SKKN Sử dụng một số trò chơi trong dạy học Địa lí Lớp 11 nhằm tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh

SKKN Sử dụng một số trò chơi trong dạy học Địa lí Lớp 11 nhằm tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh

Khái niệm và phân loại trò chơi trong dạy học

“ Phương pháp dạy học bằng trò chơi là việc giáo viên cung cấp và tổ chức cho học sinh tiến hành các trò chơi có nội dung tri thức được gắn với nội dung bài học. Qua đó, học sinh khai thác được vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi và để học. Hệ quả là học sinh thu nhận được các tri thức khoa học, thái độ và kĩ năng hành động (trí óc và chân tay) sau khi kết thúc trò chơi”. (Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường - Phan Trọng Ngọ).

- Theo tiến trình bài dạy, trò chơi trong dạy học địa lí có thể được phân loại như sau

+ Nhóm trò chơi khởi động: là những trò chơi ngắn, diễn ra trong khoảng 3 đến 5 phút. Đây là những trò chơi sử dụng vào đầu tiết học, nhằm kết nối giữa kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới, từ đó tạo không khí vui vẻ trong lớp học, tạo hứng thú cho học sinh trong tiếp nhận bài học mới.

+ Nhóm trò chơi dẫn dắt hình thành kiến thức mới: được tổ chức trong các hoạt động học tập nhằm hình thành kiến thức cho học sinh.

+ Nhóm trò chơi củng cố, luyện tập kĩ năng: thường được tổ chức vào cuối tiết học khắc sâu kiến thức cho học sinh, đánh giá mức độ tiếp nhận kiến thức của học sinh.

doc 15 trang Mai Loan 18/02/2025 2125
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng một số trò chơi trong dạy học Địa lí Lớp 11 nhằm tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
 Trong các nhà trường trung học phổ thông hiện nay, bên cạnh nhiều học sinh 
đam mê, yêu thích học tập thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ các em không 
thích học, chán học do chưa tìm thấy niềm vui và hứng thú trong học tập. Việc 
mất hứng thú học tập khiến cho các em mất động lực học tập. Ngược lại, khi có 
hứng thú, say mê trong học tập thì việc lĩnh hội tri thức sẽ trở nên dễ dàng hơn.
 Thực tế quá trình giảng dạy cho thấy, hiện nay nhiều học sinh chưa có cái 
nhìn đúng và húng thú với môn Địa lí. Với suy nghĩ đây là môn học thuộc lòng, 
thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, khó chọn trường thi đại học, cao đẳng nên các 
em thường ngại học, học một cách đối phó, miễn cưỡng. Điều này khiến chất 
lượng học tập chưa cao, học sinh dễ quên kiến thức, thiếu những kĩ năng địa lí 
cơ bản.
 Làm thế nào để tạo được hứng thú học tập địa lí cho học sinh? Đó là câu hỏi 
mà bản thân tôi vẫn luôn trăn trở. Đặc biệt, khi vào giảng dạy tại các lớp theo 
ban khoa học tự nhiên, vốn đã không mặn mà với các môn xã hội, tôi luôn có 
suy nghĩ làm sao để khơi gợi hứng thú học tập của các em với môn học của 
mình, làm sao để học theo phương châm “học mà vui, vui mà học”. Những năm 
học gần đây, trong quá trình tăng cường sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật 
dạy học tích cực, tôi nhận thấy việc sử dụng một số trò chơi trong các giờ học 
mang lại nhiều hiệu quả. Nhiều học sinh đã có những biểu hiện tích cực trong 
thái độ học tập, có niềm thích thú, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học 
địa lí. Chính vì lí do trên tôi lựa chọn đề tài: “Sử dụng một số trò chơi trong dạy 
học Địa lí lớp 11 nhằm tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập cho học 
sinh’’ để ghi lại ý tưởng mà bản thân đã thực hiện trong quá trình giảng dạy môn 
Địa lí lớp 11 ở Trường THPT năm học 2018 – 2019.
2. Tên sáng kiến
 1 để học. Hệ quả là học sinh thu nhận được các tri thức khoa học, thái độ và kĩ 
năng hành động (trí óc và chân tay) sau khi kết thúc trò chơi”. (Dạy học và 
phương pháp dạy học trong nhà trường - Phan Trọng Ngọ). 
- Theo tiến trình bài dạy, trò chơi trong dạy học địa lí có thể được phân loại như 
sau
+ Nhóm trò chơi khởi động: là những trò chơi ngắn, diễn ra trong khoảng 3 đến 
5 phút. Đây là những trò chơi sử dụng vào đầu tiết học, nhằm kết nối giữa kiểm 
tra bài cũ và giới thiệu bài mới, từ đó tạo không khí vui vẻ trong lớp học, tạo 
hứng thú cho học sinh trong tiếp nhận bài học mới.
+ Nhóm trò chơi dẫn dắt hình thành kiến thức mới: được tổ chức trong các hoạt 
động học tập nhằm hình thành kiến thức cho học sinh.
+ Nhóm trò chơi củng cố, luyện tập kĩ năng: thường được tổ chức vào cuối tiết 
học khắc sâu kiến thức cho học sinh, đánh giá mức độ tiếp nhận kiến thức của 
học sinh.
7.1.3. Ưu điểm và hạn chế của viêc sử dụng trò chơi trong dạy học
- Ưu điểm:
+ Giúp quá trình học tập trở nên hấp dẫn và hứng thú
+ Giúp học sinh thoải mái và hăng say học tập
+ Làm thay đổi hình thức học tập: học sinh chủ động lĩnh hội tri thức trong tâm 
thế dễ chịu và cởi mở.
+ Giúp học sinh rèn luyện, củng cố, tiếp thu tri thức, đồng thời phát triển các 
năng lực cần thiết cho người học.
+ Học sinh được chủ động ra quyết định, tự giải quyết vấn đề. 
- Hạn chế: 
+ Nếu lạm dụng quá nhiều trò chơi có thể dẫn đến mất thời gian.
+ Một trò chơi có thể đem lại nhiều kết quả khác nhau cho tùy đối tượng học 
sinh. Do vậy những trò chơi có tính khuân mẫu cao thường ít hiệu quả với 
những học sinh có trí thông minh cao và học khá, nhưng có ích cho học sinh 
 3 + Cần có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố cấu thành một trò chơi phổ biến 
trong sinh hoạt, đời sống của học sinh với nội dung kiến thức địa lí của chương 
trình Địa lí lớp 11 THPT.
+ Cấu trúc khi thiết kế trò chơi thường gồm các bước:
. Xác định mục đích, ý nghĩa của trò chơi.
. Cách tiến hành: 
 Chuẩn bị: các đồ dùng và dụng cụ chơi được chuẩn bị
 Cách chơi: số người tham gia chơi tùy thuộc vào từng trò chơi cụ thể theo 
nhóm, theo cặp hoặc cả lớp. Phổ biến luật chơi.
 Tổng kết: Phân định kết quả chơi, tuyên bố người chiến thắng, rút ra kiến 
thức địa lí có liên quan đến trò chơi.
- Yêu cầu trong tổ chức trò chơi: Tùy thuộc vào mục đích của giáo viên mà mỗi 
trò chơi được tổ chức trong các hoạt động nhận thức khác nhau với thời gian quy 
định cụ thể, thông thường khoảng từ 5 đến 10 phút. Một trò chơi thường được 
tiến hành như sau:
+ Giới thiệu trò chơi (tên trò chơi, mô tả cách chơi)
+ Phân nhóm chơi
+ Chơi thử
+ Nhấn mạnh luật chơi
+ Chơi thật.
- Về thưởng - phạt khi tham gia trò chơi: cần công minh đúng luật, làm trò chơi 
có sức hấp dẫn và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập. Học sinh cần tự giác 
và thoải mái trong các hình thức thưởng, phạt (ví dụ có thể phạt bên thua cuộc 
bằng một vài hình thức đơn giản như nhảy lò cò, hát một bài, kể chuyện vui...)
7.1.6. Thiết kế một số trò chơi trong dạy học địa lí lớp 11 THPT
Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đã áp dụng một số trò chơi địa lí sau:
7.1.6.1. Trò chơi “Đối mặt”
 5 * Mục đích: Được biến tấu từ trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” trên truyền hình. 
Thông qua các hình ảnh và câu hỏi của giáo viên, học sinh tìm ra các kiến thức 
bổ ích cho mình, đồng thời cảm thấy hứng thú và say mê học tập, khám phá hơn.
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên chuẩn bị trước các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học, chọn 
học sinh tham gia chơi (chia đội nếu cần)
- Phổ biến luật chơi: Giáo viên cho xuất hiện các hình ảnh sau đó yêu cầu học 
sinh đưa ra các nội dung liên quan đến hình ảnh đó. Mỗi câu trả lời đúng sẽ 
được 10 điểm. Kết thúc trò chơi, học sinh (đội nào) dành được nhiều điểm nhất 
sẽ chiến thắng và được nhận phần thưởng.
* Ví dụ: Khi dạy bài thực hành tìm hiểu về Liên minh châu Âu (EU) ở tiết 3 bài 
7, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Đi tìm ẩn số” trong 
phần khởi động nhằm tạo không khí sôi nổi và hào hứng.
 Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các hình ảnh liên quan tới Liên minh châu 
Âu, sau đó tổ chức cho tất cả học sinh trong lớp tham gia.
 Cách chơi: 
 + Giáo viên giới thiệu trò chơi mang tên “Đi tìm ẩn số”, phát cho mỗi bàn 
một phiếu học tập và yêu cầu trong 2 phút hoàn thành nội dung của phiếu.
 PHIẾU HỌC TẬP
 1. Ghi chú những mặt liên kết dưới mỗi hình ảnh sau
 7 Lượt 2: 2 phút, các nhóm cử đại diện ghi lên bảng các thông tin mình đã 
thảo luận và ghi trên giấy (để tăng tốc, các nhóm có thể cho 2 bạn ghi hoặc 1 
bạn đọc 1 bạn ghi,... miễn sao đội mình nhanh nhất có thể)
 Để gây tò mò và tăng tính hấp dẫn, GV sẽ nêu chủ đề sau cùng và phát 
hiệu lệnh “Bắt đầu”
 Chủ đề: “Hãy cho tôi biết bạn biết gì về đất nước Trung Quốc”
 Nhóm có nhiều thông tin nhất ở mỗi lượt sẽ đạt điểm 10 và giảm dần 
điểm số theo thứ tự.
 Điểm số của trò chơi là tổng điểm của 2 lượt. Ở mỗi lượt, không kể thông 
tin ngắn dài, điểm được tính trên tổng số thông tin nhóm đã ghi ra được trong 
thời gian qui định. Với các thông tin lạ, gây thắc mắc, nhóm phải giải trình, nếu 
thỏa mãn yêu cầu sẽ được cộng thêm 1 điểm trên điểm tổng, không thỏa mãn sẽ 
bị gạch bỏ thông tin đó.
 + Tổng kết điểm trò chơi, trao thưởng, dẫn dắt vào bài mới.
7.1.6.4. Trò chơi “ Đôi bạn hiểu nhau”
* Mục đích: Đây là trò chơi thường diễn ra vào cuối giờ học hoặc giờ ôn tập, 
nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện cho học sinh khả năng tưởng tượng, biết 
vận dụng đồng thời các giác quan, phản ứng nhanh trước các tình huống.
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên chọn cặp đôi tham gia
- Luật chơi: Hai học sinh đứng quay lưng vào nhau. Một học sinh hướng về máy 
chiếu, làm người miêu tả, hoặc giải thích về các hình ảnh mà giáo viên đưa ra để 
học sinh còn lại hiểu và nói lại chính xác cụm từ đó. Người miêu tả không được 
nói phạm những từ có trong cụm từ mà phải sử dụng những từ khác để diễn tả, 
hoặc có thể dùng ngôn ngữ hình thể để thể hiện. Người miêu tả có thể được di 
chuyển nhưng người còn lại luôn phải quay lưng vào máy chiếu. 
 Kết thúc trò chơi, giáo viên tổng kết, khen ngợi các cặp đôi xuất sắc nhất 
và rút kinh nghiệm cho các lần chơi sau.
 9 Kết thúc trò chơi, cả lớp sẽ lựa chọn người hùng biện hay nhất. Giáo viên 
tổng kết, khen ngợi và trao thưởng.
* Ví dụ: Để ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết học kì 2, giáo viên có thể tổ chức cho 
học sinh trò chơi “Thử tài hùng biện ”
 Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 3 ngôi sao có ghi các câu hỏi:
 + Ngôi sao 1: Vì sao nói nền kinh tế nước Nga đã trải qua nhiều thăng 
trầm?
 + Ngôi sao 2: Vì sao nói Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao?
 + Ngôi sao 3: Vì sao nói vị trí địa lí và tự nhiên của Nhật Bản mang đến 
nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn cho phát triển kinh tế?
 Cách chơi: 
 + Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, cho học sinh nhắc lại đặc điểm của 
hai quốc gia là Liên Bang Nga và Nhật Bản. Mỗi nhóm cử một đại diện tham gia 
hùng biện. 
 + Đại diện nhóm lên bốc thăm lựa chọn chủ đề, sau đó có 3 phút để cả 
nhóm cùng chuẩn bị, đóng góp. Sau 3 phút đại diện nhóm lên trình bày.
 + Kết thúc trò chơi, cả lớp sẽ lựa chọn người hùng biện hay nhất. Giáo 
viên tổng kết, khen ngợi và trao thưởng.
7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến
 Trong năm học 2018 - 2019 và học kì I năm học 2019 - 2020, nhờ tăng 
cường sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực và sử dụng trò chơi trong dạy 
học Địa lí 11, các tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn và tạo được hứng thú cho 
học sinh. Cô trò cùng cảm thấy thoải mái, vui vẻ mà hiệu quả tiếp thu kiến thức 
vẫn được đảm bảo. Điều này đã được minh chứng cụ thể qua điểm số bài một 
tiết và thi học kì của học sinh. Tỉ lệ học sinh đạt dưới 5 điểm gần như không 
còn. Các em ban khoa học tự nhiên cũng luôn hào hứng và tích cực, sôi nổi 
trong mỗi giờ học.
 11 - Học sinh cần mạnh dạn, tích cực, chủ động tham gia vào các trò chơi do giáo 
viên tổ chức. 
10. Đánh giá lợi ích thu được
* Hiệu quả kinh tế
- Sáng kiến không trực tiếp tạo ra của cải vật chất nhưng lại có ý nghĩa kinh tế 
bởi nó góp phần đào tạo ra nguồn nhân lực phục vụ lao động sản xuất, đặc biệt 
là nguồn lao động có chất lượng trong tương lai.
- Sáng kiến cũng góp phần là một tài liệu bổ ích để đồng nghiệp và các em học 
sinh tham khảo, học tập.
*Hiệu quả xã hội
- Đối với hoạt động của tổ chuyên môn
 Góp phần làm phong phú nội dung sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, tăng 
cường thảo luận, trao đổi; tăng cường tình đồng nghiệp.
 Tận dụng sức mạnh trí tuệ của tập thể, góp phần nâng cao chất lượng giáo 
dục, đưa tổ chuyên môn ngày càng vững mạnh hơn. 
- Đối với giáo viên
 Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp, có không gian để sáng tạo, để thể 
hiện bản thân, để trải nghiệm từ đó hình thành thái độ chia sẻ những khó khăn, thử 
thách với đồng nghiệp, sống cởi mở, chân thành.
 Trau dồi kinh nghiệm và kiến thức, tự hoàn thiện bản thân, nâng cao tay nghề 
và uy tín.
- Đối với học sinh
 Sáng kiến góp phần thay đổi thái độ của học sinh với môn học, khơi gợi 
được hứng thú và nhu cầu học tập của học sinh.
 Việc sử dụng trò chơi để củng cố, mở rộng kiến thức địa lí cho học sinh 
đã tạo ra cảm giác học tập mới mẻ và thú vị hơn.
 Học sinh húng thú và có kết quả học tập tốt hơn.
 13

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_mot_so_tro_choi_trong_day_hoc_dia_li_lop_11_nha.doc
  • docBia sang kien.doc
  • docMau 1.1_ Don de nghi cong nhan sang kien cap co so.doc
  • docMau 2_Phieu dang ky viet sang kien.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docxTÀI LIỆU THAM KHẢO.docx