SKKN Sử dụng phương pháp lập bảng so sánh để tăng khả năng ghi nhớ và vận dụng kiến thức về hiđrocacbon của học sinh THPT

SKKN Sử dụng phương pháp lập bảng so sánh để tăng khả năng ghi nhớ và vận dụng kiến thức về hiđrocacbon của học sinh THPT

Trong các môn học ở trường THPT, nhiều học sinh rất ngại học môn Hóa học vì các em không được tiếp cận với môn học này từ sớm như những môn học khác ( môn Toán từ lớp 1, môn Ngữ văn từ lớp 1, môn Tiếng Anh từ lớp 1, môn Lý từ lớp 7, riêng môn Hóa chậm nhất tới tận lớp 8). Khi được tiếp cận rồi thì môn Hóa hầu như không thuộc các môn thi vào lớp 10 nên cả giáo viên và học sinh ở cấp THCS rất xem nhẹ việc học môn học này. Mãi tới khi vào lớp 10, học sinh mới bắt đầu học môn Hóa “thực sự”. Do vậy số lượng học sinh yêu thích môn Hóa học so với các môn học khác ít hơn nhiều. Đa số học sinh thấy rằng học môn Hóa phải ghi nhớ quá nhiều, khối lượng kiến thức lớn.

Việc giảng dạy bộ môn Hóa học ở trường trung học phổ thông đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên sáng tạo, cập nhật các phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh dễ hiểu bài, khả năng ghi nhớ kiến thức tốt, từ đó các em có thể vận dụng kiến thức để làm các bài tập đạt hiệu quả cao.

 Qua thực tế giảng dạy, tôi đã tìm được phương pháp dạy học để học sinh dễ hiểu bài, ghi nhớ kiến thức tốt, khả năng vận dụng cao. Từ đó gúp các em có niềm say mê môn Hóa học và đạt kết quả cao trong các kỳ thi đặc biệt là kỳ thi THPT Quốc gia.

 Để học sinh có thể ghi nhớ kiến thức tốt, từ đó vận dụng để làm các bài tập đạt hiệu quả cao. Qua đó giúp học sinh yêu thích, say mê môn Hóa học. Đồng thời để có thêm cơ hội trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp gần xa, tôi lựa chọn đề tài “ Sử dụng phương pháp lập bảng so sánh để tăng khả năng ghi nhớ và vận dụng kiến thức về hiđrocacbon của học sinh THPT ” làm hướng nghiên cứu cho mình.

 

doc 18 trang thuychi01 6530
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp lập bảng so sánh để tăng khả năng ghi nhớ và vận dụng kiến thức về hiđrocacbon của học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Trong các môn học ở trường THPT, nhiều học sinh rất ngại học môn Hóa học vì các em không được tiếp cận với môn học này từ sớm như những môn học khác ( môn Toán từ lớp 1, môn Ngữ văn từ lớp 1, môn Tiếng Anh từ lớp 1, môn Lý từ lớp 7, riêng môn Hóa chậm nhất tới tận lớp 8). Khi được tiếp cận rồi thì môn Hóa hầu như không thuộc các môn thi vào lớp 10 nên cả giáo viên và học sinh ở cấp THCS rất xem nhẹ việc học môn học này. Mãi tới khi vào lớp 10, học sinh mới bắt đầu học môn Hóa “thực sự”. Do vậy số lượng học sinh yêu thích môn Hóa học so với các môn học khác ít hơn nhiều. Đa số học sinh thấy rằng học môn Hóa phải ghi nhớ quá nhiều, khối lượng kiến thức lớn. 
Việc giảng dạy bộ môn Hóa học ở trường trung học phổ thông đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên sáng tạo, cập nhật các phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh dễ hiểu bài, khả năng ghi nhớ kiến thức tốt, từ đó các em có thể vận dụng kiến thức để làm các bài tập đạt hiệu quả cao.
	Qua thực tế giảng dạy, tôi đã tìm được phương pháp dạy học để học sinh dễ hiểu bài, ghi nhớ kiến thức tốt, khả năng vận dụng cao. Từ đó gúp các em có niềm say mê môn Hóa học và đạt kết quả cao trong các kỳ thi đặc biệt là kỳ thi THPT Quốc gia.
	Để học sinh có thể ghi nhớ kiến thức tốt, từ đó vận dụng để làm các bài tập đạt hiệu quả cao. Qua đó giúp học sinh yêu thích, say mê môn Hóa học. Đồng thời để có thêm cơ hội trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp gần xa, tôi lựa chọn đề tài “ Sử dụng phương pháp lập bảng so sánh để tăng khả năng ghi nhớ và vận dụng kiến thức về hiđrocacbon của học sinh THPT ” làm hướng nghiên cứu cho mình.
	Kiến thức về hiđro cacbon rất rộng nhưng trong giới hạn của đề tài, tôi chỉ đề cập đến kiến thức trong kỳ thi THPT Quốc gia.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cách lập các bảng so sánh giữa các loại hiđrocacbon.
- Nghiên cứu cách sử dụng các bảng so sánh trên vào quá trình dạy học để tăng khả năng ghi nhớ và vận dụng kiến thức cho học sinh.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học trong tình huống có vấn đề.
- Nghiên cứu phát triển các nội dung kiến thức học từng phần thành vấn đề tổng quát và áp dụng vào thực tế.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả của phương pháp dạy học vào đối tượng là học sinh yếu, trung bình, khá và học sinh ôn thi THPT Quốc Gia những năm gần đây.
IV – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 11 trường THPT Quảng Xương 1.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích, tìm tòi cách giải quyết một vấn đề từ các khái niệm và tính chất của chất hóa học ở trường THPT.
- Thu thập, nghiên cứu tài liệu và hệ thống hóa chúng thành các dạng tổng quát.
- Thực nghiệm sư phạm và xử lý kết quả thu được.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
I.1. Cơ sở lý luận
	Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khẳng định lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Để có những thành tựu và kết quả đó, trước hết bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của dân tộc, sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, của mỗi gia đình và toàn xã hội, sự tận tụy của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, sự ổn định về chính trị cùng với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay thực trạng giáo dục cho thấy chất lượng nắm vững kiến thức của nhiều học sinh không cao, đặc biệt là việc phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực giải quyết vấn đề. Trong thực tế, số lượng học sinh học sinh thi môn Hóa học trong kỳ thi THPT Quốc qia đang có xu hướng giảm. Vấn đề này một phần do sự thay đổi của xã hội nhưng một phần cũng vì môn học này chưa có sức hấp dẫn cao đối với học sinh, các em thấy khó học môn Hóa vì khối lượng kiến thức nhiều, kỹ năng làm bài phức tạp. Do vậy việc tìm tòi và áp dụng các phương pháp dạy học nhằm tăng khả năng ghi nhớ và vận dụng kiến thức cho học sinh là điều vô cùng cần thiết.
I. 2. Cơ sở thực tiễn
Hiđrocacbon là phần những hợp chất hữu cơ đầu tiên học sinh được tiếp cận ở chương trình lớp 11 – học kỳ II. Nếu học tốt phần này các em sẽ có hứng thú học các phần tiếp theo. Các loại hiđro cacbon được sách giáo khoa trình bày riêng rẽ từng bài, cuối phần mới có một bài hệ thống hóa về hiđro cacbon duy nhất nhưng kiến thức trình bày cũng ở dạng khái quát. Do vậy học sinh thấy khối lượng kiến thức lớn, dễ nhầm lẫn giữa các chất, không thấy được sự giống và khác nhau giữa các chất, mối liên hệ giữa chúng. Vì vậy việc giúp học sinh lập các bảng so sánh giữa các chất là quan trọng và cần thiết. Từ đó để các em giải quyết các dạng bài tập: Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, xác định số đồng phân, gọi tên, nhận biết các chất, điều chế các chất, tính toán dựa trên phương trình hóa học.
CHƯƠNG II: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP LẬP BẢNG SO SÁNH ĐỂ TĂNG KHẢ NĂNG GHI NHỚ VÀ VẬN DỤNG KIẾN THỨC VỀ HIĐROCACBON CỦA HỌC SINH THPT
II.1. Phương pháp lập các bảng so sánh về hiđrocacbon
II.1.1. Khái niệm hiđrocacbon
Hiđrocacbon là hợp chất mà phân tử chỉ chứa các nguyên tử cacbon và hiđro.
Các loại hiđrocacbon:
+ Hiđrocacbon no
+ Hiđrocacbon không no
+ Hiđrocacbon thơm
II.1.2. Phương pháp lập các bảng so sánh khi dạy bài mới.
Ví dụ minh họa: Thiết kế các hoạt động dạy học bài 32: Ankin
Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ vì giáo viên sẽ lồng ghép trong việc học bài mới.
Bài mới:
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của ankin.
Giáo viên cho biết một số ankin tiêu biểu: axetilen C2H2 (CHCH), propinC3H4 (CHC-CH3).
Têu cầu học sinh thiết lập dãy đồng đẳng của ankin.
Giáo viên đặt câu hỏi: Ankin là gì? Viết các đồng phân ankin có cùng CTPT C4H6
Sau khi học sinh hoàn thành xong, giáo viên yêu cầu học sinh viết tương tự với C5H8.
Giáo viên gọi tên theo danh pháp IUPAC và tên thông thường. Từ đó học sinh rút ra quy tắc gọi tên.
Giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành các thông tin vào bảng sau:
Anken
Ankin
Hợp chất tiêu biểu
Etilen(C2H4), propilen(C3H6)
Axetilen (C2H2), propin(C3H4)
Công thức chung
CnH2n (n ≥ 2)
CnH2n-2 (n ≥ 2)
Đặc điểm cấu tạo
Mạch hở, có một liên kết đôi
Mạch hở, có một liên kết ba
Đồng phân
- Mạch C
- Vị trí nối đôi
- Đồng phân hình học
- Mạch C
- Vị trí nối ba
- Không có đồng phân hình học.
Danh pháp
Tên thông thường: 
Thay “an” bằng “ilen”
Tên thông thường: 
Tên gốc ankyl + axetilen
Tên thay thế:
Vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch chính + vị trí nối đôi + en
Tên thay thế:
Vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch chính + vị trí nối ba + in
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về tính chất vật lí của ankin.
Giáo viên cho học sinh tái hiện lại kiến thức về tính chất vật lí của anken, hướng dẫn học sinh tìm hiểu tính chất vật lí của ankin trong sách giáo khoa. Từ đó giúp các em rút ra kết luận tính chất vật lí của ankin hoàn toàn tương tự anken.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về tính chất hóa học của ankin.
	Giáo viên làm thí nghiệm C2H2 tác dụng với dung dịch Br2, dung dịch KMnO4, dung dịch AgNO3/NH3.
Học sinh nhận xét màu của dung dịch Br2, dung dịch KMnO4 sau phản ứng, hiện tượng trong dung AgNO3/NH3.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu sách giáo khoa, đưa ra các ví dụ, đặt câu hỏi, gợi ý để các em hoàn thành các thông tin vào bảng sau:
Anken
Ankin
1. Phản ứng cộng
Xảy ra qua 1 giai đoạn: 
Từ nối đôi → nối đơn 
Xảy ra qua 2 giai đoạn: 
Từ nối ba → nối đôi → nối đơn
Cộng H2
CH2=CH2 + H2 CH3 - CH3
 CnH2n + H2 CnH2n+2
CHCH + 2H2 CH3 - CH3
CHCH + H2 CH2=CH2
CnH2n-2 + 2H2dư CnH2n+2
Cộng halogen
Làm mất màu dung dịch Brom
CH2=CH2 + Br2 š BrCH2 - CH2Br
CH3CH=CHCH3 + Br2 š
CH3CH – CHCH3
 Br Br 
CnH2n + Br2 → CnH2nBr2
Làm mất màu dung dịch Brom
CHCH BrCH=CHBr Br2CH - CHBr2
CnH2n-2 + 2Br2dư → CnH2n-2Br4.
Cộng HX
CH2=CH2 + H-Cl š CH3CH2Cl
CH2=CH2 + H2O CH3CH2OH 
CnH2n + HX → CnH2n+1X
CHCH + HCl CH2=CHCl
CH2=CHCl + HCl š CH3 - CHCl2
CHCH + H2OCH3-CH=O
CnH2n-2 + 2HXdư → CnH2nX2
2. Phản ứng trùng hợp
nCH2=CH2 (-CH2-CH2-)n 
2CHCH CH2=CH -CCH
 Vinyl axetilen
3CHCH C6H6 
 Benzen
3. Phản ứng oxi hóa
hoàn toàn
CnH2n + O2 š nCO2 + nH2O 
Nhận thấy: nCO2 = nH2O
CnH2n-2 + O2 š nCO2 + (n-1) H2O
Nhận thấy: nCO2 > nH2O
nCO2 - nH2O = nankin
không hoàn toàn
Làm mất màu dung dịch thuốc tím (KMnO4)
Làm mất màu dung dịch thuốc tím (KMnO4)
4. Phản ứng thế bằng ion kim loại
Không có phản ứng
CHCH +2AgNO3 + 2NH3 š AgCCAg + 2NH4NO3
RCCH + AgNO3 + NH3 š RCCAg + NH4NO3
Chỉ có ank-1-in mới có phản ứng này
Hoạt động 4 : Tìm hiểu về cách điều chế và ứng dụng của ankin.
	Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu sách giáo khoa, đưa ra các ví dụ, đặt câu hỏi, gợi ý để các em hoàn thành các thông tin vào bảng sau:
Anken
Ankin
1. Điều chế
- Trong phòng thí nghiệm:
CH3CH2OH CH2=CH2+ H2O
- Điều chế C2H2 trong phòng thí nghiệm và trước đây cả trong công nghiệp:
 CaC2 + 2H2O š Ca(OH)2 + C2H2#
Canxi cacbua ( đất đèn)
- Trong công nghiệp: Điều chế bằng phản ứng tách H2 hoặc crăckinh ankan
CnH2n+2 CnH2n + H2
CnH2n+2 CmH2m+2 + C(n-m)H2(n-m)
- Trong công nghiệp ngày nay: 
2CH4 CHCH + 3H2
2.Ứng dụng
Làm nguyên liệu
Làm nguyên liệu
3. Củng cố bài: 
Bài tập 1: Học sinh hoàn thành các thông tin vào bảng sau:
Ankan
Anken
Hợp chất tiêu biểu
Công thức chung
Danh pháp
Đặc điểm cấu tạo
Tính chất vật lí
Tính chất hóa học
Ứng dụng
Điều chế
Bài tập 2: Học sinh trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Để làm sạch etilen có lẫn axetilen ta cho hỗn hợp đi qua dd nào sau đây ?
 A. brom dư.	 B.KMnO4 dư. C.AgNO3 /NH3 dư. D.KOH dư.
Hướng dẫn: Học sinh dễ dàng sử dụng kiến thức trong bảng so sánh để chọn đáp án 
C vì chỉ có axetilen mới phản ứng với AgNO3 /NH3.
Câu 2: Có bao nhiêu ankin ứng với công thức phân tử C5H8 ? 
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4
Câu 3: Ankin C4H6 có bao nhiêu đồng phân có phản ứng với dung dịch chứa AgNO3/NH3
A. 4.	B. 2.	C. 1.	D. 3. 
Câu 4: Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa 
A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 1. 
Câu 5: Cho ankin X có công thức cấu tạo sau :
Tên của X là
A. 4-metylpent-2-in.	 B. 2-metylpent-3-in.	
C. 4-metylpent-3-in.	 D. 2-metylpent-4-in.
Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng sau: CH3-C≡CH + AgNO3 + NH3 X + NH4NO3 
X có công thức cấu tạo là
A. CH3-CAg≡CAg. 	B. CH3-C≡CAg.	C. AgCH2-C≡CAg. D. AgC≡CAg.
Câu 7: Chất nào sau đây có thể tham gia cả 4 phản ứng: Phản ứng cháy trong oxi, phản ứng cộng brom, phản ứng cộng hiđro, phản ứng với dd AgNO3 /NH3
A. etan.	B. etilen.	C. axetilen.	 D. propan.
Câu 8: Chất nào sau đây không điều chế trực tiếp được axetilen ?
	A. Ag2C2.	B. CH4.	C. Al4C3.	D. CaC2.
Câu 9: 4 gam một ankin X có thể làm mất màu tối đa 100 ml dung dịch Br2 2M. CTPT X là
A. C5H8 .	B. C2H2.	 	C. C3H4.	D. C4H6.
Câu 10: Một hỗn hợp gồm etilen và axetilen có thể tích 6,72 lít (đktc). Cho hỗn hợp đó qua dung dịch brom dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn, lượng brom phản ứng là 64 gam. Phần trăm về thể tích etilen và axetilen lần lượt là 
A. 66% và 34%.	B. 65,66% và 34,34%.	
C. 66,67% và 33,33%.	D. Kết quả khác.
4. Bài tập về nhà và hướng dẫn chuẩn bị bài mới
- Học sinh làm các bài tập trong SGK
- Học sinh làm them bài tập sau:
Bài tập: Từ metan, các chất vô cơ và các điều kiện cần thiết khác, hãy viết các PTHH điều chế:
Axetilen b. Etilen
Etan d. Etyl clorua
Butan f. Propan
Polietilen h. PVC
II.1.3. Phương pháp lập các bảng so sánh khi dạy bài luyện tập, ôn tập.
Ví dụ minh họa: Thiết kế các hoạt động dạy học bài 38: 
Hệ thống hóa về hiđrocacbon
Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ vì giáo viên sẽ lồng ghép trong việc học bài mới.
Bài mới:
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí của các loại hiđrocacbon.
	 Ở tiết học trước giáo viên đã yêu cầu học sinh về nhà tự ôn tập và chuẩn bị các nội dung vào bảng theo mẫu cá nhân
Đến tiết học này, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm học tập yêu cầu học sinh thảo luận và viết vào bảng của nhóm. Sau đó các em trong nhóm cử đại diện trình bày sản phảm của mình. Giáo viên cho học sinh nhận xét lẫn nhau và cuối cùng đưa ra kết luận. 
Ankan (parafin)
Anken (olefin)
Ankin
ankylbenzen
Hợp chất tiêu biểu
Metan(CH4), etan(C2H6) 
Etilen(C2H4), propilen(C3H6)
Axetilen(C2H2), propin(C3H4)
Benzen(C6H6), toluen(C7H8)
Công thức chung
CnH2n+2-2a trong đó a= Số lk π + số vòng
CnH2n+2 (a=0)
CnH2n (a=1)
CnH2n-2 (a =2)
CnH2n-6 (a = 4)
Đặc điểm cấu tạo phân tử
Mạch hở, chỉ có một liên kết đơn
Mạch hở, có một liên kết đôi
Mạch hở, có một liên kết ba
Gốc ankyl liên kết với vòng benzen
Đồng phân
Không có đồng phân hình học.
Có đồng phân hình học
Không có đồng phân hình học.
Không có đồng phân hình học.
Danh pháp
Vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch chính (có đuôi “an”)
Tên thông thường:
Thay “an” bằng “ilen”
Tên thông thường:
Tên gốc ankyl + axetilen
Vị tí nhánh + tên nhánh + benzen
Tên thay thế:
Vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch chính + vị trí nối đôi + en
Tên thay thế:
Vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch chính + vị trí nối ba + in
Tính chất vật lí
- Ở điều kiện thường, các hợp chất từ C1 – C4 là chất khí; từ C5 trở đi là chất lỏng hoặc rắn
- Không màu
- Không tan trong nước
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về tính chất hóa học của các loại hiđrocacbon.
Sau khi học sinh hoàn thành xong thông tin vào bản trên, giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập sau:
Bài tập: Viết các PTHH xảy ra khi cho các chất sau tác dụng với nhau( ghi rõ điều kiện xảy ra phản ứng):
Metan + Cl2 b. Etan + Cl2
Propan + Cl2 d. Etilen + H2
Propilen + Br2 f. Trùng hợp etilen
Axetilen + H2dư h. Axetilen + Br2dư 
i. Axetilen + HCl dư k. Axetilen + AgNO3 + NH3
l. Benzen + Br2 m. Toluen + Br2 
n. Benzen + H2 o. Benzen + Cl2 
Sau khi học sinh hoàn thành bài tập trên, giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành các thông tin vào bảng sau:
(Dấu +: xảy ra phản ứng, dấu -: không xảy ra phản ứng)
Ankan
(parafin)
Anken
(olefin)
Ankin
ankylbenzen
1.Phản ứng thế halogen
+
-
-
+
2.Phản ứng cộng
-
+
+
+
3. Phản ứng trùng hợp
-
+
+
-
4. Phản ứng thế ion kim loại
-
-
+
-
5. Phản ứng cháy
+
+
+
+
6. Phản ứng với KMnO4
-
+
+
Tùy từng chất, tùy điều kiện
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cách điều chế và ứng dụng của các loại hiđrocacbon.
Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập các kiến thức đã học, đặt câu hỏi, gợi ý để các em hoàn thành các thông tin vào bảng sau. Sau khi học sinh hoàn thành giáo viên có thể chiếu bảng đã chuẩn bị từ trước cho các em quan sát và so sánh.
Ankan (parafin)
Anken (olefin)
Ankin
ankylbenzen
Điều chế
- CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3
- Anken + H2
- Ankin + H2
- Chưng cất phân đoạn dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu. 
- Trong phòng thí nghiệm:
CH3CH2OH CH2=CH2+ H2O
- Trong công nghiệp: Điều chế bằng phản ứng tách H2 hoặc crăckinh ankan
CnH2n+2 
 CnH2n + H2
CnH2n+2
CmH2m+2 + C(n-m)H2(n-m)
- Điều chế C2H2 trong phòng thí nghiệm và trước đây cả trong công nghiệp:
CaC2 + 2H2O š Ca(OH)2 + C2H2#- Trong công nghiệp ngày nay: 
2CH4 CHCH + 3H2
3CHCH C6H6
Ứng dụng
Làm nhiên liệu, nguyên liệu, dung môi
Làm nguyên liệu
Làm nguyên liệu
Làm nguyên liệu, dung môi
Hoạt động 4: Hệ thống hóa thành bảng tổng hợp về hiđrocacbon.
Học sinh tổng hợp các thông tin từ các bảng trên và hoàn thành các thông tin vào bảng sau:
Ankan(parafin)
Anken(olefin)
Ankin
ankylbenzen
Hợp chất tiêu biểu
Công thức chung
Đặc điểm cấu tạo phân tử
Tính chất vật lí
Tính chất hóa học
Ứng dụng
Hoạt động 5: Tìm hiểu về sự chuyển hóa giữa các loại hiđrocacbon.
Giáo viên yêu cầu học sinh xây dựng sơ đồ mối liên hệ giữa các loại hiđrocacbon trong SGK và vận dụng viết các phương trình hóa học minh họa
Bài tập: Hoàn thành các PTHH sau:
A 15000C B + C.
B + AgNO3 + NH3 D + E.
D + F B + G
2B H
H + C Pd,t0 I
nI t0,p,xt Polime.
3. Bài tập về nhà và hướng dẫn chuẩn bị bài mới
Học sinh làm các bài tập trong sách giáo khoa.
II. 2. Một số dạng bài tập điển hình vận dụng các bảng so sánh trên
Dạng 1: Các bài tập về xác định công thức phân tử, công thức chung
Lưu ý: Dạng này thông thường là các bài tập ở mức độ nhận biết, học sinh chỉ cần tái hiện lại kiến thức là có thể trả lời được. Trong kỳ thi THPT Quốc gia, những câu này nhằm tránh điểm liệt cho các em. Ví dụ:
Câu 1: Công thức phân tử của axetilen là:
 A. C2H4 B. C2H6 C. C2H2 D. C3H4 
Câu 2: Công thức phân tử của etilen là:
 A. C2H4 B. C2H6 C. C2H2 D. C3H4
Câu 3: Công thức phân tử của etan là:
 A. C2H4 B. C2H6 C. C2H2 D. C3H4
Câu 4: Công thức phân tử của benzen là:
 A. C2H6 B. C6H6 C. C6H12 D. C6H14
Câu 5: Công thức phân tử của metan là:
 A. C2H6 B. C6H6 C. CH4 D. C2H4
Câu 6: Công thức phân tử của toluen là:
 A. C7H16 B. C6H6 C. C7H8 D. C6H14
Câu 7: Công thức chung của ankan là:
 A. CnH2n B. CnH2n+2 C. CnH2n-2 D. CnH2n-6
Câu 8: Công thức chung của ankan là:
 A. CnH2n B. CnH2n+2 C. CnH2n-2 D. CnH2n-6
Câu 9: Công thức chung của anken là:
 A. CnH2n B. CnH2n+2 C. CnH2n-2 D. CnH2n-6
Câu 10: Công thức chung của ankin là:
 A. CnH2n B. CnH2n+2 C. CnH2n-2 D. CnH2n-6
Câu 11: Công thức chung của ankylbenzen là:
 A. CnH2n B. CnH2n+2 C. CnH2n-2 D. CnH2n-6
Dạng 2: Các bài tập về gọi tên
Lưu ý: Dạng này thông thường là các bài tập ở mức độ thông hiểu. Các em nắm vững quy tắc đọc tên và vận dụng vào từng trường hợp cụ thể. Ví dụ:
Câu 1: Hợp chất có công thức cấu tạo CH3-CH(CH3)-CH2-CH3 có tên là:
 A. 2-metylbutan	 B. 2-metylpentan	
 C. 3-metylbutan	 D. 2-etylbutan
Hướng dẫn: Vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch chính (có đuôi “an”)
Câu 2: Hợp chất có công thức cấu tạo CH3-C(CH3)2-CH2-CH2-CH3 có tên là:
 A. 2,2-đimetylheptan	B. 2,2-đimetylpentan	
 C. 4,4-đimetylheptan	D. 2-đimetylpentan
Câu 3: Tên của ankin X có công thức cấu tạo sau là :
 A. 4-metylpent-2-in.	 B. 2-metylpent-3-in.	
 C. 4-metylpent-3-in.	 D. 2-metylpent-4-in.
Hướng dẫn: Vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch chính + vị trí nối ba + in
Câu 4: Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là
A. isohexen.	 B. 3-metylpent-3-en. 
C. 3-metylpent-2-en. D. 2-etylbut-2-en.
Hướng dẫn: Vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch chính + vị trí nối đôi + en
Câu 5: Ankan X có công thức cấu tạo: Tên của X là
 A. 2-isopropylbutan B. 3-isopropylbutan 
 C. 2,3-đimetylpentan	 D.3,4-đimetylpentan
Câu 6: Hợp chất X: CH3CH2-CH(CH3)-CC-CH(CH3)2 có tên là:
	 A. 3,6-đimetylhept-4-in.	 B. 2,5-đimetylhept-2-in.
	 C. 5-etyl-2-metylhex-3-in.	 D. 2,5-đimetylhept-3-in.
Dạng 3: Các bài tập về hiện tượng phản ứng, nhận biết, tinh chế các chất
Lưu ý: Dạng này thông thường là các bài tập ở mức độ thông hiểu. Học sinh có thể dựa vào bảng so sánh để trả lời ngay được câu hỏi. Ví dụ:
Câu 1: Hiđrocacbon X làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường là
 A. etan.	B. axetilen.	C. propan.	D. benzen.
Câu 2: Hiđrocacbon X làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường là
 A. toluen.	B. etilen.	C. butan.	D. benzen.
Câu 3: Hi đrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường là
 A. axetilen.	B. hexan.	C. propen.	D. etilen.
Câu 4: Để làm sạch etilen có lẫn axetilen ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch nào sau đây ?
brom dư.	B. KMnO4 dư.	 C. AgNO3 /NH3 dư. D. Ca(OH)2.
Câu 5 : Khi dẫn axetilen vào dd AgNO3 trong NH3, thấy có hiện tượng:
 A. dung dịch nhạt màu và có kết tủa vàng. B. Tạo kết tủa trắng	
 C. Tạo kết tủa vàng nhạt.	D. dung dịch AgNO3 mất màu.
 Câu 6 : Để phân biệt các chất khí sau: etilen, metan người ta dùng các chất 
 nào sau đây ?
 A. Br2 khan	 	B. dung dịch Br2	
 C. dung dịch NaOH	 D. dung dịch AgNO3/NH3
 Câu 7 : Để phân biệt các chất khí sau: etilen, axetilen người ta dùng các chất 
 nào sau đây ?
 A. H2 	 	 B. dung dịch Br2	
 C. dung dịch NaOH	 D. dung dịch AgNO3/NH3
Câu 8 : Để phân biệt các chất khí sau: etilen, axtilen, metan người ta dùng các chất 
 nào sau đây ?
 A. Br2 khan	 	B. dung dịch Br2	
 C. dung dịch Br2, dung dịch AgNO3/NH3	D. dung dịch AgNO3/NH3
Câu 9: Dẫn các khí (1) etilen; (2) axetilen; (3) but-1-in; (4) butan; (5) but-2-in vào 
dung dịch A

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_lap_bang_so_sanh_de_tang_kha_nang_g.doc