SKKN Sử dụng nguồn tư liệu để giảng dạy bài “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc”

SKKN Sử dụng nguồn tư liệu để giảng dạy bài “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc”

Đại hội VI (1986) Đại hội đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước đến Đại hội XII của Đảng nhìn lại hơn 30 năm đổi mới, đánh giá những thành tựu đạt được, chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm, rút ra những bài học. Thực tế chỉ rõ: hơn 30 năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định một số nội dung, quan điểm bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới. Đây là vấn đề sống còn, một đường lối chiến lược trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Sự chuyển mình, phát triển mạnh mẽ, đi lên của đất nước một cách tích cực được nhân dân trong nước, kiều bào ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế ghi nhận một cách thiết thực.

 Cùng với sự phát triển đó là việc nảy sinh không ít những khó khăn, thách thức trong lòng đất nước và sự tác động tiêu cực của các thế lực thù địch chống phá nước ta trên thế giới, làm chậm hoặc có thể suy thoái sự phát triển của đất nước ở mọi lĩnh vực.

Là học sinh những năm cuối cấp THPT, sắp và sẽ trở thành lực lượng trí thức trẻ, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao của đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trước hết các em phải nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, qua đó để xác định rõ nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể như thế nào thông qua bài học?

 

doc 24 trang thuychi01 6800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng nguồn tư liệu để giảng dạy bài “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGỌC LẶC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG NGUỒN TƯ LIỆU ĐỂ GIẢNG DẠY BÀI “ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC”
Người thực hiện: Mai Đình Võ
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Giáo dục Quốc phòng – An ninh
THANH HOÁ NĂM 2019
1. PHẦN MỤC LỤC
TT
Đề mục
Nội dung tiêu đề
Trang
1
I.
- Mở đầu
3 - 4
2
I.1
- Lý do chọn đề tài
3
3
I.2
- Mục đích nghiên cứu
3
4
I.3
- Đối tượng nghiên cứu
3
5
I.4
- Phương pháp nghiên cứu
3 - 4
6
II.
- Nội dung
4 - 21
7
II.1
- Cơ sở lý luận của vấn đề
4
8
1.1
- Tình hình an ninh Quốc gia và trật tự an toàn xã hội
4 - 7
9
1.2
- Đối tác và đối tượng đấu tranh trong công tác bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự ATXH
7 - 8
10
2
 - Nội dung và giải pháp bảo vệ An ninh Quốc gia 
8 - 18
11
2.1
- Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ
8 - 9
12
2.2
- Bảo vệ an ninh kinh tế
9 - 10
13
2.3
- Bảo vệ an ninh văn hóa, tư tưởng
11 - 12
14
2.4
- Bảo vệ an ninh dân tộc
13
15
2.5
- Bảo vệ an ninh tôn giáo
10 - 14
16
2.6
- Bảo vệ an ninh biên giới
14 - 16
17
2.7
- Bảo vệ an ninh thông tin
16 - 18
18
II.2
- Thực trạng của vấn đề
18 - 20
19
2.a
- Tính tích cực của vấn đề
18
20
2.b
- Tính tiêu cực
18
21
2.c
- Sự mâu thuẫn
19
22
2.d
- Khó khăn
19
23
2.e
- Thuận lợi
19 - 20
24
II.3
- Giải pháp và tổ chức thực hiện
20
25
3.a
- Tổ chức hướng dẫn và giảng dạy
20
26
3.b
- Tổ chức hoạt động ngoại khóa
20
27
II.4
- Hiệu quả và tác dụng của đề tài
20 - 21
28
4.a
- Với giáo viên
20 - 21
29
4.b
- Với bản thân
21
30
4.c
- Với học sinh
21
31
III
- Kết luận và kiến nghị
21 - 22
32
III.1
- Kết luận
22
33
III.2
- Kiến nghị
22
I. MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài
Đại hội VI (1986) Đại hội đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nướcđến Đại hội XII của Đảng nhìn lại hơn 30 năm đổi mới, đánh giá những thành tựu đạt được, chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm, rút ra những bài học. Thực tế chỉ rõ: hơn 30 năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". 
Để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định một số nội dung, quan điểm bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới. Đây là vấn đề sống còn, một đường lối chiến lược trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Sự chuyển mình, phát triển mạnh mẽ, đi lên của đất nước một cách tích cực được nhân dân trong nước, kiều bào ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế ghi nhận một cách thiết thực.
 Cùng với sự phát triển đó là việc nảy sinh không ít những khó khăn, thách thức trong lòng đất nước và sự tác động tiêu cực của các thế lực thù địch chống phá nước ta trên thế giới, làm chậm hoặc có thể suy thoái sự phát triển của đất nước ở mọi lĩnh vực. 
Là học sinh những năm cuối cấp THPT, sắp và sẽ trở thành lực lượng trí thức trẻ, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao của đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trước hết các em phải nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, qua đó để xác định rõ nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể như thế nào thông qua bài học? 
- Đó là cơ sở, là lý do tôi lựa chọn đề tài Sử dụng nguồn tư liệu để giảng dạy bài: “ Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ An ninh Tổ quốc ” là vấn đề sống còn của đất nước để giảng dạy cho học sinh lớp 12 Trường THPT Ngọc Lặc trong năm học 2018 - 2019 và các năm học tiếp theo
I. 2. Mục đích nghiên cứu.
- Phổ biến những kiến thức về “Nội dung, trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia ” mang tính sống còn của đất nước đến thế hệ trẻ ( trong đó có cán bộ giáo viên và học sinh Trường THPT Ngọc Lặc) hiểu, biết được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong hành xử trước vận mệnh của đất nước.
 I. 3. Đối tượng nghiên cứu.
- Khách thể: Quá trình giảng dạy môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh bậc THPT
+ Thực trạng tiếp thu kiến thức, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của học sinh Trường THPT Ngọc Lặc -H. Ngọc Lặc - Tỉnh Thanh Hóa trong năm học 2018 - 2019.
- Chủ thể: Giáo viên và học sinh khối 12 Trường THPT Ngọc Lặc.
I. 4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
+ Điều tra, khảo sát thực tế, thu thập tài liệu
+ Tổng hợp và phân tích tài liệu
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, 
+ Điều tra dư luận ( ý kiến tiếp thu, phản hồi của giáo viên và học sinh)
+ Kiểm chứng bằng thực nghiệm
- Phương pháp toán học xắc suất thống kê .
+ Đưa ra số liệu
+ Phân tích và tổng hợp số liệu.
II. NỘI DUNG
 	II. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ 
1.1. Tình hình an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội 
a) Một số nét về tình hình an ninh quốc gia
Trong những năm qua, sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã đã có tác động tiêu cực và tạo thuận lợi cho các hoạt động chống phá của các tổ chức, thế lực phản động cả ở trong nước lẫn bọn phản động lưu vong bên ngoài. Chúng cho rằng thời cơ đã đến trong lúc chúng ta gặp rất nhiều khó khăn và chúng đã hi vọng vào một cuộc "lật đổ" ở Việt Nam. Chính vì thế mà hoạt động chống phá của các tổ chức và các thế lực phản động nhằm cản trở công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ta cũng có những diễn biến rất phức tạp.
- Trước hết là hoạt động của các tổ chức phản động của người Việt Nam ở nước ngoài. Hiện nay có khoảng 200 tổ chức chính trị phản động người Việt lưu vong tại các nước tư bản núp dưới các danh nghĩa khác nhau bao gồm các tổ chức phản động mang tính chính trị rõ nét, các tổ chức tập hợp bọn ngụy quân, ngụy quyền, các tổ chức lợi dụng nhân quyền hoặc núp dưới các danh nghĩa "từ thiện". Các tổ chức phản động này có cơ sở vật chất tương đối khá gồm 50 nhà xuất bản, 500 tờ báo Việt ngữ, 6 chương trình truyền hình, 10 đài phát thanh. Các tổ chức phản động này đều có sự dung túng của chính quyền một số nước tư bản nên có điều kiện về kinh phí, trụ sở để hoạt động. Hiện nay tại các nước như : Mĩ, Pháp, Bỉ, Canađa, Ôxtrâylia,... có các tổ chức phản động lớn như các tổ chức của Võ Văn Ái, Hoàng Cơ Minh, Võ Đại Tôn...
Hầu hết các tổ chức phản động lưu vong này đều kêu gọi các nước cấm vận, trừng phạt Việt Nam bằng mọi thủ đoạn, chúng lợi dụng khó khăn, thiếu sót trong quản lí của ta để thực hiện kế hoạch "chuyển lửa về quê" đưa ra các lời kêu gọi lật đổ và tiếp tay, kích động cho các hoạt động của bọn phản động trong nước. nổi bật là hoạt động diễn biến hoà bình với 3 nội dung: chiếm lĩnh thị trường, ngoại giao hữu nghị và khoét sâu mâu thuẫn mà mục đích chính là thôn tính hay xoá bỏ Việt Nam.
Hoạt động của các tổ chức phản động nội địa như các tổ chức phản động của bọn ngụy quân, ngụy quyền còn chống đối không chịu cải tạo, cũng như bọn phản động lợi dụng tôn giáo, lợi dụng dân tộc và số cơ hội bất mãn trong những năm qua cũng diễn biến khá phức tạp, nhiều nơi chúng cấu kết và được các tổ chức nước ngoài cung cấp tài liệu, tiền bạc, vũ khí để tập hợp lực lượng, nhen nhóm tổ chức, tiến hành các vụ gây rối bạo loạn. Một số đối tượng bất mãn viết tin tài liệu nói xấu chống lại Đảng và Nhà nước ta, đòi thay đổi đường lối rồi tán phát qua mạng Internet hoặc phổ biến thông qua các cuộc gặp gỡ với các phóng viên báo chí nước ngoài.
- Tình hình an ninh văn hoá tư tưởng, an ninh kinh tế trong những năm qua còn nhiều bất cập. Phá hoại tư tưởng là một dạng đặc biệt của chiến tranh lạnh, một hình thức chủ yếu trong cuộc đấu tranh tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc chống chủ nghĩa xã hội. Trong những năm qua các hoạt động phá hoại văn hoá tư tưởng được các bọn phản động nhất là bọn phản động bên ngoài tiến hành thông qua hoạt động của các đài phát thanh, mạng Internet. Hiện tại có nhiều đài phát thanh và chương trình do bọn phản động lưu vong tham gia, trong đó có 5 chương trình, 300 báo được thực hiện ở Mĩ, có 175 tờ báo chống cộng như "Quê mẹ", "Hoa sen", "Công luận" hoạt động phá hoại được tiến hành theo các chiến dịch, có sự phối hợp giữa các nước đế quốc với bọn phản động, gắn liền với các hoạt động tình báo gián điệp. Tất cả các hoạt động đó đều nhằm vào xuyên tạc, nói xấu, kích động nhằm gây mất ổn định trong nước.
- Trong những năm qua, tình hình lộ bí mật, mất thông tin bí mật về kinh tế đã xảy ra ở nhiều cơ quan, xí nghiệp và đã gây ra nhiều thiệt hại. Các hoạt động nhằm phá hoại được tiến hành cả bề rộng lẫn bề sâu thông qua các hoạt động lấy cắp bí mật kinh tế, tuyên truyền và lôi kéo cán bộ quản lí kinh tế và khoa học kĩ thuật phá hoại cơ sở vật chất. Trong tình hình hiện nay, chúng nhằm vào phá hoại các chủ trương đường lối kinh tế, các công trình trọng điểm của ta.
- Tình hình an ninh biên giới còn nhiều phức tạp, các vụ xâm nhập qua biên giới diễn ra với nhiều hình thức, hoạt động xuất nhập cảnh cũng có nhiều thiếu sót dẫn đến tình trạng nhập cảnh trái phép, nhất là các khu vực giáp biên. Lợi dụng các mối quan hệ của các dân tộc hai bên biên giới, chúng qua lại, móc nối, lôi kéo, chia rẽ các dân tộc, dòng họ trong nước hòng làm suy yếu, tiến tới gây bạo loạn ở những nơi này. 
- Trong nhiều năm qua xuất hiện nhiều điểm nóng về an ninh trật tự, xuất phát từ những bức xúc, bất bình của nhân dân trước những việc làm sai trái, thiếu sót của cán bộ cơ sở trong việc giải quyết đền bù đất đai... Do làm chưa triệt để, chưa công bằng nên đã để một bộ phận nhân dân bị một số phần tử quá khích kích động dẫn đến manh động làm rối loạn an ninh trật tự ở một số địa phương. 
b) Tình hình về trật tự, an toàn xã hội 
- Tình hình tội phạm xâm phạm trật tự xã hội, tội phạm kinh tế, tội phạm ma tuý trong những năm qua có những diễn biến rất phức tạp. Số vụ phạm tội hàng năm bị phát hiện có sự tăng giảm không đều trong đó các vụ trọng án có chiều hướng tăng. Bình quân hàng năm có khoảng 70.000 vụ phạm tội được phát hiện trong đó các vụ án giết người, cướp của, cướp giật có xu hướng tăng. Trong các vụ án giết người thì nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân xã hội ( ở Bình Dương, Bình Phước, Điện Biên).
Các loại tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn xã hội ngày càng có xu hướng chuẩn bị trước, tình hình các băng nhóm tội phạm câu kết với nhau tạo thành những tổ chức tội phạm rất nguy hiểm gây nhức nhối, bức xúc cho xã hội.
Các loại tội phạm hình sự khác như bọn đâm thuê, chém mướn, trả thù cá nhân bằng bom thư, bom mìn hoặc tạt axít trong những năm qua cũng rất đa dạng và là một nỗi nhức nhối của xã hội. Loại tội phạm này hoạt động rất manh động, bất chấp hậu quả gây ra cho dù người bị hại có thể không phải là người mà chúng cần trả thù, có những vụ tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm hình sự hoạt động ngày càng táo bạo, manh động, chúng sử dụng đủ các loại hung khí, kể cả vũ khí nóng.Thành phần đối tượng phạm tội rất đa dạng, đủ các loại người, có cả lưu manh cũng như nông dân, cán bộ, đảng viên, trí thức, sinh viên, học sinh. Trong đó đáng lo ngại là các vụ trả thù cá nhân do mâu thuẫn nội bộ rồi đi thuê giang hồ xã hội đen trả thù.
Thủ đoạn gây án của bọn tội phạm hình sự rất đa dạng, từ những thủ đoạn đơn giản cổ điển nhưng hiệu quả như "vãi thóc gọi gà" của bọn lừa đảo đến những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của bọn giết người dùng các loại độc chất khó phát hiện.Về địa bàn hoạt động, tội phạm xâm phạm trật tự xã hội xảy ra ở tất cả các địa bàn trong cả nước nhưng tập trung vào các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và một số tỉnh như: Bình Dương, Nam Định, Thanh Hóa, Điện Biên...
Các loại án kinh tế, tuy số vụ không tăng nhiều nhưng quy mô, tính chất rất nghiêm trọng như: ( tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN, các đại án Trịnh Xuân Thanh, Hà Văn Thắm, Vũ Nhôm, Châu Thị Thu Nga, Phạm Công Danh, Hứa Thị Phấn ) tham ô với số tiền bị chiếm đoạt lên tới hàng ngàn tỉ đồng, các vụ án lớn dùng công nghệ cao để tổ chức đánh bạc, các loại hình tín dụng đen, cho vay với lãi suất cắt cổ...
Loại tội phạm này thường có sự "bọc lót", "che chắn" cho nhau, tài sản bị mất là tài sản nhà nước nên ý thức tự giác đấu tranh của công dân tại những cơ quan, doanh nghiệp này chưa cao, đây cũng là lí do giải thích tại sao công tác điều tra, thanh tra chưa đạt hiệu quả cao. Các lĩnh vực xảy ra tội phạm kinh tế thường có ở các ngành kinh tế như xây dựng cơ bản, ngân hàng, đầu tư, xuất nhập khẩu, giao thông, vận tải.
Tình trạng buôn lậu trốn thuế trong những năm qua vẫn chưa giảm đáng kể, chúng được thực hiện cả ở vùng cửa khẩu biên giới, trên biển, trên các tuyến vận chuyển, kể cả các tuyến hàng không. Mặt hàng buôn lậu đa dạng chủng loại từ vải vóc, máy móc đến điện thoại di động, thuốc chữa bệnh. Buôn lậu xảy ra phức tạp nhất ở các địa bàn trọng điểm như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, các khu vực biên giới Tây Nam, biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Trung Quốc.
Tội phạm kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ về vật chất, mà còn làm mất đi cả một bộ phận cán bộ, đảng viên gây ảnh hưởng xấu về chính trị, xã hội. 
Tội phạm ma tuý ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Chúng sẵn sàng chống trả quyết liệt với các lực lượng đấu tranh, đã có nhiều cán bộ, chiến sĩ hi sinh trong đấu tranh với loại tội phạm này. Địa bàn hoạt động của loại tội phạm này tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng và các tỉnh biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, các tuyến trục đường 6, 7, 8. Các băng, nhóm, tổ chức tội phạm ma tuý thường có sự liên kết với nhau cả trong nước lẫn quốc tế, quy mô, tính chất ngày càng lớn và ác liệt, số lượng rất lớn nghe đến giật mình.
Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực gây ra những hậu quả vô cùng to lớn. Nó còn là bạn đồng hành, là sân sau của các loại tội phạm. Trong những năm qua, các loại tệ nạn ở nước ta vẫn chưa giảm: như mại dâm, cờ bạc, nghiện hút... nó diễn ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước, nó có một số đặc điểm sau :
+ Tệ nạn xã hội mang tính phổ biến. 
+ Tệ nạn xã hội mang tính lây lan rất nhanh, tệ nạn xã hội có quan hệ chặt chẽ với tội phạm. Hậu quả do tệ nạn xã hội gây ra ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc gia đình, xã hội và nó còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy, sinh hoạt tập thể thác loạn, bầy đàn, căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS. Đối tượng tham gia tệ nạn đủ các lứa tuổi, giới tính. Mặc dù Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều loại văn bản pháp luật về phòng chống tệ nạn, công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn đã được toàn dân và các cơ quan chức năng tích cực tham gia, tuy nhiên hiệu quả còn thấp. Vì vậy, trong những năm tới cần phải đẩy mạnh hơn nữa, kiên quyết hơn nữa. 
+ Cùng với tệ nạn xã hội, tình trạng tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp rủi ro xảy ra rất nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng. Trong các loại tai nạn thì tai nạn giao thông chiếm tỉ lệ cao nhất, các vụ tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ hàng năm cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người và hàng trăm nghìn người trở thành phế nhân, tài sản bị hư hỏng rất nghiêm trọng, nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông có rất nhiều như :
Do số lượng phương tiện giao thông tăng rất nhanh, nhất là ô tô, xe máy. Bên cạnh đó, việc xử lí những vi phạm trật tự, an toàn giao thông còn nhiều bất cập, phiền nhiễu 
Mặc dù đã có Luật Giao thông đường bộ, Nghị quyết 13,14,15 của Chính phủ, nhưng tình trạng vi phạm vẫn không giảm. Những vụ tai nạn lao động, nghề nghiệp, rủi ro, các vụ cháy nổ trong những năm qua xảy ra cũng hết sức lo ngại. Đã có nhiều vụ sập nhà, sập hầm lò và đặc biệt là tình hình cháy nổ xảy ra ngày càng tăng. Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng đáng báo động. Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn bừa bãi, dẫn đến ô nhiễm gây lũ lụt, hạn hán ; ô nhiễm nguồn nước rất cao, việc không đảm bảo nước sạch, vệ sinh ATTP cộng với các dịch cúm gà, lở mồm long móng, dịch tả lợn châu phi lây lan gây nên tình trạng nhiễm bệnh rất lớn, bên cạnh đó là hàng nghìn vụ ngộ độc thức ăn, có những vụ ngộ độc tập thể gây nguy hiểm tính mạng cho cả hàng trăm người. 
1.2. Đối tác và đối tượng đấu tranh trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Trong tình hình hiện nay, cần có cách nhìn nhận mới và thống nhất về vấn đề đối tác và đối tượng đấu tranh theo nguyên tắc :
- Những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với VN đều là đối tác của chúng ta.
 - Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh. 
- Mặt khác, trong tình hình diễn biến mau lẹ và phức tạp hiện nay, cần có cách nhìn nhận biện chứng : trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác ; trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta. Trên cơ sở đó, cần khắc phục cả hai khuynh hướng mơ hồ mất cảnh giác hoặc cứng nhắc trong nhận thức, chủ trương và trong xử lí các tình huống cụ thể.
a) Đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia
Có nhiều loại cụ thể, trong tình hình hiện nay cần tập trung đấu tranh:
- Gián điệp : Gián điệp là người Việt Nam hay người nước ngoài, hoạt động cá nhân hay có tổ chức, chịu sự chỉ huy của nước ngoài để tiến hành các hoạt động điều tra thu thập tình báo, gây cơ sở bí mật và phá hoại nhằm chống lại nước ta. 
- Phản động : Phản động là những cá nhân hay tổ chức có âm mưu và hoạt động phản cách mạng chống lại chế độ XHCN, nhưng không chịu sự chỉ huy của nước ngoài.
* Trong tình hình hiện nay cần tập trung đấu tranh với những loại sau :
+ Các tổ chức và cá nhân phản động trong số người Việt Nam ở nước ngoài đang có những hoạt động chống Việt Nam. 
+ Bọn phản động lợi dụng tôn giáo. 
+ Bọn phản động lợi dụng dân tộc ít người, nhất là bọn có sự câu kết của các lực lượng phản động bên ngoài.
 + Bọn phản động trong ngụy quân, ngụy quyền, đảng phái phản động cũ không chịu cải tạo. 
+ Bọn có tư tưởng, quan điểm sai trái, những phần tử trong nội bộ bất mãn thoái hoá biến chất trở thành phản động, chống Đảng, chống CNXH; số cơ hội chính trị.
b) Đối tượng xâm phạm về trật tự, an toàn xã hội.
Đối tượng xâm phạm về trật tự, an toàn xã hội là những người có hành vi phạm tội gây thiệt hại đến tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản của công dân, đến tính mạng sức khỏe và danh dự phẩm giá của con người, đến trật tự an toàn xã hội nhưng không có mục đích chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
Trong các đối tượng xâm phạm trật tự, an toàn xã hội hiện nay có những người phạm tội nhất thời, có đối tượng phạm tội chuyên nghiệp, với tính chất và mức độ nguy hiểm khác nhau. Các đối tượng này bao gồm :
- Các đối tượng xâm phạm trật tự xã hội (tội phạm hình sự). 
- Các đối tượng xâm phạm trật tự quản lí kinh tế và chức vụ (tội phạm kinh tế).
- Các đối tượng về ma tuý (tội phạm ma tuý).
Trong số các đối tượng trên cần tập trung vào đấu tranh với các đối tượng sau :
+ Bọn tội phạm kinh tế, nhất là bọn tham nhũng, bọn buôn lậu, bọn sản xuất tàng trữ và tiêu thụ tiền giả. 
+ Bọn tội phạm về ma tuý. 
+ Bọn tội phạm hình sự, tập trung vào bọn hoạt động có tổ chức, bọn lưu manh chuyên nghiệp, sử dụng bạo lực, tội phạm có quan hệ với nước ngoài.
2. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA.
2.1. Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ
Tình hình trên đòi hỏi các cơ quan, đơn vị phải hết sức cảnh giác, chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ; coi đây là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, cấp bách hiện nay của cấp ủy, chỉ huy các cấp, các ngành và mọi cán bộ, đảng viên trong toàn quân. Bảo vệ chế độ chính trị, Đảng, Nhà nước, giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của tổ chức Đảng, Nhà nước, các cơ quan, người Việt Nam đang làm việc học tập ở nước ngoài với những biện pháp sau:
- Một là, thường xuyên quán triệt, giáo dục nâng cao tinh thần cảnh giác và trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ đối với việc bảo vệ Đảng, bảo vệ Q

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_nguon_tu_lieu_de_giang_day_bai_trach_nhiem_cua.doc