SKKN Sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học có hiệu quả trong rèn luyện năng lực tự học cho học sinh lớp 10 thpt (ban cơ bản) qua môn Địa Lí

SKKN Sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học có hiệu quả trong rèn luyện năng lực tự học cho học sinh lớp 10 thpt (ban cơ bản) qua môn Địa Lí

 Trong xu thế phát triển chung của nhân loại thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với việc rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trong nhà trường là một mục tiêu, chiến lược đã và đang được Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm. Đây có thể coi là con đường cơ bản và đúng đắn phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển của đất nước.

 Những năm gần đây, việc tiến hành đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng đã được thực hiện và đã đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng chất lượng và hiệu quả dạy học vẫn chưa thực sự được nâng cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là trong quá trình dạy học một số GV chưa chú ‎ý đến việc hướng dẫn cho HS cách tự học, tự khai thác, tìm tòi, làm giàu vốn kiến thức địa lí của mình, HS chưa biết cách tự học.

 Đặc trưng của môn Địa lí trong nhà trường phổ thông mang tính chất tổng hợp và có tính liên ngành, kiến thức địa lí rộng nhưng thời gian học tập trên lớp lại có hạn. Chính vì vậy mà việc rèn luyện năng lực tự học cho HS có ý nghĩa quan trọng, giúp HS có thể tự nghiên cứu, nắm bắt kiến thức cả khi ngoài giờ lên lớp mà không có sự chỉ đạo trực tiếp của thầy (cô).

 Đối với HS lớp 10 – THPT, các em là những HS đầu cấp, chưa quen với việc tự học, do đó bên cạnh việc cung cấp cho HS những kiến thức đại cương về tự nhiên, kinh tế - xã hội, việc hướng dẫn, rèn luyện cho HS lớp 10 tự học, tự nghiên cứu có ‎ nghĩa to lớn trong đổi mới phương pháp dạy học địa lí, làm cơ sở kiến thức và nền tảng vững chắc cho các em tiếp tục bước vào các lớp học cao hơn.

 

docx 31 trang thuychi01 15113
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học có hiệu quả trong rèn luyện năng lực tự học cho học sinh lớp 10 thpt (ban cơ bản) qua môn Địa Lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG II
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC CÓ HIỆU QUẢ TRONG RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT (BAN CƠ BẢN) QUA MÔN ĐỊA LÍ.
Người thực hiện : Phạm Thị Hương
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Nông Cống 2
SKKN thuộc lĩnh vực : Công tác chủ nhiệm
THANH HÓA NĂM 2018
THANH HÓA NĂM 2018
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI: “SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC CÓ HIỆU QUẢ TRONG RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC
CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT
(BAN CƠ BẢN) QUA MÔN ĐỊA LÍ”.
Người thực hiện : PHẠM THỊ HƯƠNG
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Địa Lí 
 Năm học : 2017 – 2018
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Dạy học	
SGK
ĐC
Sách giáo khoa
Đối chứng
GV
GV
HS
HS
KTDH 
Kỹ thuật dạy học 
TN
SL
TB
GTVT
Thực nghiệm
Số lượng
Trung bình
Giao thông vận tải
MỤC LỤC
SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC CÓ HIỆU QUẢ TRONG RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT (BAN CƠ BẢN) QUA MÔN ĐỊA LÍ.
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do viết sáng kiến
 Trong xu thế phát triển chung của nhân loại thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với việc rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trong nhà trường là một mục tiêu, chiến lược đã và đang được Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm. Đây có thể coi là con đường cơ bản và đúng đắn phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển của đất nước.
 Những năm gần đây, việc tiến hành đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng đã được thực hiện và đã đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng chất lượng và hiệu quả dạy học vẫn chưa thực sự được nâng cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là trong quá trình dạy học một số GV chưa chú ‎ý đến việc hướng dẫn cho HS cách tự học, tự khai thác, tìm tòi, làm giàu vốn kiến thức địa lí của mình, HS chưa biết cách tự học. 
 Đặc trưng của môn Địa lí trong nhà trường phổ thông mang tính chất tổng hợp và có tính liên ngành, kiến thức địa lí rộng nhưng thời gian học tập trên lớp lại có hạn. Chính vì vậy mà việc rèn luyện năng lực tự học cho HS có ý nghĩa quan trọng, giúp HS có thể tự nghiên cứu, nắm bắt kiến thức cả khi ngoài giờ lên lớp mà không có sự chỉ đạo trực tiếp của thầy (cô). 
 Đối với HS lớp 10 – THPT, các em là những HS đầu cấp, chưa quen với việc tự học, do đó bên cạnh việc cung cấp cho HS những kiến thức đại cương về tự nhiên, kinh tế - xã hội, việc hướng dẫn, rèn luyện cho HS lớp 10 tự học, tự nghiên cứu có ‎ nghĩa to lớn trong đổi mới phương pháp dạy học địa lí, làm cơ sở kiến thức và nền tảng vững chắc cho các em tiếp tục bước vào các lớp học cao hơn.
 Với những lí do trên chúng ta nhận thấy rằng, việc rèn luyện năng lực tự học cho học sinh qua giờ Địa lí cũng như các môn học khác trong nhà trường có vai trò rất quan trọng, góp phần thực hiện có hiệu quả trong quá trình đồi mới phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông. Bản thân tôi trong quá trình công tác tại trường THPT Nông Cống 2 cũng đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu cũng như áp dụng có hiệu quả một số phương pháp, kĩ thuật dạy học vào trong quá trình dạy học. Vì vậy, lựa chọn đề tài:“ Sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học có hiệu quả trong rèn luyện năng lực tự học cho học sinh lớp 10 THPT (Ban cơ bản) qua giờ địa lí” tôi mong muốn được chia sẻ, đóng góp một chút sức lực vào việc nâng cao chất lượng học tập môn Địa lí hiện nay trong nhà trường trung học phổ thông.
 2. Mục đích của sáng kiến
 Đề tài đề xuất một số cách thức, biện pháp nhằm hướng dẫn học sinh tự làm việc, tự nghiên cứu và chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học cho HS lớp 10 – THPT trong môn Địa lí.
 Với việc rèn luyện năng lực tự học cho HS, đề tài muốn đóng góp một phần trong việc nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lí trong nhà trường phổ thông.
3. Đối tượng nghiên cứu 
- HS lớp 10 THPT Nông Cống 2 trong học tập môn Địa lí . 
- Trong khuôn khổ của đề tài chỉ tập trung đến hoạt động tự học Địa lí theo cách tự học dưới sự hướng dẫn của GV.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Để thực hiện nghiên cứu, trong đề tài tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
4.1. Phương pháp thu thập, phân tích tổng hợp, so sánh tài liệu
 Tài liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau như: SGK, sách tham khảo, các luận văn tốt nghiệp, các trang web có nội dung liên quan, các tạp chí giáo dụcSau đó tiến hành phân tích, so sánh, chọn lọc các nội dung phù hợp để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài.
4.2. Phương pháp quan sát, điều tra thực tế: 
Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thông tin về thực trạng dạy và học của GV và HS lớp 10 THPT trong học tập môn Địa lí. Từ đó đưa ra các hình thức, biện pháp rèn luyện năng lực tự học cho HS.
4.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này được thực hiện nhằm kiểm nghiệm các kết quả nghiên cứu lí thuyết, thu thập thông tin, phân tích mức độ tin cậy của các giả thuyết và bổ sung những vấn đề mà lí thuyết chưa đề cập tới.
4.4. Phương pháp toán học
Sử dụng phương pháp này để xử lí kết quả thực nghiệm.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT (BAN CƠ BẢN) 
QUA MÔN ĐỊA LÍ
 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Một số quan điểm về vấn đề tự học
 Theo quan niệm về tự học của chủ tịch Hồ Chí Minh: Trong tự học điều quan trọng hàng đầu là xác định rõ mục đích học tập và xây dựng động cơ học tập đúng đắn. Do vậy phải hiểu rõ “học để làm gì?”. Việc xác định đúng mục đích, động cơ học tập là điều kiện tiên quyết đối với hiệu quả của việc tự học. Người luôn nhấn mạnh tới việc phải tự giác học tập, học suốt đời không mệt mỏi để mở mang tầm hiểu biết của mình. Về phương pháp học tập, Hồ Chí Minh dạy “ phải lấy tự học làm cốt”, phải có kế hoạch sắp xếp thời gian học tập một cách khoa học, phải bền bỉ, kiên trì thực hiện kế hoạch đến cùng, không lùi bước trước mọi trở ngại. Người nhấn mạnh, phải học trong mọi hoàn cảnh, học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau[13]
 Đường lối, chủ trương của Đảng ta về vấn đề tự học của HS: trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta xác định mục tiêu cơ bản của giáo dục, đào tạo là: “tạo ra những người lao động có năng lực thực hành, tự chủ, năng động, sáng tạo”. Nhấn mạnh năng lực tự học, tự sáng tạo của HS. Trong giáo dục đào tạo cần phải giúp HS thay đổi quan niệm về phương pháp học tập cho phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. Đó là phải bồi dưỡng, phát huy năng lực tự học của HS. Đây cũng là nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục đào tạo được nghị quyết TW Đảng khóa VIII nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo ở người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học nhằm đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, phát triển mạnh mẽ phong trào tự học”.[14]
1.2. Năng lực tự học Địa lí là gì ?
Năng lực tự học địa lí là khả năng tự mình tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức địa lí vào tình huống mới hoặc tình huống tương tự với chất lượng cao.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Đặc điểm tâm lí, khả năng của HS lớp 10 THPT trong vấn đề rèn luyện năng lực tự học
 Theo sự phân chia của tâm lí học thì lứa tuổi HS ở lớp 10 THPT là vào độ tuổi đầu thanh niên (15 – 16 tuổi). Ở lứa tuổi này các em đã có sự phát triển nhảy vọt cả về thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, sự phát triển về trí tuệ của HS cũng được nâng cao. 
 Năng lực quan sát của HS THPT cũng trở nên sâu sắc và nhạy bén hơn. Tư duy trừu tượng, lí luận của các em đã phát triển ở mức độ nhất định. Những thay đổi quan trọng trên tạo điều kiện cho các em có khả năng thực hiện những thao tác tư duy phức rạp và trừu tượng.
 Những đặc điểm về tâm sinh lí lứa tuổi và trình độ nhận thức chung của HS THPT nêu trên chính là cơ sở cho chúng ta có thể khẳng định tính hợp lý trong việc rèn luyện năng lực tự học cho HS trong dạy học địa lí. Tuy nhiên, trong dạy học về địa lí kinh tế - xã hội thì trình độ nhận thức của HS THPT nói chung, THPT Nông Cống 2 nói riêng còn có một số hạn chế, cụ thể:
- HS thường lẫn lộn các dấu hiệu bản chất và không bản chất của các khái niệm, tỏ ra lúng túng khi phải liên kết các dấu hiệu cơ bản của khái niệm,hầu hết HS chưa biết cách định nghĩa khái niệm và rất ít HS biết ứng dụng khái niệm.
- HS thường tỏ ra lúng túng và thường không xác định chính xác đâu là nhân và đâu là quả trong mối liên hệ nhân quả phức tạp. Khả năng thiết lập mối liên hệ nhân quả còn nhiều hạn chế. Các kĩ năng về bản đồ, biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu cũng như kĩ năng khai thác tri thức từ SGK của các em HS lớp 10 còn yếu, chưa có hệ thống.
- Bên cạnh đó, HS lớp 10 là HS mới chuyển từ cấp THCS lên nên trong tâm lí của các em có nhiều xáo trộn. Các em còn khá bỡ ngỡ với phong cách dạy học ở bậc THPT, có nhiều em phải mất một thời gian mới làm quen được cách dạy mới ở THPT.
2.2. Mục tiêu chương trình, nội dung SGK Địa lí lớp 10 THPT (ban cơ bản) 
Việc dạy học địa lí kinh tế - xã hội lớp 10 THPT phải đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây:
 - Trước hết, môn Địa lí lớp 10 THPT giúp HS nắm vững các kiến thức THCS, bao gồm: Trái Đất với ý nghĩa là môi trường sống của con người bao gồm các thành phần cấu tạo và tác động của lại của chúng, một số quy luật phát triển của môi trường tự nhiên trên Trái Đất; dân cư và hoạt động của con người trên Trái Đất; mối quan hệ giữa dân cư, hoạt động sản xuất và môi trường; sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững.
 - Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng tư duy cơ bản, đặc biệt là các tư duy đặc trưng cho địa lí. Các kĩ năng như: kĩ năng quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, tổng hợpcác sự vật, hiện tượng địa lí cũng như kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, biểu đồ, số liệu thống kê; kĩ năng thu thập và trình bày các thông tin địa lí; kĩ năng vận dụng kiến thức trong chừng mực nhất định để giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí.
 2.3. Thực trạng tự học Địa lí của HS lớp 10 – THPT Nông Cống 2
2.3.1.Ý kiến của GV về tầm quan trọng của vấn đề rèn luyện năng lực tự học cho HS THPT trong việc nâng cao chất lượng dạy học địa lí
Bảng 1: Ý kiến của GV về tầm quan trọng của vấn đề rèn luyện năng lực tự học cho HS THPT trong việc nâng cao chất lượng dạy học địa lí.
Mức độ quan trọng
Số lượng GV
Tỉ lệ (%)
- Quan trọng
21
91,3
- Bình thường
2
8,69
- Không quan trọng
0
0
 Qua quá trình thăm dò, phân tích kết quả trên cho thấy rằng, hầu hết các GV đều nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện năng lực tự học cho HS trong việc nâng cao hiệu quả dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng. Tuy nhiên, việc trang bị cho HS các kĩ năng, phương pháp cần thiết giúp HS tự học vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức, vấn đề kiểm tra, đánh giá chưa thực sự được chú trọng. Việc tìm ra và áp dụng những phương pháp dạy học thích hợp trong quá trình giảng dạy để rèn luyện năng lực tự học cho HS là điều vô cùng cần thiết nhằm nâng cao chất lượng học tập.
 2.3.2. Thực trạng việc tự học của HS
 2.3.2.1. Tìm hiểu ý kiến của HS về mức độ thực hiện các kĩ năng tự học và hình thức tự học Địa lí
Bảng 2: Ý kiến của HS về mức độ thực hiện các kĩ năng tự học Địa lí
Các kĩ năng tự học
Thường xuyên
Ít
Không
bao giờ
SL
%
SL
%
SL
%
- Học theo vở ghi
53
35.3
97
64.6
0
0
- Thắc mắc khi không hiểu bài
47
31.3
89
59.3
14
9.3
- Tích cực thảo luận nhóm
67
44.6
73
48.6
10
6.6
- Đọc sách trước khi lên lớp
101
67.3
44
29.3
5
3.3
- Lập kế hoạch học tập ở nhà
12
8
32
21.3
106
70.6
- Đọc SGK, tài liệu tham khảo để bổ sung cho vở ghi
97
64.6
51
34
2
1.3
 Kết quả cho thấy phần lớn các em đã thực hiên một số kĩ năng tự học trong học tập môn Địa lí. Số HS thường xuyên đọc SGK trước khi lên lớp và đọc thêm các tài liệu tham khảo để bổ xung cho vở ghi chiếm tỉ lệ khá cao. Điều này thể hiện ở những trường, lớp mà GV chú ý đến việc đổi mới về phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó thì tình trạng HS học theo vở ghi chiếm tỉ lệ còn cao, vẫn còn những HS không bao giờ có thắc mắc khi không hiểu bài, tham gia thảo luận nhóm, đọc sách trước khi lên lớpĐặc biệt số HS tiến hành lập kế hoạch ở nhà chiếm tỉ lệ không đáng kể. 
2.3.2.2. Ý kiến của HS về ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng tự học Địa lí 
Bảng 3: Ý kiến của HS về ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng tự học Địa lí
Nội dung
Mức độ cần thiết
Cần thiết
Bình thường
Không cần thiết
SL
%
SL
%
SL
%
- Giúp HS dễ nhớ kiến thức, nhớ lâu
45
30
78
52
27
18
- Giúp HS nhanh hiểu bài
46
30.6
74
49.3
30
20
- Giúp HS tự mở rộng kiến thức
16
10.6
102
68
32
21.3
- Giúp HS có tinh thần tự giác, làm việc khoa học
36
24
79
52.6
35
23.3
- Giúp HS đạt điểm cao khi làm bài kiểm tra, thi
23
15.3
89
59.3
38
25.3
- Giúp HS phát biểu tốt trong giờ học
47
31.3
101
67.3
2
1.3
- Giúp HS chuẩn bị bài mới tốt
69
46
73
48.6
8
5.3
 Kết quả điều tra cho thấy, nhìn chung đa số HS thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc rèn luyện năng lực tự học. Tuy nhiên khi so sánh giữa 3 mức độ cần thiết; bình thường và không cần thiết ở một số mục thì số HS cho là bình thường và không cần thiết cao hơn so với mức độ cần thiết. Điều đó chứng tỏ rằng vai trò của công tác tự học đối với HS còn chưa được nhận thức rõ ràng, HS còn chưa thật sự có ý thức rèn luyện các kỹ năng tự học. Như vậy có thể khẳng định rằng việc rèn luyện năng lực tự học cho HS trong quá trình học tập nói chung và học tập Địa lí nói riêng là hết sức cần thiết.
II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC CÓ HIỆU QUẢ TRONG RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT (BAN CƠ BẢN) QUA MÔN ĐỊA LÍ 10.
1. Rèn luyện cho HS một số kĩ năng tự học
1.1. Hướng dẫn HS tự lập kế hoạch học tập
Tùy vào mục đích cụ thể mà người học có thể lập kế hoạch dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn.
1.1.1. Cách tiến hành lập kế hoạch trong môn Địa lí
Để rèn luyện năng lực tự học cho HS qua việc hướng dẫn HS lập kế hoạch học tập cho môn Địa lí lớp 10 (ban cơ bản), GV có thể tổ chức thực hiện như sau:
 Đầu năm học, GV yêu cầu HS lập kế hoạch học tập theo tuần cho môn Địa lí theo mẫu sau: KẾ HOẠCH HỌC TẬP
- Môn: Địa lí
- Họ và tên: .Lớp: ..
Tuần
(Thời gian)
Công việc cần tiến hành
Mục tiêu cần đạt được
Kết quả thực tế đạt được
Nhận xét
(GV)
1.
2.
.
- GV đưa ra thời gian cụ thể để hoàn thành việc xây dựng kế hoạch
- Đến thời điểm quy định, GV yêu cầu HS trình bày bản kế hoạch của mình, GV có thể sử dụng một số kế hoạch được coi là hay và hoàn chỉnh do HS xây dựng để nhận xét trước lớp và định hướng cho HS điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
- Tổ chức cho HS trao đổi kế hoạch của nhau nhằm giúp HS rút ra kinh nghiệm cho các kế hoạch tiếp theo.
- Yêu cầu HS thực hiện kế hoạch đã đề ra
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của HS
1.1.2. Ví dụ về cách hướng dẫn HS lập kế hoạch học tập Địa lí 
 (kế hoạch theo tuần).
Dựa vào thời khóa biểu và phân phối chương trình Địa lí 10 (cơ bản), học kì 1: 19 tuần (2 tiết/tuần) kết thúc ở bài 30. Giáo viên có thể hướng dẫn cho HS lập kế hoạch theo tuần cụ thể như sau :
* Buổi 1:
- Bước 1: GV yêu cầu HS lập kế hoạch học tập môn Địa lí dưới dạng một bài tập:
+ Em hãy lập kế hoạch học tập tuần 1 cho môn Địa lí.
+ Hạn nộp: Buổi học tiếp theo trong tuần.
+ Mẫu kế hoạch: KẾ HOẠCH HỌC TẬP
Môn: Địa lí Tuần:.
Họ và tên: . Lớp: ..
Tuần
Bài học tìm hiểu
Mục tiêu cần đạt được
Kết quả thực tế đạt được
Nhận xét
(GV)
1.
Bài..
Bài..
Bài..
Bài..
- Bước 2: GV giải thích cách điền và ý nghĩa của từng cột 
+ Cột 1, cột 2 và cột 3: điền thông tin dựa vào thời khóa biểu và phân phối chương trình. 
+ Cột 4: HS tự điền sau khi đã học xong 1 các tiết học trong tuần
+ Cột 5: GV sẽ điền sau khi thu bản kế hoạch của HS.
* Buổi 2: 
- Bước 1: GV thu bản kế hoạch theo thời gian đã hẹn. 
- Bước 2: GV nhận xét. GV có thể dùng một số kế hoạch được đánh giá là tiêu biểu của một số HS để giới thiệu cho cả lớp, yêu cầu HS chỉnh sửa hợp lí.
Kế hoạch của một học sinh đã làm như sau:
KẾ HOẠCH HỌC TẬP
Môn: Địa lí
Tuần: 1
Họ và tên: Lê Tuấn Anh Lớp: 10A 7
Trường: THPT Nông Cống 2
Tuần
Bài học tìm hiểu
Mục tiêu cần đạt được
Kết quả thực tế đạt được
Nhận xét
(GV)
1.
Bài 5: Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Nắm được nội dung chính của bài học
- Giải đáp được các câu hỏi trong phần bài tập
- Biết sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày và giải thích hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
 Hiểu được các vấn đề sau:
- Vũ Trụ:
Khoảng không gian vô tận chứa hàng trăm tỉ thiên hà.
- Hệ Mặt Trời: gồm Mặt Trời, 8 hành tinh, các vệ tinh, sao chổi, thiên thạch và các đám mây bụi.
- Trái Đất trong Hệ Mặt Trời:
+ Là hành tinh thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
+ Trái Đất vừa quay xung quanh trục, vừa chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời
Các hệ quả địa lí quan trọng.
- Các hệ quả vận động tự quay quanh trục của Trái Đất:
+ Sự luân phiên ngày đêm (do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục).
+ Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế (giờ địa phương – các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau; giờ quốc tế - giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT)
+ Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể: do tác động của lực Côriolit.
-Biết sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày và giải thích hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
- Đảm bảo các nội dung yêu cầu.
- Trình bày đầy đủ, chi tiết.
- Kết quả đạt được phản ánh đầy đủ mục tiêu của bài học.
- Cần cố gắng phát huy trong những bản kế hoạch tiếp theo.
Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
- Trình bày và giải thích được các hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
- Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ trình bày các hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
- Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời:
+ Chuyển động giả của Mặt Trời hàng năm giữa hai chí tuyến
+ Nguyên nhân: trục Trái Đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động xung quanh Mặt Trời.
- Các mùa trong năm:
+ Mùa: Khoảng thời gian trong một năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
+ Có 4 mùa (xuân, hạ ,thu, đông) ở bán cầu Nam, bốn mùa diễn ra ngược lại với bán cầu Bắc.
- Ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ:
Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động quanh Mặt Trời nên tùy vị trí Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa.
- Biết dựa vào tranh ảnh để giải thích các hệ quả trên.
- Bước 3: Yêu cầu HS tiến hành lập kế hoạch cho tuần học tiếp theo.
Như vậy, việc hướng dẫn cho HS lập kế hoạch học tập có vai trò rất lớn trong việc nâng cao ý thức học tập cho HS, rèn luyện cho HS năng lực tự học thông qua việc nắm bắt nội dung ở nhà, giúp GV có thể theo dõi được cách sử dụng thời gian của HS. Trong một tiết học, GV có thể dễ dàng yêu cầu HS tiến hành lập kế hoạch, công việc này chỉ mất khoảng 2 đến 3 phút.
1.2. Hướng dẫn HS kĩ năng làm việc với SGK trong quá trình học tập 
 Để tăng cường công tác tự học của HS với sách cần tăng cường cả hai hình thức: tự học với sách trên lớp và tự học với sách ở nhà.
1.2.1. Hướng dẫn HS tự học với SGK trên lớp:
 GV yêu cầu HS đọc thông tin trong một đoạn của bài học, tìm mối liên hệ giữa thông tin bằng chữ và thông tin bằng hình vẽ, sơ đồ, trình bày theo cách hiểu của mình. GV cần hướng dẫn cho HS một số cách đọc SGK, cụ thể như:
- Nên dùng bút chì làm vật dẫn đường qua từng đoạn văn, giúp người đọc tập trung hơn vào việc đọc và điều khiển được tốc độ, đọc nhanh hơn.
Khi không có vật gì đi dẫn đường, mắt bạn có khuynh hướng nhảy nhót khắp trang giấy làm chậm tốc độ đọc của bạn. Do đó, bất cứ khi nào bạn đọc sách, hãy dùng một cây bút chì làm vật dẫn mắt bạn qua từng câu văn.
Việc này giúp bạn tập trung hơn vào việc đọc. Một lí do khác của việc dùng bút chì là điều

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_mot_so_phuong_phap_ki_thuat_day_hoc_co_hieu_qua.docx