SKKN Sử dụng phương pháp học theo hợp đồng để dạy chủ đề: thanh hóa trong phong trào cần vương nhằm trang bị kiến thức lịch sử địa phương cho học sinh khối 11 tại Tỉnh Thanh

SKKN Sử dụng phương pháp học theo hợp đồng để dạy chủ đề: thanh hóa trong phong trào cần vương nhằm trang bị kiến thức lịch sử địa phương cho học sinh khối 11 tại Tỉnh Thanh

 Tăng cường liên hệ kiến thức lịch sử dân tộc với lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc với bối cảnh đất nước hiện nay cũng như lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương nơi quê mình sinh sống cũng là vấn đề nóng và cấp thiết đối với việc giáo dục lịch sử cho học sinh. Trong đó liên hệ kiến thức lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương là vấn đề cần được quan tâm và cần thực hiện triệt để .Vì thế SGK môn lịch sử các cấp đều bố trí ít nhất 1 tiết lịch sử địa phương để GV hướng dẫn học sinh học tập. Qua đó các em sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về lịch sử quê mình sinh sống. Các em cũng có cái nhìn sâu hơn, rộng hơn và biết đặt lịch sử quê mình với sự tổng thể của lịch sử dân tộc. Các em sẽ cảm thấy thú vị và muốn khám phá những điều chưa biết về cuộc sống hiện tại xung quanh. Cũng từ những điều thú vị ấy, các em sẽ cảm thấy yêu hơn, tự hào hơn mảnh đất nơi mình đã sinh ra.

 Dẫu biết là như vậy, nhưng làm thế nào để truyền cảm hứng khám phá tìm tòi cho các em, làm sao để các em có thiện cảm và tích cực hợp tác để cô trò cùng tìm hiểu và học tập có hiệu quả những kiến thức lịch sử địa phương là bài toán khó đối với GV khi quyết tâm thực hiện nghiêm túc tiết học này. Nói như vậy bởi lẽ, tiết học lịch sử địa phương thường bố trí trong PPCT vào cuối năm, thời điểm này thi học kì hai đã xong xuôi, động lưc học tập bộ môn để lây điểm không còn nữa, nên việc lôi cuốn các em vào tiết học này với hiêu quả cao nhất là rất khó. Giải quyết tình huống trên đòi hỏi người dạy phải có phương pháp mới, thật hấp dẫn, không sáo mòn, tránh căng thẳng và áp lực và phải có điều kiện với học sinh thì may ra thực mới có hiệu quả.

 

doc 19 trang thuychi01 6803
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp học theo hợp đồng để dạy chủ đề: thanh hóa trong phong trào cần vương nhằm trang bị kiến thức lịch sử địa phương cho học sinh khối 11 tại Tỉnh Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài.
 Tăng cường liên hệ kiến thức lịch sử dân tộc với lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc với bối cảnh đất nước hiện nay cũng như lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương nơi quê mình sinh sống cũng là vấn đề nóng và cấp thiết đối với việc giáo dục lịch sử cho học sinh. Trong đó liên hệ kiến thức lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương là vấn đề cần được quan tâm và cần thực hiện triệt để .Vì thế SGK môn lịch sử các cấp đều bố trí ít nhất 1 tiết lịch sử địa phương để GV hướng dẫn học sinh học tập. Qua đó các em sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về lịch sử quê mình sinh sống. Các em cũng có cái nhìn sâu hơn, rộng hơn và biết đặt lịch sử quê mình với sự tổng thể của lịch sử dân tộc. Các em sẽ cảm thấy thú vị và muốn khám phá những điều chưa biết về cuộc sống hiện tại xung quanh. Cũng từ những điều thú vị ấy, các em sẽ cảm thấy yêu hơn, tự hào hơn mảnh đất nơi mình đã sinh ra.
 Dẫu biết là như vậy, nhưng làm thế nào để truyền cảm hứng khám phá tìm tòi cho các em, làm sao để các em có thiện cảm và tích cực hợp tác để cô trò cùng tìm hiểu và học tập có hiệu quả những kiến thức lịch sử địa phương là bài toán khó đối với GV khi quyết tâm thực hiện nghiêm túc tiết học này. Nói như vậy bởi lẽ, tiết học lịch sử địa phương thường bố trí trong PPCT vào cuối năm, thời điểm này thi học kì hai đã xong xuôi, động lưc học tập bộ môn để lây điểm không còn nữa, nên việc lôi cuốn các em vào tiết học này với hiêu quả cao nhất là rất khó. Giải quyết tình huống trên đòi hỏi người dạy phải có phương pháp mới, thật hấp dẫn, không sáo mòn, tránh căng thẳng và áp lực và phải có điều kiện với học sinh thì may ra thực mới có hiệu quả.
 Vì những băn khoăn trên trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã “thử” một vài phương pháp mới vào tiết học lịch sử địa phương mà tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp đó là:
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC THEO HỢP ĐỒNG ĐỂ DẠY CHỦ ĐỀ: THANH HÓA TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG NHẰM TRANG BỊ KIẾN THỨC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH KHỐI 11 TẠI TỈNH THANH.
2.Mục đích nghiên cứu:
- Trang bị kiến thức cơ bản nội dung lịch sử địa phương chủ đề : Thanh Hóa trong phong trào Cần Vương cho HS khối 11 tại tỉnh Thanh Hóa để các em hiều thêm về lịch sử quê hương trong bối cảnh lịch sử dân tộc cuối thế kỉ XIX.
- Từ những kiến thức đó các em sẽ yêu hơn , tự hào hơn và mai sau có những đóng góp thiết thực để xây dựng quê hương giàu đẹp hơn.
- Sử dụng phương pháp mới ( học theo hợp đồng) để thay đổi cách dạy học truyền thống của GV, HS. Từ đó rèn luyện cho học sinh ý thức độc lập, tự giải quyết đánh giá nhìn nhận các vấn đề xảy ra trong cuộc sống.
3. Đối tượng nghiên cứu : Lịch sử Thanh Hóa phần Thanh Hóa trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX.
4. Phương pháp thực hiện: Học theo hợp đồng là chủ yếu. Ngoài ra kết hợp một số phương pháp dạy học lịch sử khác như sử dụng sơ đồ tư duy, bảng biểu, đặt câu hỏi, sử dụng kênh hình.
 NỘI DUNG SKKN
1. Cơ sở lí luận của vấn đề. 
- Căn cứ vào thực tế dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT Lê Viết Tạo
- Căn cứ vào tình hình đổi mới phương pháp dạy học lịch sử GV trong trường
- Căn cứ vào tài liệu lịch sử địa phương Thanh Hóa - Nhà xuất bản Thanh Hóa
- Căn cứ vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên: Nội dung lịch sử địa phương Thanh Hóa và Phương pháp dạy học tích cực.
2. Thực trạng của vấn đề. 
 Nói đến dạy học lịch sử địa phương có lẽ bất cứ GV nào cũng cảm thấy ngại .Vì sao vậy, đơn giản nó bắt nguồn từ những lí do sau:
- SGK không có chương trình nội dung cụ thể mà chỉ đề ra mấy chữ trong PPCT là tiết ..., lịch sử địa phương , còn nội dung như thế nào, kiến thức lịch sử ra sao, tùy vào GV các địa phương tự biên tự diễn.
- Khi thực hiện bắt buộc GV phải đi tìm tài liệu, mất thời gian.
- Bản thân HS không có tài liệu học tập, nên GV có dạy thì cũng cho HS đọc và chép vào vở ghi cho hoàn thành nghĩa vụ.
- Việc bố trí tiết dạy này vào cuối năm nên không tạo được động lực cho học sinh, không tạo được điều kiện ràng buộc HS học tập nhất là SGK Lịch sử 10,11. còn SGK 12 đã bố trí khá hợp lí vấn đề này.
- Mặt khác cuối năm tâm lí ngại dạy, nhiều GV thường bỏ qua, hoặc dạy phiên phiến để hoàn thành chương trình nếu lãnh đạo kiểm tra .....
- Việc đổi mới phương pháp, áp dụng phương pháp dạy học tích cực để dạy tiết này thì tôi tin rằng hiếm khi có GV nào thực hiện nhất là ở lớp 11,10....
 Vì những lẽ đó, nên chất lượng dạy học lịch sử địa phương không cao, đa số HS không biết gì về quá khứ của quê hương. Như vậy tác dụng giáo giục cho HS về tình yêu quê hương, xây dựng quê hương cũng sẽ giảm đi...
- Mặt khác phương pháp học theo hợp đồng là phương pháp dạy học tích cực mới mẻ khó thực hiện. Đa số GV chúng ta thường e dè khi sử dụng phương pháp này vì nó đòi hỏi sự chuẩn bị công phu, điều kiện cơ sở vật chất lớp học....phải đảm bảo. Nếu thực hiện đại khái hiệu quả bài dạy thường không thành công, trái lại nó còn tạo nên sự “lố” trong bài giảng.
 Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng trên, làm thế nào để trang bị cho HS nhưng kiến thức lịch sử quê hương một cách tốt nhất, làm thế nào để học sinh chấp nhận một giờ học có hiệu quả vào cuối năm khi mà mọi thứ đã gần như hoàn thành? Đó là cả một vấn đề khó?
Với tầm nhận thức còn hạn hep tôi manh dạn đưa ra đề xuất nhỏ đó là áp dụng những phương pháp mới vào bài giảng như: dạy học theo hợp đồng sử dụng, sơ đồ tư duy, theo dự án, theo góc những phướng pháp mới lạ may ra có cải thiện được thực trạng trên không?
Có thể lúc đầu ban thất bại do chưa quen với phương pháp này nhưng sau đó bạn sẽ thấy nó cũng có nhiều thú vị nếu bạn thực sự tâm huyết .
 Ở đây tôi không có tham vọng đi vào những vấn đề lớn của công tác dạy học lịch sử mà qua thực tế giảng dạy lịch sử địa phương gần đây tôi đã đúc kết một số kinh nghiệm mong muốn được chia sẻ cùng đồng nghiệp.
3. Giải pháp thực hiện.
3.1.GV lựa chọn nội dung cho tiết này là: Thanh Hóa trong phong trào Cần Vương. Vì phong trào Cần Vương là nội dung trọng tâm của chương trình học kì hai , Thanh Hóa là một trong những trung tâm chính của phong trào, phần này lại thường rơi vào nội dung thi nên các em đang còn nhớ kiến thức, do đó khi liên hệ với lịch sử quê hương giai đoạn này cũng dễ hơn.
3.2. GV xác định mục tiêu bài học, sự chuẩn bị của GV và HS thông báo cho HS hiểu về phương pháp học theo hợp đồng , (bản hợp đồng, các thiết bị dạy học và phiếu hỗ trợ học tập, đáp án).
3.3.GV phô tô tài liệu Lịch sử địa phương Thanh Hóa trong cuốn bồi dưỡng thường xuyên hoặc cuốn lịch sử Thanh Hóa của Nhà xuất bản giáo dục Thanh Hóa cho HS làm tài liệu học tập.
3.4. Phương pháp thực hiện : Ngoài một số phương pháp dạy học lịch sử như sử dụng sơ đồ tư duy, đặt vấn đề, lập bảng biểu trò chơi lịch sử..... , sử dụng phương pháp học theo hợp đồng là chủ yếu. 
3.5. Phương pháp hợp đồng sẽ được dạy ở một số nội dung sau, mỗi nội dung sẽ được coi là nhiệm vụ trong văn bản hợp đồng bao gồm:
3.5.1.Đặc điểm của phong trào Cần Vương trong toàn quốc
3.5.2.Thanh Hóa hưởng ứng chiếu Cần Vương
3.5.3.Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu 
3.5.4.Các nhân vật lịch sử tiêu biểu của phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa
3.5.5. Đặc điểm, Ý nghĩa của phong trào Cần Vương tại Thanh Hóa
3.5.6. Trò chơi lịch sử 
 	3.6. Bản hợp đồng được GV chuẩn bị, sau đó phô tô theo sĩ số lớp, chia nhóm theo lớp (3 HS một nhóm). Như vậy nếu sĩ số lớp 40 ta chia khoảng 13 nhóm, 13 nhóm sẽ cùng làm một bản hợp đồng. 
3.7. GV đưa ra nội dung hợp đồng, thiết kế đáp án trên Powerpoint để HS có thông tin phản hồi.
3.8 Đánh giá bằng cách cho điểm (điểm ý thức), hoặc xếp loại nhóm HS theo mức độ ý thức (T,K,TB,Y,K) và đưa ra điều kiện ràng buộc mang tính
 răn đe “giả” như trừ bớt điểm học kì bộ môn, hạ hạnh kiểm nếu thực hiện không nghiêm túc hoặc xếp loại tiết học lớp ở mức từ trung bình trở xuống nếu không thực hiện. Về nguyên tắc thì GV không được làm thế nhưng tôi muốn nhấn mạnh đây chỉ là điều kiện mang tính ràng buộc “giả” để các em “sợ” mà thực hiện nghiêm túc vì thời điểm đã là cuối năm , có như vậy giờ học mới thành công. Có thể cho học sinh tự đánh giá chéo nhau sau khi hoàn thành bản hợp đồng.
 Ở đây tôi không có ý định thiết kế thành một giáo án hoàn chỉnh mà chỉ nêu cách sử dụng phương pháp học theo hợp đồng vào một số mục trong chủ đề này.
4. Tổ chức thực hiện:
4.1.GV thông báo cho HS tiết học lịch sử địa phương là tiết 34, nội dung chuẩn bị học là : Thanh Hóa trong phong trào Cần Vương.
4.2.GV yêu cầu HS về tìm tài liệu có liên quan đến chủ đề này, nhất là tìm hiểu các nhân vật tiêu biểu của phong trào trên mạng Internet. 
4.3.GV cung cấp tài liệu cho học : Lịch sử địa phương Thanh Hóa.
4.4.GV cũng thông báo cho HS luôn: Phương pháp đước sử dụng chủ yếu trong giờ học lịch sử địa phương là phương pháp rất mới đó là học theo hợp đồng. 
 Đây là phương pháp mới lạ nên GV phải giới thiệu trước khi thực hiện giờ dạy để HS làm quen, tránh sự bỡ ngỡ.. 
	4.4.1. GV giới thiệu cho HS hiểu thêm về phương pháp này như sau:
 a. Khái niệm: học theo hợp đồng là mỗi HS hoặc nhóm HS được giao một hợp đồng trọn gồm các nhiệm vụ trong bài, HS chủ động độc lập và quyết định thỏa thuận vể thời gian cho mỗi nhiệm vụ được giao và hoàn thành hợp đồng theo khả năng của mình.
 b. Các bước thực hiện học theo hợp đồng là:
- Bước 1: Kí hợp đồng : Gv giải thích từng mục và kí hiệu trong văn bản hợp đồng. GV trao hợp đồng cho HS)
- Bước 2: Hướng dẫn thực hiện hợp đồng: ( GV yêu cầu HS, nhóm HS thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập nhưng nếu gặp khó khăn HS có thể đưa ra tín hiệu (giơ tay) để có sự trợ giúp của GV và HS khác thông qua hoạt động hợp tác.
- Bước 3: Nghiệm thu hợp đồng: ( GV thông báo thời gian thu hợp đồng, nếu nhóm nào chưa hoàn thành thì theo dõi các nhóm đã hoàn thành và đáp án của cô giáo về nhà tiếp tục hoàn thành).
- Bước 4: Củng cố và đánh giá hợp đồng: ( GV để HS tự đánh giá, các nhóm đánh giá chéo, GV đánh giá, nhận xét mức độ hoàn thành và năng lực của các nhóm ,GV chấm điểm tại chỗ hoặc thu về nhà chấm)
( phần giải thích này phải bố trí thời gian từ tiết trước để HS hiểu cách làm)
4.4.2. Áp dụng cụ thể vào tiết 34, chủ đề: Thanh Hóa trong phong trào Cần Vương .
Theo tài liệu lịch sử địa phương Thanh Hóa ,bố cục của chủ đề gồm các mục sau:
Mục
 Tên mục
Phương pháp thực hiện
Mục 1
 Thanh Hóa hưởng ứng chiếu Cần Vương
Học theo hợp đồng
Mục 2
Các phong trào tiêu biểu
Học theo hợp đồng kết các phương pháp khác
Mục 3
Đặc điểm và ý nghĩa của phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa
Học theo hợp đồng kết hợp với các phương pháp khác
4.4.2.a. Bước 1:Tổ chức kí hợp đồng.
- GV giới thiệu mẫu bản hợp đồng và các nhiệm vụ trong hợp đồng cho các mục trên như sau:
Stt
Nhiệm vụ
Bắt buộc (BB)/không băt buộc (KBB)
Nhóm/Lớp
Đáp án
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
1
Đặc điểm của phong trào Cần Vương trong toàn quốc
Hỗ trợ từ GV
3HS
.
2
Thanh Hóa hưởng ứng chiếu Cần Vương
BB
3HS
3
Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa biểu
BB
3HS
.
.
4
Tìm hiểu một số nhân vật tiêu biểu: Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Trần Xuân Soạn ,Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước, Tống Duy Tân
Hỗ trợ từ GV
3HS
.
..
5
Đặc điểm vị trí ,của phong trào. 
BB
3HS
.
6
Trò chơi lịch sử
BB
Cả lớp cùng tham gia
 Em có 20 phút để hoàn thành bản hợp đồng.
Họ tên.
Đã hiểu rõ nội dung của hợp đồng. Xin cam kết hoàn thành hợp đồng đúng thời hạn.
Giáo viên  Học sinh
 GV giải thích cho HS hiểu một số kí hiệu trong hợp đồng
Nhóm có 3 HS ,2 HS làm nhiệm vụ khai thác thông tin trong tài liệu, phiếu hỗ trợ, HS còn lại vừa theo dõi và ghi chép kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ trong hợp đồng.
. Hoàn thành thì HS tích vào ô 
. Chưa hoàn thành. HS vẽ biểu tượng vào ô.
 GV trao cho HS hợp đồng có chữ kí của GV, HS nghiên cứu nội dung của hợp đồng.
 GV hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ trong bản hợp đồng nếu HS gặp khó khăn hoặc chỗ nào chưa hiểu GV giúp đỡ, hỗ trợ.
GV tổ chức cho HS kí hợp đồng .
4.4.2.b. Bước 2: Thực hiện hợp đồng.
 	- GV hướng dẫn thực hiện hợp đồng, giới thiệu phiếu hỗ trợ:
Phiếu số 1
Tên các cuộc 
khởi nghĩa
Ba Đình
Hùng Lĩnh
Hà Văn Mao
Cầm Bá Thước
Thời gian
Địa bàn hoạt động
Lãnh đạo
Nghệ thuật tác chiến
Kết quả
Bài học kinh nghiệm
 Phiếu số 2
 Đinh Công Tráng (1842), quê Hà Nam. Ông từng là chánh tổng và tham gia trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883).
Hưởng ứng chiếu Cần Vương ,ông cùng với nghĩa quân của mình chọn vùng đất Ba Đình làm căn cứ kháng chiến lâu dài.
 Sau hai trận đánh quyết liệt tại Ba Đình quân Pháp đàn áp, ông chạy về Đô Lương - Nghệ An để tiếp tục chiến đấu. Do tương quan lực lượng, ông hi sinh tại đây. Tướng Pháp Mason nhận định về ông: là người trọng kỉ luật, cương trực, nghiêm trị thủ hạ quấy nhiễu dân, có chí nhẫn nại, biết mình, biết người không bao giờ hành binh cẩu thả, giỏi lập thế.
 Phạm Bành quê ở Hậu Lộc Thanh Hóa, đỗ cử nhân, từng làm quan án sát tại Nghệ An, nổi tiếng thanh liêm. 1885, ông bỏ về quê tham gia cuộc khởi nghĩa Ba Đình cùng Đinh Công Tráng
 Sau những thất bại tại Ba Đình, ông cùng nghĩa quân rút về Mã Cao (Yên Định). mặc dù tuổi cao, nhưng ông vẫn ra trận địa khích lệ quân sĩ chiến đấu. Nhưng để cứu mẹ già và con trai, Phạm Bành phải ra đầu thú, khi người thân được thả, ông liền uống thuốc độc tự tử để bảo toàn khí tiết.
Tống Duy Tân quê Vĩnh Lộc Thanh Hóa, từng đỗ tiến sĩ, làm tri huyện, làm đốc học Thanh Hóa. Hưởng ứng chiếu Cần Vương được vua Hàm Nghi phong làm chánh sứ sơn phòng Thanh Hóa,sau đó tham gia khởi nghĩa Ba Đình. Khi Ba Đình và Mã Cao thất thủ, ông mang quân chạy về Hùng Lĩnh, lập nên một trung tâm kháng chiến mới. Hoạt động được một thời gian, bị pháp ráo riết truy lùng, ông tuyên bố giải tán lực lượng nhằm tránh thương vong. Ông về Bá Thước ẩn náu, ông bị phản và bị Pháp bắt 1892. Sau đó Pháp ra lệnh xử tử . Ông bị bắn chết. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh kết thúc.
 Hà văn Mao quê Bá Thước, là thổ ti mường ở châu Quan Hóa. Ông từng có cuộc hội ngộ với Tôn Thất Thuyết, được làm tán lí, là chỉ huy nghĩa quân ở miền tây Thanh Hóa. Ông cho xây dựng căn cứ Mã Cao Tại Yên Định, đánh Pháp ở Bái Thượng La Hán, Thọ Xuân. Sau khi Mã Cao thất thủ, ông tiếp tục liên kết với các toán nghĩa quân Pháp. Năm 1892, nghĩa quân bị vây quét, Ông bi bắt.
 Cầm Bá Thước quê ở Thường Xuân Thanh Hóa, ông được Tôn Thất Thuyết phong làm bang biện quân hai châu Thường Xuân và Lang Chánh. Ông từng tham gia khởi nghĩa Hùng Lĩnh và khởi nghĩa Hương Khê. Năm 1895, ông và vợ con bị Pháp bắt đưa về Trịnh Vạn và bí mật giết hại, năm đó ông tròn 37 tuổi.
 Các nhóm thực hiện các nhiệm vụ theo thứ tự, sử dụng phiếu hỗ trợ để chọn kiến thức phù hợp với nội dung, trình độ, nhịp độ làm việc của mỗi nhóm và thời gian đã thảo thuận. Mỗi nhóm điền các kiến thức bắt buộc để hoàn thành bản hợp đồng.
 GV theo dõi và hỗ trợ thêm nếu HS cần.
Để HS làm nghiêm túc có kết quả, GV phải đưa ra các điều kiện ràng buộc mang tính răn đe “giả” như đã trình bày ở phần phương pháp thực hiện.
4.4.2.c . Bước 3: Nghiệm thu.
Trước khi kết thúc các nhiệm vụ theo thời gian quy định, GV cho các em một khoảng thời gian nhất định ở trên lớp để các em nhanh chóng hoàn thành bản hợp đồng của mình. Nếu có những nhiệm vụ HS chưa hoàn thành, GV yêu cầu các em dừng lại theo dõi những bản hợp đồng của các nhóm đã hoàn thành và thông tin phản hồi của cô để hiểu và về nhà làm tiếp. 
- GV chiếu nội dung của từng nhiệm vụ, và giảng cho HS nghe sau đó cho HS đối chiếu bản hợp đồng có thể cho các nhóm đánh giá chéo bằng cách điền kí hiệu hoặc cho điểm bạn.
- GV điều chỉnh và nhận xét chung, và tuyên dương những nhóm làm tốt nhất.
GV sử dụng thêm các phương pháp dạy học lịch sử, hướng các nhóm đưa ra những đáp án cho từng nhiệm vụ trong ban trong bản hợp đồng như sau:
* Nhiệm vụ 1: Đặc điểm phong trào Cần Vương trong toàn quốc.
Với nhiệm vụ này, GV hỏi thêm HS : Chiếu Cần Vương được ban xuống từ khi nào?
HS sẽ nhớ kiên thức và trả lời được ngay đó là:
Ngày 13/8/1885. Sau khi sự biến kinh thành Huế thất thủ Tôn thất Thuyết cùng Vua Hàm Nghi chạy đến Tân sở Quảng Trị. Thay mặt vua ,Tôn Thất Thuyết xuống chiếu Cần Vương. Phong trào Cần Vương bùng nổ.
Vậy đặc điểm chính của Phong trào là gì? Các nhóm dựa vào bản hợp đồng để có câu trả lời. GV chiếu sơ đồ tư duy sau để cho HS có cái nhìn tổng thể
HS quan sát, nghe kết hợp với tài liệu mà GV đã cung cấp để nắm kiến thức và hoàn thành nhiệm vụ bản hợp đồng.
Đặc điểm phong trào Cần Vương
Kết quả: Thất bại.
Tính chất: phong kiến ,
tính dân tộc,nhân dân sâu sắc
Phương pháp đấu tranh
K/n vũ trang
Địa bàn hoạt động: rộng lớn đồng bằng ,đến trung du và miền núi khắp Bắc Trung Kì
Lực lượng tham gia: đông đảo
nhân dân
Lãnh đạo: Vua, Văn thân sĩ phu
Nguyên nhân thất bại
Thiếu đường lối đúng đắn.
Do Pháp mạnh
 Do phần kiến thức này đã học nên các nhóm chỉ quan sát, trả lời, lắng nghe. Đưa ra đặc điểm chung này mục đích GV cho HS thấy dược phong trào ở Thanh Hóa là một bộ phận của phong trào Cần Vương nên nó cũng sẽ có những đặc điểm tương tự như vây. Từ đó các em sẽ thấy lịch sử quê hương cũng vận động và phát triển cùng với lịch sử dân tộc.
* Nhiệm vụ 2: Thanh Hóa hưởng ứng chiếu Cần Vương.
 Đối với nhiệm vụ này GV yêu cầu HS sinh trình bày như trong đáp án của bản hợp đồng mà các em đã làm. GV giảng trên lược đồ Thanh Hóa cho HS thấy được các vị trí trung tâm khởi nghĩa. HS theo dõi kết hợp với tài liệu, và bản hợp đồng để tiếp nhận kiến thức.
Phần này GV chốt bằng cách ghi bảng )
13/7/1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương, nhân dân Thanh Hóa nhất tề đứng lên giúp vua cứu nước.
Thanh Hóa là một trong những trung tâm chính của phong trào, nơi quy tụ có sự chỉ đạo của các văn thân sĩ phu: Trần Xuân Soạn, Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước
* Nhiệm vụ 3: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu .
 GV chiếu sơ đồ tư duy sau để HS có cách nhìn 
khái quát các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu ở Thanh Hóa thời kì này, sau đó sử dụng lược đồ khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Hùng Lĩnh tường thuật những diễn biến chính để tạo không khí học tập tránh sự rời rạc cắt đoạn của tiết học.
K/n Hà Văn Mao (1887)
k/n Ba Đình
(1886-1887)
k/n tiêu biểu
Kn cầm Bá Thước
(1887-1895)
K/n Hùng Lĩnh
(1886-1892)
Lược đồ K/n Ba Đình
 Lược đồ K/n Hùng Lĩnh
 Sau đó GV gọi đại diện các nhóm hoàn thành trình bày nhiệm vụ 2 trong bản hợp đồng mà các em đã làm.
 Lưu ý:
 Do nội dung của các cuộc khởi nghĩa này có sẵn trong tài liệu phát cho HS, nên GV không yêu cầu các em quá sa vào chi tiết về diễn biến mà chỉ nắm những nét khái quát nhất thông qua việc lập một bảng biểu trong nhiệm vụ đã ghi trong hợp đồng. GV chiếu bảng biểu để có thông tin phản hồi, sau đó GV yêu cầu các nhóm đánh giá chéo bản hợp đồng về nhiệm vụ này. 
Thông tin phản hồi được trình chiếu là:
Tên cuộc k/n
Ba Đình
Hà Văn Mao
Tống Duy Tân
Cầm Bá Thước
Thời gian
1885-1887
1887
1886-1892
1887-1895
Địa bàn hoạt đông
Nga Sơn
Bá Thước Thọ Xuân, Cẩm Thủy
Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Nông cống, Bá Thước
Trịnh Vạn-Thường Xuân, Ngọc Lặc, Như Xuân, Quỳ Châu (Nghệ An)
Lãnh đạo
Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Nguyễn Khế ,Nguyễn Toại.
Hà Văn Mao..
Tống Duy Tân, Cao Điền:
Cầm Bá Thước.
Ngệ thuật tác chiến
Xây dựng công sự Ba Đình vững chắc, chặn các đợt hành binh của Pháp.
Sử dụng địa hình hiểm trở miền núi Bá Thước chặn đánh Pháp.
Sử dụng địa hình rừng núi đánh du kích, phục kích.
Xây dựng hệ thống đồn trại kiên cố, bố trí gian đá, lao gồ hầm chông, hố chông, mở rộng địa bàn hoạt đông ra các tỉnh bạn. 
Kết quả
- Tháng 1-1887, quân pháp huy động lực lượng triệt hạ căn cứ và xóa tên 3 làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mĩ khê trên bản đồ. Đinh Công Tráng hi sinh, Phạm bành bị bắt
- K/n thất bại
- 11-1887, quân Pháp mở cuộc tấn công, do tương quan lực lượng, nghĩa quân tan rã, Hà Văn Mao vào rừng tuẫn tiết
- K/n thất bại
- 5-10-1892, Pháp tấn công, Tống Duy Tân bị bắt
- K/n thất bại
-13-5-1895, do có tay sai dẫn đường, Cầm Bá Thước bị sa vào tay giặc.
- K/n thất bại
Ý nghĩa
Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chống giặc ngoại xâm giành độc lập
Biểu tượng, tấm gương cho sự hi sinh cao cả vì dân vì nước, niềm tin vào cuộc đấu tranh giành độc lập
Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào giành độc lập chống Pháp sau này
Bài học kinh nghiệm
Để l

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_hoc_theo_hop_dong_de_day_chu_de_tha.doc