SKKN Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực để hướng dẫn học sinh tự học, tự khai thác kiến thức trong bài 16: Sóng. Thuỷ triều. Dòng biển - Địa lí 10

SKKN Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực để hướng dẫn học sinh tự học, tự khai thác kiến thức trong bài 16: Sóng. Thuỷ triều. Dòng biển - Địa lí 10

 Ngày nay, trước yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế tri thức, đòi hỏi việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, nhằm thích ứng với đời sống xã hội và phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu.

 Để đáp ứng được yêu cầu đó, định hướng chủ đạo và xuyên suốt của việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khơi gợi năng lực tự nghiên cứu, lòng say mê, ham hiểu biết và học hỏi của học sinh, nhằm đào tạo ra lớp người năng động, linh hoạt có đủ năng lực, phẩm chất, trí tuệ và hoàn thiện về nhân cách để đảm đương sứ mệnh chủ nhân tương lai của đất nước.

 Trên thực tế, trong những năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học.

 Tuy nhiên, việc dạy và học vẫn còn chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử, chạy theo thành tích, học để thi, dạy để thi.

 Do đó, việc dạy học chủ yếu là truyền thụ một chiều, thông báo kiến thức mang tính đồng loạt, thiên về lí thuyết, xa rời thực tiễn, tập trung ôn luyện kiến thức đáp ứng kiểm tra thi cử, chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành thói quen tự học, tự khám khám kiến thức phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh [1].

 Từ những thực tế trên, trong suốt quá trình giảng dạy, tôi luôn tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong các bài giảng để hướng dẫn học sinh tự tìm kiếm và chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, sáng tạo.

 Chính vì lí do trên mà tôi chọn đề tài: “Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực để hướng dẫn học sinh tự học, tự khai thác kiến thức trong bài 16: Sóng. Thuỷ triều. Dòng biển- Địa lí 10”, nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học.

 

doc 20 trang thuychi01 8582
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực để hướng dẫn học sinh tự học, tự khai thác kiến thức trong bài 16: Sóng. Thuỷ triều. Dòng biển - Địa lí 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
	Ngày nay, trước yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế tri thức, đòi hỏi việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, nhằm thích ứng với đời sống xã hội và phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu.
	Để đáp ứng được yêu cầu đó, định hướng chủ đạo và xuyên suốt của việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khơi gợi năng lực tự nghiên cứu, lòng say mê, ham hiểu biết và học hỏi của học sinh, nhằm đào tạo ra lớp người năng động, linh hoạt có đủ năng lực, phẩm chất, trí tuệ và hoàn thiện về nhân cách để đảm đương sứ mệnh chủ nhân tương lai của đất nước.
	 Trên thực tế, trong những năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học.
	Tuy nhiên, việc dạy và học vẫn còn chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử, chạy theo thành tích, học để thi, dạy để thi. 
	Do đó, việc dạy học chủ yếu là truyền thụ một chiều, thông báo kiến thức mang tính đồng loạt, thiên về lí thuyết, xa rời thực tiễn, tập trung ôn luyện kiến thức đáp ứng kiểm tra thi cử, chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành thói quen tự học, tự khám khám kiến thức phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh [1].
	Từ những thực tế trên, trong suốt quá trình giảng dạy, tôi luôn tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong các bài giảng để hướng dẫn học sinh tự tìm kiếm và chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, sáng tạo.
	Chính vì lí do trên mà tôi chọn đề tài: “Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực để hướng dẫn học sinh tự học, tự khai thác kiến thức trong bài 16: Sóng. Thuỷ triều. Dòng biển- Địa lí 10”, nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Việc nghiên cứu đề tài nhằm tạo ra một cái nhìn mới về sự thay đổi phương pháp giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh, đồng thời tạo ra sự hứng thú, tích cực trong quá trình học tập bộ môn địa lí, cũng như đem lại những hiệu quả tốt cho công tác giảng dạy của giáo viên trong thời kì mới.
Nghiên cứu đề tài còn nhằm thúc đẩy sự phát triển tư duy, trí tuệ của học sinh trong quá trình tự vận động để tiếp cận, tìm tòi và khám phá tri thức một cách chủ động, tích cực nhất.
Thông qua việc tiến hành đề tài này ở một số lớp 10 tại trường THPT Vĩnh Lộc, để thấy được việc sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong các bài giảng đem lại hiệu quả như thế nào trong quá trình dạy và học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Để thực hiện được bài dạy theo thiết kế của mình, tôi chọn các lớp 10, tại Trường Trung học phổ thông Vĩnh Lộc, năm học 2016- 2017 mà tôi đang trực tiếp giảng dạy để thực nghiệm, đó là lớp 10A2 và 10A3.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Để có thể giảng dạy và học tập bộ môn Địa lí trong trường phổ thông có hiệu quả, thông qua việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực, thì cả giáo viên và học sinh cần phải hiểu phương pháp dạy học tích cực là phương pháp như thế nào, thực hiện ra sao, kết quả thu được là gì?
	 Theo luật Giáo dục năm 2005 nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực. Trong việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực thì phương pháp học của học sinh là mối quan tâm hàng đầu.
	 Phương pháp dạy và học tích cực là đề cập đến các hoạt động dạy và học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học. Trong đó, các hoạt động học tập được tổ chức, được định hướng bởi giáo viên, người học không thụ động, chờ đợi mà tự lực, tích cực tham gia vào quá trình tìm kiếm, khám phá, phát hiện kiến thức, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn, qua đó lĩnh hội nội dung học tập và phát triển năng lực sáng tạo [1].
	Trong dạy và học tích cực, hoạt động học tập được thực hiện trên cơ sở hợp tác và giao tiếp ở mức độ cao. Phương pháp dạy và học tích cực không phải là một phương pháp dạy học cụ thể, mà là một khái niệm, bao gồm nhiều phương pháp, hình thức, kĩ thuật cụ thể khác nhau nhằm tích cực hoá, tăng cường sự tham gia của người học, tạo điều kiện cho người học phát triển tối đa khả năng học tập, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
	Phương pháp dạy và học tích cực đem lại cho người học hứng thú, niềm vui trong học tập. Việc học đối với học sinh khi đã trở thành niềm hạnh phúc sẽ giúp các em tự khẳng định mình và nuôi dưỡng lòng khát khao sáng tạo. Như vậy, dạy và học tích cực nhấn mạnh đến tính tích cực hoạt động của người học và tính nhân văn của giáo dục [1].
	 Từ thực tế trên cho thấy, việc sử dụng phương pháp dạy và học tích cực là rất cần thiết. Bởi thông qua mỗi bài học, học sinh có thể tự học, tự khai thác kiến thức theo sự hướng dẫn của giáo viên một cách chủ động nhất.
	Trong mỗi bài giảng, cần sử dụng các phương pháp dạy và học tích cực khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp dạy học và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm là được sử dụng hầu hết các bài. Và tôi đã áp dụng hai phương pháp dạy học tích cực này để dạy bài 16: Sóng. Thuỷ triều. Dòng Biển- Địa lí 10, để giúp học sinh có thể tự học, tự khai thác kiến thức về địa lí tự nhiên một cách hiệu quả.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Trên thực tế, khi tôi dạy bài 16: Sóng. Thuỷ triều. Dòng biển ở các lớp 10A7 và 10A9, vẫn còn áp dụng phương pháp truyền thống là lấy thầy làm trung tâm, tức là dạy học theo hình thức truyền thụ một chiều, giáo viên là chủ thể của hoạt động, người truyền đạt “mang” kiến thức, “đổ” kiến thức cho người học, hình thức dạy chủ yếu là đọc- chép, người học lĩnh hội kiến thức một cách thụ động. Điều đó dẫn đến thực trạng như sau:
- Học sinh học bài chủ yếu theo cách học thuộc lòng, học vẹt, học đổi phó, học để thi...
	- Khi giáo viên kiểm tra kiến thức cũ thì học sinh không nắm được.
	- Làm bài kiểm tra còn chưa có tinh thần tự giác cao.
	- Vẫn còn nhiều học sinh không thích học, không biết phân tích bản đồ, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh...
- Những câu hỏi phát vấn trong giờ học thường rất ít em phát biểu.
- Giáo viên giữ vai trò độc quyền trong đánh giá, do đó người học ít có cơ hội phát triển, thể hiện năng lực sáng tạo của mình.
Từ thực trạng trên cho thấy, sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là hết sức quan trọng, bởi qua đó giúp học sinh có thể tự học, tự khai thác kiến thức địa lí một cách chủ động và sáng tạo nhất. Do vậy, mà trong quá trình giảng dạy bộ môn địa lí, tôi đã áp dụng triệt để phương pháp dạy học tích cực này vào bài 16: Sóng. Thuỷ triều. Dòng Biển- Địa lí 10, để hướng dẫn học sinh nắm chắc các khái niệm, hiện tượng và qui luật tự nhiên một cách đầy đủ và chính xác nhất.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
2.3.1. Một số kinh nghiệm chung khi “sử dụng phương pháp dạy học tích cực để hướng dẫn học sinh tự học, tự khai thác kiến thức trong bài 16: Sóng. Thuỷ triều. Dòng Biển- Địa lí 10”.
	Có thể nói, môn Địa lí là một môn học có sự khác biệt lớn so với các môn học khác. Bởi không những bồi dưỡng cho học sinh một khối lượng kiến thức phong phú về tự nhiên, kinh tế- xã hội, mà còn giúp học sinh có những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là kĩ năng sử dụng bản đồ, vẽ biểu đồ, nhận xét bảng số liệu...Vì vậy, để giúp học sinh hiểu, nắm vững kiến thức địa lí trong mỗi bài học, thì giáo viên cần sử dụng tốt các phương pháp dạy và học tích cực.
	Đối với bài 16: Sóng. Thuỷ triều. Dòng Biển- Địa lí 10, thì sử dụng phương pháp dạy học tích cực lại cần thiết hơn cả. Vì nếu không được hướng dẫn cụ thể, thì học sinh không thể hiểu rõ được các khái niệm, nguyên nhân, qui luật, biểu hiện về sóng, thuỷ triều, dòng biển.
	Trong số các phương pháp dạy và học tích cực như phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm, dạy học theo hợp đồng, dạy học theo góc, dạy học theo dự án, dạy học vi mô, thì đối với bài 16: Sóng. Thuỷ triều. Dòng Biển, tôi lựa chọn hai phương pháp chủ yếu: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm là phù hợp nhất và dễ dàng giúp học sinh có kĩ năng tự học, tự khai thác kiến thức qua bài học một cách đầy đủ và chính xác nhất.
* Đối với phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề cần tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Chọn nội dung để đặt vấn đề.
 Việc lựa chọn nội dung trong loại phương pháp đặt vấn đề là hết sức quan trọng, bởi vì: 
 Nội dung được lựa chọn để đặt vấn đề phải bao hàm hai mặt của một vấn đề.
 Nội dung được lựa chọn thường phải là những phần trọng tâm của bài học mang tính chất nhận thức cao về bản chất của vấn đề cần nhận định.
Bước 2: Đặt câu hỏi có vấn đề.
Câu hỏi trong phương pháp đặt vấn đề đưa ra phải hàm chứa các nhận định mang chiều hướng trái ngược nhau, từ đó hình thành nên hai trường phái có quan điểm và nhận định khác nhau về cùng một vấn đề được đặt ra trước đó [4].
Bước 3: Kích thích và điều khiển học sinh giải quyết vấn đề.
 Khi câu hỏi được đặt ra, giáo viên phải là người đóng vai trò khởi sướng để kích thích tư duy của học sinh và khuyến khích học sinh nhận định vấn đề và bảo vệ quan điểm của vấn đề mà mình vừa nhận định.
 Lúc này lớp học sẽ tự động chia ra thành hai nhóm đối lập nhau về quan điểm nhìn nhận vấn đề, giáo viên phải đóng vai trò là trọng tài ở giữa để điều khiển sự tranh luận của các bên thông qua những ý kiến lập luận nhằm chứng minh và bảo vệ cho quan điểm của nhóm mình [5].
 Bước 4: Kết luận vấn đề.
Từ kết quả kiểm chứng các giả thuyết đã nêu, học sinh trao đổi để phân tích, đánh giá các kết quả thu được, khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu, tìm được giả thuyết đúng trong các giả thuyết để rút ra kết luận, những vấn đề mới về kiến thức, kĩ năng, thái độ.
 	 * Đối với phương pháp dạy học theo nhóm cần tiến hành theo các bước sau:
 	Bước 1: Chuẩn bị nội dung thảo luận.
 - Trước hết giáo viên cần chọn vấn đề thích hợp cho học sinh thảo luận. Những vấn đề thảo luận trong bài thường là những vấn đề không khó về mặt nội dung, nhưng được nhiều người quan tâm, có nhiều cách giải quyết khác nhau, đặc biệt phải gần gũi với học sinh. Nhất thiết không nên chọn những vấn đề mà cách giải quyết đã rõ. Việc thảo luận trong trường hợp này, sẽ biến thành một cuộc tham gia minh họa, làm rõ thêm vấn đề.
 	Vấn đề thứ hai cần lưu ý khi chọn nội dung thảo luận là phải nghiên cứu xem học sinh đã biết gì, cảm thấy gì, sẽ suy nghĩ gì về chủ đề sẽ nêu ra.
 	Nội dung thảo luận có thể lấy từ sách giáo khoa Địa lí. Đó là các vấn đề về tự nhiên, môi trường, dân số, phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, của đất nước. Phương pháp này sẽ thúc đẩy, nảy sinh sự hứng thú và sự tò mò giữa các học sinh.
 	 Khi đã chọn được vấn đề thảo luận đúng yêu cầu, giáo viên cần báo cho học sinh chuẩn bị, ý kiến phát biểu của học sinh phải được ghi ra giấy. Từ đó, học sinh sẽ ý thức được yêu cầu, nội dung của đề tài, các nguồn tài liệu chính, phương pháp tiến hành, kế hoạch thực hiện và nhiệm vụ của tập thể cũng như của từng cá nhân. Học sinh cần nghiên cứu sách báo và tài liệu có liên quan, nếu cần thì phải tiến hành quan sát, tham quan các đối tượng cần thiết, phải thí nghiệm, phải đàm thoại với những người có thể cung cấp những thông tin có ích, phải thu thập hiện vật có thể minh họa khi thảo luận.
 	Trước khi tiến hành thảo luận, giáo viên phải kiểm tra tới từng chi tiết: Học sinh chuẩn bị nội dung như thế nào? Tâm, thế đã sẵn sàng tham gia thảo luận hay chưa? Các điều kiện khác đã được chuẩn bị ra sao? Ví dụ: Việc kê bàn ghế, ánh sáng... [1].
Bước 2: Tiến hành thảo luận.
 	- Khi tiến hành thảo luận, giáo viên nên thông báo về chủ đề, nội dung cần thảo luận, quy trình và thủ tục thảo luận.
 	- Giáo viên phân công nhóm học tập và bố trí vị trí hoạt động của nhóm phù hợp theo thiết kế: Nhóm trưởng, thư kí và các thành viên. Tùy theo nhiệm vụ có thể có các cách tổ chức khác nhau: Cặp hai học sinh, nhóm 3 học sinh hoặc nhóm đông hơn 6- 10 học sinh.
 	 Trong hoạt động nhóm, học sinh ngồi đối diện nhau để tạo ra sự tương tác trong quá trình học tập, tránh trường hợp chia 2 dãy bàn một nhóm, học sinh bàn sau chỉ nhìn vào lưng của học sinh bàn trước.
 	Nên chú ý tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều có thể tham gia vai trò là nhóm trưởng, thư kí qua các hoạt động, để tạo cơ hội phát triển kĩ năng học tập và kĩ năng lãnh đạo, điều khiển cho tất cả học sinh.
 	- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm học sinh: có thể giao cho mỗi nhóm học sinh một nhiệm vụ riêng biệt trong gói nhiệm vụ chung hoặc tất cả các nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ. Giáo viên cần nêu rõ thời gian thực hiện và yêu cầu rõ sản phẩm của mỗi nhóm.
 	- Hướng dẫn hoạt động của nhóm học sinh: Nhóm trưởng điều khiển hoạt động nhóm. Học sinh hoạt động cá nhân, theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận, thống nhất kết quả chung của nhóm, thư kí ghi kết quả của nhóm, phân công đại diện trình bày kết quả trước lớp [7].
 	- Trong quá trình học sinh thảo luận, giáo viên cần phải chú ý:
 	 + Làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi mà không tham gia ý kiến thảo luận, không cắt ngang lời học sinh, không phản ứng nếu câu trả lời, tranh luận không đúng với ý mình. Tuy nhiên, để nhằm tăng thêm hứng thú của cuộc thảo luận, giáo viên cũng có thể đưa ra các câu hỏi hoặc nêu ra cách thảo luận để tạo không khí sôi nổi cho buổi thảo luận (nếu cần).
 	+ Nên tiếp xúc với học sinh bằng ánh mắt, nụ cười và có cử chỉ thân mật với những học sinh đang trả lời hoặc với học sinh nêu câu hỏi để khuyến khích học sinh. Nhạy cảm đối với thái độ của lớp học, tạo sự thích nghi dễ dàng với buổi thảo luận đó.
 	+ Khuyến khích sự tham gia của mỗi cá nhân học sinh, biểu thị sự hài lòng hoặc thích thú với những câu trả lời hoặc bình luận chính xác, tập trung vào những đóng góp tích cực của học sinh.
 	+ Một số học sinh cố tình đưa ra những thông tin ngoài lề hoặc những sự kiện không thích hợp, hoặc hỏi những câu hỏi ngờ nghệch, giả vờ thú vị. Giáo viên nên nhanh chóng làm cho học sinh nhận thức được sự không phù hợp của những hành động đó mà không làm tổn thương đến cảm xúc của học sinh.
 	+ Khi thảo luận, giáo viên phải chú ý nghe những điều học sinh nói để họ hiểu họ định nói gì. Nếu không sẽ rất khó nhớ để tổng kết các ý kiến thảo luận của học sinh. Nên ghi chép lại những điểm cơ bản của mỗi ý kiến để phát hiện những mâu thuẫn trong các ý kiến phát biểu, kịp thời nêu vấn đề cho học sinh giải quyết, tránh được tình trạng thảo luận miên man ngoài lề.
 	- Tổ chức học sinh báo cáo kết quả và đánh giá:
 Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm sẽ hoàn thiện kết quả của nhóm và cử đại diện nhóm báo cáo kết quả chia sẻ kinh nghiệm với nhóm khác, yêu cầu học sinh khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Giáo viên hướng dẫn học sinh lắng nghe và phản hồi tích cực.
 	- Tổng kết thảo luận:
 Sau khi học sinh nhận xét, phản hồi, giáo viên chốt lại kiến thức cơ bản, tránh tình trạng giáo viên giảng lại toàn bộ các vấn đề học sinh đã trình bày làm mất thời gian.
 + Có những ý kiến chưa thống nhất thì giáo viên có thể cho học sinh sắp xếp thời gian, thảo luận tiếp vào giờ tự học và việc tổng kết sẽ để vào buổi thảo luận sau.
 + Giáo viên đánh giá các ý kiến phát biểu, nhận xét về tinh thần, thái độ làm việc chung của tập thể hoặc của nhóm, của cá nhân.
 + Cuối cùng, giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi ở cuối bài học hoặc các đề thi học sinh giỏi, yêu cầu những học sinh có học lực khá giỏi trả lời, để học sinh khắc sâu những kiến thức cơ bản và trọng tâm của bài học.
 Như vậy, việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm có ý nghĩa rất to lớn. Muốn sử dụng có hiệu quả thì cần phải thực hiện đầy đủ các bước trên. Bởi tất cả các thao thao tác đó luôn luôn gắn bó với nhau, là những yếu tố quyết định cho sự thành công của buổi thảo luận.
2.3.2. Tổ chức thực hiện:
	Trong quá trình giảng dạy, để học sinh không bị nhàm chán, gò bó khi tiếp thu kiến thức, thì trong mỗi bài giảng giáo viên cần tìm ra các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp. Ở mỗi bài lại phải lựa chọn từng phần, từng mục nên sử dụng phương pháp nào đem lại hiệu quả cao nhất.
	Với quan điểm, dạy học không phải là truyền thụ kiến thức một chiều, thiên về lí thuyết, xa rời thực tiễn, mà dạy học phải thực sự quan tâm đến việc hình thành thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, phát triển tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho người học.
	Trong mỗi bài giảng, giáo viên không chỉ là người mang kiến thức đến cho học sinh mà cần dạy cho học sinh cách tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức để đảm bảo cho việc tự học suốt đời.
	Để minh chứng cho những điều nói trên, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm về việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực để hướng dẫn học sinh tự học, tự khai thác kiến thức trong bài 16: Sóng. Tuỷ triều. Dòng biển tại khối lớp 10, năm học 2016- 2017.
	Trước hết, giáo viên phải xác định được mục tiêu bài học, chuẩn bị của giáo viên và học sinh, các hình thức tổ chức học tập.
	Khi dạy bài 16: Sóng. Thuỷ triều. Dòng biển, thì tôi sử dụng hai phương pháp dạy học tích cực chủ yếu ở mỗi phần là: Phần I (Sóng biển)- sử dụng phương pháp hoạt động nhóm. Phần II (Thuỷ triều)- sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề. Phần III (Dòng biển)- sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
	Cụ thể được áp dụng vào bài 16: Sóng. Thuỷ triều. Dòng biển 
 (các phương pháp được nêu rõ ở từng phần trong bài giảng)
Bài 16: SÓNG. THUỶ TRIỀU. DÒNG BIỂN.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Trình bày khái niệm về sóng biển và nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng biển, sóng thần.
- Hiểu rõ tương quan giữa vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất đã ảnh hưởng tới thủy triều như thế nào.
- Nhận biết được đặc điểm phân bố của các dòng biển trên Trái Đất [2].
2. Kĩ năng:
- Biết phân tích hình vẽ, tranh ảnh và bản đồ để đi đến nội dung của bài học.
- Sử dụng bản đồ các dòng biển để trình bày về các dòng biển lớn (tên, vị trí, nơi xuất phát, hướng chảy của chúng) [6].
3. Thái độ:
- Biết được tác hại của sóng thần, biết cách làm giảm nhẹ và phòng tránh các thiệt hại do sóng thần gây ra.
- Nhận thức được nguyên nhân sinh ra thủy triều biết được cách vận dụng hiện tượng này trong cuộc sống.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ, tranh ảnh, năng lực khảo sát thực tế.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Các hình trong sách giáo khoa.
- Tranh ảnh, video về sóng biển, sóng thần...
- Bản đồ các dòng biển trên thế giới.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
Sưu tầm các hình ảnh, thông tin về sóng biển, sóng thần, hiện tượng thuỷ triều, dòng biển ở Việt Nam và trên thế giới.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 	Câu 1: Trình bày các vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất.
Câu 2: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.
3. Tiến trình bài học:
Mở bài: (1 phút)
 Thỉnh thoảng ta vẫn nghe nói “ Biển lặng”. Vậy có bao giờ biển hoàn toàn tĩnh lặng? Và những ngày Trăng tròn và không trăng, trăng lưỡi liềm thì có hiện tượng gì sẽ sảy ra? Mặt Trời lúc đó nằm ở vị trí nào so với Trái Đất và Mặt Trăng... Vậy bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu [2].
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về sóng biển. (8 phút)
- Mục tiêu: Học sinh trình bày khái niệm về sóng biển và nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng biển, sóng thần.
- Phương pháp/Kĩ thuật: Hợp tác.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
- Phương tiện dạy học: Một số hình ảnh, video về sóng biển, sóng thần [10]
Hình 1- Sóng biển
Hình 2- Sóng Bạc Đầu
Hình 3- Sóng thần
Hình 4- Hình ảnh về động đất và núi lửa phun ngầm dưới đáy biển
Hình 5- Hậu quả của sóng thần.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1: 
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm đọc SGK và quan sát các hì

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_mot_so_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_de_huong_da.doc