SKKN Sử dụng phương tiện - Đồ dùng dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong môn Địa lí lớp 12

SKKN Sử dụng phương tiện - Đồ dùng dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong môn Địa lí lớp 12

Quá trình dạy học không chỉ là giáo viên lên lớp thực hiện dạy học theo giáo án và học sinh ngồi nghe, ghi chép một cách thụ động. Dạy học là cả một quá trình nghệ thuật mà người giáo viên kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính sư phạm, tính khoa học, tính chính xác và tính thực tiễn nhằm đạt mục tiêu dạy học. Chính vì vậy, trong hầu hết các môn học, để đạt hiệu quả cao, việc sử dụng đồ dùng – phương tiện dạy học, các phương tiện trực quan sinh động rất cần thiết. Phương tiện trực quan là nguồn tri thức đòi hỏi sự khám phá, tìm tòi của học sinh.

 Địa lí là một trong những môn học sử dụng nhiều phương tiện - đồ dùng dạy học như bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ, bảng số liệu thống kê, biểu đồ Nhưng trên thực tế, việc dạy và học Địa lí vẫn mang tính chất đọc – chép, nghe - viết. Phần lớn học sinh coi đây là môn học thuộc lòng, không cần tư duy có chăng cũng chỉ là những suy luận đơn giản nên khi giáo viên sử dụng đồ dùng – phương tiện dạy học các em không tích cực, chủ động khai thác, thậm chí một số em còn không quan tâm. Điều đó đã gây “tâm lí” cho giáo viên trong quá trình sử dụng đồ dùng – phương tiện dạy học. Đặc biệt, trong những năm gần đây, mọi thắc mắc đều được “anh google” giải đáp, học sinh không còn ham mê chủ động tìm tòi khám phá tri thức. Đó là những lí do mà phương tiện - đồ dùng dạy học dần bị mất vai trò. Bản thân tôi là giáo viên đứng lớp nhiều năm nhưng tôi nhận thấy việc sử dụng phương tiện - đồ dùng dạy học chưa thực sự hiệu quả làm hạn chế khả năng tiếp nhận tri thức khoa học và khả năng tư duy của học sinh. Đây chính là vấn đề cấp thiết, phải thực sự đổi mới nhằm nâng cao khả năng tiếp nhận tri thức của học sinh, hạn chế tình trạng đọc – chép, nghe - viết. Tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ sử dụng phương tiện - đồ dùng dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong môn Địa lí lớp 12”

 

doc 17 trang thuychi01 11145
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương tiện - Đồ dùng dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong môn Địa lí lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Quá trình dạy học không chỉ là giáo viên lên lớp thực hiện dạy học theo giáo án và học sinh ngồi nghe, ghi chép một cách thụ động. Dạy học là cả một quá trình nghệ thuật mà người giáo viên kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính sư phạm, tính khoa học, tính chính xác và tính thực tiễn nhằm đạt mục tiêu dạy học. Chính vì vậy, trong hầu hết các môn học, để đạt hiệu quả cao, việc sử dụng đồ dùng – phương tiện dạy học, các phương tiện trực quan sinh động rất cần thiết. Phương tiện trực quan là nguồn tri thức đòi hỏi sự khám phá, tìm tòi của học sinh.
	Địa lí là một trong những môn học sử dụng nhiều phương tiện - đồ dùng dạy học như bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ, bảng số liệu thống kê, biểu đồ Nhưng trên thực tế, việc dạy và học Địa lí vẫn mang tính chất đọc – chép, nghe - viết. Phần lớn học sinh coi đây là môn học thuộc lòng, không cần tư duy có chăng cũng chỉ là những suy luận đơn giản nên khi giáo viên sử dụng đồ dùng – phương tiện dạy học các em không tích cực, chủ động khai thác, thậm chí một số em còn không quan tâm. Điều đó đã gây “tâm lí” cho giáo viên trong quá trình sử dụng đồ dùng – phương tiện dạy học. Đặc biệt, trong những năm gần đây, mọi thắc mắc đều được “anh google” giải đáp, học sinh không còn ham mê chủ động tìm tòi khám phá tri thức. Đó là những lí do mà phương tiện - đồ dùng dạy học dần bị mất vai trò. Bản thân tôi là giáo viên đứng lớp nhiều năm nhưng tôi nhận thấy việc sử dụng phương tiện - đồ dùng dạy học chưa thực sự hiệu quả làm hạn chế khả năng tiếp nhận tri thức khoa học và khả năng tư duy của học sinh. Đây chính là vấn đề cấp thiết, phải thực sự đổi mới nhằm nâng cao khả năng tiếp nhận tri thức của học sinh, hạn chế tình trạng đọc – chép, nghe - viết. Tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ sử dụng phương tiện - đồ dùng dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong môn Địa lí lớp 12”
2. Mục đích nghiên cứu
	Mục đích của việc nghiên cứu là nhằm so sánh sự hứng thú và hiệu quả tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua việc theo dõi tích cực của học sinh ở trên lớp. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết trong việc sử dụng có hiệu quả phương tiện – đồ dùng dạy học nhằm phát huy khả năng khám phá, tìm tòi nguồn tri thức của học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu
	Học sinh lớp 12A8 trường THPT lê Hoàn
4. Phương pháp nghiên cứu.
	Để thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
	- Phương pháp lí luận và tổ hợp các phương pháp khoa học: giúp học sinh khai thác các tri thức dựa trên các tài liệu, trong đó có các phương tiện - đồ dùng dạy học như bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ, bảng thống kê
	- Nhóm các phương pháp thực tiễn bao gồm: Điều tra thực tiễn, quan sát dự giờ
Phần II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận.
	Con đường nhận thức là: “ từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Vì vậy, để học sinh có hứng thú chiếm lĩnh tri và khắc sâu kiến thức thì việc sử dụng phương tiện - đồ dùng dạy học là yếu tố vô cùng quan trọng. 
	Địa lí là một trong những môn học gắn với thực tiễn, để thúc đẩy quá trình nhận thức, phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng thực hành của học sinh, phương tiện - đồ dùng dạy học có ý nghĩa rất lớn. 
1.1. Khái quát về phương tiện - đồ dùng dạy học.
	Phương tiện - đồ dùng dạy học đã có từ lâu gắn liền với hệ thống các phương pháp dạy học truyền thống theo quan điểm lấy Giáo viên làm trung tâm. Chức năng minh hoạ của phương tiện - đồ dùng dạy học được coi trọng và khai thác có hiệu quả trong dạy học. Nhờ có các phương tiện này mà các biểu tượng được hình thành rõ nét hơn, nhiều sự vật, hiện tượng địa lí gần gũi hơn với học sinh thông qua quá trình phân tích, tìm tòi, khám phá. [6] 
	Phương tiện dạy học là hình ảnh kép của phương pháp dạy học. Mỗi phương pháp dạy học đặc trưng là hệ thống các hoạt động của Giáo viên và học sinh nhằm đạt được mục đích, do đó đòi hỏi phải có phương tiện, đồ dùng dạy học phù hợp. Phương pháp dạy học được thực hiện bằng các hoạt động với các phương tiện cụ thể. Ngoại trừ lời nói, chữ viết, các phương tiện như bản đồ, atlat, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh luôn gắn liền với các phương tiện dạy học. Nội dung dạy học được chứa đựng trong phương tiện dạy học là nguồn tri thức. Như vậy, phương pháp dạy học chính là sự tích hợp của nội dung dạy học và phương tiện - đồ dùng dạy học.[6] 
1.2 Chức năng của phương tiện - đồ dùng dạy học.
* Chức năng minh hoạ.
	- Các phương tiện - đồ dùng dạy học có tính trực quan cao, dùng để minh hoạ cho các sự vật, hiện tượng địa lí.
	- Đối tượng địa lí được trải rộng trong một không gian rộng lớn. Các phương tiện - đồ dùng dạy học là hình ảnh rõ nét của các đối tượng Địa lí, nhờ vào phương tiện - đồ dùng dạy học mà học sinh có các biểu tượng rõ ràng và đúng đắn về các đối tượng địa lí.
* Chức năng là nguồn tri thức.
	- Phương tiện - đồ dùng dạy học không chỉ là hình ảnh bên ngoài của sự vật, hiện tượng địa lí mà còn chứa đựng nội dung bên trong của đối tượng địa lí.
	- Phương tiện - đồ dùng dạy học chứa đựng các khái niệm, mối liên hệ nhân quả, quy luật địa lí Lấy bản đồ Việt Nam là ví dụ. Trên bản đồ có các khái niệm chung ( sông, núi, hồ, biển), khái niệm riêng ( sông Hồng, sông Mã, dãy Hoàng Liên Sơn, bãi biển Sầm Sơn), các mối liên hệ nhân quả như gió phơn Tây Nam khô nóng là kết quả của gió tây nam ở vịnh Bengan sau khi vượt qua dãy Trường Sơn Bắc hoặc nơi mưa nhiều, nơi mưa ít trên lãnh thổ là kết quả của mối liên hệ giữa hướng gió và địa hình[6] 
1.3. Sự phát triển của phương tiện dạy học.
* Sự phát triển của phương tiện dạy học liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là phương pháp dạy học trong nhà trường và sự tiến bộ khoa học kĩ thuật của nhân loại.
- Trong phương pháp dạy học truyền thống, với ưu thế của việc cung cấp cho học sinh những tri thức có sẵn, các phương tiện dạy học có vị trí quan trọng trong việc minh hoạ hoặc cụ thể hoá các kiến thức địa lí trừu tượng đối với học sinh.
- Khi đổi mới dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thì các phương tiện - đồ dùng dạy học càng có vị trí quan trọng để học sinh tìm tòi, khám phá tri thức khoa học.
- Sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kĩ thật, đặc biệt là vào những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI đã tạo ra những thiết bị kĩ thuật hiện đại về nghe, nhìn, công nghệ thông tin và kĩ thuật vi tính. Môn địa lí ở nhà trường không bỏ qua cơ hội sử dụng chúng vào dạy học. Càng ngày nhiều thiết bị kĩ thuật hiện đại càng được nghiên cứu và sử dụng trong quá trình dạy học Địa lí theo những phương pháp dạy học thích hợp.
* Sự phát triển của phương tiện – đò dùng dạy học đã đưa đến một danh mục các loại phương tiện dạy học đa dạng và phong phú bao gồm:
- Tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ, bản đồ giáo khoa
- Phiếu học tập, lát cắt địa hình
- Phòng địa lí, vườn địa lí
- Phim Slide
- Bản trong dùng cho máy chiếu
- Băng đĩa ghi âm, ghi hình
- Máy vi tính, phần mềm dạy học
2. Thực trạng của vấn đề.
2.1. Cơ sở thực tiễn
	 Môn địa lí lớp 12 tìm hiểu hoàn toàn về địa lí Việt Nam, nội dung kiến thức khá đa dạng bao gồm địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa lí các ngành kinh tế, địa lí các vùng kinh tế. Việc sử dụng phương tiện - đồ dùng dạy học là rất cần thiết để học sinh tìm tòi, khám phá nguồn tri thức. Tuy nhiên, với hầu hết học sinh, địa lí chính là môn học thuộc và cũng là môn học không quan trọng trong các kì thi. Chính vì vậy, các em không hoàn toàn tập trung vào môn học, việc nắm bắt kiến thức mà các thầy cô truyền đạt chưa hiệu quả, khả năng phân tích tổng hợp so sánh còn yếu, hầu hết các em chưa có hứng thú học tập dẫn đến kết quả chưa cao. Hơn nữa, mọi thắc mắc, mọi trăn trở của các em đều được “anh google” giải đáp ngay nên các em không hứng thú, đam mê nghiên cứu, khám phá tri thức. Thậm chí, giáo viên còn nhận thấy đa số học sinh vô cảm với đồ dùng – phương tiện mà giáo viên sử dụng trong quá trình giảng dạy.
 Chính những lí do trên đã gây “tâm lí” cho giáo viên trong quá trình dạy hoc và sử dụng đồ dùng – phương tiện dạy học. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng phương tiện - đồ dùng dạy học trong các nhà trường hiện nay chưa thực sự thường xuyên và có hiệu quả.
	Xuất phát từ thực tế trên, tôi nhận thấyviệc tích cực sử dụng đồ dùng – phương tiện dạy học để mang lại hứng thú học tập cho học sinh là rất cần thiết.
2.2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân từ học sinh: Ý thức học tập của học sinh chưa cao, trình độ nhận thức còn hạn chế, khả năng ghi nhớ kém, có tính ỉ lại, không chịu tìm tòi, không chịu khám phá, không chủ động nắm bắt kiến thức, không tập trung vào bài học, vô cảm với phương tiện - đồ dùng dạy học mà giáo viên sử dụng.
- Nguyên nhân từ giáo viên: Giáo viên mới chỉ quan tâm đến kiến thức nội dung chính của bài và cho các em ghi nhớ. Bài giảng còn chưa hấp dẫn, chưa thu hút học sinh. Các phương pháp giảng dạy còn hạn chế, chưa thực sự phát huy được vai trò của phương tiện – đồ dùng dạy học. Bài giảng còn cứng nhắc, nặng về nội dung văn bản, ít sử dụng phương tiện – đồ dùng dạy học do bị tâm lí từ việc không coi trọng bộ môn của nhiều học sinh.
- Nguyên nhân khách quan: Chưa thực sự có phòng mượn đồ dùng phù hợp để tạo thuận lợi cho giáo viên trong quá trình nhận - trả. Điều đó đã không kích thích được giáo viên sử dụng.
Từ thực trạng và nguyên nhân trên, tôi đã mạnh dạn thay đổi phương pháp dạy, tích cực hơn nữa trong việc sử dụng phương tiện – đồ dùng dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao chất lượng dạy học.
3. Các giải pháp thực hiện.
3.1. Một số nguyên tắc khi sử dụng phương tiện - đồ dùng dạy học.[6] 
	Sử dụng phương tiện - đồ dùng dạy học phải đáp ứng được mục tiêu và phù hợp với nội dung của việc dạy học.
	Phải luôn đề cao vai trò hoạt động chủ động, tích cực của học sinh. Giáo viên luôn tạo điều kiện tối đa cho học sinh tự mình làm việc với các phương tiện - đồ dùng dạy học để khám phá, tìm tòi các tri thức cần thiết, đảm bảo cho toàn bộ học sinh trong lớp được tiếp xúc với các phương tiện - đồ dùng dạy học.
	Sử dụng phương tiện - đồ dùng dạy học đúng lúc. Chỉ đưa phương tiện - đồ dùng dạy học vào lúc cần sử dụng, không đưa trước làm phân tán sự chú ý của học sinh, cũng không nên để quá lâu khi đã sử dụng xong.
	Sử dụng phường tiện - đồ dùng dạy học đúng chỗ. Chọn vị trí đặt phương tiện - đồ dùng dạy học để học sinh nào cũng nhìn thấy được, và nếu cần học sinh có thể dễ dàng tiếp cận được. Đặc biệt đối với phương tiện nghe nhìn thì phải chọn vị trí sao cho học sinh sử dụng thuận lợi nhiều giác quan trong hoạt động với phương tiện.
	Sử dụng phương tiện dạy học đúng cường độ. Tuỳ theo đối tượng học sinh, việc sử dụng phương tiện dạy học diễn ra trong một thời lượng thích hợp, đảm bảo có tác dụng tích cực đối với việc học tập của học sinh.
	Phối hợp nhiều loại phương tiện - đồ dùng dạy học khác nhau, nhiều dạng khác nhau trong cùng một bài dạy học, không nên quá lạm dụng một loại phương tiện nào vì sử dụng liên tục sẽ gây nhàm chán cho học sinh.
	Khai thác tối đa các chức năng của phương tiện - đồ dùng dạy học trong dạy học địa lí. Đồng thời luôn tích cực tìm tòi, tự tạo các phương tiện - đồ dùng dạy học đơn giản, rẻ tiền dễ thực hiện bằng vật liệu tại chỗ, học sinh cũng có thể tự làm được.
3.2. Sử dụng một số phương tiện - đồ dùng dạy học địa lí.
* Sử dụng lược đồ, tranh ảnh, tài liệu tham khảo.[6] 
	Lược đồ, tranh ảnh, tài liệu tham khảo là các loại phương tiện thể hiện hình ảnh, cấu trúc, đặc tính của các sự vật, hiện tượng địa lí được học tập trong nhà trường. Chúng có ở trong sách giáo khoa, trong các tập tranh ảnh được xuất bản phục vụ cho học tập hoặc do giáo viên, học sinh sưu tầm. Đối với lớp 12, atlat địa lí Việt Nam chính là nguồn tài liệu vô cùng quan trọng, cuốn atlat được coi là nguồn tài liệu thứ 2 cùng với sách giáo khoa.
	Các tài liệu tham khảo, tranh ảnh rất đa dạng, phong phú và có khối lượng lớn nên khi sử dụng chúng cần có sự chọn lọc, phân loại, hệ thống hoá để đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học.
* Hình vẽ của giáo viên trên bảng.
	Hình vẽ của giáo viên trên bảng cũng được xem là một phương tiện - đồ dùng dạy học quan trọng, vì nó làm cho học sinh dễ hiểu, dễ ghi nhớ, hình thành được các khái niệm và biểu tượng địa lí.
	Hình vẽ trên bảng của giáo viên có thể là sơ đồ, lược đồ, có thể là hình ảnh cố định hoặc hình ảnh động được đơn giản hoá để dễ nhìn, dễ hiểu.
* Sử dụng sơ đồ: 
Trong địa lí 12, phổ biến các loại sơ đồ:
	Sơ đồ cấu trúc: Biểu hiện các thành phần trong một chỉnh thể và mối quan hệ giữa chúng như: sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp, sơ đồ tài nguyên du lịch
	Sơ đồ lôgic: Biểu hiện mối liên hệ về nội dung bên trong của các sự vật, hiện tượng địa lí như: sơ đồ sức ép của dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội, sơ đồ các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp, sơ đồ các thế mạnh của Đồng bằng sông Hồng..
*Sử dụng số liệu thống kê: 
	Các số liệu thống kê dùng làm cơ sở để rút ra các nhận xét khái quát, hoặc có thể dùng để cụ thể hoá, minh hoạ làm rõ các kiến thức địa lí. Bằng việc phân tích bảng số liệu, học sinh có thể tự mình thu nhận được các kiến thức địa lí cần thiết, hoặc xem xét các mối liên quan giữa các yếu tố địa lí.[6] 
* Sử dụng biểu đồ.
	Trong sách giáo khoa địa lí 12 hiện nay, có nhiều loại biểu đồ được sử dụng như: biểu đồ cột, tròn, đường, miền Mỗi loại đều có chức năng thể hiện riêng, ví dụ biểu đồ đường thể hiện quá trình vânh động, phát triển của sự vật, biểu đồ tròn có ưu thế thể hiện các đặc điểm cấu trúc, biểu đồ cột có lợi thế biểu hiện số lượng.
*Sử dụng phiếu học tập.
	Phiếu học tập là tờ giấy rời, trên đó ghi các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập kèm theo gợi ý, hướng dẫn để học sinh dựa vào đó thực hiện; hoặc ghi những thông tin cần thiết để giúp mở rộng, bổ xung kién thức bài học.
Phiếu học tập là một trong những phương tiện - đồ dùng dạy học đơn giản, tự giáo viên xây dựng được sử dụng thuận tiện trong nhiều hình thức tổ chức dạy học nhằm cung cấp thông tin và sự kiện.
	Nội dung của phiếu học tập được trình bày dưới nhiều dạng ngôn ngữ khác nhau như chữ viết, con số, sơ đồ, biểu đồ, lược đồ, bản đồ, hình vẽ, tranh ảnh, lát cắt địa hình
3.3. Một số bài học đã được tích cực sử dụng các phương tiện – đồ dùng dạy học.
3.3.1. Sử dụng phương tiện - đồ dùng dạy học trong dạy học bài 9:
 THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA.
 KHÍ HẬU VIỆT NAM 
( Nguồn: Atlat địa lí Việt Nam – NXB Giáo dục Việt Nam)[3] 
* Khi dạy mục 1.a: Tính chất nhiệt đới , giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các phương tiện – ờô dùng dạy học như sau: 
	Bước 1: Giáo viên chia lớp thành nhóm
Bước 2: Thảo luận nhóm trên cơ sở đọc sách giáo khoa kết hợp với bản đồ khí hậu, nhận xét và giải thích tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta và hoàn thành nội dung của PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày
Bước 4: Nhận xét và thông tin phản hồi
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
	Tổng bức xạ: 
	Cân bằng bức xạ: 
	Nhiệt độ trung bình năm: 
	Tổng số giờ nằng:  
	Giải thích tại sao nước ta có nền nhiệt độ cao:
THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
	Cân bằng bức xạ: Luôn luôn dương
	Nhiệt độ trung bình năm: > 20 oC
	Tổng số giờ nắng: 1400 – 3000 giờ
	Giải thích tại sao nước ta có nền nhiệt độ cao: Nằm trong khu vực nội chí tuyến, lượng bức xạ mặt trời lớn.
Khi dạy mục 1.c: Gío mùa, giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các phương tiện - đồ dùng dạy học như sau:
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm:
	Nhóm 1,3: Tìm hiểu gió mùa mùa Đông
	Nhóm 2,4: Tìm hiểu gió mùa mùa Hạ
Bước 2: Thảo luận nhóm trên cơ sở đọc sách giáo khoa kết hợp với bản đồ khí hậu, nhận xét và giải thích tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta và hoàn thành nội dung của PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày
Bước 4: Nhận xét và thông tin phản hồi
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:
Loại gió
Nguồn gốc
Thời gian hoạt động
Phạm vi hoạt động
Hướng gió
Kiểu thời tiết đặc trưng
Gió mùa đông
Gió mùa hạ
Gió mùa Đông Bắc gây mưa nhiều ở khu vực nào? Giải thích?
Gió mùa hạ gây mưa nhiều ở những khu vực nào? Giải thích? 
 THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Loại gió
Nguồn gốc
Thời gian hoạt động
Phạm vi hoạt động
Hướng gió
Kiểu thời tiết đặc trưng
Gió mùa đông
Áp cao Xibia
Tháng XI – IV
Miền Bắc
Đông Bắc
- Tháng XI, XII, I:
Lạnh khô
- Tháng II, III:
Lạnh ẩm
Gió mùa hạ
Áp cao Bắc Ấn Độ Dương
Tháng V – tháng VII
Cả nước
Tây Nam
- Nóng ẩm ở Nam Bộ và Tây Nguyên
- Nóng khô ở Bắc Trung Bộ
Áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam
Tháng VI – tháng X
Cả nước
Tây Nam, riêng Bắc Bộ có hướng Đông Nam
Nóng và mưa nhiều ở cả miền Bắc và miền Nam
3.3.2. Sử dụng phương tiện - đồ dùng dạy học trong dạy học bài 16: 
 ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA.[6] 
Khi dạy mục 3. Phân bố dân cư chưa hợp lí.
Bước 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng phối hợp các phương tiện - đồ dùng dạy học theo trình tự:
	- Học sinh dựa vào hình 16.2 trong sách giáo khoa hoặc trang 11 Atlat địa lí Việt Nam để trả lời các câu hỏi:
	+ So sánh mật độ dân số của vùng đồng bằng, ven biển với vùng núi, trung du
	+ Nhận xét sự phân bố dân cư nước ta.
	- Học sinh dựa vào bảng 16.2 trong sách giáo khoa để:
	+ Nhận xét mật độ dân số các vùng trên đất nước ta.
	+ Xác định trên bản đồ hoặc Atlat các vùng có mật độ dân số cao nhất, vùng có mật độ dân số thấp nhất.
Bước 2. Học sinh trình bày nội dung tìm hiểu
	Tình hình phân bố dân cư nước ta.
	Xác định trên bản đồ những vùng thưa dân và những vùng đông dân
DÂN SỐ VIỆT NAM
( Nguồn: Atlat địa lí Việt Nam – NXB Giáo dục Việt Nam)[3] 
3.3.3. Sử dụng phương tiện - đồ dùng dạy học trong dạy học bài 22: 
 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Dạy mục: Phân bố lúa. 
Bước 1. Học sinh dựa vào trang 14, atlat địa lí Việt Nam, xác định: Những nơi có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực vào loại cao nhất? Vùng có diện tích trồng lúa và sản lượng lúa cao nhất ?	
Bước 2: Học sinh thảo luận
Bước 3: Học sinh trình bày nội dung thảo luận kết hợp sử dụng lược đồ 
Dạy mục: Cây công nghiệp.
Bước 1: Chia học sinh thành 4 nhóm ( Nhóm 1,3: Cây công nghiệp lâu năm. Nhóm 2,4: Cây công nghiệp hàng năm)
Bước 2: Dựa vào trng 13,14 atlat địa lí Việt Nam, kết hợp sách giáo khoa thảo luận và hoàn thành phiếu học tập sau: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1. 
Cây công nghiệp
Nơi phân bố chủ yếu
1. Cây công nghiệp lâu năm
- Cà phê
- Cao su
- Hồ tiêu
- Điều 
- Dừa
- Chè
2. Cây công nghiệp hàng năm
- Mía
- Lạc 
- Đậu tương
- Đay 
- Dâu tằm 
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày
Bước 4: Nhận xét và thông tin phản hồi
THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP 1
Cây công nghiệp
Nơi phân bố chủ yếu
1. Cây công nghiệp lâu năm
- Cà phê
- Cao su
- Hồ tiêu
- Điều 
- Dừa
- Chè
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ
Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ
Tây Nguyên, Đông nam Bộ, duyên hải Miền Trung
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên 
2. Cây công nghiệp hàng năm
- Mía
- Lạc 
- Đậu tương
- Đay 
- Dâu tằm 
Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ
Đồng bằng Thanh – Nghệ -Tĩnh, Đông Nam Bộ
Trung du miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Hồng
Tây Nguyên, duyên hải Miền Trung
3.3.4. Sử dụng phương tiện - đồ dùng dạy học trong dạy học bài 37: 
 VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN[6] 
Dạy mục 1. Khái quát chung
Dựa vào trang 23, atlat địa lí Việt Nam, xác định:
	 Vị trí địa lí của Tây Nguyên
	 Kể tên các tỉnh thuộc Tây nguyên
	 Nêu đặc điểm địa hình, đất đai, khí hậu, khoáng sản 
 Nêu đặc điểm dân cư, lao động của Tây Nguyên
 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của các đặc điểm trên với vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Tây Nguyên.
Dạy mục 2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm
Dựa vào 37.1 và Atlat:
 Nêu tên các cây công nghiệp ở Tây Nguyên
 Tình hình sản xuất cây công nghiệp và sự phân bố cây công nghiệp ở Tây Nguyên
Dạy mục 4. Khai thác thuỷ năng kết hợp với thuỷ lợi.
Bước 1: Dựa vào hình 37.2 kết hợp Atlat hoàn thành bảng sau
Sông
Nhà máy thuỷ điện
Công suất
 Xêxan
Xrê pôk
Đồng Nai
Bước 2: Học sinh trình bày
Bước 3: Nhận xét, bổ xung và đưa thông tin phản hồi
Sông
Nhà máy thuỷ điện
Công suất
 Xêxan
Yaly
Xêxan 3
Xêxan 3A
720MW
Xrê pôk
Buôn Kuôp
Xrê Pôk
280MW

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_tien_do_dung_day_hoc_nham_tao_hung_thu_c.doc