SKKN Sử dụng một số phương pháp dạy học nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững - Địa lí 10

SKKN Sử dụng một số phương pháp dạy học nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững - Địa lí 10

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên, nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của đời sống con người và thiên nhiên. Tuy nhiên môi trường hiện nay đang bị tác động mạnh mẽ bởi những hoạt động sản xuất của con người cũng như những biến cố trong lịch sử và thiên tai. Trong những năm qua thế giới đang phải vật lộn với bao khó khăn do sự biến đổi của khí hậu, chứng kiến các hiện tượng mưa axit, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng,. bão ngày càng nhiều và mức độ thiệt hại do hậu quả thiên tai ngày càng lớn, vậy nguyên nhân do đâu mà con người phải chịu những thảm hại như vậy, đó là câu hỏi chúng ta luôn phải đặt ra và tìm nguyên nhân và những giải pháp để hạn chế thiệt hại do thiên tai mang lại. Chương trình lớp lớp 10 nghiên cứu về các vấn đề về kinh tế xã hôi và môi trường thế giới, giáo dục cho học sinh những kỹ năng cần thiết về tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người là việc làm rất cần thiết của giáo viên, giúp học sinh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của môi trường, thu nhận được những thông tin, những kiến thức cơ bản về môi trường và hiểu sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hoạt động của con người và môi trường, về mối quan hệ giữa con người và môi trường. Phát triển những kĩ năng bảo vệ và giữ gìn môi trường, kĩ năng dự đoán, phòng tránh và giải quyết những vấn đề môi trường nẩy sinh.Tham gia tích cực vào những hoạt động khôi phục, bảo vệ và gìn giữ môi trường.

doc 14 trang thuychi01 8415
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng một số phương pháp dạy học nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững - Địa lí 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC:
TT
NỘI DUNG
TRANG
I
Mở đầu
1
Lí do chọn đề tài
1
2
Mục đích nghiên cứu
2
3
Đối tượng nghiên cứu
2
4
Phương pháp nghiên cứu
2
II
Nội dung
1
Cơ sở lí luận
2
2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2
3
 Phương pháp nghiên cứu
3
4
Bài giảng minh họa
6
5
Thực nghiệm và kết quả
10
III
Kết luận và kiến nghị
1
Kết luận
11
2
Kiến nghị
12
Đề tài: SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẰM GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG BÀI 42: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG- ĐỊA LÍ 10 - CTCB 
      I. MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài:
	Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên, nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của đời sống con người và thiên nhiên. Tuy nhiên môi trường hiện nay đang bị tác động mạnh mẽ bởi những hoạt động sản xuất của con người cũng như những biến cố trong lịch sử và thiên tai. Trong những năm qua thế giới đang phải vật lộn với bao khó khăn do sự biến đổi của khí hậu, chứng kiến các hiện tượng mưa axit, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng,... bão ngày càng nhiều và mức độ thiệt hại do hậu quả thiên tai ngày càng lớn, vậy nguyên nhân do đâu mà con người phải chịu những thảm hại như vậy, đó là câu hỏi chúng ta luôn phải đặt ra và tìm nguyên nhân và những giải pháp để hạn chế thiệt hại do thiên tai mang lại. Chương trình lớp lớp 10 nghiên cứu về các vấn đề về kinh tế xã hôi và môi trường thế giới, giáo dục cho học sinh những kỹ năng cần thiết về tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người là việc làm rất cần thiết của giáo viên, giúp học sinh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của môi trường, thu nhận được những thông tin, những kiến thức cơ bản về môi trường và hiểu sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hoạt động của con người và môi trường, về mối quan hệ giữa con người và môi trường. Phát triển những kĩ năng bảo vệ và giữ gìn môi trường, kĩ năng dự đoán, phòng tránh và giải quyết những vấn đề môi trường nẩy sinh.Tham gia tích cực vào những hoạt động khôi phục, bảo vệ  và gìn giữ môi trường. Có ý thức về tầm quan trọng của môi trường trong sạch đối với sức khoẻ con người. với chất lượng cuộc sống của chúng ta, phát triển thái độ tích cực đối với môi trường. Phân tích được những vấn đề môi trường chứa đựng trong nội dung bài học, liên hệ được với tình hình môi trường của nước ta, của địa phương nơi các em học tập. Từ đó giáo dục cho các em ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, đó là lí do tôi chọn đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh bằng những biện pháp cụ thể thiết thực dễ hiểu nhất thông qua bài học. 
3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 10A1, 10A2, 10A3 Trường THPT Lang Chánh.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp đàm thoại gợi mở (đặt câu hỏi, liên hệ thực tiễn địa phương học sinh, thế giới).
- Phương pháp trực quan (sử dụng hình ảnh từ thực trạng đến hậu quả và các giải pháp nỗ lực bảo vệ môi trường của các nước).
- Phương pháp mô tả, hoặc trích dẫn tài liệu (các bài viết, phóng sự về môi trường, gương người tốt, việc tốt)
 II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
  1. Cơ sở lí luận:
     Giáo dục môi trường trong môn Địa lí là vấn đề rất quan trọng, nhưng không phải bài nào của tích hợp được. Do đó để có một giờ dạy tốt, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo và  lựa chọn những đơn vị kiến thức phù hợp cần chuyển tải cho học sinh để làm sao phải vừa khắc sâu kiến thức vừa có tác dụng giáo dục đạo đức cho học sinh. Vì  môi trường hiện nay đang có nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng vẫn còn nhiều người chưa thực sự quan tâm, hay có người chỉ vì lợi ích riêng mà quên đi trách nhiệm cuộc sống chung của bao người. Vì vậy đòi hỏi chúng ta phải trang bị cho các em những kiến thức về môi trường. Giúp học sinh biết cách thu thập, xử lí thông tin, phân tích tranh ảnh, số liệu.
   2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Trong thực tiễn, môi trường đang bị tác động một cách mạnh mẽ như: tài nguyên rừng, đất, nước,...bị tàn phá nặng nề gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: rừng bị chặt phá dẫn đến đất bị xói mòn, lũ lụt, hạn hán trên diện rộng, khoáng sản khai thác gây ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người,...việc học sinh tham gia bảo vệ môi trường của lớp, trường, địa phương chưa tốt, ở một số lớp việc giữ gìn vệ sinh trong lớp học còn hạn chế, vì vậy giảng dạy môn Địa lí cần giáo dục học sinh bảo vệ môi trường để môi trường xanh-sạch-đẹp. Để thực hiện tốt được đề tài này thì quá trình giảng dạy giáo viên sử dụng các phương pháp đặc trưng phù hợp, tăng cường bổ sung những kiến thức thực tế để kích thích hứng thú học tập của học sinh, đồng thời thông qua việc chấm bài giáo viên sẽ phát hiện được mức độ nhận thức và sự tiến triển của học sinh nhằm điều chỉnh cách dạy và cách học sao cho phù hợp đạt hiệu quả cao nhất.
    Biểu dương kịp thời những học sinh tích cực học bài, làm bài tập ở nhà, biết tìm tòi, sáng tạo làm động lực cho quá trình học tập và nghiên cứu của học sinh ở nhà.
3. Các giải pháp được thực nghiệm.
  * Hướng dẫn học sinh thu thập thông tin, xử lí thông tin liên quan đến bài học.
- Thu thập tài liệu, tranh ảnh.
 + Hướng dẫn học sinh  nghiên cứu sách giáo khoa trước khi vào học bài.
 + Nắm được một số thông tin liên quan đến chương trình học, bài học, để tự thu thập những vấn đề liên quan đến bài học thông qua sách, báo, đài, tivi, Internet ...và học  sinh có thể ghi chép, in ra giấy, sưu tập tranh ảnh , mẫu vật , các câu ca dao, tục ngữ nói về các hiện tượng của thời tiết,khí hậu...tìm hiểu và giải thích nguyên nhân, hậu quả của  các hiện tượng địa lí xảy ra ở địa phương, xung quanh cuộc sống của chúng ta ...
  + Khi đã thu thập được thông tin các em cần phải kiểm tra cẩn thận nhất là số liệu, phải có mốc thời gian cụ thể ví dụ : dân số, kinh tế, chọn lọc và phân nhóm đối tượng .
 - Hướng dẫn học sinh soạn bài mới ở  nhà :
  + Trước hết các em phải đọc kĩ nội dung của bài.
 + Xác định nội dung chính của mục, đánh dấu những nội dung cần phải làm rõ .
 + Nghiên cứu và  xử lí số liệu , tranh ảnh trong sách giáo khoa .
 + Tìm cách trả lời các câu hỏi giữa bài và cuối sách giáo khoa.
  + Thu thập những thông tin liên qua đến bài học ...
* Sử dụng một số phương pháp dạy học nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong dạy học địa lí 10 - Bài 42. 
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp mô tả, hoặc trích dẫn tài liệu
  a. Phương pháp đàm thoại gợi mở:
       Đối với việc liên hệ kiến thức giữa bài học chính với kiến thức môi trường thì phương pháp đàm thoại gợi mở được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Để mang lại hiệu quả thì hệ thống câu hỏi ở mức độ phát huy sự tìm tòi và sáng tạo của học sinh, câu hỏi cần gắn kiến thức môn học đã biết với kiến thức môi trường mà có thể học sinh chưa biết, nên đòi hỏi học sinh  phải tìm tòi, suy nghĩ, vận dụng nhiều thao tác tư duy mới tìm ra câu trả lời.
     Nhìn chung các câu hỏi đặt ra đều nhằm mục đích giáo dục môi trường  cho học sinh , đồng thời thông qua đó cũng nhằm phát triển tư duy cho học sinh, bởi vì trong quá trình đàm thoại thường tập trung vào hai yêu cầu: bắt học sinh so sánh hai sự vật, hiện tượng địa lí đã biết; dựa vào cái đã biết để tìm ra cái đang cần biết, để thực hiện được hai yêu cầu này học sinh  phải vận dụng các kiến thức đã học, để tìm ra kiến thức mới và để liên hệ với thực tế ở địa phương mình, nếu hệ thống câu hỏi tốt thì tác dụng của phương pháp đàm thoại không nhỏ: vừa thực hiện được mục đích giáo dục môi trường , vừa phát triển tư duy học sinh, vừa giúp học sinh  vận dụng được kiến thức vào thực tế của địa phương mình.
   b. Phương pháp trực quan:
       - Là phương pháp mà GV sử dụng các phương tiện trực quan như: bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh, băng hình.để dạy học và giáo dục môi trường. Phương tiện trực quan bao giờ cũng có hai chức năng: nguồn tri thức và đồ dùng minh hoạ. Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào mục đích và chức năng sử dụng của giáo viên  trong quá trình dạy học. Để liên hệ kiến thức bài học chính với kiến thức môi trường  thì việc sử dụng phương tiện trực quan cũng mang lại hiệu quả cao. Có hai cách sử dụng phương tiện trực quan để liên hệ và giáo dục môi trường  :
   - GV hướng dẫn HS khai thác kiến thức về môi trường và  giáo dục môi trường từ phương tiện trực quan thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở.
   - GV dùng phương tiện trực quan để minh hoạ và chứng minh cho một hiện tượng, một hậu quả về môi trường cần phải giáo dục.
    Ví dụ: Khi nói tác động của con người đến tài nguyên rừng:
    Sau khi HS nhận thức được vai trò của rừng, và  biết được hiện trạng  rừng nước ta đang bị giảm sút nhanh chóng, giáo viên  có thể sử dụng hình ảnh hay một sơ đồ vẽ:  “chuỗi các mối quan hệ nhân quả”  của việc mất rừng, kèm theo một số câu hỏi gợi mở để khai thác kiến thức như sau:
1. Quan sát tranh và những hiểu biết em hãy cho biết những nguyên nhân nào làm cho diện tích rừng của nước ta giảm sút nhanh chóng?
GV đưa ra một số hình ảnh về tác động của con người đối với MT
2- Khi mất rừng sẽ dẫn đến những hậu quả gì? 
3- Chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng? Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em có suy nghĩ gì  để góp phần nhỏ bé của mình vào bảo vệ môi trường?
 Hoăc giáo viên dùng sơ đồ, sử dụng câu hỏi gợi mở để phân tích, tổng hợp và rút ra được những kiến thức chính ở trong sơ đồ.
         Ngoài ra GV có thể sử dụng tranh ảnh, băng hình, đĩa CD làm phương tiện trực quan, để minh hoạ cho HS những hiện tượng tàn phá MT, ô nhiễm MT như đốt phá rừng, nước thải, chất thải công nghiệp ở các thành phố, hoặc những hậu quả do tàn phá rừng gây ra như lũ lụt, hạn hán, bệnh tật và cả những hành động BVMT như các khu rừng cấm, các công viên thiên nhiên, các công nghệ xử lí chất thảiTất cả những hình ảnh trực quan đó đều gây một ấn tượng sâu sắc đối với HS, nó sẽ giúp các em nhận thức dễ dàng hơn vấn đề và đặc biệt nó tạo nên độ tin cậy cao trong giáo dục.
     c. Phương pháp mô tả, hoặc trích dẫn tài liệu:
 Ở bài này, giáo viên  vẫn có thể sử dụng phương pháp mô tả hoặc trích dẫn một đoạn thơ, đoạn văn, một bài viết về vấn đề môi trường  để giúp học sinh  khai thác những khía cạnh về môi trường có liên quan đến bài học.
   Ví dụ 1: Khi nói đến hậu quả của Trái đất nóng lên, giáo viên  có thể liên hệ đến những hiện tượng “ bất thường” của tự nhiên mà có liên quan đến con người bằng cách như mô tả một trận lũ lụt điển hình ở miền Trung, một trận lụt lịch sử ở thủ đô Hà Nội, hiện tượng đất lở, đá trượt điển hình xảy ra ở Tây Bắc nước ta hoặc ở một số nơi trên thế giới, hoặc khi dạy về những vấn đề kinh tế giáo viên cũng có thể liên hệ đến vấn đề môi trường  thông qua việc mô tả cảnh tượng ô nhiễm môi trường do xả thải công nghiệp ở Thanh Hóa, và ở một số nơi trên thế giới
    Ví dụ 2: Thông thường trong một tiết học, thời gian dành cho việc liên hệ đến những vấn đề môi trường  rất ít, trong một số trường hợp giáo viên cũng có thể sử dụng những tin tức, những bài viết trong các sách báo, trên các phương tiện thông tin như Internet, radio, tivi để đọc hoặc thông báo ngắn gọn để học sinh nghe, chẳng hạn như: thông báo về những vụ cháy rừng lớn, nước sông đổi màu, có mùi hôi thối do ảnh hưởng nước thải công nghiệp chưa qua xử lí , đọc tin về những vụ nhiễm chất  độc lớn do chất thải công nghiệp, hoặc do ăn phải nông sản có hàm lượng thuốc trừ sâu cao, sau đó giáo viên  nên yêu cần tìm hiểu về nguyên nhân của những hiện tượng đó.
       Tất cả những phương pháp được trình bày ở trên, thường không tách rời nhau và không độc lập trong mục, mà luôn luôn có sự kết hợp chặt chẽ và nhuần nhuyễn, các  thao tác thuần thục của giáo viên sẽ làm cho bài dạy có chất lượng cao không chỉ trong nhiệm vụ giáo dục môi trường  mà cả nhiệm vụ môn học.
3. Bài giảng minh họa.
Bài 42 : MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
I - Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1- Kiến thức 
- Hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và phát triển nói chung, ở các nước phát triển và đang phát triển nói riêng
Hiểu được những mâu thuẫn, khó khăn mà các nước đang phát triển phải giải quyết trong mối quan hệ giữa môi trường và phát triển
2 - Kỹ năng 
- Rèn luyện cho HS ý kĩ năng liên hệ thực tế ở địa phương
3 -Thái độ
- Có thái độ và hành vi đúng đối với môi trường, Tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
II- Phương tiện dạy học 
	 Tranh ảnh về môi trường, TNTN và bảo vệ môi trường
III- Tiến trình dạy học 
1- Ổn định lớp 
2- Kiểm tra bài cũ
- So sánh giữa môi trường tự nhiên và môi trừơng nhân tạo
- Môi trường địa lí có chức năng chủ yếu nào ? Tại sao chúng ta phải bảo vệ môi trường ?
3- Bài mới 
Định hướng: Môi trường có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài người. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững đó việc sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường có ý nghĩa rất quan trọng.
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản
20p
20p
HĐ1:Cặp /cả lớp
Bước 1. PP trực quan: 
GV trình chiếu hình ảnh
- Khai thác tài nguyên.
- TN cạn kiệt.
- Chạy đua vũ trang, chiến tranh.
- Môi trường ô nhiễm.
- Sự hợp tác bảo vệ môi trường giữa các nước.
B2 : PP Đàm thoại:
GV đặt câu hỏi:
- Con người khai thác tự nhiên nhằm mục đích gì ? Tốc độ như thế nào ?
- Việc khái thác tài nguyên tác động như thế nào đến môi trường ?
- Giải thích khái niệm PTBV, ô nhiễm và suy thoái MT ?
- Tại sao vấn đề MT lại có tính toàn cầu và việc giải quyết những vấn đề MT đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các quốc gia ?
B2 : Đại diện HS trả lời câu hỏi :
B3 :GV nhận xét, chuẩn kiến thức
HĐ2 : Hoạt động cả lớp
B1 : Gv cung cấp hình ảnh (pp trực quan) về ô nhiễm các MT đất, nước, KK,...
-B2 : HS trình bày kết quả, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
- GV yêu cầu hs liên hệ địa phương, trường lớp về BVMT.
®Kết luận : MT đang bị ÔN ở mức báo động, TNTN suy giảm, vì vậy vấn đề BVMT và PTBV mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, nguyên nhân suy giảm TN và ÔNMT ở mỗi nhóm nước khác nhau nên cần phải có những biện pháp phù hợp với mỗi quốc gia.
I. Sử dụng hợp lí tài nguyên bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển
- Mâu thuẫn giữa sự phát triển nền SXXH ngày càng tăng với nguồn TNTN có hạn
- Sự tiến bộ trong kinh tế và KH-KT®MT sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng
- Việc giải quyết vấn đề MT cần phải có những nỗ lực lớn về chính trị, kinh tế và KH-KT, có sự phối hợp giữa, nỗ lực chung của các quốc gia, chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh.
II. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nhóm nước.
1. Các nước phát triển
- Biểu hiện : 
+ Ô nhiễm khí quyển, thủng tầng ôzôn, mưa axit
+ Ô nhiễm nguồn nước, cạn kiệt TN KS.
- Nguyên nhân : Do quá trình CNH, HĐH và ĐTH diễn ra quá nhanh
2. Các nước đang phát triển
- Biểu hiện :
+ TNKS bị khai thác quá mức
+ Khai thác không đi đôi với phục hồi
+ Đât đai bị hoang mạc hoá nhanh
+ Thiếu nước ngọt
- Nguyên nhân :
+ Do bùng nổ dân số
+ kinh tế chậm phát triển nên thiếu vốn trong việc đầu tư CN chống ÔNMT
+ Các nước phát triển chuyển các CSSX gây ÔNMT sang các nước đang PT
® Hướng giải quyết :
+ Khai thác và sử dụng hợp lí TNTN
+ Giảm tỉ lệ gia tăng dân số ở các nước đang PT
+ Phát triển CN sạch trong SX và đời sống
+ Cần phối hợp giải quết vấn đề MT và PT bền vững giữa các nước trên thế giới
*Khảo sát và Kết quả: (5 phút)
- Tiến hành khảo sát (bằng bài kiểm tra trắc nghiệm) các vấn đề về môi trường  đối với học sinh lớp 10A1, 10A2, 10A3. 
Câu 1: Em có những hiểu biết gì về các vấn đề môi trường ở nước ta? 
Câu 2: Môi trường nào đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất? ( Nước và không khí). Dựa vào đâu mà em biết? ( Thông qua các thông tin đại chúng và bài giảng của các thầy cô ). 
 - Môi trường tại địa phương em như thế nào? ( Rừng bị triệt hạ, môi trường cũng đang có biểu hiện bị ô nhiễm). 
- Em có biết nguyên nhân nào đã tác động xấu đến các loại môi trường tại địa phương trong khi ở địa phương em là một huyện miền núi? ( Nguyên nhân chủ yếu là do người dân thiếu ý thức: đã đốt rừng để làm rẫy, lấy đất  trồng cây công nghiệp ; phá rừng để lấy gỗ củi đốt than; các hộ gia đình còn vứt rác nơi công cộng; đánh bắt cá không đúng kĩ thuật; các khu công nghiệp phân bố nơi dân cư đông ). 
   Câu 3: Trường em có được xem là ngôi trường “xanh, sạch, đẹp” không ? Tại sao?
    Câu 4: Em có suy nghĩ như thế nào khi nhà trường phát động phong trào tết trồng cây?
     Câu 5: Em hãy nêu những việc làm của các bạn học sinh nhằm góp phần vào công tác bảo vệ môi trường tại nơi các em sinh sống và học tập.
- Kết quả cụ thể như sau: 
+ Học sinh được vận dụng phương pháp này: Lớp 10A1-10A2 tổng số học sinh 74, có 60 học sinh (81,08%) trả lời đúng và đều nêu lên được ý nghĩa của môi trường đối với sự sống và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
+ Học sinh không được vận dụng phương pháp này: Lớp 10A3 tổng số học sinh 39, chỉ có 10 học sinh (25,6%) trả lời đúng và đều nêu lên được ý nghĩa của môi trường đối với sự sống và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
  III. Kết luận và kiến nghị.
1. Kết luận:
Qua đề tài này tôi mong rằng sẽ truyền tải đến học sinh: Môi trường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa đựng “đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống.
Hoạt động sản xuất là một quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật tư, thiết bị máy móc, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật khác, sức lao động của con người để tạo ra sản phẩm hàng hóa. Những dạng vật chất trên không phải gì khác, mà chính là các yếu tố môi trường. Các hoạt động sống cũng vậy, con người ta cũng cần có không khí để thở, cần có nhà để ở, cần có phương tiện để đi lại, cần có chỗ vui chơi giải trí, học tập nâng cao hiểu biết,...những cái đó không gì khác là các yếu tố môi trường.
Môi trường liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển KT-XH. Phát triển KT-XH là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa. 
Ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu hướng gây ô nhiễm môi truờng khác nhau: 
+ Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 80% tài nguyên và năng lương của loài người. 
+ Ô nhiễm do nghèo đói: Mặc dù chiếm tới 80% dân số thế giới, song chỉ sử dụng 20% tài nguyên và năng lượng của thế giới, nhưng những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có con đường duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, đất đai,...) mà không có khả năng hoàn phục. 
Như vậy, để phát triển, dù là giàu có hay nghèo đói đều tạo ra khả năng gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề ở đây là phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển và BVMT. Để phát triển bền vững không được khai thác quá mức dẫn tới hủy hoại tài nguyên, môi trường; thực hiện các giải pháp sản xuất sạch, phát triển sản xuất đi đôi với các giải pháp xử lý môi trường; bảo tồn các nguồn gen động vật, thực vật; bảo tồn đa dạng sinh học; không ngừng nâng cao nhận thức của nhân dân về BVMT,...
Môi trường có liên quan tới tương lai của đất nước, dân tộc.
Bảo vệ môi trường chính là để giúp cho sự phát triển kinh tế cũng như xã hội được bền vững. KT-XH phát triển giúp chúng ta có đủ điều kiện để đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập chủ quyền của dân tộc. Điều đó lại tạo điều kiện ổn định chính trị xã hội để KT-XH phát triển. BVMT là việc làm không chỉ có ý nghĩa hiện tại, mà quan trọng hơn, cao cả hơn là nó có ý nghĩa cho tương lai. Nếu một sự phát triển có mang lại những lợi ích kinh tế trước mắt mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường, làm cho các thế hệ sau không còn điều kiện để phát triển mọi mặt (cả về kinh tế, xã hội, thể chất, trí tuệ con người...), thì sự phát triển đó phỏng có ích gì! Nếu hôm nay thế hệ chúng ta không quan tâm tới, không làm tốt công tác BVMT, làm cho môi trường bị hủy hoại thì trong tương lai, con cháu chúng ta chắc chắn sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng.
Trên thực tế cũng phải thừa nhận rằng còn nhiều điều bất cập trong công tác BVMT mà chúng ta chưa làm được: Môi trường vẫn từng ngày, từng giờ bị c

Tài liệu đính kèm:

  • docsu_dung_mot_so_phuong_phap_day_hoc_nham_giao_duc_y_thuc_bao.doc