SKKN Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong chương ứng dụng di truyền học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, ôn thi học sinh giỏi và thpt quốc gia cho giáo viên và học Sinh lớp 12

SKKN Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong chương ứng dụng di truyền học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, ôn thi học sinh giỏi và thpt quốc gia cho giáo viên và học Sinh lớp 12

Trong chương trình phổ thông, Sinh học hiện là một trong những bộ môn khoa học có kiến thức vừa đa dạng vừa thực tế nhưng cũng có những phần rất trừu tượng. Trong kì thi THPT Quốc gia thì môn Sinh đã và đang được thi dưới hình thức thi trắc nghiệm còn thi học sinh giỏi thì thi theo hình thức tự luận. Trong quá trình dạy học, các giáo viên đều phải rèn cho học sinh các kĩ năng học tập và làm bài sao cho phù hợp với mỗi hình thức thi. Cho dù thi dưới hình thức nào thì vấn đề cốt lõi vẫn là học sinh phải nhớ, hiểu và biết vận dụng kiến thức đã học.

Theo Luật giáo dục 2005, khoản 2, điều 28 nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học: bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Đa phần kiến thức trong sách giáo khoa được trình bày theo kiểu văn bản khiến cho học sinh khó nhớ, khó hiểu và khó vận dụng những kiến thức cần thiết cũng như khó kết nối kiến thức các phần với nhau. Học sinh muốn khám phá kiến thức, muốn biến kiến thức trong sách giáo khoa thành kiến thức của mình để từ đó có thể vận dụng giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống cũng như hoàn thành các câu hỏi trong các đề thi một cách dễ dàng thì phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học của học sinh đóng vai trò quan trọng. Nội dung kiến thức thì giống nhau còn chính phương pháp dạy, học khác nhau là một trong những nguyên nhân đã tạo nên sự khác biệt giữa các học sinh. Một trong những phương pháp để người giáo viên dạy học đỡ vất vả mà học sinh lại có thể nhớ, hiểu, vận dụng được những kiến thức cần thiết trong học tập, thi cử và trong cuộc sống là sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong quá trình dạy – học.

Hiện nay sách Sinh 12 cơ bản đang được hầu hết các trường trung học phổ thông sử dụng làm tài liệu dạy học cho học sinh lớp 12. Trong sách Sinh học 12 cơ bản, chương IV- Ứng dụng di truyền học vào chọn giống là một chương có phần kiến thức ứng dụng trong thực tiễn. Phần này đòi hỏi học sinh phải vừa nắm vững kiến thức di truyền học đồng thời phải biết vận dụng để giải thích các hiện tượng, các quá trình sinh học trong quá trình chọn và tạo giống mới nhằm phục vụ sản xuất.

 

doc 24 trang thuychi01 13134
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong chương ứng dụng di truyền học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, ôn thi học sinh giỏi và thpt quốc gia cho giáo viên và học Sinh lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ HÓA TRONG CHƯƠNG ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC, ÔN THI HỌC SINH GIỎI VÀ THPT QUỐC GIA 
CHO GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH LỚP 12
Người thực hiện: Lê Thị Ngà
 Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Sinh học
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
TIÊU ĐỀ
Trang
MỞ ĐẦU
1
 Lí do chọn đề tài
1
Mục đích nghiên cứu
2
Đối tượng nghiên cứu
2
Phương pháp nghiên cứu
2
NỘI DUNG
3
Cơ sở lí luận của sang kiến kinh nghiệm
3
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
6
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
7
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, với đồng nghiệp và nhà trường.
18
 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
20
Kết luận
20
Kiến nghị
20
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong chương trình phổ thông, Sinh học hiện là một trong những bộ môn khoa học có kiến thức vừa đa dạng vừa thực tế nhưng cũng có những phần rất trừu tượng. Trong kì thi THPT Quốc gia thì môn Sinh đã và đang được thi dưới hình thức thi trắc nghiệm còn thi học sinh giỏi thì thi theo hình thức tự luận. Trong quá trình dạy học, các giáo viên đều phải rèn cho học sinh các kĩ năng học tập và làm bài sao cho phù hợp với mỗi hình thức thi. Cho dù thi dưới hình thức nào thì vấn đề cốt lõi vẫn là học sinh phải nhớ, hiểu và biết vận dụng kiến thức đã học. 
Theo Luật giáo dục 2005, khoản 2, điều 28 nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học: bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Đa phần kiến thức trong sách giáo khoa được trình bày theo kiểu văn bản khiến cho học sinh khó nhớ, khó hiểu và khó vận dụng những kiến thức cần thiết cũng như khó kết nối kiến thức các phần với nhau. Học sinh muốn khám phá kiến thức, muốn biến kiến thức trong sách giáo khoa thành kiến thức của mình để từ đó có thể vận dụng giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống cũng như hoàn thành các câu hỏi trong các đề thi một cách dễ dàng thì phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học của học sinh đóng vai trò quan trọng. Nội dung kiến thức thì giống nhau còn chính phương pháp dạy, học khác nhau là một trong những nguyên nhân đã tạo nên sự khác biệt giữa các học sinh. Một trong những phương pháp để người giáo viên dạy học đỡ vất vả mà học sinh lại có thể nhớ, hiểu, vận dụng được những kiến thức cần thiết trong học tập, thi cử và trong cuộc sống là sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong quá trình dạy – học. 
Hiện nay sách Sinh 12 cơ bản đang được hầu hết các trường trung học phổ thông sử dụng làm tài liệu dạy học cho học sinh lớp 12. Trong sách Sinh học 12 cơ bản, chương IV- Ứng dụng di truyền học vào chọn giống là một chương có phần kiến thức ứng dụng trong thực tiễn. Phần này đòi hỏi học sinh phải vừa nắm vững kiến thức di truyền học đồng thời phải biết vận dụng để giải thích các hiện tượng, các quá trình sinh học trong quá trình chọn và tạo giống mới nhằm phục vụ sản xuất. 
Với mong muốn làm thế nào để quá trình dạy học thật nhẹ nhàng mà các em lại vẫn đạt được kết quả cao trong các kì thi, tôi đã vận dụng và xin được đưa ra sáng kiến: "Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong chương ứng dụng di truyền học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, ôn thi học sinh giỏi và THPT Quốc gia cho giáo viên và học sinh lớp 12".
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, ôn thi học sinh giỏi, ôn thi trung học phổ thông Quốc gia trong phần kiến thức của chương IV- Ứng dụng di truyền học cho giáo viên và học sinh lớp 12.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	- Đề tài nghiên cứu về việc sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học chương IV- Ứng dụng di truyền học- Sinh hoc 12.
	- SKKN này được áp dụng cho giáo viên dạy Sinh học 12 và học sinh lớp 12 cũng như cho các học sinh ôn thi học sinh giỏi và ôn thi THPT Quốc gia.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Qua khảo sát thực tế thì thấy: Khi dạy đến chương IV- Ứng dụng di truyền học- Sinh hoc 12 thì đa số giáo viên và học sinh đều có tâm lí ngại vì đây là phần kiến thức lí thuyết, ít giáo viên sử dụng phương pháp sơ đồ hóa hoặc có sử dụng thì cũng chỉ sử dụng một số ít sơ đồ đại diện hoặc sử dụng các sơ đồ có sắn từ sách giáo khoa hoặc từ nguồn internet, Đối với học sinh thì hầu hết các em học thụ động, chờ giáo viên cung cấp thông tin, kiến thức rồi chép lại, có rất ít học sinh chủ động sử dụng phương pháp sơ đồ hóa cho phần kiến thức này.
- Phương pháp phân tích tài liệu: Đề dạy kiến thức phần này bằng phương pháp sơ đồ hóa, giáo viên và học sinh cần nghiên cứu, phân tích kiến thức trong sách giáo khoa 12 cơ bản, 12 nâng cao, sách giáo viên 12, sách tham khảo, để có thể hiểu rõ bản chất của vấn đề, từ đó có thể tóm tắt kiến thức theo kiểu sơ đồ; hiểu được ngôn ngữ trong sơ đồ, giải thích được đầy đủ hàm ý kiến thức được thể hiện trong sơ đồ.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Để biết được hiệu quả của SKKN như thế nào thì một biện pháp không thể không thực hiện đó là kiểm tra học sinh. Các hình thức kiểm tra có thể là:
+ Kiểm tra vấn đáp: Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ; giải thích sơ đồ, hoàn thành các sơ đồ điền khuyết, trả lời vấn đáp,
+ Kiểm tra tự luận: Yêu học sinh trả lời các câu hỏi tự luận ở các mức độ khác nhau.
+ Kiểm tra trắc nghiệm: Hiện nay thì phương pháp kiểm tra trắc nghiệm được sử dụng khá phổ biến từ củng cố bài, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết hay thi THPT Quốc gia
Thông qua các bài kiểm tra, tôi đã thu thập điểm số ở các lớp mình dạy sau đó quy đổi tỷ lệ % theo các mức từ thấp đến cao: điểm kém → điểm yếu → điểm trung bình → điểm khá → điểm giỏi. Qua phân tích kết quả điểm số của học sinh để biết được hiệu quả của việc áp dụng SKKN.
 II- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm sơ đồ hóa
a. Sơ đồ hóa là gì ?
“Sơ đồ hóa là phương pháp diễn đạt nội dung dạy học bằng ngôn ngữ sơ đồ. ngôn ngữ sơ đồ được thể hiện bằng các ký hiệu khác nhau như hình vẽ lược đồ, đồ thị, bảng biểu,” [6]
b. Phương pháp sơ đồ hóa là gì ?
Phương pháp khoa học sử dụng sơ đồ để mô tả sự vật, hoạt động, cho phép hình dung một cách trực quan các mối liên hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc của sự vật, cấu trúc logic của quy trình triển khai hoạt động (Tức là con đường từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc hoạt động) giúp con người qui hoạch tối ưu, điều khiển tối ưu các hoạt động [6].
c. Ý nghĩa của phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học ?
- Ưu thế tuyệt đối trong việc mô hình hóa cấu trúc cũng như mô hình hóa logíc phát triển của các sự vật, hiện tượng, từ vi mô đến vĩ mô.
- Ưu thế nổi bật đó là khả năng diễn đạt rất thành công hai mặt tĩnh (cấu trúc) và động (logic phát triển) của sự vật hiện tượng. 
Trong dạy học, có thể sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để dạy một khái niệm, một bài học, một chương hoặc một phần. Tuy nhiên, không phải tất cả các nội dung dạy học đều có thể sử dụng biện pháp sơ đồ hóa. Khi sử dụng biện pháp sơ đồ hóa ta cần xét các phần tử của một tập hợp nào đó và mối quan hệ giữa các phần tử[6] .
2.1.2. Vai trò của biện pháp sơ đồ hóa trong dạy - học Sinh học
a. Đối với giáo viên
Sinh học là môn học nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo, các quá trình sinh lí, hóa sinh, các mối quan hệ giữa các tổ chức sống với nhau và với môi trường, thì phương pháp chuyển tải bằng sơ đồ thường mang lại hiệu quả cao.
“Ngôn ngữ sơ đồ vừa cụ thể, trực quan, chi tiết nhưng vừa có tính khái quát, trừu tượng và hệ thống cao. Sơ đồ cho phép học sinh tiếp cận với nội dung kiến thức bằng con đường logic tổng – phân – hợp”[6].
Trong quá trình dạy học Sinh học, sử dụng biện pháp sơ đồ hóa sẽ giúp giáo viên:
+ Thường xuyên nhận được thông tin liên hệ ngược từ học trò để điều chỉnh học động dạy học phù hợp và kịp thời.
+ Nắm bắt nhanh, chính xác năng lực tư duy và trình độ nhận thức của học sinh, từ đó đưa ra những biện pháp giúp đỡ phù hợp.
+ Phát hiện kịp thời những học sinh tiến bộ rõ rệt hoặc sút kém để có biện pháp động viên, giúp đỡ kịp thời.
b. Đối với học sinh
*Hiệu quả thông tin:
- Tiếp cận với nội dung tri thức bằng con đường logic cùng một lúc vừa phân tích đối tượng nhận thức thành các sự kiện, các yếu tố cấu thành, lại vừa tổng hợp, hệ thống hóa các sự kiện, các yếu tố đó thành một chỉnh thể thống nhất thuận lợi cho việc khái quát hóa, hình thành khái niệm khoa học – sản phẩm của tư duy lý thuyết [6].
- Diễn đạt tối ưu mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc, giữa các chức năng sinh học, giữa cấu trúc với chức năng của đối tượng nghiên cứu. 
* Phát triển năng lực, nhận thức của học sinh:
- Phát triển các thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa,) và khả năng hình thành năng lực tự học cho học sinh. 
- Hiệu quả này lớn nhất khi việc sơ đồ hóa nội dung tri thức do học sinh tiến hành. Học sinh sử dụng ngôn ngữ sơ đồ để diễn đạt nội dung sách giáo khoa và tài liệu đọc được. 
 	Đây là quá trình gia công chuyển hóa kiến thức, bằng phép gia công biến hóa này sẽ rèn luyện được năng lực tư duy logic. Từ đó học sinh có thể:
+ Biết sáng tạo;
+ Tiết kiệm thời gian;
+ Ghi nhớ, hiểu biết vận dụng tốt hơn;
+ Rèn luyện kỹ năng đọc sách và tự nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa; 
+ Rèn luyện phương pháp tư duy khái quát, có khả năng chuyển tải thông tin cao để có thể ứng dụng trong các môn học khác.
2.1.3. Phương pháp sơ đồ hóa nội dung dạy học
a. Các mức độ sơ đồ [6]
Hiệu quả thấp nhất: Sơ đồ chỉ được sử dụng như một phương tiện truyền đạt thông tin của giáo viên (GV): GV xây dựng sơ đồ rồi giới thiệu cho học sinh (HS) bằng phương pháp giải thích minh họa.
Hiệu quả cao hơn: 
GV xây dựng được sử dụng như một phương tiện tổ chức hoạt động tự học của học sinh. GV tổ chức cho học sinh tự lực nghiên cứu sách giáo khoa rồi yêu cầu HS: 
- Sử dụng sơ đồ để diễn đạt nội dung đọc được
- Điền tiếp sơ đồ khuyết thiếu, sơ đồ câm.
- Tìm những bất hợp lý trong sơ đồ, sửa lại những bất hợp lý đó.
Hiệu quả cao nhất: 
+ Sơ đồ hóa là sản phẩm quá trình hoạt động của HS.
+ Tiến hành sơ đồ hóa chính là tiến hành nhận thức sự vật hiện tượng theo phương pháp tổng - phân - hợp.
+ Thông qua việc sơ đồ hóa nội dung tri thức, HS sẽ tự hình thành cho mình phương pháp nhận thức sự vật.
b. Các nguyên tắc xây dựng sơ đồ:
Tìm hiểu nguyên tắc của Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: Sơ đồ nội dung dạy học là sơ đồ phản ánh trực quan tập hợp những kiến thức then chốt (cơ bản, cần và đủ) của một nội dung dạy học và logic phát triển bên trong của nó. Sơ đồ nội dung dạy học bao gồm sơ đồ nội dung cho một khái niệm, một bài, một chương hoặc một phần [6]. Gồm 3 bước:
Các bước lập sơ đồ nội dung
Bước 1: + Chọn kiến thức cần và đủ.
 + Rút gọn cho thật súc tích, có thể dùng ký hiệu quy ước. 
 + Đặt chúng vào các đỉnh trên mặt phẳng (có thể có thứ tự hoặc không).
Bước 2: Thiết lập các cung: Thực chất là nối các đỉnh với nhau bằng các đoạn (có hướng hoặc vô hướng) để diễn tả mối liên hệ phụ thuộc giữa nội dung các đỉnh với nhau làm sao phản ánh được logic phát triển của nội dung đó. 
Bước 3: Hoàn thiện sơ đồ: làm cho sơ đồ đúng với nội dung được mô hình hóa về cấu trúc logic nhưng lại giúp cho học sinh dễ dàng lĩnh hội nội dung đó và nó phải đảm bảo mỹ thuật về mặt trình bày.
c.Các bước tổ chức bài giảng theo sơ đồ:
Các bước tổ chức bài giảng theo sơ đồ.
Giáo viên yêu cầu các em nghiên cứu sách giáo khoa đúng nội dung bài học để hoàn thành các nhiệm vụ được giao ghi trong các phiếu yêu cầu hoặc câu hỏi hoặc ghi lên bảng.
Học sinh tự nghiên cứu SGK để có thông tin, tìm câu trả lời.
Học sinh phân tích nội dung bài học để xác định dạng sơ đồ phù hợp.
Học sinh tự lập sơ đồ.
Thảo luận trước lớp về kết quả đã đạt được.
Giáo chỉnh lí để có các sơ đồ chính xác.
 tinh giản, khoa học và thẩm mĩ cao
Giáo viên ra bài tập bổ sung, củng cố.
d. Phân loại sơ đồ
Trong dạy học Sinh học, tùy theo nội dung, tiêu chí mà chúng ta có thể xây dựng các dạng sơ đồ khác nhau. Hiện nay, người ta thường chia sơ đồ thành các dạng như sau:
Các dạng sơ đồ
1. Căn cứ theo mối quan hệ trên sơ đồ
Giữa cái chung và cái riêng
Giữa toàn thể và bộ phận
Giữa nguyên nhân và kết quả
2. Căn cứ theo khả năng rèn luyện các thao tác logic
Sơ đồ rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp.
Sơ đồ rèn luyện kĩ năng so sánh
Sơ đồ rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa kiến thức.
3. Ký hiệu 
sơ đồ
Mô hình hóa khái niệm.
Biểu đồ, bảng biểu
Sơ đồ dạng nhánh, thẳng, vòng, lưới.
4. Theo mục đích lí luận dạy học
Sơ đồ nghiên cứu tài liệu mới
Sơ đồ củng cố, hoàn thiện kiến thức
Sơ đồ kiểm tra đánh giá
5. Theo mức độ hoàn thiện
Sơ đồ đầy đủ
Sơ đồ khuyết thiếu
Sơ đồ câm
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
 	- Đổi mới phương pháp dạy học theo kiểu lấy học sinh làm trung tâm đã và đang được các nhà trường áp dụng để dạy học cho học sinh với các mục đích:
	+ Truyền tải được nội dung kiến thức phong phú, đa dạng cho học sinh;
 + Để phù hợp với phương thức kiểm tra đánh giá hiện nay;
 + Để học sinh đạt kết quả cao trong các kì thi, kiểm tra,
Rất nhiều giáo viên và học sinh rất không thích dạy học phần kiến thức 
ứng dụng của di truyền học. Trong khi đó kiến thức phần này vẫn đã và đang tiếp tục là một phần trong các đề thi. Tuy nhiên, dạy kiến thức chương ứng dụng di truyền học mà không áp dụng phương pháp sơ đồ hóa thì học sinh sẽ rất ngại học và nếu học cũng khó nhớ, khó hiểu và khó vận dụng
	Để có thể nâng cao được hiệu quả dạy học và ôn luyện môn Sinh học nói ứng dụng di truyền học nói riêng đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải đam mê và kiên trì, sáng tạo,
	Khi dạy học theo các phương pháp truyền thống sẽ dẫn đến:
	(1). Giáo viên rất vất vả trong các tiết dạy, nội dung không được truyền tải hết trong thời gian của mỗi tiết hoc.
	(2). Học sinh sẽ tập trung ghi bài mà không tham gia thảo luận nhóm, hoặc chỉ tập trung thảo luận nhóm, trao đổi và quan sát hình ảnh mà không ghi bài. Do đó, học sinh không thể hiểu bài để có thể nhớ hay vận dụng. 
	(3). Đa số học sinh chưa biết cách học, cách ghi nhớ kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, học thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật” trong bài học, không khai thác được kiến thức trong tài liệu tham khảo hoặc không biết liên hệ thực tế cũng như không biết liên kết các kiến thức có liên quan với nhau. 
	Qua tìm hiểu thì việc sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học cũng không phải là mới lạ đối với giáo viên và học sinh. Nhưng việc sử dụng phương pháp sơ đồ hóa đối với chương ứng dụng di truyền học không phải giáo viên nào cũng triển khai và cũng không dễ gì đối với học sinh. Khi triển khai phương pháp này tôi thấy học sinh đã rất hứng thú và thấy yêu thích kiến thức của phần ứng dụng di truyền học rất nhiều.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Trình tự nghiên cứu:
SKKN đã được nghiên cứu so sánh giữa 2 nhóm học sinh theo trình tự sau:
Bước 1: Chia các lớp học sinh thành 2 nhóm:
Một nhóm học bằng cách ghi chép thông thường (nhóm đối chứng): 12I và 12N;
Một nhóm được học theo phương pháp sử dụng sơ đồ hóa (nhóm thực nghiệm): 12P và 12 Sử;
Bước 2: Yêu cầu học sinh soạn bài trước ở nhà:
Nhóm thực nghiệm sẽ tự lập sơ đồ hoặc hoàn thành các sơ đồ khuyết cho trước, cho các nội dung trong từng bài;
Nhóm đối chứng chuẩn bị bài theo cách thông thường: trả lời các câu hỏi cuối bài. 
Bước 3: Tổ chức dạy học;
Bước 4: Kiểm tra, đối chứng kết quả: 
Tổ chức kiểm tra học sinh bằng cách lồng ghép các bài tập trong các đề kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kì, kiểm tra chất lượng khối 12, ra bài tập trong quá trình ôn luyện thi học sinh giỏi
2.3.2. Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học
 a. Đối với giáo viên: Để thiết kế một sơ đồ đối với một bài học, chúng ta có thể thiết kế trên bảng; vẽ trên giấy hoặc chuẩn bị sẵn trong máy tính Qua đó có thể giúp học sinh hệ thống được kiến thức vừa học, khắc sâu được kiến thức trọng tâm.
 b. Đối với học sinh: Trước hết giáo viên phải giới thiệu một số dạng sơ đồ cho các em làm quen, sau đó hướng dẫn các em xây dựng các sơ đồ riêng cho mình. 
	Học sinh muốn lập được các dạng sơ đồ cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo- đây là cơ sở để học sinh nắm vững kiến thức, xác định kiến thức trọng tâm của bài, tìm hiểu về các quá trình thực hiện; sau đó học sinh có thể tự lập sơ đồ trên giấy, trên máy tính, viết trực tiếp trên bảng,
 *Cách ghi chép trên sơ đồ Ghi ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu;
	 Chọn những sự kiện quan trọng;
 Ghi đúng trình tự các sự kiện. 
2.3.3. Một số dạng sơ đồ có thể được lập trong các bài thuộc chương IV- Sinh học 12 cơ bản như sau: 
- Để truyền tải nội dung chương IV- sách giáo khoa 12 cơ bản, tôi đã sử dụng các dạng sơ đồ chủ yếu là: sơ đồ phân nhánh và sơ đồ bảng biểu. Việc sử dụng các sơ đồ này giúp các em vừa dễ dàng ghi bài cũng như lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng.
- Để ôn tập thì tôi sử dụng các sơ đồ khuyết để học sinh có thể điền các thông tin còn thiếu
Sau đây là một số kiểu sơ đồ tâi đa vận dụng trong việc truyền tải kiến thức chương IV- sách giáo khoa 12 cơ bản:
CHƯƠNG 4. DI TRUYỀN HỌC ỨNG DỤNG
I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHỌN GIỐNG
1. Khái niệm:
 do con người chọn tạo ra,
 có phản ứng như nhau trước cùng 1 
 điều kiện ngoại cảnh, 
Giống là một tập hợp cá thể sinh vật 
 có những đặc điểm di truyền đặc trưng,
 chất lượng tốt, năng suất cao và ổn định;
 thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, 
 kĩ thuật sản xuất nhất định.
 cải tiến các giống hiện có;
2. Nhiệm vụ của ngành chọn giống
 tạo giống mới có năng suất cao, 
 phẩm chất tốt. 
3. Quy trình tạo giống mới: 
 Gồm các bước:
Tạo nguồn nguyên liệu là biến dị di truyền 
(biến dị tổ hợp, đột biến và ADN tái tổ hợp);
Đánh giá kiểu hình để chọn ra kiểu gen mong muốn;
Tạo và duy trì dòng thuần có tổ hợp gen mong muốn;
Đưa giống tốt ra sản xuất đại trà.
I. CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI, CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP (BDTH)
1. Các bước tạo BDTH bằng lai giống:
Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau
Lai giống để tạo các biến dị tổ hợp
Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn
Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết để tạo ra các giống thuần (làm giống)
Ví dụ: Giống lúa Peta (Indoanexia) × Giống lúa Dee-geo woo- gen (Đài Loan)
 Takudan × Giống lúa IR 8 × IR – 12 – 178
 IR 22 CICA4
2. Tạo giống lai có ưu thế lai cao
2.1. Khái niệm ưu thế lai
 năng suất, cao vượt 
 Ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức chống chịu	 trội so với
 khả năng sinh trưởng các dạng
 và phát triển bố mẹ
 Ví dụ: P: ♀ lợn Ỉ × ♂ lợn Đại Bạch 
 F1: 10 tháng tuổi nặng 100 kg, tỷ lệ nạc trên 40%.
2.2. Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai
Giả thuyết siêu trội : AA aa.
Ví dụ: 
 kiểu gen aa:
quy định khả năng chịu lạnh 10oC.
Ở thuốc lá
 kiểu gen AA: 
quy định khả năng chịu nóng 35oC.
 kiểu gen Aa: 
quy định khả năng chịu nhiệt độ từ 10oC ® 35oC.
*Đặc điểm của ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong lai khác dòng;
	 cao nhất ở F1 và giảm dần qua các 
 thế hệ tiếp theo.
2.3. Phương pháp tạo ưu thế lai	
a. Lai khác dòng đơn:
Tự thụ phấn liên tục qua 5 – 7 thế hệ để tạo ra các dòng thuần.
Lai 2 dòng thuần khác nhau: dòng A ´ dòng B
 dòng C 
 (Dùng làm sản phẩm)
b. Lai khác dòng kép
Để tạo ra giống lai mới có đặc tính tốt của nhiều dòng thường dùng ghép lai khác dòng kép gồm nhiều dạng khởi đầu tham gia: 
Lai kép 3 dòng
Lai kép 4 dòng
 dòng A ´ dòng B
 ↓
 C ´ D
 ↓
 M (làm sản phẩm)
Dòng A ´ dòng B dòng C ´ dòng D	
 ↓	 ↓
 M ´ N
	 ↓
 F (làm sản phẩm)
c. Lai thuận và lai nghịch
	Ưu thế lai phụ thuộc vào cả đặc tính của tế bào chất. Vì vậy, phép lai thuận và lai nghịch cho hiệu quả ưu thế lai khác nhau ® Sử dụng lai thuận và lai nghịch để xác định xem hướng lai nào tạo ra cá thể lai có giá trị nhất.
Lai thuận: ♀ dòng A × ♂ dòng B
 ↓ 
 Dòng C1
Lai nghịch: ♂ dòng B × ♀ dòng A
 ↓ 
 Dòng C2
 Nếu C1 biểu hiện UTL → chọn C1, nếu C2 biểu hiện UTL → chọn C2.
2.4. Biện pháp duy trì và củng cố ưu thế lai
Cây trồng: - Cho sinh sản sinh dưỡng;
 - Nuôi cấ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_so_do_hoa_trong_chuong_ung_dung_di.doc