SKKN Sử dụng phương pháp đàm thoại trong dạy học Địa lý ở trường trung học phổ thông

SKKN Sử dụng phương pháp đàm thoại trong dạy học Địa lý ở trường trung học phổ thông

Trong những năm gần đây, nội dung, chương trình giao dục ở nước ta có nhiều thay đổi để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) của đất nước. Điều đó đòi hỏi sự đổi mới về phương pháp dạy và học của thầy và trò. Phương pháp giáo dục truyền thống “lấy học sinh làm trung tâm” đã tồn tại quá lâu, nay đang tồn tại khá nhiều nhược điểm và đang được điều chỉnh để để tiến tới nhường chỗ cho quan điểm giáo dục tích cực “lấy trò làm trung tâm”. Đây là quan điểm có nhiều ưu thế ở các nước phát triển. ở Việt Nam phương pháp này đang được ứng dụng khá phổ biến ở các trường phổ thông như: phương pháp vấn đáp, thảo luận, đàm thoại, nêu vấn đề Mỗi phương pháp đều có những ưu thế riêng, trong đó phương pháp đàm thoại đã được sử dụng khá phổ biến. Sử dụng phương pháp này có vai trò quan trọng trong việc kích thích tính tích cực, độc lập sáng tạo trong học tập, bồi dưỡng cho người học năng lực diễn đạt những vấn đề khoa học bằng lời nói, bồi dưỡng hứng thú học tập làm cho không khí lớp học sôi nổi. Bên cạnh đó phương pháp này còn giúp giáo viên thu được những tín hiệu ngược từ kết quả học tập của học sinh để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên trong thực tế phương pháp đàm thoại mặc dù sử dụng khá phổ biến nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như: dễ làm mất thời gian ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch trên lớp hoặc biến đàm thoại thành cuộc tranh luận tay đôi giữa giáo viên và học sinh, giữa các thành viên của lớp với nhau.Vì thế khi tiến hành phương pháp đàm thoại chúng ta cần chú ý thực hiện những yêu cầu đối với việc nêu câu hỏi và tổ chức, điều khiển việc trả lời học sinh.

doc 18 trang thuychi01 18552
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp đàm thoại trong dạy học Địa lý ở trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THIỆU HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI TRONG DẠY HỌC 
ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền 
 Chức danh: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực môn Địa lí
THANH HÓA NĂM 2018
A. MƠ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, nội dung, chương trình giao dục ở nước ta có nhiều thay đổi để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) của đất nước. Điều đó đòi hỏi sự đổi mới về phương pháp dạy và học của thầy và trò. Phương pháp giáo dục truyền thống “lấy học sinh làm trung tâm” đã tồn tại quá lâu, nay đang tồn tại khá nhiều nhược điểm và đang được điều chỉnh để để tiến tới nhường chỗ cho quan điểm giáo dục tích cực “lấy trò làm trung tâm”. Đây là quan điểm có nhiều ưu thế ở các nước phát triển. ở Việt Nam phương pháp này đang được ứng dụng khá phổ biến ở các trường phổ thông như: phương pháp vấn đáp, thảo luận, đàm thoại, nêu vấn đề Mỗi phương pháp đều có những ưu thế riêng, trong đó phương pháp đàm thoại đã được sử dụng khá phổ biến. Sử dụng phương pháp này có vai trò quan trọng trong việc kích thích tính tích cực, độc lập sáng tạo trong học tập, bồi dưỡng cho người học năng lực diễn đạt những vấn đề khoa học bằng lời nói, bồi dưỡng hứng thú học tập làm cho không khí lớp học sôi nổi. Bên cạnh đó phương pháp này còn giúp giáo viên thu được những tín hiệu ngược từ kết quả học tập của học sinh để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên trong thực tế phương pháp đàm thoại mặc dù sử dụng khá phổ biến nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như: dễ làm mất thời gian ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch trên lớp hoặc biến đàm thoại thành cuộc tranh luận tay đôi giữa giáo viên và học sinh, giữa các thành viên của lớp với nhau...Vì thế khi tiến hành phương pháp đàm thoại chúng ta cần chú ý thực hiện những yêu cầu đối với việc nêu câu hỏi và tổ chức, điều khiển việc trả lời học sinh. 
 Như vậy với xu thế chung của nền giáo dục Việt Nam cùng với ý nghĩa và cơ sở thực tiễn của phưong pháp này hiện nay là lý do tôi chọn đề tài “Sử dụng phương pháp đàm thoại trong dạy học địa lý ở trường phổ thông”.
II. Mục đích nghiên cứu: 
- Nhận thức được việc sử dụng phương pháp đàm thoại trong dạy học địa lý có hiệu quả cao hơn các phương pháp truyền thống .
 - Giúp các em học sinh có hứng thú học tập và lĩnh hội kiến thức địa lý.
 - Đánh giá được tình hình thực tế sử dụng phương pháp đàm thoại ở trường phổ thông,giải pháp thực hiện và ý kiến đề xuất.
III. Đối tượng nghiên cứu: giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập môn địa lý THPT
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Thông qua kinh nghiệm giảng dạy môn địa lý THPT trong nhiều năm.
- Phương pháp thử nghiệm.
- Phương pháp phân tích tổng hợp
 - Phương pháp khác có liên quan.
V. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- Đề tài sẽ đưa ra được giải pháp thực hiện có hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng học sinh,
- Đề tài có thể ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên để thực hiện phương pháp đàm thoại có hiệu quả.
- Giúp học sinh tự học , tự sáng tạo, lĩnh hội kiến thức tốt hơn.
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lí luận.
1. Định nghĩa: Phương pháp đàm thoại là phương pháp mà giáo viên khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho học sinh sáng tỏ những vấn đề mới, tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích lũy trong cuộc sống nhằm giúp học sinh củng cố mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá những tri thức đã tiếp thu được nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ sảo trong quá trình dạy học.
2. Phân loại các hình thức đàm thoại.
a. Căn cứ vào mục đích sư phạm của phương pháp đàm thoại, người ta phân biệt: Đàm thoại gợi mở, đàm thoại tổng kết, đàm thoại củng cố, đàm thoại kiểm tra.
- Đàm thoại gợi mở được sử dụng khi dạy bài mới trong đó giáo viên khéo léo dùng số hệ thống câu hỏi để dẫn học sinh đi tới những kiến thức mới.
- Đàm thoại củng cố được sử dụng sau khi giảng kiến thức mới nhằm giúp học sinh nắm vững những tri thức cơ bản nhất; mở rộng đào sâu những khái niệm, định luật đã lĩnh hội; khắc phục những nhận thức sai lệch, mơ hồ, thiếu chính xác.
- Đàm thoại tổng kết được sử dụng lúc cần giúp học sinh hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức sau khi học một chương trình môn học.
- Đàm thoại kiểm tra được sử dụng trước, trong hoặc cuối tiết học, cuối chương hay cuối chương trình nhằm giúp học sinh tự kiểm tra kiến thức của mình.
b. Căn cứ vào tính chất nhận thức của học sinh người ta phân biệt: Đàm thoại tái hiện, đàm thoại giải thích - minh hoạ, đàm thoại tìm tòi - phát hiện.
- Đàm thoại tái hiện: Giáo viên đặt ra những câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ không cần suy luận.
- Đàm thoại giải thích- minh hoạ: Có mục đích làm sáng toả một đề tài náo đó. Giáo viên nêu ra một hệ thống câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ.
- Đàm thoại tìm tòi- phát hiện: Phương pháp này sử dụng bản chất của phương pháp đàm thoại gợi mở, giáo viên tổ chức trao đổi ý kiến kể cả tranh luận: giữa thầy và cả lớp hoặc giữa trò với trò, thông qua đó trò nắm được tri thức mới.
3. Ý nghĩa của phương pháp đàm thoại. 
Phương pháp đàm thoại (vấn đáp) nếu được giáo viên vận dụng khéo léo và có hiệu quả sẽ có tác dụng kích thích tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập; bồi dưỡng cho người học năng lực diễn đạt những vấn đề khoa học bằng lời nói; bồi dưỡng hứng thú học tập làm cho không khí lớp học sôi nổi.
Mặt khác phương pháp đàm thoại vấn đáp còn giúp giáo viên thường xuyên thu được những tín hiệu ngược từ kết quả học tập của người học để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học nhằm đạt được chất lượng, hiệu quả học tập ở mức độ cao hơn.
Tuy nhiên nếu giáo viên không có nghệ thuật tổ chức điều khiển thì phương pháp đàm thoại có thể mang lại một số hạn chế nhất định như: dễ làm mất thời gian ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch trên lớp hoặc biến đàm thoại thành cuộc tranh luận tay đôi giữa giáo viên và học sinh, giữa các thành viên của lớp với nhauVì thế khi tiến hành phương pháp đàm thoại chúng ta cần chú ý thực hiện những yêu cầu đối với việc nêu câu hỏi và tổ chức, điều khiển việc trả lời học sinh. Đặc biệt cần phải chuẩn bị thật tốt hệ thống các câu hỏi bao gồm; những câu hỏi yêu cầu người học phải so sánh, giải thích các hiện tượng, các hiện tượng mới nảy sinh trong thực tiễn; những câu hỏi nhằm hệ thống hoá, khái quát hoá, tổng hợp hoá tri thức những câu hỏi đòi hỏi phải giải quyết những mâu thuẫn giữa các sự vật, hiện tượng; những câu hỏi vận dụng, ứng dụng tri thức trong các tình huống khác nhau.
II. Cơ sở thực tiễn.
Sau khi xác định rõ mục đích yêu cầu và nhiệm vụ của đề tài để có 
những hiểu biết về thực tế sử dụng phương pháp đàm thoại của giáo viên và học sinh. Tôi đã tiến hành điều tra nhỏ tại trường mình và các trường lân cận .
1. Đối với giáo viên: Qua tham khảo ý kiến của một số giáo viên thấy rằng việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết, nhưng cần phải có sự kết hợp giữa thầy và trò. Phương pháp đàm thoại cũng như các phương pháp dạy học lấy trò làm trung tâm hiện nay đãđược sử dụng khá phổ biến, nhưng hiệu quả mang lại chưa đúng như mong muốn. Để hiểu rõ hơn vấn đề này tôi đã tiến hành các cuộc điều tra giáo viên trong trường và các trường lân cận. Có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng tôi đã tổng hợp được một số nguyên nhân quan trọng sau:
- Thiếu tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học.
- Thời gian đầu tư cho môn học còn hạn chế.
- Trình độ nhận thức của học sinh còn yếu.
- Phương pháp dạy học truyền thống đã trở thành thói quen của rất nhiều giáo viên, nên khi chuyển sang phương pháp mới họ còn không ít bở ngỡ. Mặc dù trong những năm qua nền giáo dục Việt Nam đã có nhiều biện pháp để thay đổi phương pháp giảng dạy đến các trường phổ thông. Trên thực tế giáo viên đã đổi mới phương pháp dạy học nhưng mới chỉ là đàm thoại đơn thuần; giáo viên đặt câu hỏi – học sinh trả lời. Hệ thống câu hỏi còn ít, chủ yếu dựa vào sách giáo khoa, chưa phát huy được tính tìm tòi sáng tạo của học sinh. Trong khi đó giáo viên lại sử dụng phương pháp này không đồng đều giữa các tiết học, các tình huống sư phạm, hệ thống câu hỏi chưa thu hút được sự hứng thú của học sinh. Kết quả các em cảm thấy nhàm chán trong các tiết học, kiến thức lĩnh hội lại không được bao nhiêu
	Sau khi tổng hợp được một số nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc sử dụng phương pháp đàm thoại kết quả chưa cao, tất cả các giáo viên đều cho rằng việc đổi mới phương pháp đàm thoại hiện nay là điều hết sức cần thiết.
2. Đối với học sinh.
 Song song với tình hình sử dụng phương pháp đàm thoại của giáo viên như trên, nhận thức của học sinh như thế nào khi giáo viên sử dụng phương pháp này trong các tiết học. Trong quá trình giảng dạy ở tất cả các khối lớp tôi đã sử dụng nhiều phương pháp mới nên việc lĩnh hội kiến thức của các em đã có hiệu quả cao hơn, trong đó phương pháp đàm thoại đã được sử khá phổ biến nhưng tất cả các em đều cho rằng: Các thầy cô giáo sử dụng phương pháp này trong tất cả các tiết học nhưng gần như chỉ có tính chất điệp khúc: Giáo viên hỏi học sinh trả lời, hệ thống câu hỏi chưa phù hợp với đối tượng học sinh, nhiều câu hỏi quá đơn giản nhưng nhiều câu hỏi lại quá khó đối với các em... Rút kinh nghiệm từ những ý kiến đó tôi đã đổi mới phương pháp đàm thoại qua từng tiết học. Sau một thời gian thực hiện, các em đã quen dần với phương pháp mới và cảm thấy hứng thú hơn trong học tập. 
Tóm lại qua tìm hiểu hiểu thực tế về tình hình giảng dạy của giáo viên và thái độ nhận thức của học sinh về phương pháp đàm thoại tôi nhận thấy rằng việc sử dụng phương pháp này là rất cần thiết nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
III. Giải pháp thực hiện phương pháp đàm thoại.
1. Những yêu cầu cơ bản trong việc sử dụng phương pháp đàm thoại.
a. Phân loại câu hỏi.
 Tuỳ theo cơ sở phân loại mà có thể có những câu hỏi sau:
 - Dựa theo nội dung người ta phân ra: Câu hỏi đơn giản và câu hỏi phức tạp.
 - Dựa theo mục đích dạy học có thể phân ra: câu hỏi phân tích tổng hợp, câu hỏi so sánh đối chiếu, câu hỏi hệ thống hóa tri thức.
 - Dựa theo mức độ tính chất hoạt động nhận thức học sinh có thể phân ra: Câu hỏi giải thích minh hoạ, câu hỏi tái hiện, câu hỏi có tính vấn đề .
b. Kỹ thuật đặt câu hỏi.
Việc sử dụng phương pháp đàm thoại phụ thuộc vào kỹ thuật đặt câu hỏi của giáo viên. Kỹ thuật đặt câu hỏi phải đảm bảo những yêu cầu sau:
 - Trong tình huống học tập nhất định, giáo viên phải đặt câu hỏi như thế nào để yêu cầu học sinh phải tích cực hoá tài liệu đã lĩnh hội trước đây từ đó vạch ra ý nghĩa cơ bản của tri thức đã học.
 - Câu hỏi không đơn thuần yêu cầu học sinh tái hiện tài liệu đã lĩnh hội mà phải vận những tri thức đã nắm được trước đây để giải quyết vấn đề mới.
 - Câu hỏi phải hướng trí tuệ của học sinh vào bản chất của những sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu. Phải hình thành tư duy biện chứng cho học sinh.
 - Câu hỏi phải đặt như thế nào đó để yêu cầu học sinh xem xét những sự vật, hiên tượng trong mối liên hệ với nhau.
 - Câu hỏi phải được đặt theo những qui tắc hợp lô gíc.
 - Việc diễn đạt câu hỏi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá nhân, 
trình độ hiểu biết và kinh nghiệm của học sinh.
 - Câu hỏi phải có nội dung chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, thống nhất không thể có hai câu trả lời đều đúng, về hình thức phải gọn gàng, sáng sủa.
c. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp đàm thoại
 - Giáo viên cần phải đặt câu hỏi cho toàn lớp rồi mới chỉ định cho học sinh trả lời. Khi một học sinh trả lời xong; cần yêu cầu những học sinh khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa câu trả lời nhằm thu hút sự chú ý lắng nghe câu trả lời của bạn với tinh thần phê phán; qua đó mà kích thích hoạt động chung của lớp. Giáo viên cần lắng nghe khi học sinh trả lời để dẫn dắt học sinh trả lời câu hỏi chính được tốt hơn.
- Cần có thái độ bình tĩnh khi học sinh trả lời sai hoặc thiếu chính xác. Chú ý uốn nắn, nhận xét, bổ sung câu trả lời của học sinh, giúp học sinh hệ thống hoá tri thức tiếp thu được trong quá trình đàm thoại.
- Không những chỉ chú ý đến kết quả câu trả lời của học sinh mà còn chú ý xem cách diễn đạt câu trả lời đó có chính xác, rõ ràng, lô gíc không. Đó là điều kiện quan trọng để phát triển tư duy lô gíc của học sinh
- Cần chú ý sử dụng mọi biện pháp nhằm thúc đẩy học sinh mạnh dạn nêu thắc mắc và khéo léo sử dụng thắc mắc đó để tạo nên tình huống vấn đề và thu hút toàn lớp tham gia thảo luận, tranh luận để giảI quyết vấn đề đó.
- Tạo không khí học tập để học sinh không quá lo ngại khi trả lời, các học sinh kém không mặc cảm về trình độ của mình.
- Khuyến khích, động viên sự cố gắng của học sinh, nếu giáo viên tin ở sự cố gắng của học sinh thì các em sẽ thêm nỗ lực, phấn đấu không nản chí.
- Giáo viên nên trân trọng mỗi tiến bộ nhỏ của học sinh, tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng lời khen
2. Cách tổ chức hoạt động của học sinh trong phương pháp đàm thoại.
 Có thể có ba phương án:
- Phương án 1: Giáo viên đặt ra những câu hỏi nhỏ, riêng rẽ chỉ định từng học sinh trả lời.
- Phương án 2: Giáo viên nêu trước lớp một câu hỏi tương đối lớn kèm theo 
những gợi ý liên quan đến câu hỏi. Giáo viên để cho học sinh lần lượt trả lời từng bộ phận của câu hỏi lớn; người sau bổ sung, hoàn chỉnh thêm câu trả lời của người trước.
- Phương án 3: Giáo viên nêu ra một câu hỏi chính kèm theo gợi ý nhằm tổ chức cho học sinh thảo luận hoặc đặt cho nhau những câu hỏi phụ để giúp nhau tìm lời giải đáp.
3. Các mức độ của câu hỏi về mặt nhận thức.
Đối với chất lượng câu hỏi người ta phân biệt hai loại chính:
- Những câu hỏi có yêu cầu thấp, đòi hỏi tái hiện các kiến thức, sự kiện, nhớ và trình bày chúng một cách có hệ thống, có chọn lọc.
- Những câu hỏi có yêu cầu cao, đòi hỏi sự thông hiểu, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá, vận dụng kiến thức.
4. Sử dụng câu hỏi trong dạy học địa lý.
a. Chuẩn bị câu hỏi trong khi soạn bài.
- Đặt câu hỏi cho phù hợp với những điểm chính trong nội dung bài học.
- Chú ý tới tỉ lệ giữa loại câu hỏi sự kiện và loại câu hỏi có yêu cầu cao về nhận thức. Cần phấn đấu nâng dần tỉ lệ câu hỏi có yêu cầu cao về nhận thức.
- Cần quan tâm đến trình độ lô gíc của các câu hỏi; đặc biệt khi áp dụng dụng phương pháp đàm thoại tìm tòi - phát hiện.
- Sau khi soạn bài xong, nên kiểm tra lại xem các câu hỏi có phù hợp với trình độ học sinh, có đầy đủ, rõ ràng, chính xác không.
b. Sử dụng câu hỏi ở trên lớp
Khi nêu câu hỏi phải thu hút được sự chú ý và kích thích hoạt động chung của cả lớp, sau đó mới chỉ định một học sinh nào đó trả lời, học sinh phải nói to để cả lớp nghe rõ. Khi một học sinh trả lời, yêu cầu cả lớp chăm chú nghe, phát biểu ý kiến bổ sung. Cần chú ý sau khi nêu câu hỏi cho cả lớp, hãy để một thời gian thích hợp rồi mới chỉ định học sinh trả lời, điều này làm cho chất lượng trả lời của học sinh được nâng lên, hoạt động của lớp cũng tích cực thêm. Giáo viên cũng cần lưu ý bảo đảm cho mọi học sinh trong lớp được bình đẳng trước cơ hội tiếp nhận câu hỏi và tham gia trả lời câu hỏi. Giáo viên cần bao quát lớp, phân phối hợp lý việc chỉ định học sinh, phát hiện để huy động nhiều loại đối tượng trong tiết học cùng tham gia tích cực.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIÊN KINH NGHIỆM:
 Để biết được hiệu quả của việc thực hiện đề tài tôi đã tiến hành thực nghiệm ở một số lớp.
1. Mục đích thực nghiệm.
- Thực nghiệm nhằm mục đích giúp chúng ta biết được việc sử dụng phương pháp đàm thoại trong dạy học địa lý có hiệu quả cao hơn các phương pháp truyền thống hay không.
- Giúp chúng ta biết được nhận thức và thái độ của học sinh khi giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại các em có hứng thú học tập và lĩnh hội kiến thức địa lý.
- Qua thực nghiệm đánh giá được tình hình thực tế sử dụng phương pháp đàm thoại ở trường phổ thông, tức là kiểm tra lại cơ sở lý luận đã nêu trên với thực tế dạy học. Từ đó có ý kiến đề xuất.
2. Nhiệm vụ của thực nghiệm.
- Thực nghiệm cách sử dụng phương pháp đàm thoại trong thực tế giảng dạy chương trình địa lý THPT.
- Khẳng định phương pháp đàm thoại là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả cao hơn.
- Kiểm tra thực nghiệm để có những kết quả cụ thể, đánh giá, tổng kết về lý 
luận và thực tiễn. Rút ra những kết luận khoa học về việc sử dụng phương pháp đàm thoại trong chương trình địa lý THPT.
3. Nội dung thực nghiệm.
Để tiến hành thực nghiệm đạt kết quả cao, phù hợp với những vấn đề đề tài đặt ra. Tôi đã chọn nội dung thực nghiệm cụ thể trong chương trình địa lý lớp 10 Trung học phổ thông.
Giáo án thực nghiệm (Lớp 10B – Trường THPT Thiệu hoá)
-----------------------------------
Tiết 18 Bài 16. Sóng - Thủy triều - Dòng biển
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức:
- Biết được nguyên nhân hình thành sóng biển và sóng thần.
- Hiểu rõ vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ảnh hưởng tới thủy triều như thế nào.
- Nhận biết được sự phân bố của các dòng biển lớn trên Trái Đất cũng có quy luật nhất định.
2. Về kĩ năng: Từ những hình ảnh hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên.
II. Phương tiện dạy học.
+ BĐ các dòng biển trên thế giới.
+ Phóng to các hình 16.1; 16.2; 16.3 SGK
III. Hoạt động dạy học.
+ Bài cũ: Trình bày vòng tuần hoàn của nước trên trái đất.
+ Mở bài: Nước trong các biển và đại dương không yên tĩnh mà luôn chuyển động. Vì sao lại có chuyển động đó , bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề này.
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1 Cá nhân
- Quan sát hình ảnh về sóng và bằng hiểu biết của em, hãy nêu khái niệm về sóng biển?
- HS: Quan sát hình ảnh trả lời câu 
hỏi của giáo viên.
- GV: Nhận xét và tổng kết.
..................................................HĐ2 . Cá nhân
- GV: Đặt câu hỏi: Hãy cho biết nguyên nhân gây ra sóng biển? Em 
biết về những loại sóng biển nào?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét và tổng kết.
.................................................
HĐ3. Cá nhân.
- GV: Em biết gì về trận sóng thần 
xảy ra vào tháng 12 năm 2004?
 - Hãy cho biết nguyên nhân và tác 
hại của sóng thần?
HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét tổng kết. Mở rộng 
kể về một số trận sóng thần xảy ra trong lịch sử.
.................................................
HĐ 4. Cá nhân/ cặp
 + Em hãy cho biết thủy triều là gì? Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều.
+ Nêu đặc điểm của thủy triều: lớn 
nhất lúc nào? nhỏ nhất lúc nào?
- HS: Trao đổi và thảo luận đưa ra 
câu trả lời.
- GV: Nhận xét, tổng kết và có thể 
mở rộng liên hệ với hiện tượng thủy triều ở Việt Nam
...............................................
HĐ . 5 Cả lớp/cặp
- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ trong SGK sau đó đặt câu hỏi và cho các em thảo luận với nhau.
+ Em hãy cho biết dòng biển là gi?
+ Nguyên nhân sinh ra dòng biển.
+ Nêu đặc điểm hoạt động của các dòng biển?
- HS: Trao đổi và thảo luận đưa ra 
câu trả lời.
- GV: Nhận xét, tổng kết .
 I. Sóng biển
 1. Khái niệm: Sóng biển là hiện tượng dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng, nhưng lại cho người ta cảm giác chuyển động ngang từ ngoài xô vào bờ.
................................................................
2. Nguyên nhân tạo ra sóng biển chủ yếu là do gió. Gió càng mạnh sóng càng to. Sóng có nhiều loại: sóng bạc đầu, sóng lừng, sóng thần.
...................................................................
3. Sóng thần là sóng có chiều cao 20 – 40m, truyền theo chiều ngang 400 – 800 km/h. Nguyên nhân là do động đất và núi lửa.
...............................................................
II. Thủy triều.
1. Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động thường xuyên có chu kì của các khối nước trong biển và đại dương.
2. Nguyên nhân: do ảnh hưởng của sức hút Mặt Trời và Mặt Trăng.
3. Đặc điểm:
+ Thủy triều lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất Nằm trên đường thẳng.
+ Thủy triều nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nămg vuông góc với nhau.
..............................................................
III. Dòng biển.
 1.Khái niệm

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_dam_thoai_trong_day_hoc_dia_ly_o_tr.doc