SKKN Sử dụng phần mền Microft Powerpoint để giảng dạy tích hợp có hiệu quả bài 6 tiết 1 “Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng” chương trình Giáo dục công dân 10

SKKN Sử dụng phần mền Microft Powerpoint để giảng dạy tích hợp có hiệu quả bài 6 tiết 1 “Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng” chương trình Giáo dục công dân 10

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại khởi nguồn từ những năm 40 (thế kỷ XX) và được nâng lên ở cấp độ cao hơn từ năm 1973 - cách mạng khoa học công nghệ, cuộc cách mạng này đã làm thay đổi sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần loài người. Có thể nói xu hướng dạy học hiện đại kết hợp với những thành tựu của công nghệ thông tin đã và đang đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Đặc biệt đối với bộ môn GDCD, một môn học có tính đặc thù là liên hệ với đời sống thực tiễn đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Học trò Việt Nam nhìn nhận môn GDCD là môn học khô khan, nhiều lí luận, khó hiểu. Thực tế nghiên cứu cho thấy trong một giờ học, học sinh chỉ nhớ được 30 % kiến thức được nghe, còn nếu cả nghe lẫn nhìn thì sẽ nhớ được 50 % và con số này lên đến 85 % nếu học sinh được thấy sự vật hiện tượng một cách đồng thời.

 Thực hiện nghị quyết trung ương tám về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục”, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng dạy và học. Việc dạ học tích hợp liên môn cũng đang được hưởng ứng mạnh mẽ. với đặc thù của môn Giáo dục công dân nói chung và phần I chương trình giáo dục công dân 10 “ Công dân với thế giới quan và phương pháp luận” nói riêng phần này kiến thức khó và trừu tượng liên quan đến nhiều môn khoa học khác, nếu giáo viên chỉ truyền thụ theo những phương pháp cũ bài giảng sẽ không có hiệu quả cao.

 Do vậy việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại sẽ làm cho học sinh hiểu bài nhanh hơn, nhớ được kiến thức nhiều hơn, tiết học cũng trở nên sinh động, hấp dẫn hơn cùng với những ví dụ của các môn khoa học khác và từ đó học sinh biết cách vận dụng, liên hệ kiến thức giáo dục công dân vào các môn học khác, vào thực thế cao hơn. Chính vì vậy việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học tích hợp liên môn trong môn Giáo dục công dân là cần thiết, nhằm mang lại hiệu quả cao trong dạy học.

 

doc 20 trang thuychi01 8616
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phần mền Microft Powerpoint để giảng dạy tích hợp có hiệu quả bài 6 tiết 1 “Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng” chương trình Giáo dục công dân 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
	Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại khởi nguồn từ những năm 40 (thế kỷ XX) và được nâng lên ở cấp độ cao hơn từ năm 1973 - cách mạng khoa học công nghệ, cuộc cách mạng này đã làm thay đổi sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần loài người. Có thể nói xu hướng dạy học hiện đại kết hợp với những thành tựu của công nghệ thông tin đã và đang đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Đặc biệt đối với bộ môn GDCD, một môn học có tính đặc thù là liên hệ với đời sống thực tiễn đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Học trò Việt Nam nhìn nhận môn GDCD là môn học khô khan, nhiều lí luận, khó hiểu. Thực tế nghiên cứu cho thấy trong một giờ học, học sinh chỉ nhớ được 30 % kiến thức được nghe, còn nếu cả nghe lẫn nhìn thì sẽ nhớ được 50 % và con số này lên đến 85 % nếu học sinh được thấy sự vật hiện tượng một cách đồng thời.
	Thực hiện nghị quyết trung ương tám về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục”, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng dạy và học. Việc dạ học tích hợp liên môn cũng đang được hưởng ứng mạnh mẽ. với đặc thù của môn Giáo dục công dân nói chung và phần I chương trình giáo dục công dân 10 “ Công dân với thế giới quan và phương pháp luận” nói riêng phần này kiến thức khó và trừu tượng liên quan đến nhiều môn khoa học khác, nếu giáo viên chỉ truyền thụ theo những phương pháp cũ bài giảng sẽ không có hiệu quả cao. 
	Do vậy việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại sẽ làm cho học sinh hiểu bài nhanh hơn, nhớ được kiến thức nhiều hơn, tiết học cũng trở nên sinh động, hấp dẫn hơn cùng với những ví dụ của các môn khoa học khác và từ đó học sinh biết cách vận dụng, liên hệ kiến thức giáo dục công dân vào các môn học khác, vào thực thế cao hơn. Chính vì vậy việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học tích hợp liên môn trong môn Giáo dục công dân là cần thiết, nhằm mang lại hiệu quả cao trong dạy học.
 	Môn Giáo dục công dân được đưa vào chương trình dạy học từ rất lâu, có thể khẳng định môn học này có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển nhân cách của học sinh. Góp phần hình thành thế giới quan lành mạnh ở học sinh, giúp học sinh biết phân biệt lẽ phải trái, biết tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác, biết sống trung thực, khiêm tốn, dũng cảm, biết yêu thương vị tha, biết thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình...	Đặc biệt những kiến thức môn GDCD có liên quan đến rất nhiều các môn học khác như lịch sử, địa lí, sinh học, hóa học, vật lí .... giúp học sinh hình thành những kĩ năng sống cơ bản vững vàng bước vào đời, ý thức tổ chức kỉ luật, có thái độ đúng đắn trong việc nhận thức và giải quyết những vấn đề thực tiễn. Mặc dầu có tầm quan trọng như vậy nhưng vì nhiều lí do khác nhau nên chất lượng dạy và học môn GDCD còn chưa cao. Rất nhiều học sinh và gia đình không nhận thức được tầm quan trọng của môn GDCD và cho rằng đây là môn phụ nên rất ít được quan tâm, đầu tư thích đáng cho việc học. Cá biệt có một số học sinh tỏ ra thực sự hờ hững, thiếu nghiêm túc đối với môn này. Với suy nghĩ phiến diện lệch lạc, phần lớn học sinh chỉ học tủ, học vẹt nhằm đối phó với giáo viên, kiến thức liên hệ thực tế không có đến khi kiểm tra thì quay cóp, sử dụng tài liệu. Hiện tượng học sinh không mặn mà trong việc học môn Giáo dục công dân vẫn còn tồn tại, trở thành nếp, tạo nên sức ì về mặt tâm lý. 
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
	 Để thay đổi thái độ của các em đối với môn Giáo dục công dân, để những giờ học môn Giáo dục công dân không còn nhàm chán trong năm học 2014 – 2015 Tôi đã mạnh dạn ứng dụng nhiều bài giảng bằng Công nghệ thông tin (CNTT) vào việc dạy học tích hợp các môn học khác trong môn GDCD và kết quả cho thấy những tiết dạy kết hợp với CNTT thường đem lại nhiều say mê, hứng thú hơn so với tiết học truyền thống.
	Trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10 bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là bài học khó đối với học sinh bởi để là rõ được nội dung bài học giáo viên phải tích hợp với nhiều môn học khác như lịch sử, địa lí, sinh học thông qua những ví dụ chứng minh để học sinh hiểu rõ bài học. Đối với bản thân tôi khi dạy bài này trong năm học trước khi không sử dụng phần mềm Microft Power point kết quả giờ học đã không đạt như mong muốn, học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, gượng ép, chưa thấy được sự hứng thú, say mê trong học tập của các em.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng để tôi thực hiện bài dạy của mình là học sinh khối 10. Phạm vi thực hiện là các lớp :Lớp 10 A1, 10 A2, 10 A3, 10 A5 không sử dụng CNTT vào việc dạy tích hợp. Lớp 10A4, 10 A6, 10 A7 , 10 A10 sử dụng CNTT vào việc dạy tích hợp.
2. Nội dung .
 2.1 Cơ sở lí luận
Mã Môđum 19 THPT đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học đã được chứng minh bằng thực tiễn giáo dục trong và ngoài nước những năm qua, nó cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giảng dạy và học tập là xu thế tất yếu của giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học bằng CNTT là một chủ đề lớn được UNESCO đưa ra thành chương trình của thế kỷ XXI và dự đoán sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”.
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học; BGH trườngTHPT Hậu Lộc 4 đã đặc biệt quan tâm và quyết tâm đưa CNTT vào công tác giảng dạy và học tập. Với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự nỗ lực không ngừng của tập thể sư phạm nhà trường, đến nay, 100% giáo viên có thể tự soạn giảng ở mức thành thạo và sử dụng hiệu quả những phần mềm soạn giảng cũng như các thiết bị hỗ trợ để phục vụ công tác chuyên môn. 
Sử dụng máy tính để dạy học là một trong những hướng thay đổi PPDH trong nhà trường chúng ta hiện nay, trong đó, việc giảng bằng các trang trình chiếu PowerPoint đang được nhiều GV trường THPT thực hiện. nó lên trang trình chiếu PowerPoint thì sẽ tận dụng được tối đa ưu việt của máy tính .
Dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. Thông qua dạy học tích hợp học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, , đặt cơ sở nền móng cho quá trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày. Hình thành và phát triển được năng lực cho học sinh đặc biệt là năng lực tổng hợp để chuẩn bị tâm thế cho người học bước vào cuộc sống lao động – năng lực vận dụng kiến thức nhất là vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống.
Trong quá trình dạy học môn Giáo dục công dân chúng tôi nhận thấy việc sử dụng CNTT kết hợp kiến thức liên môn để giảng dạy một bài Giáo dục công dân là hết sức cần thiết, nhằm đem lại hiệu quả tốt hơn trong một giờ dạy. Bên cạnh đó dạy học tích hợp sẽ góp phần đòi hỏi giáo viên không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. 
Môn học Giáo dục công dân hiện nay chưa được các em học sinh quan tâm, nhiều học sinh có thái độ thờ ơ đối môn học, đăc biệt là ngôi trường mà chúng tôi đang giảng dạy thuộc vùng bãi ngang ven biển của huyện Hậu Lộc, phần lớn học sinh học ban khoa học tự nhiên mà theo các em là phù hợp với xu thế lựa chọn nghề nghiệp hiện nay nên nhiều em có thái độ hờ hững với môn học, coi Giáo dục công dân là môn học phụ, nhiều khái niệm khô khan, khó nhớ và cũng rất khó thuộc, từ đó học sinh cảm thấy ngại học và quay lưng lại với môn học. 
 2.2 Thực trạng vấn đề .
 	Với cách thức Tôi đã áp dụng dạy ở 4 lớp 10A1, 10A2, 10A3, 10A5 không ứng dụng CNTT vào việc dạy tích hợp qua kiểm tra đã có kết quả về mức độ nắm bài của các em như sau:
LỚP
SĨ SỐ
LOẠI GIỎI
LOẠI KHÁ
LOẠI TRUNG BÌNH
LOẠI YẾU
LOẠI KÉM
10A1
47
4
8,5%
14
30%
23
49%
6
12,5%
0
0%
10A2
49
2
4,2%
12
24,5%
27
55%
7
14,3%
1
2%
10A3
50
5
10%
15
30%
21
42%
9
18%
0
0%
10A5
43
1
2%
10
23%
21
50%
10
23%
1
2%
Từ thực trạng trên để đạt được hiệu quả cao hơn, Tôi đã mạnh dạn cải tiến lại bài dạy và đổi mới phương pháp “Sử dụng phần mền Microft Powerpoint để giảng dạy tích hợp có hiệu quả bài 6 tiết 1 “ Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng” chương trình Giáo dục công dân 10”.
 2.3 Các giải pháp .
 Bài 6: Tiết 1 (PPCT tiết 10 ): Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng.
 a. Kiến thức: 
 Giúp học sinh nắm được
Khái niệm phủ định
Khái niệm phủ định siêu hình
Khái niệm phủ định biện chứng
 Đặc điểm của phủ định biện chứng
 + Tính khách quan
 + Tính kế thừa
b. Kĩ năng
 Liệt kê được sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình
c. Thái độ
 HS tỏ thái độ không đồng tình, hoặc lên án thái độ phủ định sạch trơn quá khứ, kế thừa thiếu chọn lọc cái cũ.
d. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh 
 	Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng CNTT, năng lực liên hệ thực tiễn
 Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm
	 Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm được phát 1 tờ giấy Ao vơi nội dung sau.
TÍNH KHÁCH QUAN
PHỦ ĐỊNH
PHỦ ĐỊNH SIÊU HÌNH
PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG
TÍNH CHẤT
TÍNH KẾ THỪA
BẢNG SO SÁNH
PHỦ ĐỊNH SIÊU HÌNH
PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG
 Nguyên nhân
 Diễn biến
 Kết quả
 Từ viêc tìm hiểu nội dung, học sinh các nhóm trình bày trên phiếu học tập
 Mục 1: Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình
	Tìm hiểu khái niệm phủ định
 Giáo viên nêu ví dụ hình ảnh cây cầu cũ bắc qua sông đi rất nguy hiểm với nhân dân.
CH : Muốn xây dựng cây cầu mới trên nền cây cầu cũ ta phải làm gì ?
HS trả lời, GV kết luận
Muốn xây dựng cây cầu mới trên nền cây cầu cũ trước tiên ta phải phá bỏ cây cầu cũ đi.
HS rút ra khái niệm phủ định : Xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật hiện tượng nào đó
 GV cho học sinh nghiên cứu ví dụ về cây Lạc
Phủ định hạt Lạc mang rang Phủ định hạt Lạc mang hạt lạc 
 lên làm kẹo trồng xống đất
 Sau một thời gian
Học sinh trả lời GV kết luận. Hạt Lạc mang nấu thành kẹo là phủ định siêu hình, hạt Lạc mọc thành cây là Phủ định biện chứng.
Các nhóm tiến hành thảo luận Phủ định siêu hình
a.Phủ định siêu hình
 Giáo viên sử dụng kiến thức địa lí cụ thể nêu một số hiện tượng thiên nhiên như bão, động đất, sống thần và hậu quả của nó đối với cuộc sống của con người
Bão
Giáo viên sử dụng kiến thức sinh học - Con gà đẻ trứng – trứng gà mang làm bánh
 Từ việc quan sát hình ảnh HS trả lời Thế nào là phủ định siêu hình ?
Sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển của sự vật hiện tượng.
GV yêu cầu HS lấy ví dụ về phủ định siêu hình
Các nhóm tiến hành thảo luận phủ định biện chứng. 
b.Phủ định biện chứng
Giáo viên sử dụng kiến thức sinh học đưa ra ví dụ lúa được gieo trồng sau một thời gian nhất định cây lúa lại cho ra đời những hạt lúa mới.
Tiến hành 
 HS trả lời khái niệm phủ định biện chứng
 GV kết luận
 	Sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới.
 Tìm hiểu các đặc điểm của phủ định biện chứng.
 * Tính khác quan.
GV đặt câu hỏi học sinh nghiên cứu trả lời
CH: Tính khách quan của phủ định biện chứng thể hiện như thế nào ? lấy ví dụ chứng minh ?
HS các nhóm nghiên cứu trả lời.
GV giảng giải : Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng. Đó là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn, lượng đổi dẫn đến chất đổi, cái mới ra đời thay thế cái cũ. Phủ định biện chứng mang tính tất yếu khách quan và tạo tiền đề cho sự phát triển.
GV sử dụng kiến thức sinh học đưa ra sơ đồ quá trình tiến hóa của thực vật
 Tảo Rong, rêu
 Hạt trần Hạt kín 
 Cây một lá mầm Cây hai lá mầm
 GV sử dụng kiến thức lịch sử đưa ra một số hình ảnh về người nông dân Việt Nam trước cách mạng Tháng 8 ( Chế độ thực dân nửa phong kiến ) Một cổ ba tròng áp bức – kết quả của cuộc Cách mạng tháng 8 đã đem lại ruộng đất, tự do cho nhân dân như thế nào.
 Hình ảnh người nông dân trước Cách mạng
 Hình ảnh người nông dân sau cách mạng
 * Tính kế thừa
 GV nêu câu hỏi học sinh suy nghĩ trả lời
 CH: Từ những hình ảnh trên em hãy cho biết tính kế thừa của phủ định biện chứng được thể hiện như thế nào ? cho ví dụ chứng minh?
GV giảng giải : Trong quá trình phát triển của sự vật , hiện tượng, cái mới không ra đời từ hư vô mà ra đời từ trong lòng cái cũ, cái trước đó. Bởi vậy nó không phủ định "sạch trơn", không vứt bỏ hoàn toàn cái cũ. Nó chỉ gạt bỏ những yếu tố tiêu cực lỗi thời của cái cũ.
GV sử dụng kiến thức lịch sử để mô tả nội dung
 Hình ảnh người nông dân Việt Nam trước Cách mạng bị thực dân phong kiến đàn áp không có tư liệu sản xuất phải vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền cao su, cà phê “ Cao su đi dễ khó về, khi đi trai tráng, khi về bủng beo ” do đó giai cấp công nhân ở nước ta có nguồn gốc xuất thân từ nông dân.
 GV sử dụng kiến thức lịch sử thể hiện con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ chế độ phong kiến bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng của chế độ tư bản chủ nghia còn kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là về khoa học kĩ thuật, công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
 Xã hội PK - Bỏ qua chế độ TBCN – Xây dựng CNXH
GV sử dụng kiến thức sinh học đưa ra hình ảnh thể hiện tính kế thừa của loài sinh vât
 Từ việc phân tích làm rõ nội dung của phủ định biện chứng và phủ định siêu hình GV cho học sinh phân biệt phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.
 Phân biệt phủ định biện chứng và phủ định siêu hình
Phủ định siêu hình
Phủ định biên chứng
Diễn ra do sự can thiệp tác động từ bên ngoài.
 - Xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.
- Sự vật, hiện tượng sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn, không tạo ra và không liên quan đến sự vật mới
- Diễn ra do sự phát triển bên trong bản thân sự vật, hiện tượng.
 - Không xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.
- Sự vật sẽ không bị xóa bỏ hoàn toàn, là cơ sở cho sự xuất hiện của sự vật mới, sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển trong sự vật mới.
Các nhóm lần lượt trành bày nội dung bài học
GV kết luận: Như vậy sự phát triển của sự vật, hiện tượng thông qua những lần phủ định, khách quan, kế thừa đó là sự thống nhất hữu cơ giữ lọc bỏ, bảo tồn và bổ sung thêm những nhân tố tích cực mới. Do vậy thông qua những lần phủ định biện chứng của bản thân sự vật sẽ ngày càng phát triển.
 2.4 Hiệu quả 
 Việc sử dụng phần mền Microft Powerpoint để giảng dạy tích hợp có hiệu quả bài 6 tiết 1 “ Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng” chương trình Giáo dục công dân 10”.Tôi thấy đã tạo được hiệu ứng tốt trong học tập của học sinh, các em hứng thú, say mê hơn trong giờ học, không khí lớp học nhẹ nhàng, sôi nổi. Kết quả như sau.
LỚP
SĨ SỐ
LOẠI GIỎI
LOẠI KHÁ
LOẠI TRUNG BÌNH
LOẠI YẾU
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10A4
52
15
29%
19
37%
18
34%
0
0
10A6
50
17
34%
19
38%
13
26%
1
2%
10A7
48
15
31,25%
18
37,5%
15
31,25%
0
0
10A10
45
20
31%
20
40%
5
27%
0
2%
 	Trong những tiết dạy được hội đồng sư phạm nhà trường dự giờ đã được đánh giá cao đó là động lực để bản thân tôi không ngừng trau dồi kĩ năng CNTT, nghiên cứu các bộ môn học khác để áp dụng vào giảng dạy môn Giáo dục công dân một cách có hiệu quả, từ đó làm thay đổi quan niệm của phụ huynh và học sinh về môn Giáo dục công dân.
3. Kết luận, kiến nghị
 3.1 Kết luận. 
	Việc vận dung kiến thức liên môn vào việc giảng dạy môn Giáo dục công dân là cần thiết đặc biệt là phần I chương trình lớp 10. Nội dung phần học này mang tính trừu tượng cao nếu như giáo viên chỉ giảng chay máy móc trong sách giáo khoa thì học sinh sẽ rất khó hiểu, không nắm rõ nội dung, không biết liên hệ thực tế...., hơn nữa với việc đổi mới phương pháp trong dạy và học thì việc vận dụng các môn học khác vào giảng dạy bộ môn là cần thiết. Do vậy kết hợp giữa việc sử dụng phần mền Microft Powerpoint và tích hợp liên môn đã đem lại kết quả cao trong việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh làm cho giờ học trở nên sinh động hơn, giúp các em nhìn nhận môn học gần gũi hơn, tạo cho các em say mê, yêu thích môn học hơn.
 3.2 Kiến nghị.
 Trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm tôi có một số kiến nghị sau:
	- Cần tăng cường thêm thiết bị hỗ trợ dạy học
	- Cần tổ chức nhiều hơn nữa những buổi tập huấn dạy học tích hợp cho tất cả các giáo viên.
	- Cần tăng số tiết học của môn Giáo dục công dân. 
hơn.Và trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm Tôi rất mong những đồng nghiệp của mình góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ.
Thanh Hóa, Ngày 18 tháng 5 năm 2016
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép của người khác.
Người viết SKKN
Nguyễn Thị Hà

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phan_men_microft_powerpoint_de_giang_day_tich_h.doc