SKKN Sử dụng phương tiện dạy học trong một tiết dạy Âm nhạc lớp 8 ở trường THCS Quảng Đức

SKKN Sử dụng phương tiện dạy học trong một tiết dạy Âm nhạc lớp 8 ở trường THCS Quảng Đức

 Âm nhạc là một nhu cầu nhận thức hoạt động và giải trí của xã hội loài người.Âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời và âm nhạc giúp con người nâng cao thẩm mỹ, thêm tươi trẻ và yêu đời, yêu cuộc sống hơn. Những điều thầm kín, khó nói, khó bộc lộ bằng các hành động, cử chỉ con người có thể trải lòng mình qua các tác phẩm âm nhạc bởi vậy ta thấy "Âm nhạc là ngôn ngữ của tâm hồn". Có thể nói âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta.

Trong nhà trường THCS, giáo dục âm nhạc đã được đưa vào là môn học chính khóa vì thấy rằng "giáo dục âm nhạc không phải là đào tạo nhạc sỹ mà trước hết là giáo dục con người" Bằng ngôn ngữ và đặc thù riêng của âm nhạc, nó không chỉ mang lại những xúc động, niềm vui sướng trong cuộc sống tinh thần mà còn giúp các em mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh. Thông qua âm nhạc giúp các em có thêm nghị lực vươn tới những ước mơ cao đẹp, biết ghét bỏ và loại trừ những thói hư tật xấu, biết yêu cuộc sống và yêu lao động, yêu trường lớp, yêu thầy cô, có tình thân ái với bạn bè.

Chương trình môn Âm nhạc ở trường THCS không nhằm mục đích đào tạo các em thành những ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp, mà chủ yếu thông qua môn học nhằm tác động vào thế giới tinh thần của các em, giúp các em có sự phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách.

 Sự có mặt của môn âm nhạc trong nhà trường làm thăng bằng nội dung học tập, góp phần phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, nhân cách của học sinh. Âm nhạc có một vị trí quan trọng, nó tạo cho nhà trường một không khí vui tươi, lành mạnh để các em tăng thêm lòng yêu trường yêu lớp, say sưa học tập và hoà mình vào tập thể. Qua môn học này học sinh có thể thấy được môn âm nhạc là một liều thuốc tinh thần, tạo sự hưng phấn trong học tập và cảm nhận được phần nào sự hấp dẫn của thế giới âm nhạc. “Tiếng hát vẫn là hoa thơm, là không khí và là ánh sáng mặt trời của trái đất”. Môn âm nhạc ở trường THCS sẽ cùng các môn học khác phát triển năng lực tư duy, trí tuệ, tạo cho các em một trình độ văn hoá âm nhạc, góp phần đào tạo những người lao động phát triển toàn diện về đức – trí – thể- mỹ (theo nghị quyết TW II của Đảng về mục tiêu giáo dục).

 

docx 18 trang thuychi01 9815
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương tiện dạy học trong một tiết dạy Âm nhạc lớp 8 ở trường THCS Quảng Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG XƯƠNG
TRƯỜNG THCS QUẢNG ĐỨC
	 ****************************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRONG MỘT TIẾT DẠY ÂM NHẠC LỚP 8 Ở TRƯỜNG THCS QUẢNG ĐỨC.
Người thực hiện: Lê Thị Thu Hà
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Quảng Đức
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Âm nhạc
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.
Trang 1
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 4
Trang 5 
Trang 13 
Trang 14
Trang 14
Trang 14
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
 	Âm nhạc là một nhu cầu nhận thức hoạt động và giải trí của xã hội loài người.Âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời và âm nhạc giúp con người nâng cao thẩm mỹ, thêm tươi trẻ và yêu đời, yêu cuộc sống hơn. Những điều thầm kín, khó nói, khó bộc lộ bằng các hành động, cử chỉcon người có thể trải lòng mình qua các tác phẩm âm nhạc bởi vậy ta thấy "Âm nhạc là ngôn ngữ của tâm hồn". Có thể nói âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta.
Trong nhà trường THCS, giáo dục âm nhạc đã được đưa vào là môn học chính khóa vì thấy rằng "giáo dục âm nhạc không phải là đào tạo nhạc sỹ mà trước hết là giáo dục con người" Bằng ngôn ngữ và đặc thù riêng của âm nhạc, nó không chỉ mang lại những xúc động, niềm vui sướng trong cuộc sống tinh thần mà còn giúp các em mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh. Thông qua âm nhạc giúp các em có thêm nghị lực vươn tới những ước mơ cao đẹp, biết ghét bỏ và loại trừ những thói hư tật xấu, biết yêu cuộc sống và yêu lao động, yêu trường lớp, yêu thầy cô, có tình thân ái với bạn bè.
Chương trình môn Âm nhạc ở trường THCS không nhằm mục đích đào tạo các em thành những ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp, mà chủ yếu thông qua môn học nhằm tác động vào thế giới tinh thần của các em, giúp các em có sự phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách.
 Sự có mặt của môn âm nhạc trong nhà trường làm thăng bằng nội dung học tập, góp phần phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, nhân cách của học sinh. Âm nhạc có một vị trí quan trọng, nó tạo cho nhà trường một không khí vui tươi, lành mạnh để các em tăng thêm lòng yêu trường yêu lớp, say sưa học tập và hoà mình vào tập thể. Qua môn học này học sinh có thể thấy được môn âm nhạc là một liều thuốc tinh thần, tạo sự hưng phấn trong học tập và cảm nhận được phần nào sự hấp dẫn của thế giới âm nhạc. “Tiếng hát vẫn là hoa thơm, là không khí và là ánh sáng mặt trời của trái đất”. Môn âm nhạc ở trường THCS sẽ cùng các môn học khác phát triển năng lực tư duy, trí tuệ, tạo cho các em một trình độ văn hoá âm nhạc, góp phần đào tạo những người lao động phát triển toàn diện về đức – trí – thể- mỹ (theo nghị quyết TW II của Đảng về mục tiêu giáo dục).
Môn học Âm nhạc ở trường THCS là một trong những môn học nghệ thuật quan trọng nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Đặc trưng của Âm nhạc là nghệ thuật âm thanh của giọng hát và các loại nhạc cụ. Âm nhạc có tính truyền cảm trực tiếp, có tác động mạnh mẽ tới tình cảm, cảm xúc của con người. Âm nhạc có tính trừu tượng, âm nhạc tạo nên sự cân bằng, hài hòa trong cuộc sống. Giáo dục âm nhạc, ngoài tác động về tình cảm, âm nhạc còn góp phần vào giáo dục các phẩm chất trí tuệ, đạo đức, hành vi, lối sống....hướng tới cái đẹp và điều thiện.
Cấu trúc chương trình Âm nhạc gồm 3 lĩnh vực nội dung: Học hát – Nhạc lí, Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức. Ba nội dung này tạo thành 3 phân môn. Các lĩnh vực nội dung của từng phân môn bổ sung, hỗ trợ cho nhau để tạo nên trình độ văn hóa âm nhạc phổ thông
Trong những năm gần đây Bộ giáo dục đào tạo thường xuyên và liên tục chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học môn Âm nhạc nói riêng. Trong đó, ngoài việc tích cực hóa các hoạt động dạy – học của thầy và trò (đặc biệt là học sinh), dạy môn Âm nhạc không thể chỉ bằng lời giảng của giáo viên, muốn đạt hiệu quả cao giáo viên phải hết sức cố gắng minh họa bằng hình ảnh, âm thanh thông qua những phương tiện và đồ dùng dạy học như: Tranh, ảnh, băng, đĩa nhạc, nhạc cụ...
Phương tiện dạy học môn Âm nhạc có những chức năng như sau: Tạo điều kiện cho học sinh được học tập bằng đa giác quan: nghe, nhìn, cảm nhận, vận động...Thúc đẩy, tạo hứng thú học tập cho học sinh, minh họa sinh động cho nội dung bài học, là nguồn kiến thức làm phong phú quá trình học tập của học sinh, giúp các em phát triển khả năng nghe, khả năng quan sát, phân tích, nhận xét và phát hiện ra kiến thức mới...Tạo điều kiện cho học sinh thực hành, thao tác kĩ thuật.
Khi thực hiện dạy các tiết Âm nhạc giáo viên thường ngại sử dụng đồ dùng dạy học, còn dạy chay, thiếu sự minh họa bằng âm thanh và hình ảnh, không sử dụng triệt để các phương tiện dạy học như Mõ, thanh phách, đàn, máy trình chiếu... làm cho chất lượng và hiệu quả tiết âm nhạc chưa cao.
Trong thực tế giảng dạy tôi thấy môn Âm nhạc THCS nếu không sử dụng tích cực và triệt để các phương tiện, đồ dùng dạy học thì tiết học sẽ rất nhàm chán, thiếu sinh động, không gây được hứng thú học tập ở học sinh. Không thu hút được học sinh học tập môn Âm nhạc thì giáo viên không thể khuyến khích học sinh tự làm các tài liệu học tập phục vụ cho bộ môn như Tự làm các nhạc cụ gõ đơn giản (thanh phách, những dụng cụ tạo ra âm thanh), làm Album âm nhạc theo nhóm...
Do giáo viên chưa chú trọng nhiều đến môn học Âm nhạc vì vậy mà chưa đầu tư sáng tạo làm những đồ dùng dạy học cần thiết phục vụ cho việc dạy và học. 
Vì những lí do trên tôi đã chọn đề tài “Sử dụng phương tiện dạy học trong một tiết dạy Âm nhạc lớp 8 ở trường THCS Quảng Đức”
1.2 Mục đích của đề tài
Nói đến đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc nói riêng không thể không quan tâm đến phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học. Thông qua đề tài tôi muốn làm rõ vấn đề sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học trong một tiết dạy Âm nhạc là điều rất quan trọng và cần thiết để giờ học đạt hiệu quả cao nhất. Sử dụng đồ dùng dạy học tích cực sẽ làm cho tiết học sôi nổi, sinh động và đầy sức thu hút, hấp dẫn đối với các em học sinh.
Thông qua đề tài này tôi sẽ nêu ra một số kinh nghiệm của bản thân trong việc sử dụng đồ dùng dạy học môn Âm nhạc THCS và thể hiện qua 1 tiết dạy cụ thể của lớp 8 như thế nào để đạt kết quả giờ dạy tốt nhất. Cần sử dụng, khai thác đồ dùng gì trong mỗi tiết? Sử dụng như thế nào cho hợp lí và đạt hiệu quả?
Trong điều kiện các trường THCS hiện nay thiết bị dạy học âm nhạc tuy đã có nhưng chưa đầy đủ và chưa thể đáp ứng được yêu cầu giảng dạy như mong muốn. Để khắc phục khó khăn này vai trò của giáo viên là rất quan trọng. Giáo viên phải biết khai thác những phương tiện dạy học sẵn có trong nhà trường (đồ dùng được cấp) như: Băng, đĩa bài hát trong chương trình, tranh in các bài hát, bài Tập đọc nhạc, Đàn Oocgan, Đàn guitar ...Bên cạnh đó giáo viên phải có sự năng động, sáng tạo trong việc sưu tầm, chế tạo những đồ dùng dạy học dễ làm mà đạt hiệu quả cao như: Vẽ tranh các nhạc sĩ, tranh minh họa các bài hát, các bài tập đọc nhạc...
Giáo viên thấy rõ hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong 1 tiết dạy cụ thể như thế nào? Sẽ tạo nên động lực thúc đẩy, khuyến khích họ sưu tầm, tích lũy tư liệu, băng, đĩa nhạc, sách tham khảo, tranh ảnh...và những phương tiện dạy học khác cần thiết phục vụ cho dạy học âm nhạc.
Những bộ đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên xuất phát từ những ý tưởng sáng tạo trong quá trình giảng dạy gần gũi với trẻ, cộng thêm sự cần cù miệt mài của óc thẩm mỹ và bàn tay khéo léo của giáo viên nên rất thiết thực với học sinh.
Sau mỗi tiết dạy Âm nhạc sẽ càng tạo nên sự say mê dạy học của giáo viên. Sự hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn Âm nhạc mà trước đó các em thấy chỉ là những buổi học đơn điệu, nhàm chán.
 Đó là công việc thường xuyên, lâu dài mà bất kỳ một giáo viên âm nhạc nào có lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục âm nhạc đều cần phải quan tâm.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh khối 8 trường THCS Quảng Đức năm học 2018-2019
1.4.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Môn âm nhạc ở trường THCS được chia thành những phân môn: Học hát, Nhạc lý - Tập đọc nhạc,Âm nhạc thường thức. Đây là các phân môn luôn song song và tồn tại, cùng phát triển trong nghệ thuật âm nhạc. 
Trong công tác đổi mới phương pháp dạy học môn Âm nhạc thì sự cần thiết của việc sử dụng các trang thiết bị dạy học rất quan trọng : Về phòng học bộ môn cần phải có nhằm tạo tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh như : tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho cả người dạy và người học, không làm ảnh hưởng đến các lớp học khác. Phòng học bộ môn là nơi có đầy đủ các phương tiện dạy môn Âm nhạc sẵn có phục vụ dạy và học giúp cho giáo viên và học sinh không phải vất vả trong việc mang vác di chuyển các phương tiện như đàn, máy nghe nhạc, máy tính....đến từng lớp.
Phương tiện dạy học là tập hợp những đối tượng vât chất được giáo viên sử dụng với tư cánh là những phương tiện tổ chức,điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, thông qua đó để thực hiện những nhiệm vụ dạy học. 
Tuy nhiên, phương tiện dạy học là hình ảnh chủ quan, nó phản ánh mặt bên ngoài của đối tượng hoặc hiện tượng.
Những hình ảnh trực quan đảm bảo mối quan hệ tư duy với hiện tượng và đối tượng nghiên cứu khi cung cấp cho tư duy tài liệu thông tin cần thiết và thực hiện hai chức năng cơ bản đó là: Chức năng nhận thức:Làm phong phú quá trình tư duy bằng nhiều chi tiết đã bị mất đi trong khái niệm trừu tượng và giúp làm nổi bật những thuộc tín bên trong của đối tượng và hiện tượng được nghiên cứu.
Chức năng điều khiển hoạt động nhận thức của người học.
Bởi vậy các phương tiện dạy học phải tạo điều kiện cho học sinh được học bằng nhiều giác quan như : nghe, nhìn, vận động, cảm nhận...Thúc đẩy việc học tập, tạo cho học sinh hứng thú học tập. Tạo điều kiện cho học sinh được thực hành quan sát và được thao tác kĩ thuật. Tăng cường nguồn kiến thức làm cho học sinh hiểu biết phong phú, phát triển khả năng nghe, phân tích, nhận xét và phát hiện ra kiến thức mới......
Khả năng sử dụng các phương tiện dạy học của giáo viên cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong dạy học. Nếu giáo viên biết sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học thì sẽ khai thác được hết tính năng của các phương tiện, khai thác được hết yêu cầu của bài học, chủ động, rút ngắn được thời gian để tập trung vào những yêu cầu về nội dung bài học và có sự tự tin trong giờ dạy...Cách hướng dẫn của giáo viên phải thuần thục, chính xác và có hiệu quả. Nếu giáo viên sử dụng chưa thành thạo, còn lúng túng thì hiệu quả đôi khi còn ngược lại... 
Trong dạy học việc giáo viên sử dụng phương tiện dạy học là cần thiết nhưng sử dụng như thế nào cho phù hợp, vừa phải và đem lại hiệu quả thì đó là việc giáo viên phải cân nhắc, xem xét và chuẩn bị kĩ. Cần nhớ rằng không nhất thiết cứ sử dụng nhiều phương tiện dạy học thì mới đem lại hiệu quả. Có khi chỉ cần sử dụng một hoặc hai thiết bị dạy học phù hợp với nội dung và khai thác hết tính năng và hiệu quả của nó thì có khi lại đạt kết quả tốt hơn so với việc sử dụng nhiều phương tiện dạy học mà không đem lại hiệu quả. Sử dụng các phương tiện dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, tránh việc lạm dụng, hình thức hay phô trương.....
2.2. Thực trạng về việc sử dụng phương tiện dạy học trong các tiết dạy Âm nhạc lớp 8 ở trường THCS Quảng Đức trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Từ khi đổi mới phương pháp dạy học môn Âm nhạc nhìn chung GV cũng đã có sử dụng trang thiết bị dạy học trong tiết học nhưng thực hiện còn qua loa đại khái, không thường xuyên, thường chỉ là trong tiết thao giảng, chưa chú trọng đến việc sưu tầm, sáng tạo nên những dồ dùng dạy học tối cần thiết.
Giáo viên bộ môn chưa thực sự quan tâm đến việc đưa các phương tiện dạy học vào tiết dạy nên chưa nghiên cứu sâu và chưa khai thác triệt để đồ dùng dạy học ở từng nội dung bài dạy.
Ví dụ: Tiết 3 Âm nhạc 8 có nội dung: Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát Một mùa xuân nho nhỏ. Điều tối thiểu giáo viên phải cho học sinh nhận biết được chân dung nhạc sĩ Trần Hoàn, được nghe một số trích đoạn tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ qua các phương tiện như Tranh, ảnh minh họa, âm thanh dùng để nghe như đài đĩa, đài cắm được USB, loa..... Nếu không sử dụng sẽ khiến tiết học nhàm chán, đơn điệu.
	Hiện nay nhiều nhà trường vẫn còn thiếu trang thiết bị dạy học phục vụ cho môn Âm nhạc như: Tranh ảnh minh họa các nhạc sĩ, Băng đĩa nhạc những bài hát giới thiệu trong chương trình, tranh ảnh minh họa các loại nhạc cụ, các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian...Nhiều giáo viên âm nhạc ở các trường chỉ sử dụng duy nhất 1 đàn phím điện tử trong tiết dạy hay thậm chí không sử dụng. Hay nhiều trường chưa có màn hình máy chiếu phục vụ cho giờ dạy vì vậy giáo viên âm nhạc còn hạn chế kĩ năng sử dụng máy tính, giáo án điện tử, hay hạn chết trong việc khai thác và sử dụng tư liệu trên mạng internet
	Do điều kiện đồ dùng dạy học còn thiếu, GV sử dụng đồ dùng trong tiết dạy chưa nhiều, chưa thường xuyên nên chưa thu hút được sự chú ý, gây hứng thú học tập của học sinh trong tiết học. Tiết học Âm nhạc chưa sinh động, chưa hấp dẫn nên hiệu quả giờ học chưa cao kéo theo chất lượng học sinh chưa cao.
Cụ thể khảo sát vào đầu năm học 2018 – 2019 học sinh khối 8 trường THCS Quảng Đức như sau:
Lớp
Sĩ số
Xếp loại
Đạt
Xếp loại
Chưa đạt
SL
%
SL
%
8A
41
32
78%
9
22%
8B
40
34
85%
6
15%
Tổng
81
66
81%
15
19%
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Để thực hiện 1 tiết dạy môn Âm nhạc đạt hiệu quả cao trước hết giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ nội dung học sinh cần đạt được là gì? Nên sử dụng phương pháp giảng dạy như thế nào? Sử dụng những đồ dùng dạy học nào và sử dụng trong phần nào tiết dạy là cần thiết và có hiệu quả? 
Giáo viên phải tìm hiểu xem nhà trường đã có những phương tiện, đồ dùng dạy học gì để phục vụ cho môn học Âm nhạc: Ngay từ đầu năm học giáo viên cần tìm hiểu trong phòng đồ dùng, lên danh mục những đồ dùng hiện có trong nhà trường và sắp xếp đồ dùng cần thiết cho từng tiết học cụ thể, theo trình tự từ tiết đầu tiên đến tiết cuối cùng trong năm học để tiện cho việc sử dụng. Tình trạng chung là các nhà trường đã có những đồ dùng cơ bản phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc nói chung như: Đàn phím điện tử, đàn guitare, bảng kẻ nhạc, đĩa âm nhạc lớp 8-lớp 9, bộ tranh các bài hát và các bài tập đọc nhạc trong chương trình của lớp 8- lớp 9, băng nhạc lớp 6, lớp 7. 
Riêng đồ dùng dành cho phân môn âm nhạc thường thức thì hầu hết không có như: Giới thiệu các nhạc cụ Việt Nam, phương Tây, Tranh ảnh các nhạc sĩ được giới thiệu trong chương trình, Đĩa các bài hát được giới thiệu trong phần tác phẩm...Giáo viên âm nhạc là người trực tiếp phụ trách bộ môn phải là người tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường. Bản thân có thể làm và sáng tạo những đồ dùng nào và đồ dùng nào cần phải trang bị thêm nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Nghiên cứu bài dạy thật kỹ để khai thác và đưa những đồ dùng cần thiết vào nội dung bài học. Những đồ dùng nào còn thiếu, giáo viên phải nhiệt tình tìm tòi sưu tầm những đồ dùng còn thiếu đó để đưa vào nội dung tiết dạy. Việc sưu tầm những tư liệu về âm nhạc không những giúp giáo viên dạy tốt môn âm nhạc mà còn bổ sung những kiến thức âm nhạc rất bổ ích cho giáo viên.
Ví dụ: Tiết 13 Âm nhạc 8 có nội dung: Một số nhạc cụ dân tộc. Giáo viên có thể sưu tầm những hình ảnh dưới đây để phục vụ bài dạy thêm sinh động, kết hợp sưu tầm một số clip biểu diễn những nhạc cụ đó làm thành một đĩa nhạc giới thiệu cho học sinh xem trích đoạn để các em thấy sự phong phú, đa dạng của nhạc cụ dân tộc Việt Nam.
 Cồng, chiêng Đàn T’Rưng Đàn đá
Giáo viên phải nghiên cứu sử dụng đồ dùng đó trong tiết dạy cụ thể như thế nào cho hợp lí, cho sinh động, gây hứng thú học tập cho học sinh. Khi nào thì đưa đồ dùng vào tiết học để gây hiệu quả cao nhất. Cũng là đồ dùng đó, tiết học đó nhưng có giáo viên đã áp dụng rất tốt, rất hiệu quả, nhưng cũng có giáo viên sử dụng lại không thành công. Đó chính là do sự nhạy bén, linh hoạt của giáo viên đối với từng tiết học cụ thể.
Khi giáo viên đã gây được hứng thú, niềm yêu thích phân môn âm nhạc thường thức cho học sinh thì động viên HS sưu tầm tranh ảnh, bài viết về các nhạc sĩ được giới thiệu trong chương trình. Hướng dẫn học sinh sáng tạo những nhạc cụ đơn giản phục vụ cho việc học âm nhạc như: thanh phách, sanh tiền, song loan...
Các nội dung Âm nhạc thường thức được giới thiệu trong chương trình SGK hết sức ngắn gọn. Do đó GV cần sưu tầm thêm tư liệu tham khảo, vừa để bổ sung kiến thức cho bản thân vừa có thể cung cấp thêm cho học sinh ở mức độ cần và đủ. 
Ví dụ: Trong các tiết dạy Âm nhạc giới thiệu về các nhạc sĩ Việt Nam và thế giới Giáo viên cần tìm đọc các sách về dân ca, âm nhạc dân gian, phân tích ca khúc, tìm hiểu về tác giả tác phẩm, các bài viết về âm nhạc với đời sống. Sưu tầm, sử dụng tranh ảnh để minh họa, giới thiệu về sự nghiệp âm nhạc của các nhạc sĩ Việt Nam cũng như Thế giới sẽ giúp cho HS có được những hình ảnh thực tế, được học tập bằng đa giác quan làm cho tiết học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Dùng tranh ảnh, băng đĩa nhạc sẽ giúp giáo viên đỡ phải diễn giải nhiều mà hiệu quả giờ học lại cao hơn.
Minh họa các nội dung Âm nhạc sẽ tạo được sự cuốn hút đối với học sinh, giúp HS cảm nhận được âm nhạc và yêu thích môn học hơn.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào sử dụng đồ dùng dạy học cũng rất hiệu quả và gây nhiều cuốn hút cho học sinh. Đó chính là sử dụng máy chiếu đa năng. Giáo viên có thể lên mạng Internet tìm những thông tin, tranh ảnh nhạc sĩ, tranh ảnh nhạc cụ, tác phẩm, những bài viết hay...liên quan đến nội dung bài dạy để trình chiếu cho học sinh xem.
Ví dụ: Tiết 26 Âm nhạc 8 Học hát : Bài Ngôi nhà của chúng ta . Giáo viên cần sưu tầm một số tranh minh hoạ để giới thiệu bài như Hình quả địa cầu hay chân dung nhạc sĩ Hình Phước Liên. Hoặc sử dụng phần mềm Encore 4.5 để viết các bài hát hoặc Tập đọc nhạc trên máy tính.
Ví dụ: Có thể trình chiếu những bức ảnh này qua máy chiếu đa năng để học sinh quan sát trong nội dung ÂNTT tiết 31 Âm nhạc 8: Sơ lược một số thể loại nhạc đàn. Từ đó học sinh dễ nhận biết hơn các hình thức biểu diễn nhạc cụ.
Dàn nhạc dân tộc có thể cùng lúc biểu diễn Hòa tấu các nhạc cụ trên
Để cụ thể hơn sau đây tôi xin trình bày cụ thể cách sử dụng phương tiện dạy học trong 1 tiết dạy Âm nhạc lớp 8.
Tiết 10: 
 - Ôn tập bài hát “ Tuổi hồng ”
 - Ôn tập: Tập đọc nhạc số 3
 - Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và bài hát Bóng cây kơnia
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- HS ôn tập lại bài hát Tuổi hồng và bài TĐN số 3; Được tìm hiểu về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và bài hát Bóng cây Kơnia.
2. Kĩ năng
- HS hát thuần thục bài hát bài hát Tuổi hồng, biết thể hiện được sắc thái tình cảm trong bài.
- Đọc nhạc ghép lời thuần thục bài TĐN số 3, ghép chính xác lời ca.
3. Giáo dục
- Qua bài hát giáo dục các em trân trọng và giữ gìn những tháng ngày tươi đẹp khi còn cắp sách đến trường.
- Hiểu biết về những đóng góp của các nhạc sĩ trong nước với nền âm nhạc Việt Nam.
B. Chuẩn bị phương tiện dạy học
1. Giáo viên: 
- Soạn bài.
- Máy tính, máy chiếu điện tử hoặc màn hình Tivi.
- Chuẩn bị hình ảnh trình chiếu trên màn hình: Bài hát «Tuổi hồng», bài Tập đọc nhạc số 3 Hãy hót, chú chim nhỏ hay hót , ảnh chân dung nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, bài hát Bóng cây Kơnia, một số hình ảnh của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.
- Một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_phuong_tien_day_hoc_trong_mot_tiet_day_am_nhac.docx