SKKN Sử dụng phương pháp dạy học chương trình hóa trong môn Công nghệ lớp 11 THPT phần cấu tạo của Động cơ đốt trong nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh

SKKN Sử dụng phương pháp dạy học chương trình hóa trong môn Công nghệ lớp 11 THPT phần cấu tạo của Động cơ đốt trong nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh

 Thế kỷ XXI- thế kỷ của sự phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ. Yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và những thách thức bị tụt hậu trên con đường tiến lên CNXH đòi hỏi các nhà trường phải đào tạo nên những con người lao động mới: tích cực, tự lực.

 Để “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân”, [5] thì giáo dục phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Vì vậy giáo dục phổ thông cũng chính là tiền đề giúp học sinh chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng tham gia vào hoạt động sản xuất sau khi học sinh ra trường. Mặt khác môn công nghệ là một môn học liên quan mật thiết với đời sống và sản xuất điển hình là phần cấu tạo của Động cơ đốt trong bởi kiến thức của môn học, phần học có thể dễ dàng áp dụng vào thực tiễn. Để làm tốt công tác chuẩn bị đó thì câu hỏi đặt ra là làm thế nào để người học có thể tiếp cận và lĩnh hội nhanh, có hiệu quả được kiến thức của môn học. Đây là một câu hỏi bản thân tôi luôn trăn trở suy nghĩ, tìm cách để đưa ra được một phương pháp giảng dạy giúp người học có thể lĩnh hội được một lượng tri thức lớn nhất trong một thời gian nhất định đối với môn học. Đó chính là phương pháp giảng dạy của mỗi giáo viên, nó có quan hệ biện chứng, tác động chi phối đối với chủ thể là người học. Có thể nói, cùng một lượng kiến thức như nhau, nhưng phương pháp giảng dạy cũng như cách thức truyền tải lượng kiến thức đó đối với người học khác nhau thì giúp cho khả năng tiếp thu, độ nhanh nhạy trong quá trình nhận thức cũng như hiệu quả của một tiết học, bài học, môn học đến với người học là khác nhau.

Trong lý luận dạy học, đã có nhiều phương pháp dạy học được đưa ra trong đó có các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại. Sử dụng phương pháp dạy học thích hợp với từng đối tượng người học không chỉ đơn thuần là cung cấp tri thức mà phải trang bị cho người học khả năng khám phá và nghiên cứu để phát triển năng lực trí tuệ thông qua hoạt động tự lực của bản thân. Một trong những phương pháp dạy học theo quan điểm điều khiển học đang được quan tâm đó là phương pháp dạy học chương trình hoá. Ý thức rõ tầm quan trọng trên nên trong quá trình dạy học môn Công nghệ lớp 11 THPT tập trung thiết kế được phương pháp dạy học chương trình hóa cho học sinh trong nội dung 2 bài dạy tìm hiểu về “Thân máy và nắp máy” và “Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền” trong chương 6: Cấu tạo của động cơ đốt trong.

Với lí do trên nên tôi chọn đề tài “ Sử dụng phương pháp dạy học chương trình hóa trong môn Công nghệ lớp 11 THPT phần cấu tạo của Động cơ đốt trong nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh”

 

docx 19 trang thuychi01 14185
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp dạy học chương trình hóa trong môn Công nghệ lớp 11 THPT phần cấu tạo của Động cơ đốt trong nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Thế kỷ XXI- thế kỷ của sự phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ. Yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và những thách thức bị tụt hậu trên con đường tiến lên CNXH đòi hỏi các nhà trường phải đào tạo nên những con người lao động mới: tích cực, tự lực.
 Để “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân”, [5] thì giáo dục phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Vì vậy giáo dục phổ thông cũng chính là tiền đề giúp học sinh chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng tham gia vào hoạt động sản xuất sau khi học sinh ra trường. Mặt khác môn công nghệ là một môn học liên quan mật thiết với đời sống và sản xuất điển hình là phần cấu tạo của Động cơ đốt trong bởi kiến thức của môn học, phần học có thể dễ dàng áp dụng vào thực tiễn. Để làm tốt công tác chuẩn bị đó thì câu hỏi đặt ra là làm thế nào để người học có thể tiếp cận và lĩnh hội nhanh, có hiệu quả được kiến thức của môn học. Đây là một câu hỏi bản thân tôi luôn trăn trở suy nghĩ, tìm cách để đưa ra được một phương pháp giảng dạy giúp người học có thể lĩnh hội được một lượng tri thức lớn nhất trong một thời gian nhất định đối với môn học. Đó chính là phương pháp giảng dạy của mỗi giáo viên, nó có quan hệ biện chứng, tác động chi phối đối với chủ thể là người học. Có thể nói, cùng một lượng kiến thức như nhau, nhưng phương pháp giảng dạy cũng như cách thức truyền tải lượng kiến thức đó đối với người học khác nhau thì giúp cho khả năng tiếp thu, độ nhanh nhạy trong quá trình nhận thức cũng như hiệu quả của một tiết học, bài học, môn học đến với người học là khác nhau.
Trong lý luận dạy học, đã có nhiều phương pháp dạy học được đưa ra trong đó có các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại. Sử dụng phương pháp dạy học thích hợp với từng đối tượng người học không chỉ đơn thuần là cung cấp tri thức mà phải trang bị cho người học khả năng khám phá và nghiên cứu để phát triển năng lực trí tuệ thông qua hoạt động tự lực của bản thân. Một trong những phương pháp dạy học theo quan điểm điều khiển học đang được quan tâm đó là phương pháp dạy học chương trình hoá. Ý thức rõ tầm quan trọng trên nên trong quá trình dạy học môn Công nghệ lớp 11 THPT tập trung thiết kế được phương pháp dạy học chương trình hóa cho học sinh trong nội dung 2 bài dạy tìm hiểu về “Thân máy và nắp máy” và “Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền” trong chương 6: Cấu tạo của động cơ đốt trong.
Với lí do trên nên tôi chọn đề tài “ Sử dụng phương pháp dạy học chương trình hóa trong môn Công nghệ lớp 11 THPT phần cấu tạo của Động cơ đốt trong nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Vận dụng phương pháp dạy học chương trình hoá (CTH) nhằm phát huy tính tích cực, tự lực học tập của học sinh.
Thông qua việc nghiên cứu này, bản thân tôi sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc dạy học bằng phương pháp dạy học tích cực.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số bài học phần cấu tạo của động cơ đốt trong môn Công nghê lớp 11 THPT được xây dựng trên cơ sở phương pháp dạy học chương trình hóa.
Bài “Thân máy và nắp máy”
Bài “Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền”
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
Phương pháp dạy học chương trình hóa.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Vấn đề phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học
2.1.1.1.Khái niệm về tính tích cực
 “Tính tích cực là các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ động tìm kiếm tri thức để năng cao hiệu quả học tập” [4]
2.1.1.2. Sự hình thành tính tích cực học tập
Quá trình dạy học gồm hai hoạt động có quan hệ hữu cơ: 
- Hoạt động dạy của giáo viên
- Hoạt động học của học sinh 
 Cả hai hoạt động này đề được tiến hành nhằm thực hiện mục đích giáo dục. Hoạt động học tập của học sinh chính là hoạt động nhận thức. Hoạt động này chỉ có hiệu quả khi học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, với một động cơ nhận thức đúng đắn. Kết quả học tập của học sinh là thước đo kết quả hoạt động của giáo viên và học sinh. Trong quá trình dạy học, điểm tập trung là bản thân người học, chứ không phải là người dạy, tức là hoạt động dạy học cần dựa trên nhu cầu, hứng thú, thói quen và năng lực của người học ở các lứa tuổi khác nhau. Như vậy mục đích của dạy học ở đây là phát triển trên nhiều mặt, chứ không chỉ nhằm lĩnh hội kiến thức. Do đó cần thật sự coi trọng việc hình thành, phát triển những kĩ năng tự học và có khả năng đáp ứng yêu cầu của dòng tri thức không ngừng gia tăng. Chương trình và kế hoạch dạy học phải căn cứ vào nhu cầu, hứng thú, năng lực của học sinh, giúp các em có được thái độ đúng và nắm được những kiến thức, kỹ năng, kĩ xảo, phát huy đầy đủ nhất năng lực của mình. Vì vậy trong khi dạy học cần tạo điều kiện cho HS chủ động tiếp thu các kiến thức, kỹ năng.... biết biến những cái đó thành kiến thức, kỹ năng của mình. Nói cách khác là biết điều cần học thành cái "vốn", cái "tài sản" của bản thân. Học tập như vậy khiến sự hiểu biết của các em được vững chắc hơn, hứng thú của các em được tăng cường hơn. Khi dạy học hoạt động tư duy của các em được khơi dậy và phát triển. Đó chính là dạy học phát huy tính tích cực. [2]
 2.1.2. Phương pháp dạy học chương trình hoá(CTH) và sự phát huy tính tích cực, tự lực học tập của học sinh
2.1.2.1 Khái niệm về phương pháp dạy học CTH: [1]
Vào đầu những năm 50, khi các máy móc điện tử phát triển và phổ biến rộng rãi trong hầu hết các ngành hoạt động, các nhà giáo học pháp ở Mỹ, rồi ở Liên Xô, Ấn Độ và một số nước khác đã nghiên cứu áp dụng một hệ thống phương pháp dạy học có điều khiển theo những chương trình cài đặt sẵn trong các máy và đặt tên là phương pháp chương trình hóa.
Phương pháp dạy học CTH là phương pháp dạy học nhằm điều khiển việc học tập của từng cá nhân học sinh, đảm bảo việc tự kiểm tra thường xuyên quá trình học tập, trợ giúp khả năng hoạt động độc lập, tích cực của người học. 
Phương pháp dạy học CTH đặt trọng tâm của quá trình dạy học vào người học và cá biệt hóa quá trình dạy học theo trình độ và năng lực của từng học sinh. Với phương pháp này, từng cá nhân học sinh có thể tiếp thu kiến thức với lượng thời gian khác nhau cũng như theo các diễn tiến khác nhau tùy vào kiến thức có sẵn và khả năng, tốc độ học tập của riêng mình.
Mục tiêu quan trọng nhất của phương pháp dạy học CTH là nhanh chóng phản hồi thông tin về mức độ tiếp thu kiến thức của người học để lấy đó làm cơ sở điều khiển quá trình học một cách có hiệu quả và đảm bảo chất lượng.
2.1.2.2. Bản chất, đặc điểm, và yêu cầu của phương pháp dạy học chương trình hoá. [1]
Bản chất của phương pháp dạy học chương trình hóa: Chương trình hóa trong dạy học tương tự như chương trình máy tính: tài liệu nghiên cứu được chuyển tới học sinh dưới dạng một trình tự lôgic chặt chẽ các yếu tố thông tin. Quá trình dạy học được xem như một hệ gồm: giáo viên, học sinh và môi trường. Dạy học CTH là điều khiển hệ thông qua sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó nhằm thực hiện chức năng truyền thụ kiến thức khoa học của xã hội loài người cho học sinh. Trong đó quá trình dạy học được tổ chức sao cho:
Giúp học sinh tránh được sai lầm.
Sự sai sót của học sinh trong quá trình học tập phải được học sinh và giáo viên biết rõ và khắc phục kịp thời.
Đặc điểm của phương pháp dạy học chương trình hóa: Chương trình hóa là kỹ thuật dạy học được đề xuất đầu tiên bởi nhà tâm lý học hành vi B.F Skinner vào năm 1958. Theo Skinner, mục đích của dạy học CTH là điều khiển người học dưới những điều kiện quản lý [44 - Ellington Henrry, How to Design Programmed Learning Materials]. Phương pháp này có một số đặc điểm sau đây:
Mục đích dạy - học chung và từng phần được xác định rõ ràng, cụ thể. Những bước công việc được sắp xếp hợp lí nhất, thuận tiện nhất, theo con đường ngắn nhất để giải quyết từng nhiệm vụ nhằm đạt tới mục đích đề ra.
Nội dung dạy học được chia thành từng liều học. Sau mỗi liều, học sinh phải trả lời các câu hỏi kiểm tra. Sau khi trả lời, học sinh biết được mình trả lời đúng hay sai, tiếp theo mới chuyển sang liều khác (luôn đảm bảo mối liên hệ ngược bên trong).
Việc học tập theo các liều học tiến hành nhanh hay chậm là tùy theo năng lực của người học (khả năng cá biệt hóa người học).
Liều học tiếp theo phụ thuộc vào kết quả trả lời câu hỏi trước đó (luôn đảm bảo mối liên hệ ngược bên ngoài).
Mối liên hệ hai chiều giữa thầy và trò được xác lập và duy trì thường xuyên đảm bảo cho quá trình dạy học được điều khiển và điều chỉnh sát với mục tiêu của hoạt động theo chương trình.
Sử dụng hệ thống thiết bị dạy - học điện tử.
Quá trình dạy học CTH có thể được biểu diễn theo sơ đồ mã hóa như sau:
: Thông báo nguyên tố kiến thức (là phần thông tin hoàn chỉnh về mặt lôgic) cho học sinh 
: Câu hỏi kiểm tra kiến thức vừa thông báo hay kỹ năng có liên quan, người học (học sinh) trả lời cho người dạy (có thể là giáo viên, cũng có thể là tài liệu học tập được biên soạn chuyên biệt hay máy dạy học - máy tính).
: Người dạy nghiên cứu câu trả lời của người học và quyết định quá trình hướng dẫn tiếp theo. Người học được thông báo về câu trả lời của mình hoặc được thông báo về sự đúng sai của câu trả lời này (quá trình kiểm tra và tự kiểm tra).
Cứ mỗi lần người học thực hiện xong ba khâu như vậy người ta gọi là một liều. Sơ đồ quá trình dạy học chương trình hóa như sau:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quá trình dạy học chương trình hóa
Yêu cầu của việc dạy học chương trình hóa:
Phải xây dựng lại toàn bộ cấu trúc nội dung tài liệu.
Phải xây dựng chương trình cho quá trình nghiên cứu tài liệu học tập. 
Phải xây dựng hệ thống kiểm tra sự lĩnh hội kiến thức của học sinh có hiệu quả nhất
2.1.2.3. Các kiểu chương trình dạy học chương trình hóa[1]
2.1.2.3.1. Chương trình kiểu đường thẳng
Chương trình này thích hợp với mọi học sinh. Bản chất của chương trình này là sau khi lĩnh hội một thông tin, nếu người học trả lời được câu hỏi kiểm tra, chứng tỏ đã nắm được nội dung đó thì sẽ được chuyển sang học lượng thông tin tiếp theo, nếu người học trả lời sai thì phải học lại nội dung đó, tự tìm nguyên nhân sai, sau đó mới được chuyển sang nội dung tiếp theo. Chương trình thích ứng ở chỗ thời gian học khác nhau đối với từng người (tùy thuộc vào khả năng của từng người). Có thể biểu diễn chương trình này bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quá trình dạy học chương trình hóa kiểu chương trình đường thẳng
Chương trình kiểu đường thẳng có đặc điểm sau:
Mỗi “liều” kiến thức chứa đựng thông tin kiến thức rất nhỏ.
Tài liệu soạn thảo sao cho quá trình học diễn ra hầu như không có sai lầm khi trả lời câu hỏi tự kiểm tra.
Yếu tố quan trọng của sự học là học sinh tự lựa tìm câu trả lời. Điều này sẽ đòi hỏi học sinh phải tích cực suy nghĩ, tự tìm kiếm câu trả lời đúng nghĩa là tự lực, tích cực thu nhận kiến thức mới.
2.1.2.3.2. Chương trình kiểu phân nhánh
Chương trình kiểu này được xây dựng theo nguyên tắc: Câu hỏi sau mỗi nguyên tố thông tin có kèm theo nhiều câu trả lời sẵn. Học sinh chọn câu trả lời mà mình coi là đúng thì học sinh được học “liều” khó nhất tiếp theo (theo chỉ dẫn của chương trình), nếu trả lời sai thì chương trình sẽ giải thích tại sao sai bằng cách học bổ sung một số “liều” khác dễ hiểu rõ hơn.
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ quá trình dạy học chương trình hóa kiểu chương trình phân nhánh
2.1.2.4. Quy trình xây dựng bài học theo dạy học chương trình hóa[3]
Khi tiến hành biên soạn tài liệu dạy học theo chương trình hóa giáo viên cần phải định hình được trình tự công việc phải thực hiện, nên việc đưa ra một quy trình là vô cùng cần thiết để tạo ra tài liệu dạy học có giá trị, quy trình xây dựng tài liệu dạy học theo chương trình hóa thành 5 bước như sau: 
Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học 
Giáo viên dựa vào khung chương trình và chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học để xác định được mục tiêu cần đạt được của bài dạy. Trên cơ sở đó, xác định cái đích cần hướng tới của cả bài về cả ba mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ.
Bước 2: Lựa chọn và chia nhỏ nội dung bài dạy.
Căn cứ vào mục tiêu dạy học, kiến thức và kỹ năng hiện tại của học sinh mà giáo viên sẽ lựa chọn và xác định các nội dung trọng tâm cuả bài dạy để xây dựng chương trình.
Sau khi xác định được nội dung giảng dạy, giáo viên tiến hành chia bài dạy ra thành nhiều bước nhỏ, sao cho mỗi bước là những đơn vị kiến thức tương đối trọn vẹn .
Sắp xếp các bước theo một trật tự logic chặt chẽ, kiến thức ở bước trước sẽ là nền tảng để học các bước sau.
Bước 3: Lựa chọn kiểu chương trình.
Căn cứ vào nội dung dạy học nhiều hay ít, đơn giản hay phức tạp để chọn chương trình đường thẳng hay phân nhánh cho phù hợp.
Lượng thông tin trình bày trong kiểu chương trình đường thẳng tương đối nhỏ nên thường chọn cách trình bày trên giấy, giảng dạy bằng các phiếu học tập nên ngoài cách dạy học bằng các phiếu học tập, giáo viên có thể giảng dạy trên máy tính với sự hỗ trợ của phần mềm.
Bước 4: Xây dựng nội dung thành phần các bước
Phân tích nội dung bài học để phán đoán những phương án mà học sinh thường hay trả lời hoặc dễ bị nhầm lẫn.
Căn cứ vào mức độ nhận thức của học sinh, giáo viên biên soạn các ô thành phần của liều chính trong bước gồm: Ô thông báo, ô thao tác và ô liên hệ ngược.
Sắp xếp các liều kiến thức vừa thiết kế theo thứ tự logic tạo thành chương trình dạy.
Bước 5: Đánh giá và điều chỉnh.
Sau khi tiến hành tiến hành giảng dạy trên lớp, qua kết quả thu được từ các phiếu học tập, giáo viên sẽ đánh giá được mức độ lĩnh hội kiến thức của học inh so với mục tiêu đặt ra ban đầu.
Qua kết quả đánh giá trên giáo viên cũng sẽ tự điều chỉnh lại nội dung chương trình dạy trong những lần biên soạn tài liệu tiếp theo sao cho phù hợp với mức độ nận tức của học sinh. Điều này đảm bảo mối liện hệ ngược bên ngoài của dạy học theo chương chương trình hóa.
Sơ đồ 1.4: Quy trình bài dạy theo chương trình hóa
2.1.2.4. Phương tiện dạy học theo chương trình hóa. [1]
Do mang những tính chất đặc thù riêng nên dạy học chương trình hóa được thực hiện bằng các phương tiện chuyên biệt như: Tài liệu chương trình hóa trên giấy, các kiểu máy dạy học, máy tính điện tử hoăc kết hợp tài liệu chương trình hóa và máy. Tùy vào điều kiện trang thiết bị dạy học mà lựa chọn một loại phương tiện phù hợp để thực hiện.
Chương trình soạn trên giấy: mồi liều kiến thức được soạn trên một phiếu rời rạc được đánh theo thứ tự 1,2,3 hoặc được đóng thành quyển do đó khối lượng phiếu rất nhiều. Khi cần dung hình vẽ hoặc các số liệu khác để minh họa thì giáo viên cần biện soạn thành các phiếu minh họa đính kèm theo các phiếu chính. Tài liệu dạy học này khi được cung cấp trong quá trình học tập, học sinh sẽ tích cực tự lực học tập để chiếm lĩnh tri thức, giáo viên lúc này chỉ đứng ngoài theo dõi giúp đỡ những lúc cần thiết nhất là đối với những học sinh học chậm.
Chương trình được biên soạn trên máy tính: Liều chính được biên soạn thành File chủ, liều phụ được biên soạn thành File nhánh. Một liều chính có bao nhiêu nhánh rẽ thì có bấy nhiêu File nhánh. Các File được Hyperlink với File chủ, khi học trên máy tính học sinh mở File chủ ra để đọc ô thông báo, làm bài tập vận dụng ở liều chính. Khi đó học sinh sẽ lực chọn phương án trắc nghiệm A,B,C,D, mỗi phương án sẽ được Hyperlink với một File nhánh, chỉ cần bấm vào nút Hyperlink là File sẽ mở ra. 
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sang kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Về nội dung giảng dạy
Đối với môn công nghệ một môn học khó bởi các quá trình tìm hiểu về cấu tạo của động cơ đốt trong là một loại máy móc trong kỹ thuật. Bài học “Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền”, “ thân máy nắp máy” đây là hai bài học điển hình về các chi tiết máy. Tên gọi và cấu tạo của các chi tiết máy có liên quan đến nhiều ngôn ngữ kỹ thuật làm cho việc tái hiện kiến thức của học sinh gặp nhiều khó khăn hơn nữa hai bài học có nội dung khá dài. Vì vậy, phần tìm hiểu cấu tạo của động cơ đốt trong càng có nhiều điểm khiến giáo viên thấy khó dạy, còn học sinh thì khó tiếp thu. Vì vậy người giáo viên phải đầu tư thiết kế bài dạy theo một trật tự khoa học chặt chẽ. Từ đó học sinh sẽ tiếp cận một cách chủ động, tiếp đó các em sẽ dần tích cực hơn tiến tới lĩnh hội tri thức thậm chí có thể phát hiện thêm những vấn đề vận dụng khoa học trong thực tế, đời sống mà trước đó các em chưa hề quan tâm, điều đó đồng nghĩa với một kết quả là đã tạo ra những hứng thú, niềm vui trong học tập cho các em. Góp phần giáo dục nhân cách cho các em.
2.2.2. Đặc điểm tình hình học sinh trong trường phổ thông.
Một vấn đề cần quan tâm là đối tượng học sinh tôi trực tiếp giảng dạy. Nhìn chung trình độ nhận thức của các em không đồng đều, đại đa số các em đều có tâm lý coi nhẹ môn học và nhiều em không thích học môn Công nghệ. Những vấn đề đó gây khó khăn cho việc dạy của thầy, và hạn chế sự lĩnh hội tri thức của trò làm cho giờ học trở nên kém hiệu quả.
Mặc dù quá trình giảng dạy áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại, tích cực nhưng trên thực tế bản thân nhiều học sinh còn tồn tại những hạn chế như: 
Các em chưa phát huy hết tính tích cực nỗ lực trong học tập và khả năng tư duy sáng tạo. 
Các em chưa thật sự ham học. Do đó trong quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc cho người dạy cũng như người học.
Học sinh chưa chuẩn bị bài kĩ trước khi đến lớp, nên khi tiếp cận kiến thức mới mất nhiều thời gian. Chính vì thế nên trong thời gian hạn định của một tiết học một bộ phận học sinh chưa làm chủ được kiến thức, khả năng lĩnh hội kiến thức chưa cao
 Một số học sinh có thói quen trông chờ, ỷ lại vào bạn nên không tích cực học tập.
Tuy nhiên người giáo viên thực sự công phu trong quá trình thiết kế bài học và áp dụng phương pháp dạy học mới một cách khoa học chặt chẽ cho mỗi bài học sẽ đem lại cho các em sự hứng thú, niềm vui trong học tập, và các em sẽ dần yêu thích môn học.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã áp dụng
Trên các các cở sở lý luận và thực tiễn trên tôi đã tiến hành xây dựng bài giảng môn công nghệ ở bài “Thân máy nắp máy” và bài “Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền” theo phương pháp dạy học chương trình hóa. Các phiếu học tập và liều kiến thức được chia ở mỗi bài sẽ được đánh số liên tục theo thứ tự các bài để dễ theo dõi.
2.3.1 Quy trình xây dựng bài giảng môn công nghệ theo dạy học chương trình hóa.
2.3.1.1. Bài “Thân máy nắp máy”, THPPCT: 30
Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học
1.Kiến thức: 
Trình bày được nhiệm vụ, đặc điểm, cấu tạo chung của thân máy và nắp máy.
Trình bày được đặc điểm cấu tạo của thân xilanh và nắp máy động cơ làm mát bằng nước và bằng không khí.
2. Kỹ năng
Phân biệt được thân máy và nắp máy
 Phân biệt được thân máy của động cơ làm mát bằng nước và làm mát bằng không khí
3. Thái độ
Có tinh thần hợp tác đoàn kết trong học tập.
Học sinh biết được tầm quan trọng của thân máy,nắp máy, các phương thức và tầm quan trọng làm mát động cơ.
Bước 2: Lựa chọn và chia nhỏ nội dung.
Dựa và nội dung bài học tác giả lựa chọn những nội dung cơ sau:
Nhiệm vụ cấu tạo của thân máy.
Nhiệm vụ cấu tạo của nắp máy.
Chia nhỏ nội dung thành các liều kiến thức theo trình tự:
Liều 1: thân máy.
Liều 2: nắp máy
Bước 3: Lựa chọn kiểu chương trình
 kiểu chương trình phân nhánh và trình bày trên giấy. Đối với bài này tác giả soạn thành một phiếu học tập.
Bước 4: Xây dựng nội dung thành phần của bước
Phiếu học tập số 1:
Liều chính 1:
Ô thông báo: Cấu tạo của thân máy.
Ô thao tác: 1. Phần thân xilanh và phần cacte phần nào có thể tích lớn hơn? vì sao?
2.Khi động cơ làm việc thân máy sẽ?
3. Theo em vì sao mặt trong của xilanh được gia công với độ bóng bề mặt chính xác cao?
Ô liên hệ ngược:1. Cacte có thể tích lớn hơn vì phải tạo không gian quay cho trục khuỷu
 2. Quay tròn.
	 3. Giả

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_phuong_phap_day_hoc_chuong_trinh_hoa_trong_mon.docx
  • docbia.doc
  • docxdanh muc skkn.docx
  • docxMỤC LỤC.docx
  • docxphụ lục.docx
  • docxTÀI LIỆU THAM KHẢO.docx