tiếp thu kiến thức lịch sử một cách hời hợt ,thiếu chính xác ,thiếu hệ thống ,có một số em có tinh thần học tập với môn học này thì gặp phải khó khăn như :Học trước quên sau ,hoặc học xong rồi không nhớ gì cả ,hoặc nhớ rồi nhưng lại quên do chưa hiểu được bản chất của vấn đề .Điều này dẫn đến kết quả học tập môn lịch sử cũng như kết quả thi của các em trong những năm gần đây qua các kì thi điểm rất thấp .

 

doc 26 trang thuychi01 8651
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử lớp 12 (Phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1954))", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lí do chọn đề tài 
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu ,tái hiện lại một cách chân thực quá khứ của xã hội loài người.Trong phạm vi nhà trường ,lịch sử là môn học có tác dụng tốt nhất trong việc giáo dục đạo đức truyền thống yêu nước của dân tộc cho học sinh ,hơn thế nữa là sự biết ơn sâu sắc ,kính trọng không chỉ đối với ông cha ,các vị anh hùng dân tộc mà còn là sự biết ơn ,kính trọng đối với những người có cống hiến lớn cho nhân loại .
 	 Mặc dù có tầm ảnh hưởng quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ .Song thực tế đáng buồn hiện nay là đa số học sinh không thích học môn lịch sử ,xem nhẹ môn lịch sử ,các em tiếp thu kiến thức lịch sử một cách hời hợt ,thiếu chính xác ,thiếu hệ thống ,có một số em có tinh thần học tập với môn học này thì gặp phải khó khăn như :Học trước quên sau ,hoặc học xong rồi không nhớ gì cả ,hoặc nhớ rồi nhưng lại quên do chưa hiểu được bản chất của vấn đề .....Điều này dẫn đến kết quả học tập môn lịch sử cũng như kết quả thi của các em trong những năm gần đây qua các kì thi điểm rất thấp .
 	 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên theo tôi xuất phát từ cả người dạy và người học .Đối với giáo viên ,thực tế nhiều giáo viên chưa chuyên tâm đầu tư vào việc nghiên cứu để tìm ra những phương pháp giảng dạy và học tập tốt ,phù hợp cho từng đối tượng học sinh,chưa phát huy được tính tích cực ,sáng tạo,chủ động tiếp thu kiến thức của học sinh ,mà chủ yếu vẫn vận dụng những phương pháp dạy học truyền thống đọc chép ,biến giờ học sử thành giờ học nhàm chán đối với học sinh ..Còn đối với học sinh ,từ thực tế dạy học đó ,nhiều học sinh cho rằng môn sử là môn học có nhiều sự kiện ,khó học ,khó nhớ ,điều đáng buồn là đa số các em cho rằng không hứng thú trong việc học môn lịch sử ,hoặc có số ít học sinh có tâm huyết với môn học này thì lại khó khăn trong việc chưa tìm ra được phương pháp học-nhớ phù hợp,chưa biết cách học để có cái nhìn tổng quát ,điều này dẫn đến tình trạng học sinh chán học và thờ ơ trong việc tiếp thu kiến thức lịch sử.Đặc biệt từ năm 2017 ,kì thi THPT có rất nhiều điểm mới nhất là sự thay đổi cơ bản hình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm khách quan đối với môn lịch sử.Vì vậy các em không thể học thuộc mà phải tư duy logic vấn đề ,phải hiểu được bản chất vấn đề ,từ đó mới có cách lựa chọn những câu hỏi đúng phù hợp ,đặc biệt là những câu hỏi có nhiều đáp án giống nhau..
 	 Để phần nào khắc phục đựơc tình trạng trên ,qua thực tế giảng dạy nhiều năm ,bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong dạy học lịch sử ,một trong những kinh nghiệm đó là : “Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử lớp 12”(Phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1954))
2.Phạm vi nghiên cứu :
 Do điều kiện và thời gian có hạn nên trong phạm vi đề tài này tôi chỉ đi vào nghiên cứu : “Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử lớp 12”(Phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1954)
 PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lý luận :
 	Do đặc thù của bộ môn lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ ,là những chuỗi sự kiện, diễn biến đã diễn ra trong quá khứ,nên học sinh không trực tiếp quan sát thực tế được các sự kiện lịch sử. Vì vậy, nhiệm vụ của dạy học Lịch sử là khôi phục lại bức tranh quá khứ để từ đó rút ra bài học từ quá khứ, vận dụng nó vào trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Đây là môn học yêu cầu người học là phải “Biết sự kiện - Hiểu sự kiện – Nhớ sự kiện”, từ đó có sự phân tích, tư duy lôgic, khái quát, và đánh giá sự kiện.Vậy việc sử dụng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các em học sinh :
 	Thứ nhất: Giúp học sinh hệ thống được kiến thức trọng tâm của từng mục ,từng bài ,hoặc từng chương sau khi đã học xong .
Thứ hai:Đơn giản hóa kiến thức được nội dung bài học ,giải quyết được vấn đề quá tải của kiến thức 
Thứ ba:Qua phương pháp học này giúp các em hệ thống hóa kiến thức logic,rành mạch,giúp các em nhớ lâu ,nhớ sâu,hiểu và liên hệ được các sự kiện lịch sử .
Thứ tư: Qua phương pháp này giúp các em có thể phát triển khả năng quan sát ,khả năng tư duy,trí tưởng tượng .
 Thứ năm:Với phương pháp này còn giúp các em có thể rèn luyện và phát triển khả năng nói ,khả năng diễn đạt và trình bày các sự kiện lịch sử .
 Thứ sáu: Phương pháp này còn là một phương tiện thay cho khối lượng lớn kiến thức về từ ngữ,giúp các em phát triển tư duy để học tập tốt hơn bộ môn lịch sử .
 Thứ bảy:Sử dụng phương pháp này còn giúp học sinh học được phương pháp học, học tập một cách tích cực huy động tối đa sự tư duy và sáng tạo của học mình và cũng là một phương pháp ghi chép tối ưu so với phương pháp ghi chép truyền thống. 
Thứ tám:Tạo được sự hứng thú của các em đối với môn lịch sử. 
Thứ chín:Việc sử dụng phương pháp này còn giúp các em rèn luyện kĩ năng trình bày,kĩ năng thuyết trình và kĩ năng tự tin
 	Với tất cả những ý nghĩa trên ,việc sử dụng sử dụng sơ đồ tư duy biểu dạy học lịch sử (đặc biệt là lịch sử lớp 12),góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng bộ môn và hiệu quả ôn tập của học sinh,đặc biệt đối với những trường vùng cao ,trong điều kiện học tập còn nhiều khó khăn và thiếu thốn ,thì việc sử dụng phương pháp này để kiểm tra kiến thức , lĩnh hội kiến thức mới hoặc ôn tập củng cố cho các em là rất phù hợp .
2.Thực trạng vấn đề 
 	 Như trên đã nói do đặc thù của bộ môn lịch sử là môn học có nhiều sự kiện ,niên đại nên rất khó học, khó nhớ ,đặc biệt đối với các em học sinh khối 12 ,việc ôn luyện kiến thức môn lịch sử chuẩn bị cho các kì THPT quốc gia ,nhất là từ năm 2017, kì thi THPT có rất nhiều điểm mới nhất là sự thay đổi cơ bản hình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm khách quan đối với môn lịch sử lại càng trở thành vấn đề khó khăn hơn đối với các em học sinh .Thực tế hiện nay nhiều em chưa tìm ra được phương pháp học thích hợp, chưa biết cách hệ thống kiến thức để có thể nhớ lâu ,hiểu sâu kiến thức .Tình trạng trên dẫn đến học sinh chán học ,học không có hứng thú vì học trước quên sau ,hoặc học nhưng chỉ là qua loa đại khái ,khi thi chỉ chông chờ vào điều may mắn ,hay khoanh bừa ,khoanh lung tung ,dẫn đến các đáp án lựa chọn sai một cách nghiêm trọng .
 	 Với học sinh trường THPT Cẩm Thuỷ 3 ,là trường vùng cao ,đa số học sinh là con em dân tộc thiểu số ,nên việc nhận thức ,tiếp thu kiến thức lịch sử là cả một vấn đề đối với các em .Vì vậy việc tìm ra được những phương pháp học tập mới ,hay cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư nghiên cứu .
 	 Thực tế vấn đề sử dụng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử đã có sách đề cập đến ,tuy nhiên để sử dựng sơ đồ đó trong từng bài ,từng chương ,từng giai đoạn,từng chủ đề thì ít người đề cập đến ,có chăng chỉ sơ qua hoặc lồng ghép.Còn đối với giáo viên thì một số giáo viên có tâm huyết với nghề đã tìm thấy được việc sử dụng phương pháp bằng sơ đồ tư duy là phương pháp học tập hữu ích cho học sinh ,nên rất đầu tư cho việc tìm hiểu ,nghiên cứu phương pháp này ,đặc biệt với phương pháp này càng thuận tiện hơn khi sử dụng công nghệ thông tin .Tuy nhiên ,vẫn còn một số giáo viên quan niệm sai lệch cho rằng việc sử dụng phương pháp này mất nhiều thời gian đầu tư và phải biết rõ về công nghệ thông tin ,nên chỉ hệ thống bằng cách trình bày xuông ,hoặc nếu có sử dụng chỉ là qua loa đại khái ,mà không giúp học sinh thấy được qua sơ đồ có thể giúp các em khái quát được kiến thức trọng tâm của bài,biết tư du logic được vấn đề,,hiểu được bản chất vấn đề và đặc biệt khắc phục được tình trạng nhầm lẫn kiến thức .Với phương pháp này nếu các em nắm chắc kiến thức và giúp các em chinh phục tốt kì thi THPT quốc gia một cách hiệu quả nhất.
3.Kết quả thực trạng 
 	Từ thực trạng trên đã dẫn đến chất lượng bộ môn lịch sử của nhà trường và qua kì thi THPT quốc gia những năm gần đây rất thấp ,các em hầu như không xác định được kiến thức trọng tâm ,học trước quên sau ,không hiểu và nắm được bản chất của sự kiện .Mặt khác, có em nhớ lẫn lộn giữa kiến thức bài này sang kiến thức bài khác,nhớ kiện này với sự kiện khác dẫn đến lựa chọn hoặc sắp xếp các sự kiện không chính xác ...Đặc biệt sau khi học xong một phần ,một bài, hoặc một chương yêu cầu các em tổng hợp kiến thức qua sơ đồ tư duy hầu như các em không làm được .
 	 Từ thực trạng kết quả trên ,để công việc dạy - học môn lịch sử đạt kết quả cao hơn tôi mạnh dạn cải tiến phương pháp dạy học bằng việc “Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử lớp 12”(Phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1954) 
a/Các giải pháp và cách thức thực hiện :
 	Từ kết quả thực trạng trên ,để phần nào khắc phục và hạn chế được tình trạng đó ,điều đầu tiên cần phải làm trước hết ở cán bộ giáo viên trực tiếp giảng dạy môn lịch sử phải thực sự đầu tư để tạo ra được những kiểu sơ đồ đa dạng và dễ hiểu để hệ thống hoá kiến thức cho học sinh một cách dễ hiểu nhất ,phù hợp cho từng mục ,từng bài,từng chủ đề họăc từng chương trong nội dung chương trình bộ môn lịch sử ở trường THPT .Với việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học , chúng ta có thể áp dụng dạy được ở nhiều dạng bài:Kiểm tra bài cũ, học bài mới, ôn tập, hệ thống chương hoặc giai đoạn, làm bài tập lịch sử, đặc biệt là củng cố bài và các tiết tự chọn.
 	 Qua thực tế giảng dạy,nghiên cứu và thực nghiệm ,tôi đã sử dụng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học bằng các giải pháp sau:
*Xây dựng sơ đồ tư duy:
 Trước hết để có tiết học hiệu quả ,hấp dẫn và hứng thú đối với học sinh,giáo viên phải đầu tư nghiên cứu cách vẽ sơ đồ tư duy một cách dễ hiểu nhất,trên cơ sở đó hướng dẫn cho học sinh cách học theo sơ đồ tư duy.Đây là những thành phần cấu tạo nên một bản đồ tư duy, mặc dù chúng có thể được chỉnh sửa tự do theo ý muốn cá nhân.
Bắt đầu ở trung tâm với một bức ảnh của chủ đề, sử dụng ít nhất 3 màu.
Sử dụng hình ảnh, ký hiệu, mật mã, mũi tên trong bản đồ tư duy của bạn.
Chọn những từ khoá và viết chúng ra bằng chữ viết hoa.
Mỗi từ/hình ảnh phải đứng một mình và trên một dòng riêng.
Những đường thẳng cần phải được kết nối, bắt đầu từ bức ảnh trung tâm. Những đường nối từ trung tâm dày hơn, có hệ thống và bắt đầu ốm dần khi toả ra xa.
Những đường thẳng dài bằng từ/hình ảnh.
Sử dụng màu sắc – mật mã riêng của mình – trong khắp sơ đồ.
Phát huy phong cách cá nhân riêng của mỗi người.
Sử dụng những điểm nhấn và chỉ ra những mối liên kết trong sơ đồ tư duy .
Làm cho sơ đồ rõ ràng bằng cách phân cấp các nhánh, sử dụng số thứ tự hoặc dàn ý để bao quát các nhánh của sơ đồ tư duy.
*Hướng dẫn HS vẽ và học bằng SĐTD:
 	Sau khi GV nghiên cứu xây dựng sơ đồ tư duy cho chủ đề bài học,giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách vẽ và học bằng sơ đồ tư duy. Giáo viên hướng dẫn học sinh đi từ khái quát đến cụ thể, dựa trên cơ sở nguyên lý của bản đồ tư duy hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy: ( Nội dung chìa khóa là cây cành nhánh) từ đó học sinh mở rộng, phát triển thêm.Việc hực hiện dạy học bằng cách lập SĐTD được tóm tắt qua 4 bước như sau:
 	 - Bước 1: Học sinh lập SĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý, hướng dẫn của giáo viên.
 	 - Bước 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập. 
 	 - Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện SĐTD về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh SĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
 - Bước 4: Củng cố kiến thức bằng một SĐTD mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một SĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó. 
	Khi kiểm tra bài cũ hay củng cố kiến thức, giáo viên cũng có thể sử dụng phương pháp này để hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy. Các sơ đồ tư duy không chỉ cho thấy các thông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ đề, bài học. Nó giúp học sinh liên kết các ý tưởng và tạo các kết nối với các ý khác.
 	Lập sơ đồ tư duy là một cách thức ghi chép cực kỳ hiệu quả đối với việc học và tiếp thu kiến thức. (Lưu ý: Sơ đồ tư duy (SĐTD) là một sơ đồ mở, giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh nên vẽ các kiểu SĐTD khác nhau, giáo viên chỉ nên chỉnh sửa cho học sinh về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức, cấu trúc (nếu cần). 
Ví dụ : Dạy bài 16 “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” – Lớp 12.
 	 Đặc điểm của bài này là học sinh đã nắm được những sự kiện, diễn biến và khí thế của phong trào cách mạng nước ta trước đó, nắm được những bước phát triển của cách mạng Việt Nam và điều kiện để tiến tới Tổng khởi nghĩa. Biết những hình ảnh, tư liệu về cách mạng tháng Tám năm 1945. Vì vậy khi dạy bài này chúng ta hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm thiết lập BĐTD với “Chìa khóa” là “Tổng khởi nghĩa tháng tám và sự thành lập nước VNDCCH”. Từ đó xậy dựng kiến thức của từng nội dung lớn, nhỏ (Cây à cành à nhánh) việc làm này giúp học sinh tư duy lựa chọn kiến thức để lập và phát triển thêm.
*Cách thức thực hiện sơ đồ tư duy trong dạy học:
- Sử dụng SĐTD trong việc kiểm tra bài cũ:
 Vì thời gian kiểm tra bài cũ không nhiều, chỉ khoảng 5-7 phút nên yêu cầu của giáo viên thường không quá khó, không đòi hỏi nhiều sự phân tích, so sánh để trả lời câu hỏi. Giáo viên thường yêu cầu học sinh tái hiện lại một phần nội dung bài học bằng cách gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. Giáo viên sẽ chấm điểm tùy vào mức độ thuộc bài của học sinh. Cách làm này vô tình để nhiều học sinh rơi vào tình trạng “học vẹt”, đọc thuộc lòng mà không hiểu bài. Do đó, cần phải có sự thay đổi trong việc kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh, yêu cầu đặt ra không chỉ “phần nhớ” mà cần chú trọng đến “phần hiểu”. Cách làm này vừa tránh được việc học vẹt, vừa đánh giá chính xác học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng học tập. Sử dụng bản đồ tư duy vừa giúp giáo viên kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh đối với bài học cũ. Các bản đồ thường được giáo viên sử dụng ở dạng thiếu thiếu thông tin, yêu cầu học sinh điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từ khóa trung tâm.
Ví dụ: Trước khi dạy Tiết 17 Mục II- Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt từ năm 1919-1925 (Lịch sử 12) giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng trình bày những chuyển biến về xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất và điền các thông tin còn thiếu để hoàn thiện BĐTD ở tiết 16 (Mục I: Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhât)
Như vậy qua việc hoàn thiện SĐTD, học sinh không những nhận thức sâu sắc hơn về xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất bị phân hóa sâu sắc mà còn nói rõ hơn về thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng gia cấp, tầng lớp xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất, hay nói cách khác là nhận xét về mối quan hệ giữa các nhánh thông tin với từ chìa khóa trung tâm.Từ đó thấy được những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam lúc này. Đây chính là phần hiểu bài của học sinh mà giáo viên cần căn cứ vào đó để đánh giá, nhận xét.
- Sử dụng SĐTD trong việc giảng bài mới:
 Sử dụng sơ đồ tư duy là một gợi ý cho cách trình bày. Giáo viên thay vì gạch chân đầu dòng các ý cần trình bày lên bảng thì sử dụng SĐTD để thể hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung bài học một cách rất trực quan.
 Ví dụ: Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm (1939 -1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (Lịch sử 12), để xác định lệnh Tổng khởi nghĩa, việc giành chính quyền ở Hà Nội, trong cả nước và ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám là phần kiến thức không khó nhưng không dễ nhớ đối với học sinh. Nếu giáo viên sử dụng phương pháp trình bày truyền thống thì vấn đề vẫn được giải quyết nhưng không hiệu quả vì nội dung dàn trải, hết nội dung này đến nội dung khác, học sinh sẽ không thấy được mối quan hệ về việc chớp thời cơ để Tổng khởi nghĩa và việc dành chính quyền ở Hà Nội có ý nghĩa như thế nào đối với việc giành chính quyền trong cả nước và đặc biệt là ý nghĩa to lớn, nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám.Vì vậy đối với chủ đề này giáo viên có thể sử dụng SĐTD sau để yêu cầu học sinh hoàn thành kiến thức cơ bản trong chủ đề.
 Giáo viên sau khi đưa SĐTD cho học sinh và yêu cầu các nhóm học sinh dựa vào nội dung trong sách giáo khoa, bản đồ trong sách giáo khoa, bản đồ treo tường để hoàn thiện sơ đồ tư duy trên theo yêu cầu . Cuối cùng giáo viên cùng học sinh hoàn thiện được một bản đồ tư duy kiến thức theo ý muốn của mình, kết quả có thể như sau.
 - Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc củng cố kiến thức bài học :
	Củng cố kiến thức cho học sinh sau bài học thì dạng bài tập thích hợp là cho học sinh tự thiết kế cho mình một bản đồ theo ý muốn sáng tạo của mình với màu sắc tùy ý, có thể bản đồ thiếu nội dung kiến thức cụ thể hoặc đầy đủ lượng kiến thức của bài học như vừa tiếp thu trong bài học, hoạt động cá nhân hoặc nhóm. Tuy nhiên, các thông tin còn thiếu này sẽ bao trùm nội dung toàn bài để một lần nữa nhằm khắc sâu kiến thức và lưu ý đến trọng tâm của bài học. 
 	Ví dụ: Khi dạy Bài 18 : Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) (lịch sử 12), sau khi dạy xong mục IV: Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, giáo viên có thế nhấn mạnh kiến thức lại nội dung kiến thức bài học này một cách đầy đủ và trực quan bằng SĐTD mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn, qua đó học sinh sẽ hứng thú, nhớ lâu, nắm chắc bài học hơn.
 Qua việc củng cố nội dung bài học theo hình thức này học sinh sẽ nhớ lâu, nhớ kỹ nội dung bài học và phát huy được tính sáng tạo, tư duy của mình, giúp các em yêu thích môn Lịch sử hơn.
-Sử dụng SĐTD để ra bài tập về nhà:
 Vì làm bài tập về nhà sẽ có nhiều thời gian và điều kiện để tìm kiếm tài liệu nên bài tập về nhà mà giáo viên giao cho học sinh hoặc nhóm học sinh trước hết phải gắn với nội dung bài học và trong điều kiện cho phép (trình độ học sinh, thời gian). Yêu cầu đối với bài về nhà cũng cần khó hơn, phức tạp hơn và cần sự đầu tư lớn hơn (cả kênh chữ, kênh hình, màu sắc, lượng thông tin), qua đó còn thể hiện cả tính sáng tạo và sự tích cực tìm kiếm tài liệu học tập của học sinh.
 Ví dụ: Để dạy tốt bài 13 (Lịch sử 12): Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930, mục II, ý 2: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu nội dung của bài học theo các câu hỏi cuối mỗi mục trong bài như Nội dung của hội nghị thành lập Đảng,nội dung của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng,Ý nghĩa của việc thành lập Đảng , mặt khác yêu cầu học sinh sưu tâm một số tranh ảnh có liên quan đến bài học như :Nguyễn Ái Quốc ,Hồ Tùng Mậu.Đồng thời qua những tài liệu trên có thể vẽ sơ đồ tư duy cho bài học với chủ đề :Đảng cộng sản Việt Nam ra đời .Yêu cầu sơ đồ tư duy phải thể hiện được tính sáng tạo, thẩm mỹ cao . 
	Qua phương pháp này sẽ giúp các em hứng thú hơn trong việc chủ động tìm hiểu kiến thức,đặc biệt sẽ gây sự hứng thú hơn cho các em khi giáo viên yêu cầu sẽ chấm điểm với các SĐTD các em đã chuẩn bị ở nhà 
Sau đó khi dạy bài mới giáo viên cho học sinh đối chiếu so sánh nội dung đã chuẩn bị ở nhà xem đúng không, đầy đủ chưa, đồng thời giáo viên phải chuẩn bị một SĐTD có đầy đủ nội dung kiến thức của bài học này để giới thiệu và nhấn mạnh kiến thức cho học sinh nắm chắc, nhớ sâu bài học.
- Sử dụng SĐTD hỗ trợ cho tiết tổng kết, ôn tập kiến thức:
 Sau mỗi chương, mỗi phần, giáo viên cần phải tổng kết, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trước khi các em làm bài tập và làm bài kiểm tra chương, kiểm tra học kì, thi cuối năm.
 Với thế mạnh của SĐTD là kiến thức được hệ thống hóa dưới dạng sơ đồ, các đường nối là sự diễn tả mạch logic kiến thức hoặc các mối quan hệ nhân quả hay quan hệ tương đương, cộng thêm màu sắc của các đường nối, màu sắc của các đơn vị kiến thức, sẽ giúp học sinh nhìn thấy “Bức tranh tổng thể” cả một phần kiến thức đã học. Có nhiều cách xây dựng SĐTD trong tiết ôn tập, củng cố:
 - Thông thường giáo viên cho một số câu hỏi và bài tập để học sinh chuẩn bị ở nhà. Trong tiết ôn tập, củng cố, giáo viên hướng dẫn học sinh tự lập SĐTD, sau đó cho học sinh trao đổi kết quả với nh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_so_do_tu_duy_trong_day_hoc_lich_su_lop_12_phan.doc