SKKN Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực điều chỉnh hành vi thông qua dạy chủ đề 7 "Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam" môn GDKT & PL 10

SKKN Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực điều chỉnh hành vi thông qua dạy chủ đề 7 "Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam" môn GDKT & PL 10

Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua GD-ĐT là giải pháp bền vững để phát triển đất nước. Trước bối cảnh đó, Quốc hội đã ban hành Quyết định số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông góp phần đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT. Nét mới của chương trình giáo dục phổ thông là không chỉ dừng lại ở hình thành tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực cần thiết cho họcsinh.

Ở cấpTHPT môn Giáo dục kinh tế và pháp luật là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của HS. Nội dung chủ yếu là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật mang tính ứng dụng, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau THPT của HS; gắn kết với nội dung giáo dục đạo đức và giá trị sống, kĩ năng sống, giúp các em có nhận thức đúng và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân trong các quan hệ kinh tế và pháp luật. Mục tiêu mà mônGD KT & PL 10 hướ ng tớ i là:

- Có được tình cảm, nhận thức, niềm tin và bản lĩnh phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật dựa trên những kiến thức cơ bản, cốt lõi, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau THPT về kinh tế và pháp luật.

- Có được năng lực thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân chủ yếu từ góc độ kinh tế, pháp luật; có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và hội nhập quốc tế.

Từ việc hướ ng đến các mục tiêu trên, môn hoc hướ ng đến hình thành các năng lưc chuyên môn như: Phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi và tham gia phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với lứa tuổi. Trên cơ sở các năng lực đó, cùng với các năng lực hình thành, phát triển thông qua môn học khác học sinh sẽ được giáo dục các năng lực chung cần thiết để chuẩn bị hòa nhập chung với cuộc sống của cộng đồng xã hội. Đó là các năng lực như là: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Để thực hiện đổi mới giáo dục và hướng tới thự chiện chương trình môn GD KT & PL 10 mới, cho nên dạy học phải chú trọng hình thành năng lực cho học sinh, trong đó có năng lực điều chỉnh hành vi.

Trong dạy học GD KT & PL 10, việc hình thành, phát triển cho học sinh năng lực điều chỉnh hành vi là một trong những mục tiêu quan trọng nhất, vì đây là năng lực cốt lõi, cần thiết đối với học sinh ở lứa tuổi hình thành nhân cách. Trong cuộc sống hằng ngày, các em bắt đầu tiếp xúc với các mơi squan hệ xã hội rộng hơn, phức tạp hơn hẳn so với khi là học sinh THCS, đặc biệt là các quan hệ tình bạn, tình yêu. Yêu cầu của những người xung quanh đối với ứng xử của các em cũng cao hơn so với trước đây. Nhận thức, ứng xủa của các em ở lứa tuổi THPT không đơn giản là cảm xúc, thói quen, mà luôn gắn liền với ý thức, sự hiểu biết về pháp luật và giá trị sống. sự hình thành, phát triển cho học sinh ở lứa tuổi này năng lwujc điều chỉnh hành vi trở thành yêu cầu rất cần thiết, giúp các em phát triển bản thân, thiết lập và duy trì các mối qun hệ hài hòa với những người xung quanh và với xã hội, thích ứng với những thay đổi của cuộc sống. Điều rất thú vị là đối với yêu cầu đó, dạy học môn học này phải chuyển từ định hướng nội dung sang phát triển năng lực.

Thực tế nội dung GD KT & PL 10 là mới nhưng một số nội dung của nó là của chương trình cũ ở GDCD 12 hiện nay. Cho nên, những kinh nghiệm về về PPDH, KTDH chúng tôi đã từng sử dụng rất nhiều năm. Vì thế, việc áp dụng các KTDHTC hay việc chú trọng dạy học phát triển năng lực trong đó có năng lực điều chỉnh hành vi một phần nào đó sẽ không còn bỡ ngỡ trong giảng dạy. Tuy nhiên, khi sử dụng các KTDHTC để phát triển các năng lực thì còn nhiều GV chưa có kinh nghiệm, hoặc chưa nhuần nhuyễn kể cả chương trình GDCD 12 hiện hành và chương trình GD KT & PL 10 mới hiện nay nên hiệu quả dạy học chưa cao. Mặt khác, trong quá trình day hoc̣ , nhất là khi giảngday môn GDKT & PL 10 năm đầu tiên giáo viên chưa có đươc

nhiều kinh nghiêm vớ i những đơn vi ̣ kiến thứ c mớ i của môn hoc̣ . Vì thế viêc sử dung các kỹ thuât day hoc còn nhiều han chế.

Mặc dù Bộ GDĐT đã tích cực chỉ đạo đổi mới phương pháp kỹ thuật dạy học chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nhưng việc đổi mới phương pháp kỹ thuật dạy học còn gặp nhiều khó khăn.

docx 57 trang Thu Kiều 12/10/2024 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực điều chỉnh hành vi thông qua dạy chủ đề 7 "Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam" môn GDKT & PL 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁ O VÀ ĐÀ O NGHỆ AN
 DUC TAỌ
 TRƯỜ NG THPT NGHI LÔC 2
 SÁ NG KIẾ N KINH NGHIÊṂ 
ĐỀ TÀ I: Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực để phát triển năng 
 lực điều chỉnh hành vi thông qua dạy chủ đề 7 “pháp luật nước 
 CHXHCN Việt Nam” môn GD KT & PL 10
 TÁ C GIẢ : ĐĂNG THI ̣KIM ANH
 TRẦ N THI ̣HẢ I HOA 
 TỔ : KHXH
 LINH VƯC: PHƯƠNG PHÁ P HOC
 DAỴ
 NĂM HOC: 2022 - 2023 NỘI DUNG TRANG
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Tính mới của đề tài.
5. Tính khả thi của đề tài. PHẦ N II. NÔỊ DUNG
1. Lý luận chung về Phát triển năng lực; năng lực phát triển bản thân
1.1. Lý luận chung về dạy học phát triển năng lực.
1.1.1. Năng lực.
1.1.2. Chương trình giáo dục định hướng năng lực.
1.1.3. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
1.1.4. Định hướng ph á t triển năng lực điều chỉnh hành vi thông qua gi ảng
chủ đề 7 “pháp luật nước CHXHCN Việt Nam” môn KT & PL 10
1. 2. Lý luận về các kỹ thuật dạy học tích cực
1.2.1. Kỹ thuâṭ daỵ hoc̣ tích cực
1.2.2. Lý luận về một số KTDHTC được sử dụng khi dạy chủ đề 7 “pháp luật
nước CHXHCN Việt Nam” môn KT & PL 10.
1.2.2.1. Kỹ thuật tia chớp
1.2.2.2. Kỹ thuật lược đồ tư duy
1.2.2.3. Kỹ thuật Phân tích phim Video
1.2.2.4. Kĩ thuật “Chúng em biết 3” PHẦ N I. MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
 Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 
thông qua GD-ĐT là giải pháp bền vững để phát triển đất nước. Trước bối cảnh đó, Quốc 
hội đã ban hành Quyết định số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 
góp phần đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT. Nét mới của chương trình giáo dục phổ thông 
là không chỉ dừng lại ở hình thành tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà hướng tới phát triển phẩm 
chất và năng lực cần thiết cho học sinh.
 Ở cấpTHPT môn Giáo dục kinh tế và pháp luật là môn học được lựa chọn theo 
nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của HS. Nội dung chủ yếu là học vấn phổ thông, 
cơ bản về kinh tế, pháp luật mang tính ứng dụng, thiết thực đối với đời sống và định hướng 
nghề nghiệp sau THPT của HS; gắn kết với nội dung giáo dục đạo đức và giá trị sống, kĩ 
năng sống, giúp các em có nhận thức đúng và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công
 dân trong các quan hệ kinh tế và pháp luật. Muc tiêu mà môn GD KT & PL 10 hướ ng tớ i là:
 - Có được tình cảm, nhận thức, niềm tin và bản lĩnh phù hợp với chuẩn mực đạo đức 
và quy định của pháp luật dựa trên những kiến thức cơ bản, cốt lõi, thiết thực đối với đời 
sống và định hướng nghề nghiệp sau THPT về kinh tế và pháp luật.
 - Có được năng lực thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân chủ yếu từ 
góc độ kinh tế, pháp luật; có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực 
hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và hội nhập 
quốc tế. - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài được tiến hành thực nghiệm và khảo sát trên các đối 
 tượng là học sinh các khối 10 tại trường chúng tôi đang công tác. Để những biện pháp trong 
 đề tài có thể ứng dụng phổ biến cho các trường THPT, tác giả chủ yếu tiến hành thực 
 nghiệm và khảo sát ở các lớp học ban KHXH.
 - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành các biện pháp dạy học theo hướng phát huy 
 năng lực cho học sinh trong chương trình GD KT & PL lớp 10 ban KHXH.
3. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Chúng tôi tiến hành tiếp cận các nguồn tài liệu về 
 đổi mới phương pháp dạy học tích cực, tài liệu về phương pháp dạy học nhằm phát triển
 năng lực, tìm hiểu về các kỹ thuât day hoc hiên đaị, ngoài ra chúng tôi còn dựa trên các
 công văn về chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước về đổi mới giáo dục dạy học ở 
 trường THPT.
 - Chúng tôi còn tiến hành phương pháp thực nghiệm, khảo sát, điều tra giáo viên và
 học sinh về các kỹ thuâṭ dạy học mới.
4. Tính mới của đề tài.
 - Lâu nay nhiều tác giả đã nói về PPDH mới nhưng chưa có hoặc rất ít có tác giả nào 
viết về KTDHTC một cách đầy đủ và có hệ thống kể cả trong môn GDCD hiện hành và 
môn GD KT & PL 10 hiện nay.
 - Các KTDHTC này được áp dụng lần đầu vào chương trình GDPT 2018 đối với môn 
 GD KT & PL 10.
5. Tính khả thi củ a đề tài.
 Đề tài Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực điều chỉnh 
hành vi thông qua dạy chủ đề 7 “pháp luật nước CHXHCN Việt Nam” môn GD KT & 
PL 10 Là những kinh nghiệm dạy học của bản thân chúng tôi được đúc rút trong thực tiễn 
dạy học nên có thể áp dụng rộng rãi đối với các trường trung học phổ thông. Có thể xem 
như là một tài liệu tham khảo trong quá trình dạy học của mỗi giáo viên. Các năng lực này là biểu hiện đặc thù của các năng lực chung và năng lực khoa học 
 đã nêu trong Chương trình tổng thể.
1.1.2. Năng lực điều chỉnh hành vi
 - Nhận thức chuẩn mực hành vi
 + Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ, xây dựng hoàn thiện hệ thống 
 chính trị, chấp hành Hiến pháp, pháp luật nược CHXHCNVN, thực hiện quyền và nghĩa vụ 
 công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
 + Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của 
 Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các hoạt động kinh tế, các chuẩn mực đạo đức 
 trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
 + Có hiểu biết cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác.
 + Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong việc 
 chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
 + Đồng tình, ủng hộ thái độ, hành vi, việc làm phù hợp chuẩn mực đạo đức, chấp hành 
 đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phê phán những thái 
 độ, hành vi, việc làm trái chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật.
- Điều chỉnh hành vi
 Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh được cảm xúc, thái độ, hành vi 
 phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công 
 dân, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về kinh tế - xã hội
 Môn GD KT & PL 10 ở trường THPT nhằm giáo dục cho học sinh những khiến 
 thức về pháp luật, kinh tế. Góp phần hình thành nhân cách của con người Việt nam trong 
 giai đoạn hiện nay phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại. Để đạt được mục 
 tiêu của môn học giáo viên phải có phương pháp, kỹ thuật tốt và định hướng cho học sinh 
 những năng lực phù hợp với các em. Năng lực điều chỉnh hành vi là một trong những 
 năng lực đặc thù của môn KT & PL, nó sẽ được định hướng phát triển ở phần hai giáo dục 
 pháp luật là rất phù hợp và thiết thực. Điều quan trọng là giáo viên phải tìm ra những 
 phương pháp, kỹ thuật, phương tiện dạy học phù hợp để phát triển năng lực cho học sinh. 
 Đồng thời, yêu cầu giáo viên phải nắm vững mục tiêu, kiến thức phần giáo dục pháp luật 
 để phát triển năng lực điều chỉnh hành vi phù hợp với lứa tuổi cho học sinh trong tình 
 hình thực tế hiện nay.
1.1.3. Chương trình giáo dục định hướng năng lực.
 Chương trình giáo dục định hướng năng lực (định hướng phát triển năng lực) nay còn 
 gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 
 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng năng lực 
 nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học.
 Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, 
 thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận 
 dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải Cơ chế bao cấp áp đặt Cơ chế phân quyền, tang cường sự
 mệnh lệnh. Chương trình chủ động sáng tạo của cơ sở.
 giáo dục được thực hiện Giáo viên, tổ chuyên môn, nhà trường 
 Quản lý dạy rập khuôn, máy móc của chủ động phát triển chương trình giáo 
 học quy định cấp trên. dục nhà trường phổ thông; xây dựng 
 kế hoạch giáo dục; chủ động thực 
 hiện chương trình và kế hoạch giáo
 dục.
1.1.4. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là dạy học theo chuẩn và định hướng kết 
quả sản phẩm đầu ra. Kết quả đầu ra cuối cùng của quá trình dạy học là học sinh vận dụng 
được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết tình huống trong cuộc sống, nghề nghiệp.
 Dạy học theo định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, 
thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận 
dụng tri thức trong những tình huống thục tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải 
quyết những tình huống cuộc sống và nghề nghiệp.
 Dạy học theo định hướng năng lực phải tổ chức các hoạt động đa dạng , phong phú, linh 
 hoạt trong phương pháp và ứng xử sư phạm. Tổ chức các hoạt động khám phá bằng cách 
 đưa ra hệ thống câu hỏi bằng cách kích thích học sinh tìm ra kết quả. Luôn kiểm tra đánh 
 giá kiến thức kĩ năng đạt được ở học sinh.
 Lấy người học làm trung tâm, mục tiêu dạy học tập trung vào vận dụng kiến thức kĩ năng 
 có thể quan sát được, nội dung dạy học thiết thực, bổ ích, gắn với các tình huống trong thực 
 tiễn. Phương pháp dạy học định hướng hoạt động thực hành, hình thức học tập đa dạng. 
 Tăng cường dạy học vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn.
1. 2. Lý luận về kỹ thuật dạy học tích cực
1.2.1. Kỹ thuât day hoc tích cưc
 Kỹ thuật dạy học là những động tác, cách thức hành động của giáo viên và học 
 sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. 
 Vì thế có thể hiểu, các kỹ thuật dạy học mới ở mức độ thấp chưa phải là phương pháp dạy 
 học độc lập. Còn về KTDHTC, đây là những động tác, cách thức hành động của giáo viên 
 và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy 
 học với các kỹ thuật mới nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như: kỹ thuật 
 động não, kỹ thuật thông tin phản hồi, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật ổ bi, kỹ 
 thuật XYZ, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật kipling...
 Về vai trò, các KTDHTC là kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong 
 hoạt động dạy và học vì chúng giúp phát huy sự tham gia hoạt động tích cực, chủ động của 
 học sinh vào quá trình dạy học. Các KTDHTC còn kích thích tư duy, đánh thức sự sáng tạo 
 của học sinh một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, các KTDHTC còn là động lực thúc đẩy sự 
 cộng tác làm việc của học sinh, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho người học một cách 
 đầy đủ hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_mot_so_ky_thuat_day_hoc_tich_cuc_de_phat_trien.docx
  • pdfĐẶNG THỊ KIM ANH-TRẦN THỊ HẢI HOA-THPT NGHI LỘC 2-KT&PL10.pdf