SKKN Sử dụng sơ đồ trong giảng dạy các bài học lịch sử
Trong các môn học ở trường phổ thông, môn lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức, nhân sinh quan, thế giới quan cho học sinh. Học lịch sử, thế' hệ trẻ hiểu được cuội nguồn dân tộc, biết được quá khứ của tổ tiên. Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên, xác định được nhiệm vụ trong hiện tại và có thái độ, hành động đúng đắn để hướng tới tương lai. Nhân biết được tẩm quan trọng của lịch sử, ngay từ năm 1942, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm "Lịch sử nước ta", một bài diễn ca gồm 104 câu thơ lục bát nhằm khơi dây lòng yêu nước, tinh thẩn đoàn kết, niềm tự hào dân tộc cho quẩn chúng nhân dân. Qua đó khích lệ quẩn chúng nhân dân đứng lên theo Đảng làm cách mạng. Mở đẩu bài diễn ca, Người đã răn dạy các thế hệ con cháu nước nhà :
"Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam"
Môn Lịch sử được đưa vào chương trình giáo dục nói chung, bên cạnh việc giáo dục cho học sinh đạo lí "Uống nước nhớ nguồn", giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ, giúp học sinh hiểu biết phong phú về văn hoá, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên,.của không chỉ đất nước Việt Nam mà còn của cả thế giới. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang trong quá trình đổi mới, giao lưu, hội nhâp với thế giới thì việc giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, lí tưởng cách mạng, giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, giữ vững bản sắc dân tộc lại càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết.
MỤC LỤC Trang Phần một : MỘT SỐ VẨN ĐỀ LÝ LUẬN I- Lý do chọn để tài: Trong các môn học ở trường phổ thông, môn lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức, nhân sinh quan, thế giới quan cho học sinh. Học lịch sử, thế' hệ trẻ hiểu được cuội nguồn dân tộc, biết được quá khứ của tổ tiên. Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên, xác định được nhiệm vụ trong hiện tại và có thái độ, hành động đúng đắn để hướng tới tương lai. Nhân biết được tẩm quan trọng của lịch sử, ngay từ năm 1942, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm "Lịch sử nước ta", một bài diễn ca gồm 104 câu thơ lục bát nhằm khơi dây lòng yêu nước, tinh thẩn đoàn kết, niềm tự hào dân tộc cho quẩn chúng nhân dân. Qua đó khích lệ quẩn chúng nhân dân đứng lên theo Đảng làm cách mạng. Mở đẩu bài diễn ca, Người đã răn dạy các thế hệ con cháu nước nhà : "Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam" Môn Lịch sử được đưa vào chương trình giáo dục nói chung, bên cạnh việc giáo dục cho học sinh đạo lí "Uống nước nhớ nguồn", giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ, giúp học sinh hiểu biết phong phú về văn hoá, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên,...của không chỉ đất nước Việt Nam mà còn của cả thế giới. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang trong quá trình đổi mới, giao lưu, hội nhâp với thế giới thì việc giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, lí tưởng cách mạng, giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, giữ vững bản sắc dân tộc lại càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Môn lịch sử đóng một vai trò và vị trí quan trọng như vây, tuy nhiên một thực tế đáng buồn là trong những năm gẩn đây, do nhân thức và quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn lịch sử trong đời sống xã hôi, trong giáo dục đã làm cho kết quả học tập và giảng dạy của bô môn bị giảm sút nghiêm trọng. Tình trạng học sinh không biết những sự kiên lịch sử phổ thông, không nhớ nổi những kiến thức lịch sử cơ bản, nhớ sai hoặc nhẩm lẫn kiến thức lịch sử đã trở lên phổ biến. Minh chứng rõ ràng nhất cho điều này là qua các kì thi, nhất là kì thi Đại học - Cao đẳng chất lượng môn sử rất thấp. Thấp đến lỗi nhiều người coi đó là môt "thảm hoạ", bởi có qúa nhiều thí sinh sau 12 năm học hành khi đi thi chỉ nhận được điểm 0, điểm 1, điểm 2...của môn lịch sử. Do có kết quả thấp đến mức đáng báo động như vậy nên cứ sau mỗi kì thi, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia giáo dục, các giáo viên ở các cấp học khác nhau lại đi tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới "thảm hoạ" trên của môn Lịch sử. Theo ý kiến của cá nhân tôi, nguyên nhân dẫn tới thực trạng đáng buồn đó của môn Lịch sử là do : Thứ nhất, tâm lí của học sinh và phụ huynh trong nhiều năm trở lại đây đang coi môn lịch sử là "mônphụ", cho nên đã xem nhẹ việc học sử. Thứ hai là, chương trình lịch sử hiện nay còn quá nặng, vốn kiến thức quá nhiều trong khi thời lượng giảng dạy lại ít. Chương trình sách giao khoa theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia thì còn chưa hấp dẫn, chưa hay nên chưa kích thích được hứng thú của người học. Thứ ba là, không ít những người làm công tác quản lí, lãnh đạo của các nhà trường cũng chưa có quan điểm thật đúng đắn về vị trí, chức năng của môn Lịch sử. Có cái nhìn chưa thật khách quan, công bằng với môn Lịch sử nói riêng và các môn xã hội nói chung, nên chưa quan tâm đúng mức tới môn Lịch sử và các môn học xã hội khác. Trong hệ thống các nhà trường phổ thông hiện nay hẩu như chỉ ưu tiên cho các môn Toán, Lý, Hoá và phẩn nào là Văn, Anh. Môn Lịch sử chỉ được coi là "môn phụ". Điều này đã gây tâm lí không tốt, gây trở ngại cho các giáo viên làm công tác giảng dạy lịch sử. Thứ tư là, hiện nay có một bô phận không nhỏ giáo viên giảng dạy lịch sử chưa ý thức hết về vai trò, vị trí và tẩm quan trọng của môn học mà mình đang giảng dạy. Họ chưa tâm huyết với bộ môn, soạn bài còn chưa chu đáo, phương pháp dạy học và khả năng truyền thụ kiến thức còn chưa sâu sắc, dẫn tới tình trạng giờ học khô khan, cứng nhắc. Bài học chỉ nặng về việc cung cấp các sự kiên, các số liêu đã có sẵn trong sách giáo khoa. Phương pháp dạy học phổ biến mà nhiều giáo viên sử dụng vẫn là phương pháp "truyền thống" : Thầy đọc - Trò chép. Kiến thức lịch sử trong sách giao khoa thì rất nhiều, phong phú, đa dạng nhưng giáo viên vẫn truyền đạt một chiều, nhồi nhét kiến thức, sa đà vào những chi tiết vụn vặt khiến cho học sinh cảm thấy nhàm chán trong lĩnh hội kiến thức. Hẩu hết học sinh khi học môn lịch sử đều cố gắng học thuộc lòng và nhớ từng sự kiện mà không có khả năng khái quát hoá cả tiến trình lịch sử, cả một giai đoạn lịch sử. Chính điều nay đã gây nên tâm lí chán học lịch sử, sợ học lịch sử ở các em. Qua những năm tháng trực tiếp giảng dạy môn lịch sử, tôi nhân thấy lịch sử là môn học tương đối khô khan, kiến thức nhiều, sách giáo khoa viết dài, nội dung chương trình có quá nhiều sự kiện, quá nhiều khái niệm nên học sinh rất khó nhớ, rất khó có thể khái quát để từ đó đánh giá, nhân xét, phân tích bản chất của các sự kiện, các quá trình lịch sử. Làm thế nào để giúp học sinh tiếp thu kiến thức lịch sử một cách khoa học? Làm thế nào để giúp các em ghi nhớ chính xác các sự kiện lịch sử một cách có hệ thống, lôgic, từ đó các em suy nghĩ và hiểu sự kiện, hiểu một quá trình lịch sử một cách sâu sắc? Đó thực sự là những trăn trở của tôi và của các đồng nghiệp trong nhà trường THPT Nông Cống I. Với mong muốn tìm ra một phương pháp giảng dạy có hiệu quả, giúp học sinh nhân thức kiến thức lịch sử nhanh, nắm chắc, nhớ lâu sự kiện lịch sử, hệ thống hoá được các mốc thời gian, các giai đoạn lịch sử một cách tường tân, tôi đã tìm hiểu, học tâp và áp dụng phương pháp sử dụng các dạng sơ đồ trong quá trình giảng dạy. Qua một số năm áp dụng phương pháp này vào giảng dạy, nhất là giảng dạy ở các lớp có học sinh học Ban Khoa học xã hội (học chương trình Nâng cao), tôi nhân thấy phương pháp này có nhiều ưu điểm trong việc giúp học sinh tiếp thu các kiến thức, các sự kiện, các giai đoạn lịch sử một cách lôgic, chính xác, khoa học. Vì vây, tôi xin được trình bày rõ hơn kinh nghiệm đó của mình qua một đề tài sáng kiến kinh nghiệm mang tên ”Sử dụng sơ đồ trong giảng dạy các bài học lịch sử”. II- Lịch sử vấn đề - Trong quá trình nghiên cứu và dạy học lịch sử ở các cấp học, cũng đã có một số đổng nghiệp ở trong và ngoài tỉnh Hưng Yên đề câp tới vấn đề sử dụng các loại sơ đổ, bảng biểu vào giảng dạy các bài học lịch sử. Các đổng nghiệp đó đã cụ thể hoá vấn đề này bằng các bài viết, các bài nghiên cứu, các sáng kiến kinh nghiêm, như :"Hệ thống hoá kiến thức lịch sử trong chương trình lịch sử lớp 10 -11 -12 bằng sơ đồ" của cô Nguyễn Thị Thìn (Trường THPT Cửa Lò - Nghệ An). Tuy nhiêu, theo ý kiến của cá nhân tôi, các bài viết, các công trình nghiên cứu đó còn tương đối sơ lược, chưa có những dẫn chứng sát thực, chưa đề câp đến việc áp dụng vào thực tế giảng dạy và chưa đề câp tới những vấn đề mà tôi đang quan tâm, nghiên cứu và đã áp dụng. Bởi vây, tôi trình bày sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn trao đổi thêm với các đồng nghiệp ở trong và ngoài tỉnh về phương pháp giảng dạy này với mong muốn khi cùng áp dụng vào giảng dạy sẽ đạt được kết quả, hiệu quả cao nhất. III- Mục đích nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghiệm "Sử dụng sơ đồ trong giảng dạy các bài học lịch sử" nhằm mục đích : + Giúp giáo viên THPT : - Có thêm phương pháp, phương tiện truyền thụ kiến thức đa dạng, sinh động, gây hứng thú cho học sinh. -Nâng cao khả năng xây dựng và sử dụng các loại sơ đồ lịch sử nói riêng, các loại đồ dùng trực quan nói chung. + Giúp học sinh : - Tiếp thu kiến thức một cách toàn diện, ghi nhớ kiến thức lịch sử có hệ thống, từ đó hoàn thiện, khắc sâu những kiến thức đã học. - Rèn luyện và nâng cao kĩ năng vẽ các loại sơ đồ lịch sử; kĩ năng tự nghiên cứu, tự học hỏi trong quá trình học lịch sử. IV - Đối tượng nghiên cứu: + Đề tài xoay quanh nghiên cứu 2 quá trình : - Quá trình chuẩn bị và giảng dạy các bài học lịch sử của giáo viên. - Quá trình học tâp lịch sử của học sinh. Chủ yếu là học sinh các lớp 12 V- Phạm vi để tài: Trong chương trình Lịch sử cấp Trung học phổ thông, có rất nhiều bài học thuộc cả 3 khối lớp 10, 11 và 12 có thể sử dụng sơ đồ vào bài giảng. Song do điều kiện về thời gian, kinh nghiệm và khả năng, tôi chỉ giới hạn trình bày việc áp dụng đề tài này trong chương trình Lịch sử Lớp 12 - Phẩn Lịch sử Việt Nam. Phần hai : NỘI DUNG ĐỀ TÀI: I- Nhận thức chung về sơ đồ lịch sử: Sơ đồ lịch sử là một loại dụng cụ trực quan, một phương tiện quan trọng trong dạy học lịch sử trong các trường phổ thông. Đây là một công cụ đơn giản, một phương tiện ghi chép kiến thức lịch sử cô đọng, súc tích, đẩy sáng tạo và hiệu quả. Là một phương tiện để cụ thể hoá các sự kiện, các nhân vật, các giai đoạn lịch sử để trên cơ sở đó hình thành nên khái niệm lịch sử cho học sinh. Cùng với các loại dụng cụ trực quan khác, sơ đồ là phương tiện dạy học quan trọng vừa để giáo viên tổ chức nhân thức cho học sinh, vừa là cơ sở để học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội và ghi nhớ kiến thức lịch sử. Sơ đồ lịch sử là một công cụ dạy học đơn giản, dễ làm nhưng khi được chuẩn bị chu đáo, được sử dụng một cách hợp lí trong những bài giảng sẽ làm cho tiết học thêm sinh động, hấp dẫn hơn qua đó giúp học sinh : - Sáng tạo hơn trong học tập - Ghi nhớ kiến thức lịch sử tốt hơn - Tiết kiệm thời gian - Nhìn thấy bức tranh tổng thể về lịch sử - Phát triển nhận thức, tư duy cho học sinh. II- Các dạng sơ đồ được sử dụng trong bài học lịch sử: Trong giảng dạy các bài học lịch sử, người giáo viên có thể sử dụng nhiều dạng sơ đổ khác nhau, cá nhân tôi thường sử dụng một số dạng sơ đổ sau : 1. Sơ đổ dạng cấu trúc : Đây là loại sơ đổ thể hiện các sự kiện, các thành phẩn, các yếu tố trong một chỉnh thể thống nhất và mối quan hê giữa chúng. Ví dụ : Hình 1. Sơ đồ thể hiện quá trình ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (Phần phụ lục) 2. Sơ đồ thể hiện một giai đoạn, một quá trình lịch sử. Đây là loại sơ đổ thể hiên các mốc thời gian, các sự kiên, các giai đoạn, các chặng đường lịch sử trong một quá trình vân động và phát triển chung. Ví dụ : Hình 2. Sơ đồ quá trình vận động cách mạng hướng tới Cách mạng thánh Tám năm 1945. (Phần phụ lục) 3. Sơ đổ dạng đổ thị, biểu thị sự phát triển một sự kiên, hiên tượng lịch sử. Dạng sơ đồ này thể hiện quá trình vận động, phát triển, mối liên hệ giữa các giai đoạn, các sự kiện lịch sử. Ví dụ : Hình 3. Sơ đồ các bước, các giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.(Phần phụ lục) III - Phương pháp, tác dụng khi sử dụng sơ đồ vào bài học lịch sử: Sơ đồ lịch sử có rất nhiều dạng khác nhau, căn cứ vào nội dung cụ thể của từng chương, từng bài, từng sự kiện lịch sử cụ thể mà người giáo viên có thể sử dụng các loại sơ đồ khác nhau. Mỗi loại, mỗi dạng sơ đồ lịch sử có những công dụng khác nhau, do đó căn cứ vào mục đích, yêu cẩu của bài học lịch sử mà mỗi giáo viên có thể sử dụng các loại sơ đồ khác nhau, vào những thời điểm khác nhau, với những mục tiêu khác nhau. Cá nhân tôi thường sử dụng sơ đồ lịch sử phục vụ cho những mục đích sau: 1. Sử dụng sơ đổ lịch sử để giảng dạy bài mới Phẩn hai : Lịch sử Việt Nam 1919 - 2000, yêu cẩu của các bài học là đòi hỏi học sinh phải nắm được rất nhiều các sự kiện, các nội dung, các nhân vât lịch sử, không gian, thời gian...Nếu người giáo viên cứ giảng dạy một mạch theo nếp cũ thì chưa chắc học sinh đã nắm được bài, ghi nhớ được những kiến thức đã và đang học. Vì vây, nếu trước, trong hoặc sau khi giảng bài, giáo viên nghiên cứu, sưu tẩm và sử dụng hợp lí các sơ đồ lịch sử thì giờ học sẽ không còn gò bó, nhàm chán, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn. Ví dụ, Khi dạy Bài 12 mục I.3 : Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Nội dung cơ bản mà học sinh phải nắm được khi kết thúc bài học là : - Nội dung chính sách khai thác thuộc địa lẩn thứ hai của thực dân Pháp. - Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lẩn thứ hai. - Những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam. - Nếu giáo viên chỉ sử dụng kênh chữ và một vài kênh hình trong sách giáo khoa thì hiệu quả bài học chưa chắc đã cao. Thay vào đó, giáo viên có thể sử dụng 2 sơ đồ sau vào bài giảng (Hình 4,5 Phần phụ lục). Một bài học, giáo viên chỉ sử dụng 2 sơ đồ (như Hình 4 và Hình 5) rất đơn giản, ngắn gọn nhưng sẽ làm cho bài học trở lên ngắn gọn, cô đọng, súc tích, qua đó giúp học sinh : - Nắm được khung, dàn ý của bài học một cách khoa học ngay ở trên lớp. - Nắm được những nội dung chính của bài học theo như mục tiêu bài học đề ra từ đó phát triển ra nắm những nội dung khác của toàn bài. - Qua 2 sơ đồ trên giáo viên cũng sẽ rất thuận lợi chốt lại cho các em những nội dung cơ bản khi kết thúc bài học. - Khi ôn lại bài cũ, học sinh vẽ lại sơ đồ, tìm mối liên hệ giữa chúng các em sẽ tự nhớ, tự khắc sâu được kiến thức cho mình. 2. Sử dụng sơ đổ vào các bài ôn tập, sơ kết, tổng kết Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 được chia thành nhiều nhiều Chương. Mỗi chương đó là một giai đoạn lịch sử, tái hiện quá trình đấu tranh cách mạng, bảo vệ và xây dựng đất nước của nhân dân ta trong thế kỉ XX với những nhiệm vụ, mục tiêu khác nhau qua từng thời kì. Chính vì vây, nội dung kiến thức lịch sử rất phong phú, đa dạng, nhiều sự kiện, nhiều nhân vât, nhiều vấn đề lịch sử ... đòi hỏi học sinh phải nắm vững để trên cơ sở đó phải lí luân, phân tích, đánh giá được các kiến thức lịch sử. Mục đích yêu cẩu đặt ra cho học sinh khi học hết chương trình lịch sử từ 1919 đến năm 2000 là : - Phân chia được các giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000. - Nắm được nội dung chính của từng giai đoạn như là diễn biến, sự kiện, nhân vật lịch sử, chủ trương của Đảng như : phong trào dân tộc dân chủ, sự ra đời của Đảng, các chủ trương đấu tranh cách mạng qua từng thời kì, cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, sự thành lâp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, công cuộc đổi mới... So sánh được những điểm khác nhau cơ bản của mỗi thời kì.... Để học sinh có thể nắm được những nét chính, những kiến thức trọng tâm của từng chương, từng giai đoạn lịch sử thì kết thúc mỗi chương giáo viên phải dành thời gian để sơ kết lại nội dung của từng chương. Có nhiều cách sơ kết, tổng kết bài học, như sơ lược lại các bài học, yêu cẩu học sinh lập niên biểu, thống kê kiến thức vào các bảng kiến thức..v.v...Cá nhân tôi, khi tiến hành sơ kết các chương, rồi tổng kết chương trình thường dùng kèm thêm một số sơ đồ lịch sử để khắc sâu kiến thức cho học sinh, giúp các em có cái nhìn tổng thể về nội dung từng chương. Ví dụ, khi học Bài 32 : TỔNG KẾT LỊCH sử VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000), để khái quát các giai đoạn, các chặng đường lịch sử từ năm 1919 đến năm 2000 thì cách đơn giản nhất mà tôi thường làm là sử dụng sơ đồ (như Hình 6) (Phần phụ lục). Sau khi vẽ sơ đổ lên bảng hoặc trình chiếu trên màn hình Power Point, giáo viên kết hợp giảng bài và chú thích ngắn gọn nội dung của từng thời kì : Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945, chia làm 5 thời kì: - Giai đoạn 1919 -1930 : Phong trào dân tộc, dân chủ trước khi có Đảng - Giai đoạn 1930 - 1945 : Giai đoạn vận động, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám - Giai đoạn 1945 -1954 : Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (Kháng chiến - kiến quốc ) - Giai đoạn 1954 - 1975 : Giai đoạn xây dựng CNXH ở miễn Bắc và tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam - Giai đoạn 1975 - 2000 : Giai đoạn tiến hành cách mạng XHCN trên phạm vi cả nước Khi sử dụng sơ đồ trên, cộng với cách giảng giải, trình bày của giáo viên học sinh đã nắm, đã ghi nhớ được những điểm chính, những mốc thời gian quan trọng, những sự kiên cơ bản, đặc trưng của từng thời kì. Từ đó các em có một cái nhìn hệ thống, tổng quát quá trình phát triển của lịch sử dân tộc mà các em đã phải học qua 20 bài. Khi học xong CHƯƠNG II : VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945, giáo viên có thể dành một khoảng thời lượng nhất định để khái quát lại những nội dung chính của Chương II nay qua một sơ đồ chi tiết (như Hình 7) (Phần phụ lục). Chương II : Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 được bố cục theo 4 bài, học sinh được học trong 6 tiết ,với rất nhiều sự kiện, kiến thức. Nhưng khi được giáo viên sơ đồ hoá qua Hình 7 thì một mảng kiến thức lớn, trừu tượng, rất khó nhớ đối với học sinh sẽ trở nên cô đọng, súc tích hơn. Học sinh khi nghe giáo viên giảng giải sẽ cảm thấy đơn giản hơn, nhẹ nhàng hơn và không còn cảm thấy nặng nề khi học cả một chương quan trọng này nữa. Chỉ qua một sơ đồ đơn giản những rất khoa học, học sinh có thể : - Nắm được những mốc thời gian quan trọng của cả Chương II. - Ghi nhớ được các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân ta qua 15 năm chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám năm 1945, với 3 cuộc tập dướt lớn là Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh; Phong trào Dân chủ 1936 - 1939; Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945. - Từ những kiến thức cơ bản được thể hiên qua sơ đồ, học sinh có thể đi sâu tìm hiểu một số vấn đề thuộc phương diện lí luận như chủ trương của Đảng, mục tiêu, hình thức, phương pháp, kết quả đấu tranh giữa các thời kì, cũng như ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của các thời kì đấu tranh cách mạng. - Sau khi đã nắm được những kiến thức cơ bản đó, học sinh cũng có thể trả lời những câu hỏi ở tẩm cao hơn phục vụ cho mục đích thi cử như : So sánh chủ trương, sách lượng đấu tranh cách mạng của Đảng qua các thời kì; So sánh thời kì 30 - 31 với thời kì 36 - 39,..v.v... Tương tự như vậy, khi học xong CHƯƠNG IV : VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975, giáo viên cũng nên dành một thời gian nhất định để khái quát lại những vấn đề trọng tâm của cả chương cho học sinh ôn tập và ghi nhớ. Chương IV là một chương quan trọng, sách giáo khoa bố cục theo 5 bài, học sinh được học 12 tiết. Nội dung kiến thức của Chương II rất phong phú, đa dạng với rất nhiều sự kiện, biến cố,....khác nhau. Để khái quát những nội dung cơ bản nhất của chương này, tôi cũng dùng một sơ đồ lịch sử như (Hình 8) (Phần phụ lục) Một sơ đổ lịch sử đơn giản Hình 8 chưa thể khái quát hết các sự kiên, các biến cố, các nhân vật lịch sử được học qua Chương IV, nhưng cũng có thể giúp học sinh : - Nắm được các mốc lịch sử quan trọng của cả chương. - Phân chia được các giai đoạn chủ yếu của cách mạng 2 miền Bắc - Nam từ năm 1954 đến năm 1975. - Nắm được những nhiêm vụ chiến lược, những thành tích quan trọng, những thắng lợi chủ yếu của quân dân hai miền Bắc - Nam từ năm 1954 đến năm 1975. Trên cơ sở đó học sinh có thể khái quát được những bước phát triển của cách mạng Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 trong việc thực hiên hai chiến lược của cách mạng là chiến lược cách mạng XHCN ở miền Bắc và chiến lược cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Tóm lại, sơ đổ lịch sử không chỉ có tác dụng trong việc giảng dạy bài mới mà nó còn có tác dụng quan trọng trong việc tái hiện lại các kiến thức đã học, hệ thống hoá các kiến thức được học rời rạc, tản mạn qua một số bài, một chương thành một hệ thống kiến thức có quan hệ chặt chẽ với nhau theo logic xác định. Từ các hệ thống kiến thức đó, học sinh có thể tìm ra được những kiến thức cơ bản nhất và các mối liên hệ bản chất giữa các sự kiên, hiện tượng, biến cố lịch sử để ghi nhớ và vận dụng chúng trong việc giải quyết các vấn đề mang tính chất lí luận. 3. Sử dụng sơ đổ trong việc giảng dạy các chuyên đề nhằm khắc sâu các sự kiên, các nhân vật lịch sử Sơ đổ lịch sử không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giảng dạy bài mới, trong các bài sơ kết, tổng kết mà còn phát huy giá trị to lớn trong việc giúp học sinh khác sâu về các sự kiện, các nhân vật lịch sử quan trọng. Đơn cử như khi ta giảng dạy cho học sinh về cuộc đời hoạt
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_so_do_trong_giang_day_cac_bai_hoc_lich_su.doc